Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Chiến trường Quảng Trị những năm tháng

11/07/2023 lúc 08:57






M





ới đó, một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Tôi lần dở lại những trang sổ tay phóng viên khi tôi bước vào chiến trường Quảng Trị - những tháng năm bộn bề sau ngày giải phóng.
Ngày 4.4.1973:
…Sáng nay, 8 giờ 10 phút, chúng tôi qua cầu phao Hiền Lương. Miền Nam đây rồi. Dừng lại chụp ảnh. Hai lá cờ đại bay hai bên bờ sông được thu vào ống kính: Cờ Tổ Quốc và cờ Mặt trận DTGPMNVN.

Bùi Giáng trong tôi

11/07/2023 lúc 08:57






T





rước mắt tôi là chân dung của một người đứng tuổi, tóc và râu cằm lưa thưa, gương mặt hốc hác, có một mắt mang kính đen khiến tôi nghĩ đến một câu nhạc của Trịnh Công Sơn "còn hai con mắt khóc người một con...". Đó là chân dung Bùi Giáng do bé Ký vẽ để lại cho tôi trước khi xuất ngoại. Còn lại là, đầy ắp trong tôi, những điều tôi nghĩ về Bùi Giáng và đã kết luận từ lâu.

Tướng ngụy Võ Văn Giai nói về thất bại ở Quảng Trị 1972

11/07/2023 lúc 08:57






G





iai kể: “Cuối năm Tân Hợi (1971) đầu năm Nhâm Tý (1972) nghĩa là đúng lúc dân Việt ta chuẩn bị đón tết cổ truyền thì không hiểu dư luận từ đâu tung tin rằng: ”Thôi đừng gói bánh chưng bánh tét làm gì. Để lá mà gói xương gói thịt. Tết này Cộng quân sẽ tấn công như Mậu Thân, quân Mỹ rút rồi Việt Nam Cộng hòa làm sao chống nổi”. Ở một số cơ quan cấp trên như Bộ Tổng tham mưu và quân đoàn 1 phụ trách hoạch chiến khu vực có xuống thị sát vùng chiến thuật, nhưng không đưa ra được một chủ trương dứt khoát, khả dĩ để cấp dưới soạn thảo một kế hoạch tương ứng phòng chống sự tiến công của đối phương. Mà đi đến đâu họ cũng chỉ đại khái rằng: “Phải luôn đề phòng, coi chừng bị tấn công, ăn tết tại chổ, cấm phép…”. Khi chỉ còn vài ngày nữa là tết, tướng Weatmoreladn đại diện cho Nhà Trắng đến Việt Nam thẩm định tình hình tại vùng I chiến thuật mới đưa ra một lời nhận định có vẻ dứt khoát: “Tôi cam đoan với các bạn rằng sắp tớ Việt cộng sẽ mở một cuộc tiến công có thể là vào Công Tum hay Quảng Trị, hay cả hai nơi ấy cùng một lúc”. Sau lời cảnh báo của WeaTy, tổng tham mưu trưởng và quân đoàn một cũng báo động các đơn vị chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công trong tết Nhâm Tý...

Dọc bờ sông cũ

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ồn trưởng đồn Biên phòng Cửa Tùng, trung tá Phạm Thế Nghĩa mời tôi về nghỉ với anh em trinh sát. “Nghỉ bên dưới nớ mát hơn, bác hè”. Tôi nhận được chia một khung trời biển rộng. Nắng trong veo và thị lực của tuổi thất thập vẫn còn nhìn được đảo Cồn Cỏ nhô lên chấm nhỏ phía chân trời. Ký ức còn nhìn lùi được ngót nửa thế kỷ. Nơi một chiến sĩ công an vũ trang ngày ấy dẫn tôi ra sát cửa sông, cửa biển. “Bắt đầu từ đây”. Anh ta nói có vậy và tôi thắc thỏm muốn biết tận cùng gốc rễ. “Cái gì bắt đầu từ đây?” “Sông hay nhiệm vụ của mỗi người?”. “Lịch sử hay…?”.

Dưới Tầng bọt sóng

11/07/2023 lúc 08:57






C





ó lần tôi được nghe một nhà khoa học nói rằng: Thủy tổ của loài người chúng ta bây giờ là loài… cá! Nghe có vẻ như đùa. Nhưng rồi một nhà Hải Dương học đã chứng minh: “Sự sống là con đẻ của mặt trời với đại dương nguyên thủy”. Ông cho rằng: Sự sống ra đời trong nước biển rồi sẽ mãi về sau mới lan lên đất liền.
Nghe nguồn gốc chuyện cá tôi giật mình khi nghĩ đến chuyện đời, chuyện người. Chí ít trong mỗi cơ thể chúng ta cũng đã chứa gần ba phần tư máu mặn nước biển. Rất nhiều lần với cảm giác hụt hẫng mất trọng lượng như vậy khi đứng trước biển: Một cá thể sống với những bí ẩn và biến động không ngừng, tôi khao khát được đối thoại với những câu hỏi day dứt: Sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt đến bất ngờ và khó hiểu của các loại hải sản trong biển, rồi biển cứu rỗi, biển của tâm linh, biển của thời kinh tế thị trường. Và có lẻ phải bắt đầu từ bờ, đó là cũng là một thứ biển có bao ngọn sóng ngầm.

Trăm năm nói chuyện tình yêu

11/07/2023 lúc 08:57






1





. Nhà thơ Tạ Nghi Lễ viết hai câu thơ ấy giữa đất trời phương Nam trong bài thơ “ Về” gửi quê nội Quảng Trị thân yêu của anh. Và khi ý thơ được Nguyễn Tất Tùng chuyển thành lời nhạc và nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát qua làn sóng Quảng Trị vào 19 giờ kém 15 các buổi tối đã làm xúc động hàng vạn trái tim người dân vùng nắng gió này. Làn điệu mang âm hưởng dân ca miền Trung sâu lắng tình quê hương đất nước đã thấm thấu gan ruột người Quảng Trị ly hương và bà con quê nhà. Riêng tôi nhiều  đêm cứ bần thần mất ngủ vì một lẽ khác:
Con sông nhỏ một đời tắm mát
…Nơi mối tình đầu tôi đã đánh rơi

Con đường lược sừng

11/07/2023 lúc 08:57






1





. Mười năm về trước, Chu Lang Trần Chinh Phu cất công từ Hà Tiên ra Nam-Ngãi, Thanh Nghệ rồi vào Quảng Trị tìm gặp tôi. Mục đích chuyến đi rốt cuộc cũng chỉ vì cái lược sừng trâu mộc mạc chân quê ở quê hương này.
Bây giờ tôi đang ở độ trong thành. Tiếng là tập thể nhưng vô cùng heo hút vì chỉ có mấy anh em bảo vệ bên Bảo Tàng. Thành cổ ngút ngàn lau, rộng bốn cây số vuông mà hoang vu như ở giữa đại ngàn. Chỉ khác bốn cửa Thành ngày mở, đêm đóng. Vì vậy chỉ ban ngày mới có bóng dáng con người. Những người không rõ từ đâu kéo nhau vào Thành rà sắt thép phế liệu. Tụm năm tụm ba các cô thôn nữ từ các làng mạc xung quanh lên Thành cắt cỏ, dăm bảy con bò thả rong. Thi thoảng có  vài đoàn cựu binh các vùng miền về thăm chiến trường cũ. Dù sao thì ở đó ban ngày còn có sự sống. 

Sông ơi... Sông à

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ã đành là cái đêm vượt sông Bến Hải sẽ đặt dấu biên niên vào đời tôi. Mấy đêm trước, ở trạm tiền phương của quân khu IV ngoài làng Ho – Quảng Bình, Thu Sen đã dạy tôi hò suôn sẻ một câu hò giã gạo. Chuẩn bị nhập cuộc cách ấy là thiêng liêng lắm. Sông Bến Hải ở khúc Hói Cụ trên thượng nguồn hẹp và cạn. Chúng tôi qua trầm trong đêm. Ba- lô cóc chất chứa đã quá đầy. lại thêm trong lòng cái giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu giọng hò khoan, hò giã gạo. Sức đang trai nhưng cái ba-lô đè oằn lưng, tay tôi chống gậy để chân dép dò tìm chỗ đặt an toàn trong dòng chảy. Lom khom như ông già. Cả đoàn văn công chúng tôi như ông già, bà già. Tôi nhẩm câu hò Hò ơ ớ ơ… Rồi tôi đặt lấy lời của câu hò. Như nghé vào tai một người con gái mà thỏ thẻ. Tôi tỏ tình với Quảng Trị từ đêm ấy.

Biên giới đường xa

11/07/2023 lúc 08:57






T





rên địa bàn thôn A Xóc của Hướng Lập, đồn biên phòng 605 Cù Bai nằm lọt giữa một vùng rừng núi hùng vĩ và khoáng đạt, sơn kỳ thủy tú. Núi Parai sừng sững trước mặt như một tấm bình phong xanh ngắt khổng lồ, thế vững chãi, uy nghi, đổ bóng xuống những nếp nhà chiến sĩ. Ngay dưới chân núi, sông Xêbănghiêng như một đường kẻ trong xanh, lửng lơ chảy giữa thế giới trầm mặc thâm nghiêm của rừng đại ngàn. Một con sông đặc biệt, không đổ về Đông như lẽ thường mà nhắm thẳng hướng Tây, chảy ngược sang đất Lào. Trên địa bàn biên giới của Hướng Hóa, các con sông thường có những định mệnh lạ lùng: Nếu sông Sê-pôn của vùng Lìa mang ý nghĩa một lằn ranh, một đường phân cách thì Xê-băng-hiêng lại như một nhịp cầu, hay một sợi chỉ buộc chặt mối tình thâm hai nước. Cũng không có gì khác biệt, chúng đều là những con sông chung của hai dân tộc, đều tắm mát cho người Lào - Việt ở hai đầu và hai bờ sông…

Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới

11/07/2023 lúc 08:57






X





uân - Hè 1967, Mỹ ngụy tập trung quân đánh phá phong trào cánh mạng ở miền Nam và Tây Nguyên. Muốn tiêu diệt được sinh lực địch chỉ có một cách giãn chúng ra, kéo chúng tới vùng giới tuyến mà tiêu diệt. Đánh địch ở vùng giới tuyến, ta có ba thuận lợi. Một là lực lượng chủ lực của ta ở đây mạnh. Hai là hậu phương gần, hậu cần thuận lợi. Ba là có pháo binh bên bờ Bắc Bến Hải yểm trợ.
Sư 324 vào Bắc đường 9 hoạt động mạnh, sợ mất khu Nam giới tuyến, Mỹ ngụy đã tung ra chống đỡ. Cùng lực lượng bộ binh hùng hậu, Mỹ còn mang ra đây chiến thuật "Phượng hoàng vồ mồi" với quyết tâm đẩy hết lực lượng cách mạng ra bờ Bắc sông Bến Hải.

Sắc xanh Tân Lâm

11/07/2023 lúc 08:57






K





hi bước chân của những chiến sĩ giải phóng thần tốc qua quê tôi, tiếng súng đuổi giặc vẫn còn rền vang phía nam dòng Thạch Hãn, miền Bắc ruột thịt đã chi viện cho Tân Lâm, Cam Lộ yêu thương của tôi không chỉ có đạn dược, xe pháo và hàng vạn chàng trai thanh tân để giữ vững vùng giải phóng mà còn dốc lòng để ươm một nông trường quốc doanh XHCN đầu tiên ở miền Nam Việt Nam - Nông trường Tân Lâm - công ty hồ tiêu Tân Lâm bây giờ. Vâng, theo ý nguyện của Tổng Bí thư Lê Duẩn: "Về miền Nam xây dựng một nông trường, tuy nhỏ nhưng tốt thì quý lắm", 42 cán bộ quê Bình Trị Thiên đã lên đường trở về phần đất máy thịt vừa rũ tung xiềng xích để bắt đầu gây dựng lại màu xanh trên đổ nát hoang tàn. Đó là ngày 20/8/1974.

Một ngày thu

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ã hơn năm giờ chiều. Nắng còn rớt lại loi thoi trên những ngọn tre. Chỉ có lúc chập choạng thế này mới có thể lên khỏi mặt đất để đi lại trên vùng quê vốn rất trù phú, ngút ngát cây trái nhà cửa đã bị bom đạn Mỹ san thành bình địa. Sau khi hội ý với ban chỉ huy trung đội nhân dân triển khai một số công việc đột xuất, men theo hào giao thông ra đến gần bàu Tràm, anh Chúc cúi xuống sửa lại quai dép cau su rồi đu mình nhảy lên mặt đất, anh muốn vượt qua đường tàu hỏng để đi tắt xuống đường Cụ về Phan Hiền. Mới bước được vài bước đã nghe tiếng ca nông xẹt xẹt trên đầu.
   - Eng Chúc, nằm xuống ! Tiếng mấy cô dân quân đang sửa lại một đoạn hào giao thông bị bom đánh sập khi trưa ở gần đó la lên thất thanh. Anh Chúc lăn một vòng rồi rơi xuống hào giao thông khi kịp loạt ca nông nổ bên kia bàu Tràm, mảnh đạn văng vèo vèo. Nó bắn đạn chụp. Thằng này tâm lý ghê, hắn biệt cả ngày ở trong hầm, trong hào, giờ thế nào cũng có người lên khỏi mặt đất đi lại, bắn vài loạt ca nông chơm thế này cũng có người dính. Anh Chúc nhếch mép cười nghỉ vậy rồi rẽ sang một đoạn hào khác đi về phía mấy o dân quân đang sửa hào. 

Tản mạn trên lưng con cá voi xanh

11/07/2023 lúc 08:57






H





ồi chiến tranh, mỗi lần trải tấm bản đồ khu vực Vĩnh Linh, tỷ lệ một phần trăm năm mươi nghìn ra; thằng Hải lính trinh sát cùng một tiểu đội với tôi lại nhận xét: “Vĩnh Linh quê cậu, hình hài trên bản đồ - trông rất giống chú cá voi xanh khổng lồ, quạt đuôi lên sườn đông giải Trường Sơn, nhoài mình ra phía biển đông, chực đớp viên ngọc ngoài khơi là Cồn Cỏ…” Nó nằm lên vạt cỏ xanh trong thăm thẳm: “Mày nhỉ?! Giá mà khoảnh khắc yên lặng hòa bình này trở nên vĩnh cửu thì lãng mạng biết bao!”
Nó oang oang đọc câu thơ của chàng pháo thủ nào đó bên Trung đoàn pháo mặt đất chiến dịch
“Hành quân đèo dốc mệt phờ
Bãi Hà tên núi - cứ ngờ tên sông”

Nghĩa tình Khe Sanh

11/07/2023 lúc 08:57






V





ào một buổi chiều cuối tháng năm đẹp trời, mới chân ướt, chân ráo đến thị trấn Khe Sanh thủ phủ huyện Hướng Hóa, xanh ngắt ngàn cây, chưa kịp thưởng thức cái không khí mát lành sau cơn mưa lớn đầu mùa chảy tràn đường đi lối lại trong khu vực chỉ huy huyện đội, thì chúng tôi đã được trung tá Đỗ Xuân Hiệp – Phó chỉ huy trưởng về chính trị đon đả tiếp chuyện:
- Như các anh đã biết, cuối tháng năm, đầu tháng sáu thời tiết ở miền núi Hướng Hóa chúng tôi thường có những cơn mưa rừng bất chợt. Ban ngày vào buổi trưa hoặc xế chiều trời đang nắng như đổ lửa, bất thần từng đám mây đen kịt kéo đến rồi sầm sập đổ mưa như trút nước, gây cản trở nhiều công việc. Ban đêm thì mưa dầm lai rai kéo dài không ngớt hầu như khỏa lấp sạch mọi tiếng chim “bắt cô trói cột” khắc khoải dằng dặc suốt mùa khô. Mưa rỉ rả như vậy quả thực làm cho thảm thực vật miền núi rừng tây Quảng Trị, đặc biệt là hàng nghìn héc ta cây công nghiệp cao su, hồ tiêu, cà phê sau sáu tháng mùa khô héo úa nhanh chóng xanh tươi trở lại, đua nhau đơm bông kết trái. Nhưng, những cơn mưa rừng dai dẳng ấy cũng làm cho anh em cô bác mình – những người từ tứ xứ đi tìm mộ liệt sĩ ở trong rừng sâu vất vả gấp bội phần.

Lòng dân Vân Kiều

11/07/2023 lúc 08:57






P





hải mất mấy tiếng đồng hồ, phải đi xe ba cầu, phải vượt qua bao đồi dốc, khe suối, qua những con đường gập ghềnh,... chúng tôi mới đến được các bản làng của xã Hướng Hóa. Từ đồng chí Chủ tịch tỉnh Nguyễn Minh Kỳ cho đến  các đồng chí lãnh đạo huyện Hướng Hóa và cánh nhà báo đều mệt nhoài nhưng thật vui vì đến đâu cũng được bà con đón tiếp niềm nỡ, chân tình. Đó là một chuyến  đi đầy kỷ niệm - đi để khảo sát hiện trạng và quyết định việc di dân ở lòng hồ thủy lợi - thủy điện Rào Quán Quảng Trị.
Nghề  làm báo của chúng tôi có dịp đi nhiều nơi, biết nhiều chuyện đặc biệt là những chuyến về với vùng sâu, vùng xa. Đường đi đến những nơi đó còn khó khăn, trở ngại nhưng tình cảm của những con người ở đây thì thật là thủy chung, son sắc. Hôm đến bản Xê bai trời đã nhá nhem tối, già làng Hồ Vi và bà con dùng đèn pin soi đường, đón chúng tôi lên một ngôi nhà sàn ấm cúng. ......

Cồn Cỏ trong mắt ai

11/07/2023 lúc 08:57

 





T





ôi đứng trên âu tàu đảo Cồn Cỏ mà nhìn ra khơi xa. Đứng giữa khơi nhìn ra trùng khơi, những con sóng lừng quất căng, mạnh và bạo liệt vào cửa lạch chẳng thấy ở đâu, biển lăn tăn gợn sóng, ngoan hiền và phiền muộn tựa như vừa trãi qua một giấc ngủ dài. Nắng hoang hoải quãi rộng trên thảm biển vừa dịu hơi sương, một màu sáng lấp lánh ùa dậy từ đường chân trời, phút chốc tất cả đều nhuốm một màu hồng phấn rực rỡ, lan tỏa theo đầu từng con sóng,  gợi một nét yên hàn giữa đại dương khoáng đạt. Binh nhất Hồ Sa Cầu, chàng trai Vân Kiều có mặt đầu tiên trên đảo, thân hình rắn chắc như một ngư phủ vừa vác cần câu ra biển, thong dong một lúc đã được cả một xâu cá ong, cá nục, cá hồng... vảy lấp lóa những ánh bạc tươi roi rói. Chúng tôi chụm đầu vào nhau, luộc cá và sửa soạn bữa cơm thường ngay trên đường xuống bến. Vài người lính, vài người khách, hai chiếc tàu quân sự dập dềnh và xung quanh đấy, không biết cơ man nào là thuyền bè của ngư dân hầu khắp mọi miền đất nước nghe tin bão xa kéo về trú ngụ trong âu thuyền vừa mới hoàn thành. Trời vẫn đang lặng sóng, vậy là  những cuộc trao đổi, mua bán cá mú, dầu mỡ, nước đá, nước ngọt...diễn ra lao xao, nhộn nhịp giữa các bạn thuyền không dứt. Cồn Cỏ hiện thời cơ bản vẫn là hòn đảo của lính, nhưng nét nhấn ồn ả của một “thị thủy” ngoài khơi xa Cồn Cỏ này đã phôi thai rồi chăng?
Đó là vào tháng 5 năm 2002.
Nhìn trên mặt đất
Vâng, đó chỉ là những dòng được rút ra trong nhật ký công tác của tôi từ muà hè năm 2002. Bây giờ, khi có dịp ngồi trò chuyện với ông Abelardo Perez Ayllón, chuyên gia cao cấp của Viện Quy hoạch Cuba sang giúp  tỉnh ta quy hoạch đảo Cồn Cỏ trở thành đảo du lịch, thì huyện đảo Cồn Cỏ-đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị- đã qua tuổi thôi nôi rồi. Ông Abelardo là người kiệm lời, khúc chiết và chính xác như công việc thường nhật ông đang làm, duy chỉ đôi mắt là xanh biêng biếc và mơ màng như một chút biển bên bờ Địa Trung Hải. Nước da ông đậm chắc, sánh  lại màu mật mía Cuba đôn hậu. Ông không chịu được hơi lạnh từ chiếc điều hòa phả ra lan man khắp căn phòng nhỏ. Ông cười hiền và giải thích rằng, cứ trước cát vàng, trước nắng lửa và giông gió, con người ông mới trở nên năng động như con cá về với biển khơi...
- Năm 1973, Chủ tịch Phi-đen kính mến là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm vùng Quảng Trị giải phóng. Chỗ Phi đen phất cờ và đạp chân lên nòng pháo “Vua Chiến trường” của Mỹ là cao điểm 241 Tân Lâm, quê tôi đó...
- Vậy hả ?-Abelardo tỏ vẻ thích thú. Chủ tịch Phi-đen thăm Quảng Trị thì tôi biết rồi, còn quê anh cũng là nơi Chủ tịch chúng tôi ghé qua là tôi mới biết lần đầu đấy...
- Chủ tịch Phi-đen là người Cuba đầu tiên đến thăm Quảng Trị, còn ông là người Cuba đầu tiên đặt chân lên Cồn Cỏ...
Abelardo vòng tay qua ngực, giọng trầm lắng: Đúng. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến quê hương các bạn, nhưng cái tên Quảng Trị và Việt Nam từ lâu đã trở thành tên gọi thân thương đối với đất nước Cuba, luôn vĩnh định trong tâm hồn người dân Cuba. Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình. Trước đây đã thế, bây giờ vẫn thế và mai sau nữa, không gì lay chuyển được...
- Đến với hòn đảo nhỏ của chúng tôi, ông có cảm nhận điều gì. Đâu là định hướng cơ bản của ông khi bắt tay quy hoạch đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch?
- Tôi có mặt ở đây để tham gia lập quy hoạch tổng thể biến Cồn Cỏ thành đảo du lịch. Cồn Cỏ, tự thân nó đã mang một lợi thế lớn về du lịch vì nó nằm không quá xa và lại cũng không quá gần với đất liền. Trên đảo có nhiều phong cảnh đẹp. Những bãi đá, vuông cát còn nguyên sơ, hoang dã như chưa từng đón đợi bàn chân con người. Có những cánh rừng xanh ngắt, ngược xuôi lối mòn. Du khách sẽ đi trên lối mòn này mà suy ngẫm về những gì đã qua, những gì sẽ đến với một tâm trạng an nhàn, thư thái, giữa kích thước biển trời khoáng đạt, không đâu có được. Lại nữa, Cồn Cỏ có một qúa khứ rất đỗi hào hùng trong chiến tranh vệ quốc. Chỉ riêng khía cạnh này thôi, xét về hiệu ứng của maketting, Cồn Cỏ đã đóng vào tiềm thức con người như một “thương hiệu” sáng giá. Hầu như người Việt Nam nào cũng đã hơn một lần biết đến “Chiến hạm không thể đánh chìm” này trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếng vang của Cồn Cỏ còn xa hơn thế. Nhiều bạn bè quốc tế quan tâm đến Việt Nam đều biết đảo Cồn Cỏ anh hùng. Do vậy quá trình phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn và tôn vinh  những giá trị lịch sử của hòn đảo. Đó cũng chính là ý tưởng mà tôi muốn hướng đến. Điều này sẽ được thể hiện mạch lạc trong quy hoạch của tôi. Du lịch về nguồn là một trong những xu thế mà du khách trên thế giới đang quan tâm. Các dịch vụ du lịch cơ bản như bơi lặn, câu cá, tắm biển, nghĩ dưỡng... chỉ là hoạt động bỗ trợ. Như trên đã nói, Cồn Cỏ là một hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 2,2 km2 nên việc lựa chọn để quy hoạch thành điểm du lịch đối với tôi không mấy khó khăn. Hơn nữa, kinh nghiệm của hơn hai mươi năm trong nghề quy hoạch các khu du lịch biển, đảo khắp nơi trên thế giới đã giúp tôi rất nhiều trong việc đưa ra những giải pháp hợp lý, thỏa mãn những yêu cầu cần có đối với một hòn đảo du lịch đặc thù như Cồn Cỏ. Tôi cũng biết rằng, một trong những xu hướng chung của khách du lịch trên thế giới hiện nay là được tiếp cận với thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên, khám phá sự kỳ vĩ và bí ẩn của thiên nhiên. Vì vậy trong quá trình quy hoạch phải hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp cơ học của con người. Trong khi tiến hành công việc, tôi đã tranh thủ tối đa thảm thực vật hiện có trên đảo, cố gắng giữ lại và tận dụng địa thế, địa hình nguyên trạng của đảo phục vụ cho mục đích du lịch. Theo quy hoạch của tôi, diện tích trên đảo dành cho phát triển du lịch vào khoảng 40 ha. Hạ tầng dịch vụ được thiết kế đồng bộ, hiện đại nhưng phải hài hòa với cảnh quan xung quanh. Hệ thống khách sạn dự kiến sẽ có khoảng ba trăm phòng, sức chứa bảy trăm du khách cùng một thời điểm. Tuy nhiên, khách sạn không nên xây cao quá hai tầng, đồ sộ, cứng nhắc, mà lẫn vào thiên nhiên trong xanh, quay mặt ra các hướng thích ứng để phòng nghỉ nào cũng có thể lấy được nắng, đón được gió trời và sự an lành của biển khơi...

Đường Hồ Chí Minh hai chiều thời gian

11/07/2023 lúc 08:57

1- Âm hưởng tự hào và vinh quang chiến thắng của mùa xuân 1975 đã nâng sự lãng mạn của chúng ta hồi ấy bay bổng đến mức rằng chỉ cần một thời gian ngắn thôi, đường mòn Trường Sơn của những ngày kháng chiến ác liệt sẽ trở thành thênh thang đại lộ và chạy dài theo nó là thành phố Trường Sơn, một thành phố hùng vĩ xinh đẹp và hiện đại hơn cả Hà Nội, Sài Gòn...Hơn hai mươi năm, hút bóng thời gian, sự lãng mạn cũng lặng lẽ chìm khuất dưới những nhọc nhằn lo toan cơm áo mỗi ngày, không còn mấy ai nghĩ đến cái thành phố Trường Sơn trong dự tưởng ấy nữa. Nhưng giấc mơ về nó vẫn âm ỉ cháy trong trái tim của những người dân rẻo cao, trong trái tim một bà mẹ Vân Kiều đã trở thành huyền thoại của đại ngàn Tây Quảng Trị: Mẹ Giã Vầng! Những ngày đánh Mỹ ai từng đi qua hành lang Trường Sơn Đông đều nghe kể câu chuyện về một bà mế Vân Kiều đã xô quả bom trên đường ra rẫy để bà con dân bản có lối lên nương, bà mế ấy đã tải gạo gùi đạn gần mười năm trời trên đường 14, đã từng ăn...kiến thay cơm, đi tìm những củ sắn, bắp ngô nuôi bộ đội và cùng với tổ du kích vùng Lìa bắn rơi máy bay Mỹ. Mế Giã Vầng đấy! Bây giờ mế vẫn sống trong cái bản nhỏ gần đồn biên phòng Tam Thanh, phía Nam huyện Hướng Hóa. Tôi hơi dông dài về mế bởi trước khi chúng ta nói, viết, làm phim về một xa lộ Trường Sơn, Một Trường Sơn công nghiệp hóa thì trong giấc mơ của Mế Giã Vầng đã có một Trường Sơn thao thức như một ám ảnh thời gian mà cứ mỗi lần trở lại Trường Sơn đôi mắt mế nhìn khiến như mình thấy có lỗi...

Đào Hồng Cẩm vào sông tuyến

11/07/2023 lúc 08:57

- Anh có người nhà đến thăm.
- Em có biết là ai không? Tôi hỏi cô hộ lý của khoa mắt đang đỡ tôi ngồi dậy. Lạ nhỉ! Từ trạm đón tiếp 83 - Lý Nam Đế, tôi được đưa thẳng đến Viện Quân y 108. Đã kịp báo với ai đâu.
- Hay là báo để hôm khác anh sẽ tiếp.
- Nhưng là ai nhỉ. Hai mắt tôi được băng kín trong lớp băng dày.
- Dạ một anh bộ đội. Cô hộ lý nói thêm. Đã đứng tuổi!
Tôi vịn vào vai cô hộ lý mà bước theo. Đã thoáng nhận được từng gợn gió vườn. Đã thoáng nghe được tiếng cựa mình của lá bàng khe khẽ. Tôi đã ra đến Hà Nội. Chẳng thấy được gì nhưng vẫn là quen thuộc lắm.
- Trời! Đến nông nỗi này cơ à! Mày ra đây từ hôm nào?
- Anh Cẩm. Tôi kêu lên. Chỉ một âm tiết r phát âm theo kiểu vùng Nam Định là tôi nhận ra ngay. Đào Hồng Cẩm quê gốc bên Nam Định. Sát ra ngoài mép bể. Nơi phát âm con tâu, bụi te. Và đặc biệt là âm tiếng r. Rung lên đúng một chùm ba (triolet) trong nhạc lý.
- Nhận ra tao à? Anh Cẩm kéo tôi vào lòng.
- Tai còn nghe rõ giọng. Mà dẫu có điếc tôi cũng sờ ra anh. Cái trán dô ra, mái đầu hói kiệt. Và môi anh cong như một đường bay của một chú dơi đêm.
Chúng tôi cười. Chẳng biết cô hộ lý còn đứng đấy không. Nếu còn cũng sẽ cười. Vui như lớp kịch lạc quan của lính. Vâng thì chúng  tôi là lính đây. Lính làm nghề diễn kịch. Đào Hồng Cẩm là  tác giả kịch bản sân khấu. Và tôi...

« 5051525354 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground