Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 24/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Nắng gió Cao Nguyên

11/07/2023 lúc 08:57

          I. Theo tiếng gọi của rừng, hai mươi năm sau tôi lại lên vùng Đăkrlấp.
       Mùa mưa. Những con đường trơn như đổ mỡ. Chiếc Dream của anh Tưởng không đóng xích xe đạp bánh sau, đổ dốc tuồn tuột. Hết xuống lại bườn lên. Cứ luồn theo những lô cao su mà đi. Mắt chạm tấm biển “Vùng đệm rừng Nam Cát Tiên”, vẫn chỉ thấy cà phê và cao su, và ong óng màu đất đỏ như vừa nhuộm xong. 

Tây Bắc - Những nẻo đường xuân

11/07/2023 lúc 08:57






Â





m vang của bài hát "Đường lên Tây Bắc xa xôi!" như còn đọng lại cho những ai đã một lần đến được cái: "Xứ Thái mù sương" đồi núi chập chùng hiểm trở mà đường giao thông huyết mạch duy nhất chỉ có quốc lộ 6, rải đá cấp phối, xe lên dốc vượt đèo bò chậm như rùa. Trong gió lạnh sương mù, miền Tây Bắc đứng sừng sững thành một khối cao chắc nịch.
Con sông Đà - sông lớn không kém sông Thao vạch một dòng chảy, chia Tây Bắc thành hai phần lãnh thổ gần như bằng nhau tạo thành con đường thủy tự nhiên từ đồng bằng đi ngược lên phía Tây. Ở vào thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiêu lục" mô tả về Trấn Hưng Hóa khi xưa, đã viết về sông Đà: "Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà Giang độc bắc lưu" -  Nghĩa là "mọi con sông đều chảy ra biển Đông, chỉ riêng sông Đà ngược lên phía Bắc". Chứng tỏ người xưa đã có cái nhìn toàn diện về núi sông, đất nước! "Dòng sông Đà chảy về xuôi, đem niềm vui cho mọi người". Câu hát hôm nay để ta có cái nhìn thực tế hơn về dòng sông lắm thác nhiều ghềnh sẽ bị ngăn lại làm hồ chứa nước, cung cấp nguồn điện năng vào đầu thế kỷ này. Công trình thủy điện Sơn La lớn nhất đất nước đang khởi công xây dựng. Tôi cứ miên man về dòng sông thì đến chỗ suối Rút thuộc huyện Đà Bắc, chảy theo hướng Tây - Đông, đến thị xã Hòa Bình thì quật lên Bắc rồi nhập vào sông Hồng Quảng Trung Hà (Sơn Tây)....

Trước mặt là dòng sông

11/07/2023 lúc 08:57

 Sông Hiền Lương...
 Tôi vẫn giữ thói quen nhớ đến sông này mỗi khi trong tâm mình có những chuyện buồn. Chẳng phải vì tôi sinh ra ở miền quê bên sông, cũng chẳng phải bởi sông đã sống trong tôi quá nhiều kỷ niệm. Mà có gì khác thế. Điều gì ư, tôi cũng không thể biết. Đời sống tâm linh của loài người quả là khó hiểu, có điều muốn quên, chẳng quên, có điều không nhớ, lại nhớ... Một lần lâu rồi, tôi đi thuyền dọc sông từ Cửa Tùng ngược lên Bãi Hà. Thủa ấy rừng chưa bị cấm, chúng tôi chặt củi về xuôi bán lấy tiền vào năm học mới. Mùa hạ cao xanh, sông xanh thẩm, trời xanh thẩm, gió nồm nam rười rượi... nhưng trí óc tôi lúc ấy chẳng như bây giờ, không cảm nhận gì nét thuỷ mặc Hiền Lương, chỉ là trí óc một thằng trai mười sáu tuổi giữa thời bao cấp, đói nhiều, đêm nằm ngủ chỉ toàn mơ thấy cơm. Lũ chúng tôi có năm thằng như vậy. Ngày lên đường, mạ gói cho tôi đùm  gạo chừng chục “loong”, một bao sắn khô, ít mắm, ruốc, tép  - những thức ăn sản vật của biển quê. Năm thằng trai biển háo hức lên rừng. Riêng tôi đây là chuyến đi đầu tiên, còn với những bạn của tôi, chúng đã đi nhiều, từ khi chỉ mới chín, mười tuổi, thành ra tôi là cái đứa vụng về nhất bọn.

Thành Cổ- Không gian tâm linh, không gian dự phóng

11/07/2023 lúc 08:57






S





oi mình bên dòng sông Thạch Hãn, một dòng sông tâm thức (non Mai sông Hãn), một dòng sông tâm hồn (Không trong cũng thể nước nguồn Hàn chảy ra) của người Quảng Trị, thị xã Quảng Trị mang một vẻ đẹp riêng ít có ở các đô thị náo nhiệt khác, đó là một vẻ đẹp sử thi mà sâu lắng, bi tráng mà hiền thương, rộn rã mà xinh xắn.
Trên đất Thành Cổ, nơi “Huân chương khó đủ từng viên gạch”, nơi trong mùa hè đỏ lửa 1972, Mỹ ngụy từng ném xuống 80 vạn tấn bom với khối lượng chất nổ bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hi-rô-si-ma, Nhật Bản năm 1945, nơi ấy nhiều năm nay phố mới đã lấn dần hố bom và cỏ dại.

Chứng nhân Cam Lộ

11/07/2023 lúc 08:57






T





ừ chợ Cùa - trung tâm thương mại, hành chính của xã Cam Chính, đi chừng hai cây số nữa thì đến một khu đất rộng, bằng phẳng như một sân bay dã chiến.
 
- Đây là Tân Sở. Ngày xưa vua Hàm Nghi từ Huế chạy ra đây xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân đánh Pháp…

Nhớ về anh

11/07/2023 lúc 08:57






H





 
ồi còn nhỏ, đang đi học trường làng, tôi có được nghe cha tôi và anh tôi nhắc đến ông Thông Nhuận với tất cả lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Trong tâm trí tuổi thơ tôi, hình dung ông Thông Nhuận là một người to, cao, có phép tàng hình thoắt ẩn thoắt hiện, đang làm những việc cứu nhân độ thế. Lớn lên, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tôi nghe các anh các chị nói anh Ba Duẩn tham gia lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ. Mặc dù ở xa trung ương, xa Bác Hồ nhưng những chủ trương của anh Ba rất phù hợp với đường lối kháng chiến kiến quốc của Đảng. Anh em thường ca ngợ anh Ba là "hai trăm ngọn nến", "một nghìn ngọn nến".

Nơi gió lào đi qua

11/07/2023 lúc 08:57






T





ừng cơn gió cào xé mặt đất xới tung cát bụi bốc lên thành nắm ném về tứ phía, kèm theo là hơi nóng ràn rạt tạp vào da thịt. Những vạt sim mua đang vào mua hoa se sắt lại vì nắng và hanh, màu xanh của lá cũng bị phủ một lớp bụi nhợt nhạt. Hai giờ chiều. Mặt trời chênh chếch xía từng tia nắng gay gắt xuyên qua lần áo dày quỵch quện sánh mồ hôi và lấm lem cát bụi bốc lên một thứ mùi gằn gằn rất đặc trưng của lính.
- Đây chưa phải là gió nhập ngoại xịn đâu. Mới chớm vào mùa thôi. Anh chị ở đây thêm vài ngày nữa sẽ được thưởng thức gió ngoại một trăm phần trăm. Tham mưu trưởng trung đoàn 19 vừa nói với chúng tôi vừa ngồi vào vị trí trưởng ban chỉ đạo bắn đạn thật cho lớp chiến sĩ mới năm 2003.

Một phía Sê Pôn

11/07/2023 lúc 08:57





K





hởi thủy từ một đỉnh cao của Trường Sơn, Sê Pôn không để về phía biển Đông như những con sông khác của miền Trung. Con sông không nổi tiếng về sự dài rộng mag quanh co uốn lượn dưới những dãy núi trùng điệp của Trường Sơn Đông, ngược về phía mặt trời lặn, qua xứ sở Chăm – Pa để nhập vào sông Mê Công vĩ đại. Ở một phần đất phía tây Quảng Trị tiếp giáp với Salavan và Savannakhẹt, hai tỉnh nước Lào anh em, dòng chảy của Sê Pôn được chọn làm biên giới hữu nghị của hai quốc gia, vốn có sự gắn bó láng giềng thân thiện và tình cảm “Sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long” bấy lâu nay. Uống nước Sê Pôn, tắm nước Sê Pôn, người dân hai phía con sông biên giới nay vẫn coi mình là con chung của Mẹ Trường Sơn, một tiếng ới gọi bình thường cũng đủ vọng sang bờ bên kia, đủ “bỏ” vào nhau những buồn vui thường nhật. Bờ bên này bờ bên ấy, Sê Pôn đều có những người con của núi, của sông mang họ Hồ như bà con ở  ban  Azơi đớ mà tôi được anh em bộ đội biên phòng dẫn tới thăm, này vậy.

Người khơi dậy tiềm năng Bàu Thủy Ứ

11/07/2023 lúc 08:57






N





ếu ai đã từng một lần đến Vĩnh Tú quê hương tôi, mảnh đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, chiếc nôi của quê hương nói trạng Vĩnh Hoàng, nổi tiếng với những vườn dưa đỏ ngọt lành, bát nước chè xanh “đứng đũa”, hẳn không quên hình ảnh con sông nhỏ khiêm nhường nằm ở phía đông bắc xã, với tên gọi thân thương, bình dị: Bàu Thủy Ứ - địa danh một thời là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Là địa điểm an toàn cho các cơ quan sơ tán, các đơn vị bộ đội tập kết chuẩn bị vào Nam. Con sông nhỏ hiền hòa ấy đã từng trải qua bao nhiêu thăm trầm biến đổi của thời cuộc, giờ đây đang từng bước hồi sinh trong công cuộc đổi mới của quê hương. Nhất là trong những năm gần đây, người dân quê tôi bắt đầu có những ý tưởng mới để khai thác tiềm năng cũng như những nguồn lợi từ bàu. Một trong những  thế mạnh của bàu Thủy Ứ đã được phát huy và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó là việc trồng sen ở bàu Thủy Ứ, vừa lấy hạt làm giàu, vừa khôi phục cảnh đẹp cho quê hương.

Người Bích La

11/07/2023 lúc 08:57






V





ề làng Bích La Triệu Đông – Triệu Phong bây giờ ngoài con đường từ Thành Cổ Quảng Trị của Tám mươi mốt ngày đêm lịch sử còn có thể rẽ từ Quốc lộ 1, thị trấn Ái Tử, nơi một thời là Dinh Cát của Nguyễn Hoàng, qua cầu An Mô, ngược theo kênh Nam Thạch Hãn, rồi băng qua cánh đồng chừng ba cây số là về tới đầu làng. Địa danh Bích La gồm ba thôn: Bích La Đông, Bích La Trung, Bích La Nam, cùng với thôn Nại Cửu hợp thành xã Triệu Đông. Đây là ngôi làng hình thành cách đây gần 500 năm, là một trong những làng có lịch sử hình thành sớm so với các làng ở Đàng Trong từ những đợt di cư người phía Bắc vào các vùng phía Nam Đèo Ngang.

Cảm nhận Ô Châu

11/07/2023 lúc 08:57


Thực ra Quảng Trị ngày nay không chỉ là Ô châu xưa, bởi vùng đất này vào thế kỷ 10 là khu vực của bốn châu: Châu Ma Linh, châu Địa Lý, châu Ô, châu Lý. Nhưng khi đặt chân đến địa phận Quảng Trị tôi cứ muốn gắn nó với châu Ô, cứ muốn lấy châu Ô xưa gọi thay cho cả vùng đất này. Có thể vì châu Ô vốn hằn sâu trong kiến thức sử học của tôi là một Ô châu ác địa. 

Luồng sáng

11/07/2023 lúc 08:57






D





ưới ánh sáng lờ mờ của đường hầm. Người đàn ông vịn hai tay vào thành và dò dẫm từng bước đi trong câm lặng. Tiếng của người hướng dẫn viên vọng lại từ phía trước, hình ảnh của hiện tại cùng với những tưởng tượng về quá khứ cứ hòa lẫn trong tôi. Một cái hố nhỏ dưới chân làm tôi giật mình. Như chột dạ, tôi vội bước nhanh: “Ông có đi được không để cháu dẫn?”. “Không có chi mô, tui nhắm mắt cũng đi được mà!”
Bước ra khỏi cửa hầm, nhiệt độ thay đổi, tôi đứng lại để lấy cân bằng và để thích nghi với không khí hiện tại. Ông cũng đang đứng né sang một bên, tựa vai vào thành cửa, khuôn mặt già nua, mái tóc đã muối tiêu, tạng người khắc khổ, nhìn ông như một cây lim già cắm rễ sâu trong lòng đất. Tôi bàng hoàng khi nhận thấy đôi mắt ông không còn nhìn thấy được. Vậy mà tại sao trong bóng tối ông lại có thể bước đi tự tin như vậy. Một cháu bé chạy lại và dắt ông đi. Hai bóng người một già một trẻ mất hút vào dòng người. Định chạy theo hỏi chuyện, có thể còn biết thêm điều gì đó ở ông. Tiếng người hướng dẫn viên lại vang lên: “Nguồn gốc hệ thống này gồm ba địa đạo chính: Địa đạo của đồn công an vũ trang 140, địa đạo của Vịnh Mốc và địa đạo của Sơn Hạ. Sau này ba địa đạo được nối luôn với nhau thành một hệ thống liên hoàn khép kín, có tổng chiều dài 1701 mét, với mười ba cửa ra vào, trong đó bảy cửa thông ra biển và sáu cửa thông lên đồi”... 

Có một người con ly hương

11/07/2023 lúc 08:57

Lời dẫn: Ma tuý đã trở thành mối hiểm hoạ của cả cộng đồng. “Cái chết trắng” ngày nay là mối đe doạ thường xuyên đối với con em chúng ta. Hãy nói không với Heroin và trừng trị thẳng tay những kẻ buôn ma tuý. Để giành giật lại mạng sống của những con nghiện, ở giữa một vùng xa xôi của Định Quán, có một cơ sở cai nghiện ma tuý đã thực hiện thành công cắt cơn bằng phương pháp châm cứu của Anh hùng lao động - giáo sư tiến sĩ Nguyễn Tài Thu.





1





. Người trong chuyện kể rằng: Chắc mọi người còn nhớ “Mùa hè đỏ lửa” năm 1972, khi mà cái cầu Hiền Lương hiền như dòng sông Bến Hải là nỗi đau chia cắt đất nước. Quảng Trị đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn hơn bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, thời đánh Mỹ. Gia đình tôi may mắn thoát chết trên “Đại lộ kinh hoàng”, đoạn từ ga Mỹ Chánh ra Cầu Trắng. Tôi và bầu đoàn thê tử ra đi, thực chất là chạy loạn, bỏ lại sau lưng mình cái làng Trà Liên yêu dấu, nơi chôn nhau cắt rốn và tôi cất tiếng oa oa chào đời, bỏ lại dòng sông Thạch Hãn thân thương đã tắm mát cả quãng đời thơ dại của tôi. Trà Liên đã đi vào lịch sử đánh Pháp với trận đánh công kiên rạng sáng ngày 27.6.1951, bộ đội tiểu đoàn 230 quyết san phẳng đồn để khai thông con đường huyết mạch giữa chiến khu Ba Lòng với vùng đồng bằng Triệu Hải. Trận này, ông chú của tôi hy sinh.
Tôi được cha mẹ sinh ra trong năm Ất Hợi (1935) – Năm triều đình nhà Nguyễn vui mừng khôn xiết khi hoàng tử Bảo Long ra đời, nhưng chẳng bao giờ nối được ngôi vua cha. Đức Kim thượng Bảo Đại – vị vua cuối cùng của một triều đại kéo dài gần nửa thiên niên kỷ, với chín đời chúa và mười ba đời vua (1558 -1945) đã phải “thoái vị” để nhường sứ mệnh lịch sử cho một thời đại mới. Thời đại Hồ Chí Minh.
.............
 

Chưa có gió lào

11/07/2023 lúc 08:57






G





ần đến ngày tôi rời Quảng Trị, có một người ở Quảng Trị nói với tôi:
- Lẽ ra chị phải ở lại thêm ít ngày nữa, vì vẫn còn một món đặc sản của Quảng Trị mà chị chưa được hưởng. Chị biết món gì không?
- Gió lào?
- Đúng đúng – Người ấy cười tự hào – Đến đây mà không biết gió lào thì…
Không sao, tôi nghĩ, dịp khác tôi sẽ còn trở lại đây để hưởng gió lào. Trước khi đến đây tôi cũng đã được cảnh báo về hai món đặc sản của Quảng Trị là gió lào và ớt. Người ta còn thêm thắt rằng: đến Quảng Trị nếu thấy trẻ con khóc thì đừng cho kẹo, hãy cho nó một trái ớt nó sẽ nín ngay. Hoặc khi nấu cháo bột cho trẻ, có thể không có thịt cá cũng được, nhưng phải nhớ trộn vào một thìa ớt bột! Nghĩa là người Quảng Trị ăn ớt từ khi còn nằm trong nôi. Nghe vậy làm tôi nghĩ ngay đến cái sự cay của Huế, vì có lần tôi cùng một chị bạn quê Khánh Hòa đã phải vất vả chiến đấu với tô bánh canh cá ở Huế, cả hai chị em đều nước mắt nước mũi giàn giụa, môi miệng đỏ rực lên như phải bỏng. Ấy vậy mà trước khi chúng tôi đến ai cũng nói là Huế ngọt. Không hiểu sao người ta ăn cay thế mà giọng nói là ngọt thế.
Nhưng Quảng Trị thì không hẳn như tiếng đồn. Khi đã đến đây rồi thì tôi chỉ thấy đó là cách nói theo định kiến, nói theo kiểu “sáng tác”. Bằng chứng là các bữa ăn ở nhà nghỉ Công đoàn tại Cửa Tùng rất ít cay, tuy nhiên bữa nào trên bàn cũng có thêm một dĩa nhỏ đựng ớt trái và tiêu non (những nhánh hạt tiêu này mới thật lạ và thú vị). Mấy quán cháo bún phở ở Cửa Tùng, Đông Hà, Khe Sanh cũng không cay hơn các nơi khác dọc dải Nam Trung Bộ mà tôi được biết. Ngay cả bữa cơm thường ở nhà một người dân làng biển, có những món vốn cay ớt nhất là mắm nêm và canh cá, thì cũng chỉ cay cay vậy thôi...

Trường Sơn...ngàn lẻ một đêm

11/07/2023 lúc 08:57






K





ể từ buổi sáng tháng tư lịch sử năm 2002, khi Thủ tướng Phan Văn Khải tay cầm cán xẻng, đứng trên bến phà Xuân Sơn phát lệnh khởi công đường Hồ Chí Minh cho đến nay đã qua một ngàn ngày đêm. Ngàn ngày đêm trên ngàn cây số hẵn có ngàn câu chuyện đang viết, đáng kể hơn cả ngàn lẻ một câu chuyện mà nàng Sêhêradat đã kể cho nhân loại nghe từ thế giới người Ả Rập cổ xưa.
Chúng tôi bắt đầu một cuộc vượt Trường Sơn những ngày cuối năm trong mưa dầm gió bấc từ bờ Nam con sông Ngàn Sâu trên đất Hà Tĩnh, đi qua Quảng Bình, Quảng Trị, nơi đường Hồ Chí Minh chia ra hai nhánh ôm lấy hai sườn tây, đông Trường Sơn rồi vào tận đường 9 xuyên Á. Cuộc “hành quân” không phải dưới mưa bom bão đạn, không phải đá tai mèo và chiếc gậy Trường Sơn cũng chỉ “trích đoạn” hơn 400km trong chiều dài ngót 1241,3km được thi công trong giai đoạn 1, bằng xe Land Cruider 4500. Quả là một chuyến dạo chơi, vậy mà những gì cảm thấy giữa điệp trùng sơn cước thực khiến xốn xang, bồi hồi.
Có lẽ trên suốt tuyến đường Hồ Chí Minh thì đoạn qua khu vực Bình Trị Thiên này là khó nhất bởi lắm sông nhiều suối và cơ man vực thẳm, núi cao. Có những con sông rộng, nước hỗn như sông Long Đại, sông Gianh ở Quảng Bình, lại có những ngọn đèo cao hơn một ngàn mét, quanh năm mây phủ như đèo Sa Mu ở Quảng Trị. Người xưa kể lại rằng chốn bồng lai ẩn hiện trong mây. Nếu vậy, coi như tôi đã lên đến đó và gặp được những “Tiên ông” bằng xương bằng thịt trên đỉnh Sa Mu là những chàng công binh Lũng Lô và ở chốn “thần tiên” này họ phải đối mặt với ngàn vạn gian lao vất vả. Suốt năm trong mây, làm việc trong mây, ăn trong mây và ngủ cũng trong mây. Tiên cảnh đâu không thấy, chỉ rặt ẩm ướt và giá lạnh, cách mười mét đã không nhìn thấy nhau. Các “tiên ông” mới qua tuổi hai mươi kể với chúng tôi họ thèm nhất là được thấy mặt trời và tiếng con gái. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh giáp Tết năm ngoái cả công trường cầu Xuân Sơn bắc qua sông Son đang hừng hực khí thế thi đua vượt tiến độ để mừng Đảng, mừng Xuân thì bỗng nhiên mũi khoan cọc nhồi đường kính 1,2 mét thình lình đụng…........
 

Hoài niệm màu xanh

11/07/2023 lúc 08:57






Q





uê tôi - Làng An Nghĩa, vùng ven thị xã Đông Hà. Đến tuổi tôi học trường làng do ba tôi dạy. Ba tôi là một trong vài ba đảng viên Cộng sản và là Bí thư đầu tiên của xã Cam Thanh. Ông  hy sinh tháng 8.1947 trên đường về vùng địch hậu; rồi tôi vào trường Sainte Marie Đông Hà. Kỳ thi Primaire năm 1945 được tổ chức tại huyện lỵ Cam Lộ, nhưng không tuyên bố kết quả được vì cách mạng tháng Tám nổ ra. Tản cư trở về, bốn năm sau tôi được mẹ cho phép, sắp đặt để theo chị lên chiến khu Cùa học tập và thi tốt nghiệp tiểu học. ..............

Người đặt tên tôi

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ại hội của những người làm báo quê hương khai mạc trọng thể và ấm áp. Lòng tôi vui như có sóng cồn của cơn bão mùa xuân, nhưng có những giây phút xao động. Bởi thiếu vắng một gương mặt thân quen, một người làm Báo Cách mạng thời chống Mỹ cứu nước.
Trong hai tập sách “Chân dung các nhà báo liệt sĩ” do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản năm 1996 và 1998 không có tên anh. Năm ngoái, nhân ngày Báo chí Việt Nam 21.6.2004, Hội Nhà báo Việt Nam truy tặng huy chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho anh. Hội nhà báo Lâm Đồng được ủy quyền trao huy chương và các bức ảnh mới tìm thấy đến người em trai của anh là một bác sĩ ở Bệnh viện Đà Lạt. Anh mới được Nhà nước suy tôn liệt sĩ, nhưng ngày suy tôn là 29 - 5 - 1972, cách đây 33 năm.
Tên anh là Đặng Bá Sô, nguyên phóng viên Thông tấn xã Giải phóng, phóng viên báo Quyết Thắng khu Trị Thiên - Huế, rồi phóng viên báo Cứu Nước (Quảng Trị) trước khi hy sinh.
Đặng Bá Sô quê ở làng Cu Hoan, xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng. Cậu học trò xuất sắc trường trung học Nguyễn Hoàng những năm 60 này vừa lo kiếm ăn, vừa lo nuôi hai em trai ăn học vì cha mẹ mất sớm. Nhưng rồi đã đến cái tuổi phải chọn lựa trước “đôi dòng nước”. Đất trời quê hương bấy giờ đang rộn rã vào Xuân và đâu đó dội lại âm hưởng trầm hùng của mùa xuân Mậu Thân 1968. Đặng Bá Sô dứt khoát ra đi, chỉ dặn các em có một câu (anh kể lại khi chúng tôi quen nhau): “Nếu không học được nữa thì đi theo con đường của anh”............

Trong âm vang Cồn Cỏ

11/07/2023 lúc 08:57



Biển chiều khoe màu hoa tím/ Cồn Cỏ khoe màu hoa phong ba... Lời hát ngọt ngào thiết tha của một nam ca sĩ cất lên trong chương trình văn nghệ chào mừng Lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ làm lòng tôi rưng rưng. Người bạn đồng nghiệp thấy tôi mắt ầng ậng nước, liền hỏi: "Em không vui?". "Sao lại không vui chứ!". 

« 5253545556 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

25/04

25° - 27°

Mưa

26/04

24° - 26°

Mưa

27/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground