Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 13/06/2025 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Người & đất quê hương

Vang vọng ngàn thu

19/08/2023 lúc 16:57






N





ơi đụng đầu lịch sử này, với những địa danh, những tên người, tên núi, tên sông đã đi vào cõi tâm linh sâu thẳm của lòng người, không những hôm nay, ngày mai, mà con vọng mãi ngàn thu! Những tên tuổi của mảnh đất Quảng Trị lịch sử, không chỉ có sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, mà con có huyện Hướng Hóa nơi địa đầu miền Tây giáp với bạn Lào cũng đã góp phần làm nên lịch sử quê hương Quảng Trị anh hùng. Còn đó với những địa danh Đường 9, Làng Vây, Tà Cơn, Khe Sanh… là những tên tuổi vang lừng theo năm tháng.
Thời gian chưa xa, nơi đây là bãi chiến trường tràn ngập máu lửa! Từ những gốc cây, ngọn cỏ, từ những dòng suối, đồi tranh… Còn ghi đạm những chứng tích tội ác của giặc Mỹ xâm lược; nhưng ở đó cũng viết lên những bản anh hùng ca bất tận…
Nhớ lại ngày ấy, trong vòng kềm kẹp khắc nghiệt của Mỹ - ngụy, ngày 331/8/1960 quân ta đã tiến công tiêu diệt vị trí Trại Cá, là trận mở đầu hoạt động vũ trang của quân dân Quảng Trị. Ta đã diệt gọn một tiểu đội của địch giữa ban ngày, giết chết tên đồn trưởng cùng một lũ ác ôn, thu toàn bộ vũ khí. Rồi đến trận tiêu diệt ấp Tuổi Mười mở đầu cho phong trào khởi nghĩa của quân dân huyện Hướng Hóa. Đến cuối năm 1960, các xã phí Nam huyện Hướng Hóa đồng loạt nổ dậy, khơi nghĩa giành chính quyền; 10 xã phía Nam Đường 9, cùng 5 thôn ở vùng Ba Lòng, Hải Phúc, nhân dân đã giải tán ngụy quyền của địch, xây dựng chính quyền cách mạng. Hướng Hóa đã trở thành hậu phương vững chắc của các mạng và hành lang nam bắc của cuộc kháng chiến, chi viện đắc lực cho các chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
Cũng cần nhắc lại một vài sự kiện của quá khứ để minh chứng cuộc đối đầu khốc liệt của quân dân ta với đội quân xâm lược Mỹ, mà nơi đọ sức trực tiếp là quân dân huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị...

Một vế đối - Mối nợ văn chương xuyên hai thế kỷ

19/08/2023 lúc 16:57






X





uân năm 1973, trên báo Quân đội nhân dân số xuân Quý Sửu có đăng một vế đối, mời đối:
Pháo thủ pháo tầm xa, đánh địch gần, tay thủ thêm thủ pháo.
Người viết và ra “đề” là một người lính từng chiến đấu trên chiến trường, nên từng từ trong vế đối đều “dính dáng” đến hình ảnh người lính, súng đạn… Đặc biệt, với vỏn vẹn 13 từ trong một vế đối, đơn giản và kiệm từ, tác giả đã qua một tình huống tác chiến cụ thể xảy ra trong cuộc chiến, nhưng lại biểu đạt rất cô đọng và sắc sảo về một sự biến đổi đột biến trạng thái chiến tranh ở tầm chiến lược.
Tác giả đó là Liệt sĩ Nguyễn Tử Mạch (sinh: 1948, Quê ở xã Thọ Trường, Thọ Xuân, Thanh Hoá). Nhập ngũ năm 1966, năm 1972, khi đang là phóng viên báo Tiền Tuyến (Mặt trận B5), Nguyễn Tử Mạch xin được về trực tiếp chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là Trung đoàn 27 - Triệu Hải) và đã hy sinh anh dũng tại Cam Lộ vào ngày 1/4/1972 - 1 ngày sau trận đánh mở màn chiến dịch giải phóng Quảng Trị của Trung đoàn 27 tại Cam Lộ (30/3/1972).
Trở lại câu chuyện vế mời đối của Nguyễn Tử Mạch. Do hồi ở đơn vị, thoảng khi có chút điều kiện, tôi vẫn viết đôi ba bài thơ gửi đăng trên “Văn nghệ Đường 9” nơi Nguyễn Tử Mạch từng là phóng viên. Biết và quý nhau qua chuyện chiến đấu, văn chương, chúng tôi vẫn thường liên lạc và thăm nhau khi có thể. Khoảng trung tuần tháng 3/1972, trên đường vào khu tứ giác (Cam Lộ) nhận nhiệm vụ chiến đấu, Mạch qua trạm phẫu thuật trung đoàn, nơi tôi điều trị vết thương để thăm. Một cuộc viếng thăm hối hả cho kịp bước người dẫn đường về đơn vị, Mạch đọc nhanh cho tôi nghe bài thơ “Tiểu đội” của anh, rồi khoe:
- Dương ơi, tớ vừa từ trung đoàn pháo về. Thấy cánh lính pháo lần này đang áp sát vào mặt trận không khác chi bộ binh, xem chừng chiến dịch này “to chuyện” đấy. Nhìn cánh lính pháo binh, tớ nảy ra được vế đối mới toanh, hiện còn “nóng hôi hổi, vừa thổi vừa đọc”. Dương cũng là tay chơi vế đối, thử đối cho vui...

40 năm gặp lại

19/08/2023 lúc 16:57






C





hiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nhưng những ký ức về nó không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của người dân đất Việt. Để bây giờ, mỗi câu chuyện thời chiến tranh kể lại vẫn luôn mang đến cho chúng ta nhiều điều thật thiêng liêng, ý nghĩa. Câu chuyện tôi ghi lại sau đây cũng vậy, giống như cổ tích trong hàng triệu câu chuyện cổ tích mà dân tộc chúng ta đã viết nên từ lịch sử. Đó là cuộc hội ngộ của một người lính cụ Hồ từng chiến đấu trên quê hương Quảng Trị với đôi vợ chồng tại xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng...
Hơn 40 năm về trước, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, sự sống và cái chết luôn song hành trong mỗi bước chân hành quân của người lính chiến đấu vì quê hương đất nước. Năm 1968, anh bộ đội Nguyễn Đình Yên, 25 tuổi, quê ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, thuộc trung đoàn 812, sư đoàn 324 đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Hải Lăng. Trong một lần đi trinh sát vào ban đêm, anh rơi vào ổ phục kích và bị thương nặng. Anh được du kích xã Hải Vĩnh cõng vào trú ẩn ở một gia đình địa phương. Hải Vĩnh lúc này là vùng kháng chiến, nên Mỹ ngụy càn quét, truy lùng Việt cộng rất gắt gao. Vết thương nặng khiến anh Yên mê man bất tỉnh mấy giờ liền. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình đang nằm trên chiếc chõng tre, đầu kê lên một chiếc gối màu hồng trong căn nhà lụp xụp. Ở đó, có một đôi trai gái rất trẻ đang ngồi tỉ mỉ rửa nước muối lên vết thương cho anh. Những cơn đau liên hồi khiến anh Yên lúc tỉnh lúc mê nhưng vẫn kịp nghe những tiếng người con gái sụt sùi...

Trận đầu phải thắng

19/08/2023 lúc 16:57






Đ





ầu năm 2008, Chi hội văn học Thái Bình tổ chức cho anh chị em đi tham quan Làng Vây (Quảng Trị). Biết tay Ngọc Trung đã từng phục vụ cho chiến thắng Làng Vây năm nào, tôi hỏi và hắn kể:
Hồi ấy em là chiến sỹ lái xe của binh trạm 32, cung đường vận chuyển của chúng em là từ Lùm Bùm trên đất Triệu Voi tới nam Tha Mé rồi tắt qua Đường Chín bên Nam Lào để lập chân hàng cho mặt trận Khe Sanh ở bên kia sông Sê Pôn. Một trong những kỷ niệm của em là được đi cùng đội xe tăng do anh Phạm Văn Hai làm đại đội trưởng, lần đầu tiên ra quân của Binh chủng tăng – thiết giáp đã san phẳng căn cứ Làng Vây của Lục quân Mỹ.
Làng Vây là một làng của người Vân Kiều thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị nằm hai bên Đường Chín nằm giữa nhà tù Lao Bảo, nơi ra đời bài thơ “con cá chột nưa” nổi tiếng của Nhà thơ Tố Hữu; và thị trấn Khe Sanh, nơi diễn ra đòn cân não của Quân giải  phóng với Lục quân Mỹ trong mùa khô 1967 - 1968. Năm ấy ta mới dùng một đại đội xe tăng để đánh vào Làng Vây. Tiếng súng mở màn cho chiến dịch Khe Sanh đã diễn ra vào ngày 13/1/1968 (tức 14 tháng Chạp âm lịch). Đại đội xe tăng từ Hậu phương lớn âm thầm đi theo một con đường bí mật dài gần 1.000 cây số rồi ém quân trên một khu rừng già ở thượng nguồn sông Sê Pôn; một con sông chảy ngược về nguồn, vắt qua dải Trường sơn hùng vĩ. Đoạn sông ở bản Ka Đáp này rộng chừng 300 mét...

Về địa danh cây đa Bà chúa ở Tiền An Quảng Trị

19/08/2023 lúc 16:57






Q





ua cầu xe lửa, vắt qua sông Bến Hải, đến bờ Bắc, rẽ trái khoảng 500 mét là đến địa danh “Cây đa Bà chúa”. Nơi đây từng có mộ vọng Bà chúa. Bà là ai? Bà chúa, chủ nhân ngôi mộ vọng, là bà Ngô Thị Lâm.
Ngô Thị Lâm là thiếp của Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng, người làng Thế Lại, gần cảng Thanh Hà. Bà Ngô Thị Lâm đã hy sinh vì chồng, ra sức giúp chồng trong buổi đầu khó khăn của xứ Thuận Hoá, nhưng rồi hậu vận của bà quá đỗi đa đoan!
Một thách thức to lớn đối với chúa Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn thủ Thuận Hoá là dân sở tại chưa một lòng theo nhà Lê trong giai đoạn trung hưng. Dẫu sao nhà Mạc cũng một thời kinh dinh Thuận Hoá, một bộ phận dân chúng và quan lại từng được hưởng bỗng lộc của nhà Mạc nên còn “hoài Mạc”. Có người Thuận Hoá còn hận các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực vì người thân của họ từng chết thảm do lệnh của hai ông vua hiếu sát. Quân đội nhà Mạc thường vượt biển đánh vào Thuận Hoá. Vì thế chúa Nguyễn Hoàng cùng với cộng sự phải cố gắng rất lớn ở miền ác địa...

Một câu đối về các xã ở huyện Triệu Phong

19/08/2023 lúc 16:57






N





gày xưa các bậc nhà nho thường chơi câu đối. Có thể tự viết cho mình, hoặc tặng bạn bè trong các dịp được thăng quan tiến chức, trong phúng điếu, mừng thọ, nhà chùa. Nói chung câu đối thường để ca tụng khen nhiều, chê ít. Mà thường phần chê là câu đối truyền miệng, ít khi viết trên giấy, trên vải.
Cũng có câu mang tính địa phương rõ rệt. Ví dụ ở Quảng Bình, các cụ lấy mỗi chữ trong các làng nổi tiếng ở quê ghép lại thành câu đối. Lúc này câu đối lại mang một dạng khác, nhưng vẫn gợi một ý tốt đẹp, tự hào về quê hương. Đó là câu:
Sơn, Hà, Cảnh, Thổ
Văn, Võ, Cổ, Kim
Đại ý là nói về núi sông, đất nước, và văn võ xưa nay- nói theo từ ngữ bây giờ là “làng văn hóa”...

Sắc phong thần ở Quảng Trị - Những di sản quý giá cần giữ gìn

19/08/2023 lúc 16:57






S





ắc phong cho các vị thần làng ở Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, là một loại hình văn bản Hán Nôm quan trọng trong hệ thống các văn bản cổ được nhân dân vùng đất Quảng Trị từ thế hệ này sang thế hệ khác bảo vệ, tôn thờ và xem là một báu vật vô giá của các bậc tiền nhân trao lại. Hiện nay, các sắc phong đều được người dân làng xã gìn giữ, thờ cúng ở các ngôi đình, chùa, miếu, nhà thờ các họ tộc... của làng mình. Đây là những tài liệu quý lưu giữ phong tục, tập quán, tín ngưỡng thờ thần ở các làng cụ thể. Là mảng tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu tìm hiểu về mặt lịch sử - văn hoá truyền thống của vùng đất Quảng Trị.
Qua thực tế nghiên cứu, thì đến nay các tài liệu văn bản cổ kể cả sắc phong ở vùng đất Quảng Trị còn lại không nhiều. Bởi từ xưa, vùng đất này được coi là trọng trấn, trấn biên, là phên dậu phía Nam của tổ quốc; nơi đây các cuộc chiến tranh liên miên, ác liệt thường xuyên xảy ra. Hơn nữa, thiên nhiên khắc nghiệt nắng lắm với nạn hoả hoạn, mưa gió nhiều kèm theo bảo lụt thường xuyên đã góp một phần không nhỏ huỷ hoại tài sản, các công trình kiến trúc, nhiều cổ vật, tài liệu...

Về với đồng đội

19/08/2023 lúc 16:57






X





e đang bon bon ra thị xã Đông Hà thì tay Đặng Hùng hỏi toáng lên: “Ngọc Trung đâu? Thiếu Ngọc Trung!”. Xe phanh khựng lại. Mọi người ngơ ngác. Đặng Hùng hất hàm về phía tôi. Hiểu ý, tôi nhảy theo cậu ta, xuống xe. Hùng dang tay. Một xe máy chạy ngược chiều với ô tô của chúng tôi phanh lại. Theo quán tính, anh lái ngả rạp người về phía trước. Hùng chỉ xe lên phía nghĩa trang Trường Sơn, anh gật gật. Tôi và Hùng nhẩy phóc lên xe anh. Xe lượn chênh chếch qua cua tay áo rồi vù lên đỉnh đồi. Tôi nhảy xuống trước, đưa anh lái hai mươi ngàn đồng tiền công, nhưng anh lái xe xua tay, quay xe lại ngã người cua theo ta- luy dương xuống đồi. Chúng tôi nhìn theo, ngầm cảm ơn người thanh niên quê lúa Thái Bình… Từ xa, chũng tôi đã thấy đôi bờ vai Trung đang nấc lên, tới gần thấy cậu ta đầm đìa nước mắt, hai mắt như vô thần găm vào dòng chữ: “Liệt sĩ Tạ Đình Luật…, hy sinh ngày 3/5/1971”… Chúng tôi lặng đi hồi lâu và rồi sau mấy lượt nhang khói, chúng tôi phải thuyết phục mãi Trung mới vỗ vỗ lên bia mộ, lầm rầm như nói với người dưới ấy: “Thôi, anh ở lại với đồng đội, với nhân dân Quảng Trị, thi thoảng về với u, với chúng em!”. Chúng tôi dìu Trung ra xe. Đây là chuyến đi thực tế của Chi hội Văn hoicj tình Thái Bình vào viếng các liệt sĩ tại nghĩa trang Trường Sơn...

Có một mái trường như thế

19/08/2023 lúc 16:57






K





hông biết những người khác thế nào, chứ riêng tôi khi tuổi đã cao thường sống bằng kỷ niệm. Mà kỷ niệm khó quên nhất của tuổi già lại là thời thơ ấu. Kỷ niệm buồn cũng nhiều mà vui cũng không ít.
Lại thêm một đặc điểm nữa của tuổi già là những kỷ niệm ấy sôi trào lên khi những ngày lễ trọng đại của đất nước lại về, ngày mà lịch sử đã dành cho nó một vị trí không một ai có thể quên.
Ấy là mùa thu cách mạng lần thứ 5, tháng 8/1950  khi tôi đang là chú bé làm liên lạc viên ở Ban Tham mưu Trung đoàn 95 và được Trung đoàn cho đi học ở Trường Thiếu Sinh quân Liên khu 4.
Trường Thiếu Sinh quân liên khu 4 được thành lập vào ngày 6/1/1948 tại làng Bồ Hà - huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn) tỉnh Thanh Hoá theo sáng kiến của Thiếu tướng Nguyễn Sơn và tập thể Bộ Tư lệnh Liên khu 4. Con em cán bộ quân đội từ cấp đại đội trở lên, con em cán bộ Dân Chính Đảng cấp tỉnh và các em thiếu nhi đang phục vụ trong quân đội được thu nhận vào trường. Tôi vào trường là theo tiêu chuẩn thứ ba này và được biên chế vào Trung đội 18, đại đội 5 với biển tên trên túi áo dạng hình thoi. Đó là biển đeo của các học viên ở cấp học thấp nhất của trường lúc đó...

Diễn viên độc tấu Lúa Xanh chữa thơ

19/08/2023 lúc 16:57





C





hủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một Hồi tôi còn học lớp Đệ Nhất (tương đương với lớp 5 bây giờ) tại trường Tân Dân - Nam Đàn, một đêm lên Rú Dồi thuộc xã Nam Hùng xem Văn công Quân đội diễn. Tôi nhớ mãi có một nam diễn viên được giới thiệu là Lúa Xanh lên độc tấu. Anh nói giọng Huế trọ trẹ, nhẹ nhàng, trơn tru... thật dễ thương!. Sau mấy đêm xem diễn ở Rú Dồi tôi được nghe một cô gái thuộc loại hoa khôi của làng Bố Đức đã mê anh Lúa Xanh và quả quyết rằng: Lúa Xanh chính là nhà thơ Phùng Quán. Lớn lên, có dịp tôi thẩm tra lại thì đúng như vậy!
... Theo lời hẹn, khoảng 4 giờ chiều tôi tới chỗ anh làm việc, sau đó sẽ về nhà anh trọ ở làng Nghi Tàm nghỉ đêm. Từ dưới sân bước lên tam cấp nhìn sang trái là chỗ anh làm việc. Gọi là chỗ làm  việc cho oai chứ ngoài chiếc bàn, chiếc ghế mộc ra thì chẳng còn cái gì. Hồi đó anh đang dính vào vụ “Nhân văn giai phẩm” ...

Phác thảo sử ký rượu quý Kim Long

19/08/2023 lúc 16:57

Nếu vào đời Hán bên Trung Quốc, tại tỉnh Cam Túc có một quận mà nguồn nước chảy qua đấy mang hơi vị như rượu nên quận này thành danh là quận Tửu Tuyền (suối rượu), để...

Vài suy nghĩ về âm nhạc của đồng bào pakô Quảng Trị

19/08/2023 lúc 16:57






V





ào những ngày hè năm 2006, tôi được vào thực tế ở thôn Ro Ró, thuộc xã A Vao, huyện Đakrông. Đường vào thôn khoảng hơn hai giờ đồng hồ đi bộ mệt đến bở hơi tai, hai chân nặng trịch như không thể đứng được, tuy nhiên tôi quên hết mệt nhọc sau khi được tiếp xúc với mọi người nơi đây. Bằng một tình cảm đầy chân thành và mộc mạc của các Bố, các Mẹ, anh em bạn bè làm cho tôi cứ nghĩ là họ đã là người thân thiết lâu lắm rồi. Chỉ một tuần, tôi may mắn được sống cùng đồng bào, được các cụ, các anh các chị kể chuyện về cuộc sống sinh hoạt văn hoá dân gian ngày xưa và một số sinh hoạt còn được duy trì đến ngày nay. Tôi vô cùng xúc động khi được tận mắt nhìn thấy những chiếc Cồng, Chiêng, Thanh la, Trống còn rất cổ và thô sơ, được nghe những cụ già hát lên những âm điệu quen thuộc của đồng bào mình. Qua sự tiếp xúc vào trao đổi bản thân tôi nhận thấy một số đặc điểm về âm nhạc của họ mà trước đây tôi còn mơ hồ...

Ái Tử - Nơi khởi nghiệp của một vương triều

19/08/2023 lúc 16:57

Có người nghĩ rằng sở dĩ Trịnh Kiểm cho Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ Thuận Hóa là vì “đuổi chưa tiện tha làm phúc”. Ông ta chắc đã tính nước hai: “Ném đá giấu tay” như kiểu “đào tạo từ xa” cho êm chuyện. Bởi lẽ “máu chảy ruột mềm” bà Ngọc Bảo, vừa mất cha vừa mất em lẽ nào không ôm chân ông ta mà van xin. Anh em Trịnh Tùng còn nhỏ cũng ngã vào lòng mẹ chịu tang ông ngoại và cậu ruột. 

Dấu ấn chợ Cùa

19/08/2023 lúc 16:57

 





H





ơn nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, trong mắt người Quảng Trị, vùng đất Cùa thuộc miền Tây huyện Cam Lộ được xem là xứ hồ tiêu và nức tiếng cùng với các loại sản vật như mít ngọt, chè xanh, măng khô, mộc nhỉ… Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, hạt hồ tiêu của xứ Cùa được các thương nhân mua rồi theo sông Hiếu chở về Cửa Việt Yên, đưa vào bán tại Sài Gòn – Lục tỉnh. So với toàn huyện Cam Lộ thì xứ Cùa có vị trí số một về các loại nông sản đặc sản. Và đời sống của người nông dân xứ Cùa thì phong phú và nhiều cái hay lắm…
Cuộc đất giàu sản vật, chẳng những nó tạo ra vật chất nuôi nấng con người mà nó còn sinh ra một nếp sinh hoạt sôi động của các vùng nông thôn trong cuộc sống thường ngày. Cái phần đời mà cuộc đất giàu sản vật sinh ra ấy chính là chợ Cùa – nguồn văn hóa nội sinh, đặc trưng của xứ Cùa. Nói như các nhà thơ, đó là hồn quê. Người nông dân xứ Cùa vốn có gốc rễ là con dân của xứ đàng ngoài theo các cuộc di dân vào đàng trong, thấy cuộc đất xứ Cùa giàu sản vật mang lại cho họ đời sống phong phú và sôi nổi nên đã dừng lại lập ấp, khai canh, góp phần xây dựng nên xã Cam Chính, Cam Nghĩa ngày nay. Cái hồn quê phong phú và ấm cúng ấy đã nhập vào và sưởi ấm hồn người trong buổi đầu sinh cơ, lập nghiệp. Thế rồi, tình yêu quê hương đất nước đến từ đời nào không sao biết được, chắc chắn nó đến trước khi người dân xứ Cùa nắn nót con chữ của bài học đầu đời về tình yêu Tổ quốc…
...
 

Múa đồng náp làng Hà Trung

01/01/1970 lúc 08:00

Làng Hà Trung thuộc xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Phía đông giáp làng Lại An (xã Gio Mỹ), phía tây giáp làng Đại Hòa (xã Gio Sơn), phía nam giáp làng Hà Thanh (xã Gio Châu), phía bắc giáp làng Hà Thượng (xã Gio Châu).

Hồi âm bài báo

19/08/2023 lúc 16:57

Anh Huy Thịnh thân mến !
Khi về Đông Hà - Quảng Trị, tôi ghé thăm “O xã đội” năm xưa, cô ấy khoe với tôi bài bút ký “Bây giờ người ấy ra sao” anh gửi đăng ở tạp chí Cửa Việt số 11 trang 27 năm 1991.
Quả thật, sau khi đọc xong tôi vô cùng cảm động và nói ngay với bạn: Cậu có muốn mình tìm người ấy không ? Và chúng tôi sôi nổi nói với nhau về sự ác liệt của bom đạn ở bờ bắc Thành Cổ Quảng Trị, về 81 ngày đêm bám trụ kiên cường đánh giặc giữ làng, và kỳ diệu thay sự sống vẫn trường tồn như “Cỏ non Thành Cổ”...

Hy sinh vì học sinh thân yêu

19/08/2023 lúc 16:57

none

« 4445464748 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

14/06

25° - 27°

Mưa

15/06

24° - 26°

Mưa

16/06

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground