Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Hồi sinh

11/07/2023 lúc 08:57






K





hông rõ tự bao giờ Vĩnh Kim quê tôi đã có cái tên quai nôi “làng Thuỷ Cần” chỉ biết rằng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 Thuỷ Cần có năm ấp: Ấp Sơn gồm (thôn Sơn Hạ, Sơn Trung thuộc xã Vĩnh Thạch ngày nay); Ấp Đông gồm (thôn Đông, thôn Se); Ấp Tây (nay là thôn Tây); Ấp Thuỷ có ba thôn (Thuỷ Bắc, Thuỷ Trung, Thuỷ Nam); Ấp Kim có sáu thôn (Hương Bắc, Hương Nam, Xuân, Noỗng, Bàu, Roọc.)
Tổ chức bộ máy chính quyền của làng trước Cách mạng theo chế độ phong kiến. Đứng đầu là Lý trưởng, kế theo một loạt chức vị nào Hương Bản, Tràm Làng, Tri Bộ, Thủ Sắc, Thủ Bộ, Hương Kiểm, Hương Mục, Phó Lý, Trùm Ấp, Trùm Xóm rồi đến Khoán, Mõ...Lý trưởng và các chức việc làng đều do quan huyện bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Lý trưởng tuỳ thuộc vào khả năng của người đương nhiệm. Bên cạnh bộ máy chính quyền còn có tổ chức của các bổn tộc giòng họ. Mỗi họ có riêng một nhóm tộc biểu là đại biểu do họ bầu ra chịu trách nhiệm giải quyết các công việc thuộc phạm vi họ mình dưới sự quản lý của trưởng họ.
Thời phong kiến làng có nhiều người học cao, thông thái, có nhiều thầy Đồ thầy Cung nổi tiếng bởi vậy Thuỷ Cần thường lưu truyền câu ca: “Văn chương họ Nguyễn - Cung kiện họ Dương”. Cũng có người thi đỗ làm quan như ông Nguyễn Tấn Kiêm mà bàn dân thường gọi là Quan Hường để tỏ lòng tôn kính.
Làng có hai cây đa cổ thụ không rõ trồng vào thời gian nào mà toả bóng mát rượi phủ kín gần mẫu đất. Những cành đa xoè tán rộng như đôi bàn tay khổng lồ ôm trọn đình làng cùng hồ nước trong xanh soi tăm cá. Đình làng là nơi thu tô thu thuế của chế độ phong kiến, là nơi lực lượng khởi nghĩa tước ấn triện của Lý trưởng và cũng là nơi mỗi khi có việc hệ trọng con cháu trong làng đều hội tụ về đây bàn tính chuyện mưu sinh ích nước lợi nhà...

Dòng sông không lặng lẽ

11/07/2023 lúc 08:57






C





ác lực lượng chống buôn lậu hiện đang dốc quân, dốc sức vào chiến dịch. Trên tuyến biên giới có Hải quan, Biên phòng. Trên tuyến nội địa có Quản lý thị trường, Công an, Thuế. Chống buôn lậu hiện đang là chuyện thời sự nóng hổi. Nhưng chống buôn lậu không phải là chuyện chỉ có tính thời sự, chỉ có tính nhất thời. Chống buôn lậu là chuyện đã quá cũ mà vẫn không...cũ hẳn đi.
Vì sao chuyện chống buôn lậu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Sự lặng lẽ...tương đối
Tôi ngồi tại Trạm kiểm soát đường sông ở cột mốc R2 của Hải quan và Biên phòng Lao Bảo mà ngó ra dòng Sê Pôn lặng lẽ. Dòng sông nhỏ chỉ “tày gang” mà đã thành dòng sông buôn lậu nhức nhối lâu nay là đây ư? Nước sông ít từng biết đến trong xanh nên mặt sông mang màu đỏ đục. Tôi chợt liên tưởng đến ít nhiều máu của lực lượng chống buôn lậu đã đổ vì xô xát với đội quân buôn lậu liều lĩnh, máu của thường dân đã đổ vì xe cộ buôn lậu lạng lách tốc độ gây tai nạn giao thông và nhiều, nhiều máu ngoại tệ đã chảy vì hàng lậu qua dòng Sê Pôn này.
 
Trên toàn tuyến biên giới, lực lượng Hải quan và Biên phòng đã tăng cường dân quân chốt chặn (hải quan 45 người, biên phòng 36 người). Riêng tại trạm kiểm soát đường sông ở cột mốc R2, lực lượng chống buôn lậu từ 11 người đã nâng lên 16 người. Ngày trực, đêm tuần tra. Anh Lê Xuân Thành, tổ trưởng Hải quan kiểm soát đường sông cho biết: “Trước đây, mỗi ngày có từ 30 đến 40 chiếc thuyền qua sông Sê Pôn. Bây giờ, mình triển khai chiến dịch trên sông có lúc chỉ còn 4-5 thuyền. Hàng lậu được chở về Tân Long và chưa biết rải ở chỗ nào để đối phó, tránh mặt với lực lượng chống buôn lậu”. Tôi cật vấn anh Thành...

Hương ước Tùng Luật phơi phới sức sống diệu kỳ

11/07/2023 lúc 08:57






43





 năm trước (1958) trong dịp Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình, Người hỏi đồng chí Giang Đức Tuệ, Chủ tịch UBHC tỉnh:
- Chú biết hương ước là cái gì không?
- Thưa Bác, có ạ! Đông chí Tuệ đáp.
- Vậy ở Thái Bình có duy trì Hương ước không?
- Thưa Bác, không ạ!
- Phong tục tốt, đẹp thé mà các chú xóa bỏ tất cả thế là không đúng. Cái gì tốt, mặt nào hay ta phải giữ gìn phát huy chứ.
Xem thế đủ thấy rằng thuở sinh thời Bác quan tâm việc xây dựng và thực hiện hương ước nhường nào.

Thị xã nơi cửa gió

11/07/2023 lúc 08:57






T





heo ký ức của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường lưu lại trong bút ký “Đông Hà – Con người và thời gian” thì sau ngày giải phóng: “Nhân dân trở về gây dựng lại cơ đồ trên một mặt đất trơ trụi đến không con một bóng cây để núp nắng, không tìm đâu ra một khúc tre dài đủ hai gang tay để chẻ lạt. Nhà cửa vùng giải phóng lúc đó, cột kèo rui mèn đều làm bằng những cọc sắt, một nuộc lạt thay bằng dây kẽm gai, tất cả đều được tháo gỡ ra từ những khu tập trung. Vì thế, để có làng, có nhà, để đưa mảnh đất sống của mình thoát khỏi cảnh kỳ hình dị tướng kia, conn gười đã bắt tay làm lại từ đầu, tức là trồng lại cây tre. Nghĩ cũng thật lạ so với cả nước, thành quả chủ yếu của ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 1973 là đã trồng 8 vạn cây tre và chỉ tiêu phấn đấu lên tới nửa triệu cây trong năm 1974. Chỉ hai năm sau ngày hòa bình bóng tre đã định hình lại các thôn ấp, viền xanh những khu vườn, vể đẹp nhân văn tươi mát lại hiện bóng trong cuộc sống dường như đã nối liền mạch vào tương lai…”.

Biên giới mù sương

11/07/2023 lúc 08:57

 






T





rong những lần lên huyện vùng cao Hướng Hóa, tôi nhớ đây là lần thứ hai được nhìn thấy sương mù. “Mùa này mù thì phải biết. Cứ như là ở chót đỉnh Phanxipăng ấy nhé”. Bắt đầu bật đèn vàng khi leo hết con dốc dài vào huyện lỵ, bác tài vui vẻ nói. Tôi háo hức nhìn ra cửa xe, reo thầm. Lạ thế, dưới chân dốc ban mai đang sáng trưng một thứ ánh sáng thủy tinh trong văn vắt, xe trèo lên thị trấn đã thấy bềnh bồng bơi trong một biển mây khổng lồ. Tất cả, những con đường quanh co, những ngôi nhà rải rác, những chiếc Minxk lượn vun vút... đều mờ đắm trong màn hơi trắng xốp bay la đà và dày đặc đến độ tưởng có thể bụm từng vốc trong lòng bàn tay được. Cây cối và những đường điện cứ hư hư thực thực hiện ra lãng đãng như vài nét vẽ chấm phá trong tranh thủy mặc. Ôi chao, lúc này thị trấn sơn cước Khe Sanh hầu như mới phô ra đầy đủ nhất cái vẻ mơ màng huyền ảo, cái duyên sắc vừa e ấp vừa say đắm rất mời mọc, rất quyến rũ của mình. Chả trách mà một số đồng nghiệp của tôi vẫn có cái thú độc hành rong ruổi đường “Tây tiến” lên núi rừng Trường Sơn vào quãng tiết thu này. Đứng một chút trong hơi sương buôn buốt, áo đã sũng ướt và mi mắt đã nặng trĩu những bụi nước li ti. Vị se lạnh ngấm vào da thịt, người ta rùng mình gờn gợn trong một cảm giác tê tê, rất thích thú và mê hoặc. “Đặc sản mùa này của Khe Sanh - Hướng Hóa đấy, trời mù mù như vậy luôn cả nửa buổi sáng và chiều tối. Ra đường, người quen cứ va lộp cộp vào nhau rồi mới nhận ra được nhau...
 

Ý nguyện của đồng đội

11/07/2023 lúc 08:57

 






H





ồi đầu tháng 5.1998 có năm cựu chiến binh Mỹ, những người sống sót duy nhất của đại đội A, tiểu đoàn 3 sư đoàn 21 lữ đoàn 196 bộ binh nhẹ quân đội Mỹ (A Copany 3­­­­­­­­­­­­rd battalion 21st infantry196th light infantry brigade) sau ba mươi năm từ nửa vòng trái đất quay trở lại xã Do Thành, huyện Do Linh (Quảng Trị). Tới đâu hầu như tất cả những mô đất bờ ruộng, gò mã của cánh đồng Nhĩ Trung họ đều thắp hương cầu nguyện cho những đồng đội của họ đã ngã xuống trên mảnh đất này. Mảnh đất đã để lại những ấn tượng hãi hùng trong đời lính của họ.
Pierre Franklin là một trong năm cựu chiến binh nói trên, nguyên đại đội trưởng đại đội A nói với một số các cán bộ cựu chiến binh xã Do Thành: “Trong những ngày đó (cuộc tổng tiến công chiến lược Mậu Thân 1968 T.G) các ông chiến đấu giỏi quá, tài quá! Từ chiến trường Nam Bộ đơn vị chúng tôi được điều ra tăng cường cho mặt trận Quảng Trị đã ý thức đây là một chiến trường “khó chơi” nên trong công tác chiến đấu chúng tôi rất thận trọng. Tuy nhiên không thể lường được chiến thuật đánh áp sát vào nhau rất táo bạo và hiệu quả mà các ông đã sử dụng đánh đại đội tôi ở đây. Bất ngờ lắm! Khủng khiếp lắm! Một đại đội chỉ còn sống được năm người, hôm nay đều có mặt ở đây nhưng không phải tất cả đều lành lặn”... Nói tới đây một cựu chiến binh nguyên là trung đội trưởng của đại đội A kéo ống quần lên “khoe” vết sẹo trên chiếc giò bị gãy bởi mạnh đạn B40 của quân ta...
 

Vĩ thanh của người anh hùng lái xe

11/07/2023 lúc 08:57






Ô





ng là vị anh hùng lao động đầu tiên trong đời tôi được tiếp chuyện. Ngoài sự ngưỡng mộ những hành động quả cảm của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà qua sách báo và những người cùng thời với ông kể lại, tôi còn là một trong số một nghìn đứa trẻ phải tri ân ông suốt đời vì ơn cứu mạng trong cái đêm 02-9-1967 kinh hoàng ấy.
Ông đặt tay lên trán, chậm rãi kể lại:
- "Đêm ấy, mình nhận nhiệm vụ chỉ huy đoàn xe hai mươi chiếc, tiếp tục chở học sinh Vĩnh Linh sơ tán ra các tỉnh phía Bắc. Bên tai cứ văng vẳng lời dặn dò của ông Bí thư Khu ủy Vĩnh Linh: "Chí Thành có nhiệm vụ chỉ huy đội xe thực hiện kế hoạch K8, chở ba vạn học sinh Vĩnh Linh sơ tán ra khỏi vùng lửa đạn. Nhiệm vụ này hết sức khó khăn, làm sao phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tất cả các cháu khi vượt qua các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Nhiệm vụ này có thể ví như người gánh một gánh trứng đầy đi qua sợi dây mảnh không được để một quả trứng nào bị rơi vỡ".
Trời mờ tối, đoàn xe tắt đèn lặng lẽ rời khỏi Vĩnh Linh, lao nhanh ra Quảng Bình. Vừa qua khỏi Dốc Sỏi, hai dân quân vác súng chạy ra đường chặn đầu đoàn xe:
 
- Phía trước có bom nổ chậm! Yêu cầu dừng lại...

Mùa xuân - Nhớ về làng sen quê Bác

11/07/2023 lúc 08:57






N





hững ngày giáp tết năm 1976, tôi có dịp đi công tác về xã Kim Liên, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lần đầu tiên đi Kim Liên - Nam Đàn nên không khỏi bỡ ngỡ, nhưng cũng rất thú vị bởi được người ta kể nhiều về mảnh đất con người, phong cảnh thiên nhiên quê hương Bác Hồ đẹp đẽ hữu tình mà tôi chưa một lần đặt chân tới.
Vào thời điểm này miền Nam nước ta giải phóng mới được một năm, Miền Bắc vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Cơ sở hạ tầng như đường sá giao thông còn nhiều cách trở. Từ Đông Hà đi Kim Liên cũng đến ba ngày mới tới nơi. Suốt dọc chặng đường quốc lộ khu Bốn từ Nam ra Bắc đã biến thành những ổ gà, ổ voi. Hai bên đường nhiều hố bom còn tươi rói màu đất bazan. Hơn hai ngày đường xe mới tới được thành phố Vinh. Cảnh tượng đập vào mắt tôi đầu tiên là một thành phố đổ nát hoang tàn do bom đạn Mỹ trút xuống. Nhiều khu nhà biến thành đống gạch vụn. Nhà máy điện Vinh một thời oanh liệt nay chỉ còn trơ ống khói, nham nhở thương tích đứng chơ vơ bên chân núi Dũng Quyết - Bến Thủy - Sông Lam.
 
Xuống bến xe Vinh mua vé về Nam Đàn cũng khó khăn, phải xếp hàng. Phải ăn cơm tại bến. Phải ngủ lại đêm chờ đợi. Có lẽ sắp đến ngày tết nên cán bộ, bộ đội, đồng bào, học sinh các nơi đổ về bến xe này để tỏa đi các ngả. Tôi kiên nhẫn. Và cuối cùng cũng mua được chiếc vé đi Nam Đàn. Xe rời thành phố một quảng thì ngược con đường tỉnh lộ 49 qua Thái Lắc đến cầu Mượu, ven chân núi Độc Lôi là đến địa phận huyện Nam Đàn. Bước xuống xe tôi bồi hồi ngắm nhìn mảnh đất Nam Đàn...

Đất cưu mang

11/07/2023 lúc 08:57

Đất nên lịch sử, người nên bạn
(Thơ Quảng Bình)





T





ôi thong thả bước. Từ ngã tư có quán cháo lươn thiệt ngon ra bờ sông Nhật Lệ. Đồng Hới dám xây đắp dáng vẻ mỹ lệ tuyệt vời lên dung nhan mỹ lệ hồn nhiên xưa. Đường cũ có tên đường Cô Tám. Tôi tìm đọc cuốn địa chí của cụ Nguyễn Tú để khơi rõ lai lịch cái tên hiền lành - Cô Tám. Cái tên Cô Tám như cũng đã cưu mang một người. Một người dám ép xác mình trong từng bước đa đoan để gắng được làm người tử tế. Có thể có ai đó quên nhưng đường Cô Tám này không quên người đến trú ngụ. Đó là nhà thơ Hải Bằng. Vẽ dung mạo người dễ thôi. Thơ có giọng. Bóng có hồn. Có vẽ hình xà uốn rễ cây đã trôi lấp với bọt bèo thành một vật thể nói được bằng im lặng. Hải Bằng là một phức hợp người ở lại mãi mãi trong lòng người bằng cả tài lẫn tình. Bởi thế mà Quảng Bình cưu mang.

 
Mấy năm cuối thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước, Văn Tôn (tên cũ của Hải Bằng) rời Hà Nội. Âu cũng là lòng dạ bao dung của các cơ quan quản lý muốn ly dán anh ra khỏi môi trường xã hội đang bị ô nhiễm bởi một phong trào văn nghệ có tên là Nhân Văn. "Đi mô cũng được nhưng tau không về lại Huế. Vì Huế ở phía bên kia của sông Tuyến Hiền Lương"...

Bé như hạt tiêu

11/07/2023 lúc 08:57






V





ốn là một cây trồng truyền thống bao đời nay, hồ tiêu vẫn làm bạn với người nông dân như cây lúa, cây khoai với bao nỗi buồn vui của đời sống sản xuất nông nghiệp trong các vùng nông thôn. Và câu hỏi khó nghèo của người nông dân trên vùng đất đỏ bazan ở vùng đông Vĩnh Linh vẫn găm vào thao thức...
 
Thế rồi đầu những năm chín mươi, cây hồ tiêu được lên ngôi, hạt hồ tiêu khô đột ngột lên giá. Từ 10.000đ/kg năm 1990 lên 50.000đ rồi 60.000đ vào những năm 1998, 1999, năm 2000. Lúc đỉnh điểm như tháng 11 năm 1999, một kg hạt tiêu khô bán với giá 110.000 đồng. Đúng là trời đã đem cây hồ tiêu đến để làm giàu cho người nông dân rồi còn gì. Vào những năm 1998 đến năm 2000, cây hồ tiêu đã trở thành mục kích tìm hướng làm giàu của mọi người. Đi đâu, ở đâu từ các vùng nông thôn hẻo lánh, đến các thị trấn, thị xã tấp nập đông vui người ta cũng nói đến cây hồ tiêu và giá hạt hồ tiêu khô. Những tên gọi "vua tiêu", "triệu phú tiêu" xuất hiện ngày càng nhiều trên báo, đài phát thanh - truyền hình của địa phương, của trung ương. Người nông dân vùng đông Vĩnh Linh vốn cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn khó nghèo với cây sắn, cây khoai, phút chốc có bạc vạn, bạc triệu trong tay làm được nhà xây, mua được ti vi để xem truyền hình. Có người còn mua được cả xe máy đời mới đèo vợ con lên chơi phố huyện. Thế thì sung sướng quá rồi còn gì! Bởi vì, ai có ngờ "bé như hạt tiêu" mà làm nên chuyện lớn, xóa được đói, giảm được nghèo, giúp người nông dân vươn lên làm giàu chính đáng...

Nhớ một thời làm báo

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong cuộc đời làm báo của mình tôi có nhiều kỷ niệm khó quên về những ngày làm phóng viên ở Bình Trị Thiên. Đặc biệt là chuyến đi Quảng Bình vào mùa lũ năm 1978.
            Năm 1976, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế sáp nhập thành một đơn vị  hành chính mới gọi là tỉnh Bình - Trị - Thiên. Do tỉnh lớn nên Đài phát thanh của tỉnh to lắm. Trụ sở của Đài đóng tại 19 - Lê Lợi Huế, phía Nam cầu Tràng Tiền. Lực lượng phóng viên của đài khá đông. Gần hai mươi người, biên chế thành một phòng phóng viên hẳn hoi, do ông Lê Xuân Phát làm trưởng phòng. Tôi thuộc diện phóng viên trẻ. Do đó những chuyến đi vùng sâu vùng xa như A Lưới, Nam Đông, Hướng Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch…bao giờ tôi và Nguyễn Thế Tường cũng được ưu tiên hàng đầu.
            Tháng 9 năm 1978, Quảng Bình xảy ra lũ lớn chưa từng có trong vòng 50 năm. Nguy ngập nhất là huyện lúa Lệ Ninh, đặc biệt là các xã thuộc vùng sâu trũng như An Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy. Lệnh của giám đốc đài là phòng phóng  viên phải cử ngay một phóng viên ra Lệ Ninh để viết bài phản ánh tình hình khắc phục hậu quả lũ lụt của cán bộ và nhân dân Lệ Ninh. Người đầu tiên ông Lê Xuân Phát điểm mặt là Nguyễn Thế Tường. Nhưng không may, sau chuyến đi A Lưới trở về, Nguyễn Thế Tường bị ngã nước, sốt ly bì. “Thổ công không đi thì đến lượt hà bá thôi!”- Tôi nghĩ vậy. Bởi vì trong số hai phóng viên trẻ còn lại thì tôi là người ít tuổi hơn lại là người Vĩnh Linh sát nách Lệ Ninh. Và đúng như tôi dự đoán, sáng hôm sau họp phòng phóng viên, ông Lê Xuân Phát giao nhiệm vụ cho tôi phải ra Lệ Ninh gấp để viết bài phản ánh về tình hình khắc phục lũ lụt, phương tiện đi nhờ xe của Ủy ban Nông nghiệp tỉnh. Hôm ấy tôi báo luôn hai suất cơm trộn hạt bo bo để ăn cho chắc bụng chuẩn bị cho chuyến đi...

Khe Sanh, đi một ngày đàng...

11/07/2023 lúc 08:57






V





ới những cựu chiến binh Mỹ mà tôi tình cờ gặp trong chuyến lên Khe Sanh lần này thì, như mọi người đã kể, đã biết một cách mặc định rằng chắc chắn trong họ sẽ dâng trào cảm xúc “bồi hồi” chen lẫn sự mặc cảm về “tội lỗi và thất bại”, bởi cách đây mấy chục năm khi còn trai trẻ họ đã tham chiến ở chiến trường Việt Nam. Rồi sau đó còn sống sót trở về Mỹ, có thể họ từng là nạn nhân của  cái “Hội chứng Việt Nam?”. Ấy, như mọi người vẫn hằng suy nghĩ về họ, và có khi ngay cả chính họ cũng tự ám thị mình như vậy. Nói thật, tôi không thích cái cách dễ dãi khi chúng ta cứ muốn khoác lên tư duy người khác bằng ý chủ quan, vâng, hoàn toàn chủ quan của mình, dù cái chủ quan ấy rất tốt, rất có ý nghĩa tuyên truyền. Chúng ta quên rằng, hễ cứ một cựu binh Mỹ trở lại chiến trường Việt Nam thì chắc chắn rằng đó phải là “một người Mỹ trầm lặng”. Sự thật là, tôi, và nhiều người khác nữa chẳng bao giờ thèm quan tâm mấy đến họ suy nghĩ gì, tình cảm ra sao…đến cái gọi một cách lịch sự, văn vẻ là “ Hội chứng Việt Nam”!. Bởi họ đã gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa thì đương nhiên họ phải thất bại và trả giá. Chỉ đơn giản thế thôi! Giữa trưa nắng chói chang tháng tư, trên cao điểm gần 1000m Làng Vây tình cờ gặp họ, tôi liên tưởng ngay đến cuộc chiến tranh hết sức đẩm máu mà chính quyền Mỹ đang tiến hành bên Iraq. Vũ khí “thông minh” đã giết người dân Iraq vô tội, hàng ngày, hàng giờ truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin cập nhật...

Hồn muôn năm cũ

11/07/2023 lúc 08:57












 những chân trời khác nhau, trong nhiều cảnh ngộ khác nhau tôi cứ mù mờ không nhận chân ra được điều gì rõ rệt lắm về những bức thư pháp, một vườn thư pháp, thậm chí quyển thư pháp “Truyện Kiều” đồ sộ nặng gần trăm cân của nhà thư pháp Nguyệt Đình triễn lãm lộ thiên ở Phu Văn Lâu Huế nhân Festival năm 2002.
            Những tưởng đã trôi xuôi theo dòng thời gian hình bóng ông đồ gàn bán chữ mỗi độ xuân về trong bài thơ bất hủ của Vũ Đình Liên: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ???
 
            Thế rồi bắt đầu chú ý từ khi “ta về ta tắm ao ta”, khi tiếp xúc với nhà thư pháp, đúng hơn tài năng thư pháp Hoàng Trung. Khi thì ở nhà riêng của anh trong thị xã Quảng Trị lúc đang luyện bút. Khi ở làng quê anh, nơi anh đã có cuộc trưng bày thư pháp nhân ngày làng đón nhận bằng công nhận di tích quốc gia đình làng Câu Nhi. Khi ở phiên chợ đình Bích La mùng ba tết anh vừa cặm cụi viết, vừa hí hững trao lộc chữ đầu xuân. Và ấn tượng nhất là vào một buổi chiều mưa xuân dưới chân tượng đài Thành Cổ Quảng Trị, nơi Hội Văn học nghệ thuật chọn làm lễ hội ra mắt ngày Thơ Việt Nam, thư pháp gia Hoàng Trung tự nguyện dự phần vào ngày Thơ Việt Nam bằng một cuộc trưng bày thư pháp khiêm nhường. Nhưng rồi khi lễ hội diễn ra, nghĩa là trong không  gian giao cảm của nhà thơ ca, những nhà tổ chức nhả thơ, thả những câu thư pháp chấp chới bay trên bầu trời như những cánh diều thơ thì tôi bỗng ngộ ra nhiều điều…

Sâu thẳm mạch nguồn Ô Lâu

11/07/2023 lúc 08:57

 Nếu nói rằng qua bao thăng trầm của lịch sử, làng là nơi bảo tồn tinh túy, là hồn của văn hóa dân tộc để vận vào làng Câu Nhi thì có thể thấy đây là một làng quê của miền Trung còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa, người dân nơi đây từ bao đời nay luôn tôn trọng sự học. Theo mạch nguồn đó, sáng mai nay tôi lần tìm về…

Đỉnh Ba-Rai cao vút

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi lên Cù Bai vào những ngày cuối Đông. Không còn phải ngồi xe gát đặc chủng của bộ đội Biên phòng rẽ cây rừng mà đi. Cũng không phải ngược sang đất bạn Lào, vòng về lội sông, cắt rừng đến mệt nhoài cả ngày đường nữa. Đường Trường Sơn huyền thoại đã thông thương từ Bắc vào Nam. Những cung đường rải nhựa phẳng lỳ, uốn lượn lên dốc, xuống đèo, vòng theo chân núi, vượt qua bao nhiêu núi đồi hùng vĩ của miền tây Khe Sanh, Hướng Hóa. Xe chúng tôi dừng chân bên đỉnh Mù Sương, ngắm cảnh đẹp mê ly khi đèo Tà Rưng được chẻ làm đôi cho con đường vươn dài về phía trước. Mãi ngắm cảnh núi rừng hùng vĩ của Trường Sơn, tôi không biết mình đã ở bên bờ sông Xê Băng Hiêng. Chiếc xe nghiệp vụ của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh không qua cầu mà chở chị em chúng tôi lội ào qua sông. Nước réo ràn rạt hai bên thành xe, qua những quãng sâu, nước như chực ào qua cửa xe trông đến là thích.
 
Sau gần hai giờ đồng hồ, từ đồn Biên phòng Sen Bụt 609, đúng ba rưỡi chiều, chúng tôi đã có mặt ở đồn Biên phòng Cù Bai. Ở Đông Hà, buổi sáng, trước khi xe chuyển bánh, Phó tổng biên tập Báo Quảng Trị Trương Đức Mính Tứ đến chào chúng tôi, chúc một chuyến đi vui vẻ. Anh còn dặn chị em trong CLB nhà báo nữ: Các chị nhớ mặc cho thật ấm. Biên giới mùa này lạnh lắm. Đông Hà đang lạnh mười hai độ, mưa bụi bay ướt áo. Bây giờ, chúng tôi đang đứng trước cổng đồn Biên phòng Cù Bai, trời như chiều lòng, không mưa lạnh, ửng một chút nắng cuối chiều...

Đất xương rồng

11/07/2023 lúc 08:57






V





ới Quảng Trị thì Hải Lăng là miền quê “đi trước, về sau”, bởi “mùa hè đỏ lửa” 1972 Quảng Trị đã giải phóng rồi mà mãi đến Đại thắng Mùa Xuân 1975 Hải Lăng mới kịp về đoàn tụ cùng quê hương.
            Lịch sử đã chọn đất này làm điểm tựa! Trước là Vĩnh Linh, Do Linh, rồi đến lượt Hải Lăng… những điểm tì vai trên khúc oằn đòn gánh miền Trung quê ta đã nhân danh dân tộc đỡ lấy nhát “đoạn trương” giang sơn. Hai mươi năm đằng đẵng với hai vết chém oan nghiệt trên thân quê, có nỗi đau nào hơn thế? Chắc chắn là không, bởi dẫu lịch sử có sang bao nhiêu trang, dẫu ngày mai có huy hoàng sáng chói đến bao nhiêu cũng khó làm cho đôi mắt mệ Mít ở Hải Phú tươi lại khi bức tường nhỏ của ngôi nhà mệ dường như phải oằn mình mới đỡ nổi gần mười tấm bằng Tổ quốc ghi công người chồng và bảy đứa con hy sinh trong những tháng năm tàn khốc ấy. Không riêng mệ Mít, ở đất này còn có hàng trăm bà mẹ, hàng ngàn người vợ đã đứt ruột hiến chồng, hiến con cho cuộc sinh tử vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc vì nền độc lập, tự do. Một cái giá đâu chỉ phải trả bằng máu, mà cả nỗi đau đớn tột cùng dai dẵng cho đến tận muôn sau.
 
            Nhắc đến Hải Lăng, có rất nhiều cái tên ví von về vùng đất này, rằng đất anh hùng, đất lịch sử, đất lúa nhưng lãng mạn nhất và cũng thực tế nhất là: Đất xương rồng!...

Mười năm và ba mươi năm

11/07/2023 lúc 08:57

            1- Thấm thoát đã ba mươi năm đi qua, ba mươi năm kể từ ngày mùa xuân 1975, mùa xuân chiến thắng, cái mùa xuân “bao năm vẫn đợi chờ mà niềm vui cứ đến bất ngờ”. Khi ấy tôi mười tuổi, và tôi chưa đủ lớn khôn để hiểu tuổi thơ tôi đã may mắn ra khỏi cuộc chiến.
            Mười tuổi, chỉ bằng tuổi con gái tôi bây giờ
 
            Mười tuổi của con gái tôi bây giờ là chơi games nhoay nhoáy trên computer, khi bố bận bịu có thể vào mạng internet để check mail (kiểm tra thư điện tử) giúp cho bố. Mười tuổi cháu đã được đi chơi nhiều nơi chốn Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, Hội An… đã đi tàu hỏa, máy bay,… cháu cũng chỉ là một đứa trẻ bình thường và tôi không hề có ý khoe về những gì con gái yêu của mình đã có được… Cái tuổi lên mười của con gái thức dậy trong tôi bao cảm thức trước cuộc đời, trước những trăn trở về cuộc sống, nhưng thẳm sâu trong ấy, mỗi ngày bình yên hôm nay đều mang đến những hạnh phúc giản dị, vẻ đẹp đôn hậu của cuộc đời mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Và những hồi ức bé thơ trong tôi khi nghĩ về tuổi lên mười của cha và con chợt bật ra khi một chiều ngồi coi tivi cùng con gái…

Đakrông bây giờ… và dự cảm

11/07/2023 lúc 08:57






L





ùi lại về thời gian cách đây vài năm trở về trước khi huyện Đakrông chưa hình thành, thì trung tâm huyện lỵ km 41- 42 đường 9 chỉ là một vùng hoang vắng. Sau này thì có lèo tèo vài cái nhà ở của dân trong vùng lau lách đìu hiu pha chút trăn trở của đất trời và lòng người ở đây.
            Lịch sử không bao giờ chán nản. Cái gì đến đã phải đến. Huyện Đakrông được thành lập, huyện lỵ Đakrông ở km 41- 42 đường 9 xuất hiện và tất nhiên những ý tưởng hình thành của một huyện về cơ sở vật chất, của hạ tầng kiến trúc cũng đang từng bước phôi thai những nét dáng vóc ban đầu.
 
            Bao năm trôi qua ngắn ngủi mà diệu kỳ bay bổng như một chuỗi thời gian kéo theo bao điều thiêng liêng. Huyện Đakrông xuất hiện như một cô gái mới trưởng thành ở miền sơn cước tươi duyên. Ở ngay tại trung tâm huyện lỵ đã có cái chợ vùng cao 41 nhộn nhịp người mua, kẻ bán đã và đang hòa nhập cơ chế thì trường mở cửa, đây là điều kỳ diệu hóa thân từ cái chưa có, ngoài sự tính toán, ngoài sự tưởng tượng của bao người… Và ai ngờ giờ đây ở trung tâm huện lỵ có 2 km đường điện chiếu sáng như một vạch nối giữa quá khứ và tương lại, đường điện chiếu sáng như một dải sao đêm trên mặt đất, xua tan bóng đêm tĩnh mịch của núi rừng. Ánh điện bây giờ không còn toả sáng một ánh đuốc bập bùng trong đêm tối gian lao; ánh điện đêm đêm ngời sáng đem lại văn minh cuộc sống. Điều đó như nói lên sự nối tiếp của ánh sáng lý tưởng mà cả dân tộc ta đánh giặc giải phóng quê hương, để có hạnh phúc cho ngày hôm nay...

« 5152535455 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground