Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 20/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Thương nhớ Hoàng Sa

11/07/2023 lúc 08:57












 đảo Lý Sơn - huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, nhiều người già vẫn còn lưu giữ những ký ức, những câu chuyện lưu truyền về một hải đội Hoàng Sa kiêu hùng thuở xưa. Đình làng Lý Vĩnh, cổng làng An Vĩnh rêu phong cổ kính còn cất giữ kỷ niệm những buổi lễ tiễn đưa đoàn thủy binh lên đường ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, cũng chính là những đứa con trai của làng. Đa số họ đã không trở về. Người già kể, xưa, làng đã lập lăng thờ những người đã khuất, những người đã hiến dâng cuộc sống thanh xuân của mình cho chủ quyền của Tổ quốc, nhưng mấy chục năm chiến tranh loạn lạc, thế cuộc đổi thay, lăng thờ đã trở thành phế tích. Nhưng nhân dân vẫn không bao giờ quên trong ký ức, đến tiết xuân hàng năm vẫn tổ chức cúng lễ nghiêm trang, nhằm nhắc nhở cháu con không được quên công đức của tiền nhân, không được quên Hoàng Sa là một phần máu xương của Tổ quốc. Có câu đối được khắc ghi trong tâm khảm các bậc túc nho của làng: "Ân đức dựng xây miền đảo Lý. Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa".
Lần giở lại sử cũ, Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn viết rằng: "Nhà Nguyễn thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở An Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp mỗi người sáu tháng lương thực. Họ chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển cả ba ngày ba đêm mới đến đảo Hoàng Sa...

Nơi con sông Hồng chảy về đất Việt

11/07/2023 lúc 08:57






C





ơn mưa trắng trời tháng chín không làm chậm bước chân tất bật, nhọc nhằn của những cư dân miền biên ải cho một ngày mưu sinh nơi vùng đất được mệnh danh là chốn phiên dậu của đất nước. Chỉ có tôi là nhàn tản thả rơi từng bước chân trên cầu Cốc Lếu trong mưa mà ước ao được ngắm một trời hóa gạo tháng ba rực đỏ đôi bờ con sông Hồng. Để mường tượng mình là chàng trai (hai cô gái) dân tộc Giáy thuở đất này còn hồng hoang có thể trong một lần lạc bước giữa rừng gạo bừng nở sắc hoa đã cảm khái reo lên bằng thổ ngữ Giáy “Coóc réo” có nghĩa là cây gạo. Miền đất “Coóc réo” được đọc trại thành Cốc Lếu rồi bây giờ thành địa danh để đặt tên cho chiếc cầu Cốc Lếu qua sông Hồng bốn mùa ngầu đỏ phù sa mà nối nhịp mọi miền đất nước, thông thương qua cửa khẩu Lào Cai sang thị trấn Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam) rồi tỏa đi khắp nước Trung Quốc rộng lớn để mang ngoại tệ về làm giàu cho đất nước. Nguồn ngoại tệ ấy cũng góp phần xây dựng Lào Cai vốn xưa kia có tên là phố Lão Nhai (người Pháp khi đặt chân đến đây đã đọc thành Lao Kay bây giờ là Lào Cai) buồn vắng trong chiều mờ sương lạnh chỉ có loạng choạng móng va của một vài chú ngựa thồ lam lũ từ các châu, huyện xã xôi mang thổ sản xuống núi thành thành phố Lào Cai ngày nay phồn thịnh soi mình kiêu hãnh bên bờ “con sông Hồng chảy và đất Việt"...
 

Miền biên viễn chan hòa ánh sáng

11/07/2023 lúc 08:57






G





iữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, có những sư đoàn chủ lực chốt giữ trên những địa bạn trọng yếu để làm nhiệm vụ… xây dựng kinh tế! Thực ra là nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng – an ninh. Đoàn 37 ở huyện biên giới Hướng Hóa – Quảng Trị là một đơn vị như thế. Ký sự này khắc họa đôi nét khía cạnh khác của hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – người lính thời bình làm kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng biên giới hòa bình và phát triển trong thời đại hội nhập. Và những câu chuyện đời thường về con người, mảnh đất Trường Sơn huyền thoại…
I. Khi con đường Hồ Chí Minh CNH, HĐH mới đang được triển khai, mùa mưa, việc cơ động từ thị trấn Khe Sanh – Hướng Hóa vào đến trung tâm xã Hướng Phùng làm một điều như không tưởng… Chưa nói đến việc phải vượt qua đỉnh Mù Sương, bản Chênh Vênh để vào tận nơi các đội công tác của Đoàn B37 đang bám trụ để làm nhiệm vụ, thì càng khó khăn gian nan gấp nhiều lần. Hôm đó, chúng tôi được Phòng Chính trị Đoàn B37 ưu tiên bố trí một chiếc xe u oát chở nhóm làm phim với lềnh kềnh máy móc tiến vào Tà Rùng. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy các cán bộ đi cùng lúi húi chuẩn bị giày dép, ủng, ba lô, áo mưa cho cả nhóm. Thắc mắc, đã ngồi ô tô rồi còn chuẩn bị áo mưa để làm gì? Các anh mỉm cười: Đề phòng xe nằm lại giữa đường thì cắt rường cuốc bộ mà điQuả thật sau này đún như vậy. Chiếc xe đã chiến gài hai cầu, ì ạch bò tiến lên từng mét, một ngày hành quân không vượt được quãng đường ba mươi km. Bánh xe quay tròn quá nhiều trong bùn đất, 6 cái bu loong bị lỏng ra, đến lúc văng cả bánh sau ra ngoài mà không ai biết. Thấy bỗng dưng có cái bánh ô tô phóng rần rật xuống dốc, anh em ngồi phía sau hét lên, đồng chi lái xe cứ tưởng chuyện đùa, nhân ga phóng tiếp…

Đất Việt giữa trùng dương

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





êm đầu tiên ra thăm Trường Sa không ngñ được, tôi tìm lên boong tàu HQ 957 để ngắm biển. Từ phía chân trời, trăng mười sáu tròn vành vạnh, dát bạc trên mặt sóng biển lấp lánh đẹp đến mê hồn. Trăng sáng đến nçi chúng tôi có thể nhìn thấy được những con cá chuồn bay la đà trên mặt sóng biển. Cứ thế, trăng, biển, sóng và hương vị mặn mòi của biển khơi làm ngẩn ngơ những người lần đầu ra với đại dương.
HƠI ẤM ĐẤT LIỀN NƠI ĐẢO XA

 Sáng, biển lặng sóng. Tàu thả neo. Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, chúng tôi - những thành viên đoàn các nhà báo trong nước ùa ra mũi tàu. Tất cả đều ngỡ ngàng sau hai ngày đêm vượt hơn 300 hải lý đã nhìn thấy hòn đảo xanh hiện lên trên biển buổi sáng mai. Đảo xanh, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi chạm đất Trường Sa Lớn. Cái chấm xanh từ xa bây giờ hiện hữu trước mặt bởi vô số cây bàng vuông, cây phong ba và cây bão táp, xung quanh doanh trại là những vuông đất được che chắn kỹ trồng đủ loại rau xanh...

Nơi trú ẩn cuối cùng còng gió Cửa Tùng

11/07/2023 lúc 08:57






L





ục xem mấy bức ảnh tư liệu cũ về Cửa Tùng - Nữ hoàng các bãi tắm, thấy lòng nhói tiếc: Ảnh của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Sỹ Sô chụp Cửa Tùng cát trắng ơ hờ, mấy chiếc thuyền nan thong thả nằm im nghỉ, hàng thùy dương xanh ngợi, biển xanh ngăn ngắt. Ảnh của Tuấn Huy chụp cầu vồng bảy sắc mọc trên sóng biển Cửa Tùng kỳ ảo. Lục xem tranh sơn dầu của họa sĩ Lê Văn Nhường vẽ Cửa Tùng: "Chờ đợi", "Cá về", "Ký ức Cửa Tùng" - thấy nôn nao hoài niệm về một quãng thời gian quan trọng của mình đã hút xa tầm mắt. Lục xem tùy bút của nhà văn Nguyễn Tuân tả biển Cửa Tùng, từ bãi cát trắng phau, đến rặng thùy dương xanh, một ngày nước biển Cửa Tùng đổi màu đến mấy lần, rồi Cửa Tùng xưa kia là khu nghỉ dưỡng của bọn thực dân, phong kiến, rồi nỗi đau chia cắt hai bờ sông tuyến - thấy lòng mình đau đáu. Lục xem sách giáo khoa Lớp 4 của Bộ Giáo dục và đào tạo: Cửa Tùng là chiếc lược ngà chải vào mái tóc xanh của biển cả - thấy lòng bâng quơ tiếc nuối tuổi hoa niên...

Những năm tháng những đời người

11/07/2023 lúc 08:57






M





ột lần ngồi vào chiếu để nghe canh quan họ là y như rằng lại thêm một lần được dẫn dắt vào mê cung của những tình cảm vừa lịch lãm vừa đằm thắm. Những khúc thức nhặt khoan vững chãi, những giai điệu vương giả bay lượn. Kìa những lời thở than mới bùi ngùi làm sao, chất phác làm sao. Đời sống một vùng đất vùng người mặn mà hiện ra với bao lớp lang tầng vỉa, ta chìm vào đấy để bắt gặp khuôn mặt tinh thần quê nhà.
Chàng buông dải áo em ra, Để em đi chợi kẻo mà chợ trưa, Chợ trưa rau sẽ héo đi, Lấy chi nuôi mẹ lấy gì nuôi em…Mình về em dặn câu này, Đâu hơn mình kết đâu bằng mình đợi chúng em.
Đã hẹn thế thì khó có đâu còn hơn nổi, ý tứ khôn ngoan không đâu hơn nổi, mà cũng chẳng đâu hơn nổi cái sức giăng mắc mỏng manh như tơ nhện mà thực lắm ràng buộc.
Dưới bóng giàn nhót của mảnh sân nhà đã bao lần tôi trãi chiếu mời trầu mời rượu, đã bao lần chủ khách ngồi đối ẩm đối tửu hân hoan quên cả sớm khuya. Áo sống mớ năm mớ bảy những mận những đào, cái cổ nghển lên để nhả lời, thon thả và kiêu kỳ như cọng lan cọng huệ, con mắt lấp lánh lửa, gương mặt ngời ngợi nồng nàn. Em là cây gừng cây cải, là giậu mồng tơi mọc hoang ngoài ngõ, mà lại đang là bà hoàng bà chúa trong lòng tôi. Mỗi lần nghe em hát lại thấy phải cảm ơn năm tháng, cảm ơn đất đai và tổ tiên, trong câu dân ca em hát có mang cái tình của muôn đời...

Ráng đỏ trên trời chiều Quảng Trị

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi thường nói với người thân, với bạn bè rằng: Từ lâu rồi, tôi có một ước nguyện là được một lần đến Quảng Trị, về Thành Cổ và nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn để kính viếng những linh hồn bất tử của các anh hùng, liệt sĩ đã xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nói thì dài dòng thế còn tôi chỉ nghĩ là phải đến ít nhất là hai nơi ấy. Đến để làm gì thì tôi có rất nhiều cớ buộc tôi phải đến, toàn những cớ không thể nói ra thành lời. Mỗi khi gặp tất cả những gì nhắc tôi nhớ lại cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược tôi lại nhớ đến hai địa danh ấy ở tỉnh Quảng Trị. Trước mắt tôi luôn hiện ra hình ảnh những chàng trai, cô gái tuổi mười bảy, mười tám, đôi mươi trên những tuyến đường, trên những chiến trường bời bời bom đạn. Nhất là nghe về cuộc chiến đấu của quân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ từng tấc đất Cổ Thành Quảng Trị. Tôi lấy làm tự hào vì được là những người cùng thời với các anh, các chị. Khi ấy tôi mới là cô bé mười bảy tuổi. Cô bé thôi, vì vóc người tôi nhỏ bé, đét đe như cậu con trai mười hai, mười ba tuổi thời bấy giờ nhưng tôi cũng có những tháng ngày phục vụ cho tiền tuyến lớn. Tôi cứ nghĩ, sự hy sinh, mất mát về cuộc sống của con người vì nghĩa cả dù anh hùng mấy cũng vẫn để lại nỗi đau, nỗi xót xa như muối xát lên vết cắt trên da thịt của người còn sống. Và vì thế người còn sống phải tự biết sống như thế nào để thực hiện tiếp những điều những người đã hy sinh chưa kịp làm, để không cảm thấy hổ thẹn...

Dấu ấn một thời

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ã bốn mươi năm trôi qua, nhưng gặp lại nhau tại Hà Nội nhân ngày hội khoá, không chỉ riêng tôi mà cả lớp văn, cả khoá, và cả thế hệ sinh viên đại học tổng hợp Hà Nội, những người đã sơ tán ở Thái Nguyên trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ vẫn giữ mãi trong tâm tưởng của mình một dãy núi với ba ngọn núi bá vai nhau ở chân trời.
Những ngày còn ở Vạn Thọ, tôi rất thích mấy câu thơ trong trẻo và đáng yêu của Phạm Ngọc Toàn:
Đường vào Việt Bắc đèo mây
Lao xao cành hoa lan trắng
Trung du nhớ sao mùa nắng
Bừng trên nương sắn chiều hôm
Ở nơi sơ tán, tôi đã nhiều lần đi bộ lên thị trấn Đại Từ, qua Đầm Mây, Kỳ Phú, xóm Chuối để thăm đồng hương Quảng Trị học cùng trường. Ở Kỳ Phú có cái chợ quê của đồng bào địa phương bỗng trở nên đông vui, náo nhiệt khi có sinh viên lên sơ tán. Phong phú nhất vẫn là măng tươi, nấm, chè mạn và cua đồng. Ở cổng chợ có một cái quán bán hàng ăn. Hấp dẫn nhất đối với sinh viên vẫn là món mỳ sợi nấu với cua đồng. Vì nó hợp với túi tiền của các cô cử, cậu cử, lại nhiều và ngon vì chúng tôi đang tuổi ăn, tuổi lớn mà lại thiếu dinh dưỡng...

Hơn cả nỗi đau

11/07/2023 lúc 08:57






“T





ôi nhớ”, ngày 10 - 8 - 1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man bậc nhất trong lịch sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”; cho tới khi kết thúc năm 1971, đã có khoảng 20 triệu gallon cũng như nhiều chất diệt cỏ dội lên “đầu” Việt Nam, tương đương với khoảng 170 kg đioxin - loại chất độc mà chỉ cần một muỗng cà phê cũng có thể giết hàng triệu dân thường. Điôxin, nó đe dọa trực tiếp đến sự sống của mỗi loài động vật khi gần 150.000 ha diện tích rừng bị tàn phá. Là vùng rừng dày đặc, Quảng Trị sớm trở thành một trọng điểm trong kế hoạch thiết lập “vành đai trắng” của giặc. Khoảng 15.000 nạn nhân, trong đó gần 2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng. Có hơn 1.500 ha rừng, hoa màu thời đó đã bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ thả xuống, chủ yếu tập trung vào hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ ngày nay… Những cánh rừng nối tiếp bám rễ vào đất như muốn hút hết chất độc còn lại để con người được nằm xuống yên bình, mà chẳng được. Rồi lớp lớp người từ chiến trường xưa kia bị nhiễm độc trở về, dẫu có “tích đức” hàng chục vạn năm vẫn không nắm lại được hình người của họ, của con họ, cháu họ và… đó là đỉnh cao, cũng là tận cùng của di chứng tội ác...

Đường xa

11/07/2023 lúc 08:57







C





huyến đi châu Âu vừa qua tôi đã dừng chân ở lại Vác-sa-va mươi ngày để làm lữ khách của cộng đồng người Việt sinh sống tại đó. Chả là tôi vẫn thường mong mỏi có một dịp như thế.
Các anh trong “Sứ” xếp sắp tôi về nghĩ chỗ anh Quán, tính thế là ý tứ lắm, vì họ đều biết hai chúng tôi là bạn cũ đã nhiều năm, Quán giờ lại đang là cán bộ đối ngoại phụ trách công tác người Việt ở nước ngoài.
Một căn hộ khiêm tốn trong một chung cư khiêm tốn do Sứ quán ta đứng ra thuê lâu dài. Ngành ngoại giao cứ vài năm lại một lần luân chuyển cán bộ, người về kẻ đến, chỉ ngôi nhà là vẫn đứng đó, xem chừng ngày một già nua. Tôi để ý mấy vòi nước trong nhà cái thì khô rang cái lại tong tỏng chảy, nắm giẻ băng bó quanh nó lúc nào cũng sũng ướt. Nhà có hai buồng ngủ, một buồng của Quán còn buồng kia dành cho cháu Tố Uyên là con gái anh, thời gian này con bé đang vùi đầu vào làm luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Vác-sa-va. Trong tình thế ấy tôi tất nhiên chỉ còn cách chiếm lĩnh phòng khách. Nước nôi hút thuốc hàn huyên trên đi-văng, lúc một mình thì nằm dài trên đi-văng. Mấy hôm đó tôi còn bị cảm nữa mới rách việc chứ, khạc ho ầm ĩ, sổ mũi nhức đầu, nằm nhìn trân trân lên trần nhà cố tìm một con thạch sùng mà không thấy, kiếm đâu ra thạch sùng ở cái xứ lạnh chết người này. Càng nghĩ càng thương bạn, càng nể bạn. Một ông khách lù lù hiện ra, rõ là không mời mà đến, đến bất chợt như thể từ trên trời rơi xuống. Có khổ cho người ta hay không? Phương Tây có câu, khách tới nhà ngày đầu là vàng, ngày hôm sau là bạc, ngày thứ ba là đồng, còn những ngày sau nữa thì là đá, là chì là gì gì, không cần kể. Dẫu sao với tôi phải hiểu như thế là tiện cho mình lắm, chỉ phiền là phiền cho bố con nhà Quán mà thôi.
Nhớ lại hai chục năm trước, ở Matxcơva, tôi cũng đã từng có những lần đến làm khách nhà anh. Là cứ ăn ngủ tự nhiên như ở nhà, thuốc hút khói um, chuyện trò thâu đêm suốt sáng, đứng trước cửa buồng chị Oanh vợ Quán hai tay chống nạnh, miệng tuy cố gắng cười mà đôi mắt thì gườm gườm như mắt hổ. Một đôi mắt hổ thiếu ngủ vì con bé con vừa sinh cũng có mà vì mấy gã đàn ông vô ý vô tứ đang kéo đến làm loạn cái tổ ấm này cũng có. Mấy bóng đàn ông chụm đầu vào nhau chuốc rượu, tay mỗi thằng cầm một con cá khô vùng Ast-ra-khan vừa mặn mọt vừa cứng như gỗ. Năm ấy chúng tôi kéo nhau qua đó là để theo một khoá học của trường viết văn M.Gorky, trong đoàn có cả Phạm Tiến Duật, tôi và Duật chung một buồng, những chiều rỗi rãi hai thằng lại rủ nhau kéo tới nhà Quán bù khú cho vơi đi nỗi nhớ nhà. Quán là một người bạn tốt tính tốt nết, lịch duyệt, mềm mỏng, và hết sức kiên nhẫn, nhún nhường. Có phải vì nhờ những ưu điểm ấy mà anh đã được chọn làm ngoại giao chăng.
Trong tiếng o oe của cháu gái từ buồng bên đang vọng ra, Duật lâm li nâng chén rượu lên, đôi mắt anh ươn ướt, long lanh như cũng muốn khóc cùng con bé. Duật nói, nào chén này là để uống mừng Oanh và Quán, chúc cháu gái mau khôn lớn, nó là món quà quý nhất ông trời đã ban cho cô chú. Làm ngoại giao của một đất nước nghèo như nước mình thì không thể tránh khỏi nhọc nhằn, đến một bộ quần áo ra đường nhiều lúc cũng thiếu, nhưng chẳng sao, điều sinh tử là phải giữ cho mình một cái cốt thật vững chãi. Những năm tháng này tớ thấy hình như đang sắp có chuyện gì không bình thường, thành phố này như đang sắp lên cơn say cả với nhau. Hãy cứ đứng trước cửa các ga tàu điện ngầm mà nhìn, quả là rối loạn, vào ra rối loạn. Lối vào có viết rõ chữ “vơ khốt”, lối ra là “vư khốt”. Nhưng đám người vào cứ “vư” mà lao, còn người ra thì cứ “vơ” mà xô đến. Vơ vư chen lấn xô đẩy, thành tắc nghẽn không thoát được. Đó là dấu hiệu bất thường. Mấy ông già bà lão, mấy cô cậu thanh niên cứ ngồi xuống ghế là y như rằng mỗi người đặt một cuốn sách lên đùi, nhưng con mắt lại ngó nghiêng đâu đâu, thế là diễn mà không đọc, bụng dạ nào mà đọc nữa.
Rồi Quán lại rót rượu và Duật lại uống. Chưa biết Matxcơva có lên cơn say hay chưa, nhưng đúng là đêm ấy Duật đã uống rất nhiều và anh đã say, anh lăn ra ngáy ầm ầm trên tấm thảm trải sàn, đầu gối lên đùi Quán. Một đêm có bão tuyết, gió chạy ù ù, nhìn ra cửa sổ thấy ngoài trời mù mịt, bóng đèn đường chập chờn mờ tỏ, tuyết bay phủ khắp nơi.
Bây giờ thì tôi đang nằm đây trong căn phòng khách của bố con anh. Một phòng khách nho nhỏ, đơn sơ có thể hiểu là chả có gì đáng giá, nó chỉ như một phòng trọ hạng bét. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy hết sức bình yên.
Vác-sa-va cũng vừa ra khỏi một mùa đông nhiều tuyết, thành phố trẻ ra và đang mới mẻ lên theo năm tháng. Bầu trời trong veo, những nắng và gió, cây lá dệt thành những tấm thảm lục bát ngát phủ khắp các đường, đâu đó tôi nghe có tiếng chim riu rít, rất nhiều chim. Vác-sa-va là một thành phố của chim và của các thiếu nữ. Từng đám con gái đẹp như thiên thần, lộng lẫy kiêu sa, cô nào cô ấy áo xiêm duyên dáng, trong họ mà ngỡ như đó là những nàng tiên vừa bước lên từ hai bờ của dòng sông cổ tích Vít-soa...
 

Thương nhớ Tết quê

11/07/2023 lúc 08:57

TẾT LÀNG
 





B





ốn năm đi học xa nhà, mỗi năm về hai lần, vào dịp Tết và hè. Ngày hè thì không nói, nhưng Tết thì phải tận 26, 27 Tết mới được về, nên dường như mọi việc chuẩn bị cho cái Tết đã được bố mẹ chuẩn bị đâu vào đấy, chỉ việc đón Xuân thôi. Năm nay, may sao tôi về từ tận 21 âm lịch, cứ ngỡ sẽ được sống lại những ngày tháng cuối cùng của năm ngày nào. Nào ngờ.
Bình thường vào cử này là người làng tôi đã nhốn nháo đầu xóm, cuối thôn  “Tết về sau lưng rồi cô bác ơi!” Thế là dù có bận việc gì đi chăng nữa cũng để đấy, hay nếu có làm thì cũng huy dộng tất cả nhân lực xoay thật nhanh để xong trước ngày ông Táo lên chầu trời. Làng tôi có cái lệ, đón Tết từ ngày 23 âm lịch. Người lớn bảo: “Làm quần quật cả năm rồi, có mấy ngày cùng tháng tận trong năm có làm rốn cũng giàu hơn ai đâu, nghĩ sớm chút còn ăn chơi được, Tết thật sự rồi chả mệt bã ra còn sức đâu mà “ăn” và “chơi” nữa”.
Vậy nên từ 21, 22 đã thấy nhà nào nhà nấy thì thụp giã giò, rồi làm thịt lợn. Ông Táo làng tôi lên trời không chỉ bằng cá chép mà bằng cả chân giò, thủ lợn… Vào một sớm, trong cái giá lạnh mùa đông được phủ đặc bằng hơi sương còn tĩnh mịch bổng vang lên từ xóm giữa hay xóm trong, xóm ngoài tiếng lợn eng éc trước những tiếng gà canh tư là biết rằng mấy nhà đang chung nhau mổ lợn ăn Tết rồi. Con lợn được ngã ra, người quê là vậy, chia đều từ cái lưỡi đến cái đuôi. Riêng bộ lòng sẽ được làm cho mọi người uống rượu ngay tại đó. Và, nhà nào cũng có một hai đứa trẻ lẽo đẽo theo sau vừa là cho thoả mãn tính hiếu kỳ của chúng nó, vừa là làm chân sai vặt. Sau đó, kiểu gì cũng được bác chủ nhà cho miếng gan, miếng dồi chạy loăng quăng vừa nhai vừa nuốt nước miếng. Không hiểu sao, miếng lòng lợn ngon đến lạ, ngon đến tận năm sau. Hồi ấy, tôi cũng là một trong những đứa trẻ theo bố đi mổ lợn chung như vậy mà.
Càng gần Tết không khí càng rậm rịch hơn. Trời đất như cũng xuân hơn. Trời se se lạnh, mưa phùn lắt lay khiến con đường đê bụi đỏ mù lên trước đây như dịu lại, nữ tính hẳn. Ngoài đường, cành Đào với những nụ, những hoa đầu tiên bung cánh khoe sắc hồng ấm áp được người già, người trẻ bằng xe đạp, xe máy chở ngược chở xuôi về mỗi nhà. Rồi trong mỗi nhà, công việc như mọc ra nhiều hơn, toàn những việc không tên mà quay đâu cũng thấy, từ dọn vườn, dọn nhà đến chuẩn bị thức ăn, bánh trái.
Tôi thích nhất với việc gói và nấu bánh chưng. Bắt đầu là mấy chị em được bố mẹ giao nhiệm vụ đi rửa lá dong. Bàn tay nhỏ bé của tôi lạnh đến tê tái khi đưa tay và lá xuống dòng suối, rồi đặt lá lên mâm, dùng khăn miết thật mạnh để cho lá được sạch. Lạnh đấy, nhưng mà thích. Vì mình đã được cha mẹ tin tưởng, được làm thật sự chứ không phải một chân chạy lăng xăng nữa. Trong khi đó, mẹ làm nhân đậu, nhân thịt và ngâm gạo nếp ở nhà. Tối đến, bên mâm giữa nhà, dưới bàn tay rắn chắc của bố, những chiếc bánh chưng vuông vắn dần được hình thành sau những lần gập lá, buộc lạt. Tôi nhìn theo thao tác thoăn thoắt của bố mà quên cả nhiệm vụ cao cả là dùng lạt buộc hai chiếc bánh thành từng cặp. Cuối cùng, kiểu gì bố cũng giành cho anh em tôi một cặp hai chiếc bánh chưng con. Gọi là bánh chưng con nhưng nhân lại nhiều hơn ấy chứ, vì cuối cùng mà, nên còn bao nhiêu nhân bố cho cả vào đấy. Ngay sau đó, khoảng mười giờ tối là nồi bánh chưng bắt đầu đỏ lửa. Cái cảm giác ngồi canh nồi bánh vẫn sống lại trong tôi đến giờ. Trong khi ngoài trời  thì lạnh mà cạnh nồi bánh với những gộc củi tốt nhất, cháy đượm nhất  được giành từ lâu để Tết nấu bánh chưng cháy bập bùng thật ấm. Trong cái hơi ấm ấy, thêm mấy khúc mía lùi vào bếp, ăn vào ấm đến tận chân răng, ngọt đến tận gốc lưỡi. Thử hỏi, khung cảnh ấy, có ai không thích được cơ chứ. Với tôi, thích hơn nữa, háo hức hơn nữa là chờ được lấy cái bánh chưng con ra, thử đầu tiên. Mong ngóng lắm, chờ đợi lắm. Vậy mà tôi ngủ thiếp đi trong vòng tay của mẹ, của chị khi nào không hay.
Đếm cuối năm, mắt díp lại mà vẫn cố giương lên chờ đón giao thừa, để được hân hoan nhận tờ tiền mừng tuổi và lời chúc, lời dặn dò năm mới đầu tiên từ cha mẹ; để được nếm chiếc bánh trôi ngọt lừ tròng trành giữa bát mật sóng sánh như cô lại trong cái hơi lạnh nhưng thơm nồng của những làn khói hương cuộn tròn dùng dằng trong nhà không muốn bay đi của giây phút đầu năm mới; để được bố cho phép cậu cả nếm một chút vị cay cay ngòn ngọt của rượu vang với mong mỏi “Sang năm mới sẽ đàn ông hơn”....

Quê quán tôi xưa

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ấy chính là quê nhà thương khó của đời tôi.
Của hương hỏa riêng mang mà lắm khi quay quắt nhớ, không chỉ lúc lang thang xứ lạ quê người mà ngay cả khi ngồi trên bờ cỏ bên sông sau nhà hay ngã mình trên đống rơm vàng góc vườn sau mùa gặt, cái miền quê mơ hồ đâu đây cứ vọng về trong trí nhớ. 
“Quê quán tôi xưa”, Trịnh Công Sơn đã có một câu hát như bay về từ hư không “Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa, giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì” Sau này anh Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) có cắt nghĩa rằng quê quán tôi xưa của nhạc sĩ không phải là cái làng Minh Hương phía bắc thành phố Huế, mạn cảng cũ Bao Vinh đi về. Nỗi nhớ “quê quán tôi xưa” của Trịnh chính là cái vườn địa đàng xa thẳm, cũng như những nghệ sĩ lớn, như Lý Bạch ví mình là một trích tiên bị lưu đày, như Văn Cao lạc bước từ chốn Đào Nguyên về trần gian, và nhiều nhiều người nữa, bởi, “cõi tiên không gì khác hơn là khát vọng hằng có nơi người nghệ sĩ của muôn đời” (HPNT).
Mới đây trong một tùy bút của một nhà văn trẻ cũng lấy tựa “Quê quán tôi xưa” để trang trải nỗi hoài nhớ quê nhà khi cô đang ở tận xứ sương mù Anh quốc. Đất khách quê người, nỗi nhớ hẳn mênh mang trĩu nặng khôn cùng.
Nhưng đâu cần chi trời Âu bể Á, dân Quảng Trị quê tôi do hoàn cảnh lịch sử của vùng đất, lưu lạc nhiều vào phương Nam, đâu cũng gặp họ, và nỗi nhớ quê quán thường trực trong mỗi người, nhất là độ Tết xuân về. Ngày xưa sự cách trở muôn phần quan san bởi chiến tranh, bởi cuộc sống cơ hàn, bởi đò giang ngăn lối, nhưng nay chỉ một giờ bay với Vietnam Airline là từ Sài Gòn đã ra đến Huế, một giờ xe đò nữa thì chạm mặt quê hương, biết là như vậy nhưng mà sao đường về quê nhà cứ cảm giác cách ngăn một màn mưa sương hoang hoải. Nỗi nhớ ấy khiến ai cũng thành nhà thơ.
Tôi chưa thấy có Hội đồng hương nào mà cứ độ Tết về lại ra những tập san như Hội đồng hương Quảng Trị ở các tỉnh thành. Cũng không phải văn chương huê dạng chi nhiều, chỉ nhắc mãi nhắc hoài chuyện tiếng quê, chuyện mái đình cây đa, chuyện mưa sa nước sỉa, ăn món này, nấu món kia, năm nào cũng vậy, sách in ra rồi đọc, rồi ngâm ngợi, vậy mà nỗi nhớ ấy viết mãi năm này qua năm nọ không hết.
Ai cũng có một “quê quán tôi xưa” trong mịt mùng hoài nhớ. 
Và cái nỗi nhớ ấy luôn khản khắc trong tôi như khi đi qua miền đất này vùng quê nọ, gặp bóng xưa rêu phong trong ngôi miếu cổ, một dáng cổ thụ đầu thôn, nước giếng làng soi bóng thì cái “giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì” vang lên từ quê nhà cứ khắc khoải như tiếng cuốc đêm hè. Nói nhớ như vậy cũng có căn nguyên của nó! 
Hồi tháng 10 mới đây, đi dự hội thảo lịch sử về triều đại nhà Nguyễn ở Thanh Hóa, khi đứng trước bức không ảnh chụp lăng miếu Triệu Tường ngày xưa nguy nga lộng lẫy đã thành bình địa sau bao dâu bể nỗi đời thì cái miền ký ức quê nhà hương hỏa ấu thơ lại hiện về mồn một.
Không phải là những đền đài chùa miếu uy phong , nhưng ký ức hoa râm của mái đầu đủ lặn lội nhớ về những dấu xưa man mác một quê quán thanh bình và nho nhã, thâm hậu mà huyền hoặc.
Quê tôi không có những đền to miếu lớn, cũng không có ai danh thần khoa bảng gì, một ngôi làng bình dị như muôn ngôi làng khác nơi miền đất gió cát. Và cũng vì thế mà nó mang vác một số phận như bao nhiêu ngôi làng nhỏ bé ấy, sau những bể dâu bom đạn, sau những bể dâu trên đời dân phận người, bể dâu trên những dấu tích tiền nhân từng may mắn vẹn nguyên đi qua chiến tranh.
Nỗi nhớ bắt đầu từ cái giếng hình vuông được kè bằng đá, bốn mùa nước trong vắt. Bây giờ lớn lên mới biết kiểu giếng ấy là của người Chàm chứ thời thơ dại chỉ mơ hồ biết đấy là cái giếng “thiêng”. Quê tôi hồi đó chưa có hồ đập thủy lợi, khát là nỗi ám ảnh của mùa hè khi gió Lào thổi ràn rạt , nước sông khô kiệt rong rêu và lòng giếng nào cũng trơ đáy, thế nhưng cái giếng Chàm với cây duối cổ thụ ngã bóng luôn ăm ắp nước ngọt, ngọt như những trái duối chín vàng sum suê trên cành, mang những niềm vui cho tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ. 
Cũng trong xóm tôi có một chỗ để thờ đạo học gọi là Văn Thánh, bà con trong xóm gọi là “Nương” Thánh- “nương” chính là cách gọi cái vườn quê của người dân Quảng Trị. Chỗ đó sau ngày hòa bình cỏ cây lên rậm rạp, nhiều rắn, không còn ai cúng lễ bởi sẽ bị coi là “mê tín dị đoan”. Văn Thánh ở xóm tôi không to lớn kỳ vĩ nhưng sau này lớn lên, nhớ về nó, tôi thường bâng khuâng nhớ câu thơ xưa của Nguyễn Bính “Nhà ta coi chữ hơn vàng, Coi tài hơn cả giàu sang trên đời”. Cái nơi thờ tự những người hay chữ, tôn vinh đạo học của tiền nhân ấy nay cũng không còn....
 

100 ngày vượt trường Sơn

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong đời tôi có những năm tháng khắc tạc vào trí nhớ, không thể quên. Một trong những ký ức mãi tươi ròng không thành sẹo đó là 100 ngày vượt Trường Sơn đánh giặc. Hàng triệu người lính đã vượt Trường Sơn. Hàng vạn người lính đã nằm lại giữa lòng Trường Sơn. Trường Sơn “Ai chưa đến đó như chưa rõ mình” ( Tố Hữu). Đường Trường Sơn luôn luôn là một bí ẩn không chỉ đối với kẻ thù mà cả đối với những người đã từng 100 ngày leo đèo vượt suối như tôi. Đã 36 năm rồi, cuốn “Nhật ký Trường Sơn” mỏng của tôi dẫu nhòe bụi thời gian vẫn nóng hổi từng con chữ. Xin gửi đến bạn đọc trẻ hôm nay những hồi ức rút từ cuốn nhật ký ghi vội giữa chiến trường năm ấy…
1. NHỮNG NGÀY ĐẦU LÊN TRƯỜNG SƠN
Tiểu đội chúng tôi trong đội hình Sư đoàn 325 khung vượt Trường Sơn năm ấy toàn sinh viên Đại học Thương nghiệp Hà Nội. Đứa đang ôn thi tốt nghiệp được công nhận tốt nghiệp đặc cách, đứa học năm thứ hai, ba. Tôi có mấy anh em thân thiết như ruột thịt  là Võ Văn Đảm, Lê Văn Trung  (Vĩnh Linh), Nguyễn Văn Dũng - (Ý Yên Hà Nam), Nguyễn Hữu Thước (Nam Đàn Nghệ An), rồi Hồng, Phan Văn Các, Cao Xuân Hậu.v.v.. Đóng quân ở Phổ Yên, sau  3 tháng đeo gạch, đá, tập leo đèo, vượt dốc ở Tuyên Quang, Bắc Kạn, chúng tôi sắp hành quân vào B2 . Đầu tháng 1-1973, chúng tôi  tổ chức đám cưới của cho đôi uyên ương Đảm – Quỳnh. Hai người yêu nhau thắm thiết ba bốn năm rồi. Đám cưới  được tổ chức tại  ngôi trường tiểu học vào ngày chủ nhật. Hơn chục  anh em dân Đại học Thương nghiệp đóng vai nhà trai, mặc toàn đồ bộ đội...

Lời Bác thấm đẫm đời tôi

11/07/2023 lúc 08:57






“S





ếp gà” - Cái tên ngồ ngộ ấy, gần đây cứ vang vọng khắp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Nó cũng thực sự hấp dẫn tôi - một gã khá hiếu kỳ giữa thời A còng, ngổn ngang sự lạ.
Thế là chiếc “xe con” lao tít mù, đưa tôi về xã Quang Minh – vùng đất vừa sâu, vừa xa nơi cuối huyện.
- Này anh! Chỉ dùm tôi nhà ông Thông, có cái trang trại chăn nuôi lớn nhất vùng này ấy.
- Ồ! Chàng thanh niên kêu lên - thế thì sáng nay ra ngõ, bác gặp vía trai rồi! Cháu chính là con rể ông ấy đây. Mời bác đi với cháu!
- Thế mà...vía gái mới hay chứ!
- Hay! Vậy cái vía ấy chắc là xinh lắm phải không bác?
- Xinh! Nhưng đã được làm rể “sếp gà”, còn hỏi xinh, với xấu làm gì cho... phạm luật!
Tiếng cười “Xuân Hinh” cứ rộn lên với hai bác cháu trên con đường quanh co, chạy miết về phía cuối làng.
Dừng xe trước ngôi nhà mái bằng còn khá đỏm dáng, tôi hình dung chủ nhân của nó là một tay trai trẻ, khá bảnh bao. Nhưng không. Đó là một lão gia xấp xỉ bảy mươi xuân. Tóc hoa dâu. Râu mộng mạ. Dáng dấp thật cũ kỹ, đầy phong sương, nhưng đôi mắt lại lấp lánh, ánh lên vẻ tân kỳ. Nói tân kỳ bởi vẫn tinh anh và còn duyên lắm. Chính cái “duyên” ấy, đã khía vào tôi một nét nhớ mơ hồ. Vết “khía” làm tôi chững lại một giây:
- Này ông! Hình như tôi đã gặp ông ở đâu?...
- Tôi cũng có cảm giác ấy!...
Chủ nhà tươi cười, kéo khách vào bàn nước. Chén trà bốc hơi ngào ngạt, nhưng không thể nghĩ tới trà. “Nét nhớ mơ hồ” kia cứ cuộn lên, bắt tôi phải vào đề ngay:
- Thế này không phải, nhưng ông cho tôi được biết: Thuở thiếu thời, ông học ở những đâu?
- Mời ông cứ uống nước cho nóng đã - chủ nhà chậm rãi: Cấp 2, tôi học ở Cổ Rồng và Tán Thuật. Cấp 3 ở Tiền Hải - Tây Sơn.
- Cấp 2, ông có biết thầy Lê Xuân Tùng?...
- Thầy Tùng người miền Trung, từng là uỷ viên Trung ương, Bí thư thành uỷ Hà Nội ấy à? Chính thầy đã dạy môn Văn tôi đấy.
- Còn cấp 3 Tiền Hải?...
- Khoá 1. Ra trường năm 1964
- Trời! Tôi kêu lên. Thông! Có phải Đặng Tất Thông 10c đấy không?
Thục. Nguyễn Văn Thục 10b đây! Ngày ấy, hai lớp chỉ cách nhau một bức vách. Còn nhớ những pha bóng đá cháy là chuối không?
Chúng tôi ôm sồ lấy nhau, nghẹn ngào,
Hồi lâu khi sóng lòng tạm lắng, tôi bảo Thông:
- Hơn bốn mươi năm rồi, hẳn là bể dâu lắm. Hãy kể cho mình quãng đời ấy của bạn đi!
- Dâu bể thật! Thông trầm tư, húng hắng: Nếu ông biết tôi từ cấp 2 thì hẳn vẫn nhớ thằng Thông “cò hương” ngày ấy: Bố chết sớm. Mẹ oằn lưng, cõng địu một đàn con nheo nhóc. Nhà là túp lều cạnh mảnh vườn hoang. “Giường” là chiếc ổ rạ đầy bụi mốc. Cơm toàn cục muống, dãi khoai. Nhiều bữa anh em tôi phải ăn cháo cám nấu với thài lài. Thấy nhà gieo neo quá, mấy lần tôi định bỏ học. Mẹ tôi bảo: “Con ơi! Không học thì mù óc. Mù óc còn khổ hơn mù mắt đấy!” Nhìn người hỏng mắt ăn xin ngoài chợ, tôi đành quay lại trường, nhoai người giật lấy cái bằng cấp 3! Tú tài toàn phần ngày ấy có giá lắm chứ! Tôi hi vọng mảnh bằng ấy sẽ “cởi trói” cho mình. Nào hay, mãi mãi nó chỉ là kỷ niệm vùi sâu dưới đáy chiếc hòm đầy dẻ rách của tôi!
Tiễn bạn đi đại học chuyên nghiệp rồi, tôi thẫn thờ quay về túp lều, cầm lấy chiếc cuốc học nghề bới đất. Mấy năm dạy bổ túc văn hoá và tập tểnh theo trâu, đã giúp tôi kịp nhận ra mình. Chẳng muốn ở nhà, tôi thèm đi bộ đội quá. Khám tuyển sáu - bảy lần vẫn ế. Cái bệnh loạn nhịp tim đã phản trắc tôi. Buồn nản, ngán ngẩm trước cảnh tình không lối thoát. Tôi bèn tìm cách “chuồn” lên Phú Thọ làm thuê. Nghề làm thuê của tôi là đục khóet núi đồi, làm ao cho bà con dân tộc nuôi cá. Ban đầu, thấy tôi chưa đầy một nẹn, ai cũng nguây nguẩy lắc đầu. Nhưng chỉ sau dăm tháng, người ta lại sửng sốt nhận thấy tôi làm ăn được. Chẳng những không ốm, không chết mà có phần béo khoẻ ra. Thế là họ ầm ầm kéo đến tranh nhau “đặt hàng”. Ngày ngày, một mình với đôi quang gánh, chiếc búa chim và cái xà beng, tôi cứ kẽo kẹt “gánh cực mà đổ lên non”! Cứ được đúng ba khối là ra suối “tắm tiên”! Dứt khoát không làm hơn nữa. Nhờ phương thức lao động kiểu “thể dục thể thao” ấy, mà tôi đã không bị đất đá đè bẹp. Suốt mười bốn năm như thế, tôi đã hoàn thành trên năm mươi chiếc ao lớn nhỏ. Điều lạ lùng hơn: cái bệnh loạn nhịp tim tự nhiên biến mất. Nhờ vậy, khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, tôi mới có vinh dự được tham gia đội thanh niên xung phong lên Lai Châu phục vụ chiến đấu, rồi ra Quảng Ninh bạt núi trồng rừng và vào Thuận Hải xây dựng khu kinh tế mới...
 

Đường 9 thời hội nhập

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ã bao lần đi về trên con đường số 9, nhưng chuyến công tác Savanakhet cách đây ít lâu đã đem lại cho tôi một cảm nhận riêng. Câu nói: du lịch “ngày ăn cơm ba nước” quả là cách nói hình ảnh, bởi mới buổi sáng khởi hành từ Đông Hà, trưa chúng tôi đã ở trên đất Savanakhet (Lào) và chiều đã băng qua cầu Hữu nghị II chạm đất Mụcđahán (Thái Lan) ăn tối, nghỉ ngơi. Tuyến đường êm thuận đã làm gần lại những vùng đất trên hành lang Đông Tây.
Có dịp ngồi bên dòng Mê Kông cùng những đồng nghiệp ở báo Savanakhet phát triển uống bia Lào, nhâm nhi món cá nướng, ngắm phố xá sầm uất hai bên dòng sông chở nặng phù sa cuồn cuộn chảy, tôi lại hướng liên tưởng của mình về mảnh đất quê nhà. Duyên cớ là anh bạn đồng nghiệp ở báo Savanakhet phát triển bảo rằng tâm lý người Thái rất thích về Việt Nam vừa để du lịch biển, vừa để xem mảnh đất mà trước đây họ chỉ biết đến là chiến tranh khốc liệt bây giờ thay đổi ra sao!
Tuyến đầu năm xưa, đầu cầu hôm nay
Như là một sứ mệnh mà lịch sử đã đặt trên vai, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là tuyến đầu. Và cũng bởi vì là tuyến đầu nên cả nước đã quan tâm dồn tất cả tâm lực và sự hy sinh vào đây để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giao phó. Chiến tranh đi qua, những tên đất, tên làng trên mảnh đất này gợi nhớ về một thời đau thương, anh dũng. Từng là tuyến đầu năm xưa, bây giờ Quảng Trị đang còn nghèo khó, nằm trong tốp các tỉnh nghèo của cả nước. Vì thế mà trong các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị đều nêu cam kết chính trị, quyết tâm ra khỏi nhóm tỉnh nghèo, vươn lên cùng cả nước trong dòng chảy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển.
Có sự gặp gỡ chăng trên mảnh đất này, khi từ tuyến đầu năm xưa, bây giờ lại trở thành tỉnh đầu cầu trên tuyến đường xuyên Á. Và như thế Quảng Trị thời nào cũng vậy, đều ở trong thế khởi động để hướng về phía trước. Có thể thấy mục tiêu khai thác hành lang Đông Tây (EWEC) được đề ra trong Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Trịlà một hướng mở để Quảng Trị hội nhập sâu vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Về mặt địa lý, người ta từng ví miền Trung như chiếc đòn gánh và là điểm tựa tạo lực cho sự phát triển của hai đầu đất nước. Giờ đây đến lượt mình, nơi điểm tì vai của chiếc đòn gánh ấy có một lợi thế mà không phải nơi nào cũng có được. Đường 9, “lối đi mơ ước” mà người Pháp từng khai mở để khai thác thuộc địa Đông Dương năm xưa, tiếp đến người Mỹ thay chân đến đồn trú tại đây, để rồi phải đối mặt với trận “Điện Biên Phủ thứ hai” ở Khe Sanh cách đây hơn 40 năm, bị thất bại thảm hại bởi ý chí sắt đá của quân và dân ta bây giờ là trục chính của Hành lang kinh tế Đông- Tây đi qua Quảng Trị. Đường 9 không chỉ có ý nghĩa về mặt quân sự mà còn là con đường kết nối các nền kinh tế, mở ra hướng phát triển cho cả tiểu vùng Mê kông rộng lớn.
Nhiều người đã nói về cơ hội mở ra trên hành lang Đông- Tây, trong đó tôi tâm đắc với ý kiến rằng: Ở phía Tây hình như người ta đang đợi mình và Quảng Trị cần phải làm điều gì thật cụ thể để người ta vào cuộc. Mình là chủ nhà, nếu không cởi mở, ra tín hiệu thì làm sao người ta tiến đến bắt tay hợp tác! Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Khu kinh tế thương mại đặc biệt (KT-TMĐB) Lao Bảo, bên đối diện là Khu kinh tế Đensavẳn là quyết định của Đảng, Chính phủ hai nước Việt- Lào, là khu kinh tế đối ứng giữa hai nước. Lao Bảo là điểm khởi đầu, bắc nhịp cầu quan hệ hợp tác với Lào, Thái Lan, Mianma.
Đường 9 là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất đảm bảo giao thông liên tục từ nội địa Việt Nam đến Savannakhet (Lào), Mụcđahán (Thái Lan) với khoảng 240 km, có thể đi lại thuận lợi kể cả trong mùa mưa. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng vận hành tốt, cùng với hệ thống giao thông trong khu vực được xây dựng góp phần vào phục vụ chiến lược phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây. Không phải ngẫu nhiên mà trong Nghị quyết 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, xác định Lao Bảo nằm trong tuyến phát triển mạng lưới đô thị của khu vực. Thêm nữa, Quyết định 24/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 xác định, phải ưu tiên đầu tư xây dựng Khu KT-TMĐB Lao Bảo để mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển du lịch, tăng cường dịch vụ với các nước trong khu vực…Theo đó, xây dựng Lao Bảo trở thành thành phố nằm trong hệ thống đô thị động lực cấp I. Không thể chậm chân, nắm bắt cơ hội này, Tỉnh ủy Quảng Trị đã cụ thể hóa chủ trương của Trung ương thành  Nghị quyết 06/NQ-TU về đầu tư khai thác Hành lang Đông Tây. Nghị quyết này đã xác định Khu KT-TMĐB Lao Bảo là vùng động lực của tuyến động lực…Đó là các mục tiêu chính mà Quảng Trị đang hướng đến.
Với vị trí thuận lợi nằm ở đầu cầu của hành lang Đông  Tây về phía Việt Nam, lại đang tích cực triển khai dự án cảng Mỹ Thủy cùng với khu kinh tế Đông Nam, sắp đến đây khi Hiệp định vận tải qua biên giới được thông qua, Quảng Trị có cơ hội trở thành nơi giao thương, tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều đi đôi với cơ hội phát triển du lịch, dịch vụ. Tiến trình thông thương tuyến đường bộ chung Việt Nam- Lào - Thái Lan đang mở ra cơ hội phát triển mới cho cả nước, miền Trung, trong đó Quảng Trị sẽ là tỉnh đầu tiên có thể được hưởng lợi rất nhiều để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội mang lại từ con đường huyết mạch giao thương quan trọng này...
 

Tìm

11/07/2023 lúc 08:57






1





- Hồi công tác ở Savẵn, Savanakhet, Lào, những lúc rỗi rãi, tôi lại ra tựa mạn thân cầu Mitaphap để làm cái việc lẫn thẩn là đếm những chuyến  xe từ Thái Lan nhằm phương Đông trực chỉ. Phương Đông là Việt Nam, là Quảng Trị quê tôi. Tôi hiểu rằng, một du khách nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo tìm cơ hội làm ăn hay đi du lịch, thăm thân nhân, tự khắc trong đó đã liên quan đến cả một quy trình rất thực tiễn và phong phú về lữ hành, lưu trú, mua sắm, tiêu dùng, maketting, an ninh, sự thân thiện và tôn trọng...mà các cơ quan hữu trách, các cơ sở dịch vụ phải tìm cách đáp ứng thật nhanh nhạy và tiện ích. Làm sao cho du khách đến Quảng Trị, đến Việt Nam một lần, muốn đến lần nữa và giới thiệu cho nhiều người cùng đến là cả một nghệ thuật phục vụ, giao tiếp, quảng bá... đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả của rất nhiều ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân sở tại. Một chuyến hàng thông quan cũng vậy. "Đồng tiền đi liền khúc ruột". Thời gian trong kinh doanh hiện được tính như sự đỏng đảnh của tỷ giá vàng trên thị trường, do vậy, thông thoáng, cởi mở, tạo thuận lợi hết sức cho doanh nghiệp thông quan trong thời gian ngắn nhất, chi phí rẻ nhất mà vẫn đảm bảo các thủ tục theo quy định là cả một nặng trĩu thách thức. Phấn đấu để vượt qua thách thức là có lạc quan trong đó.
Không phải đến tận bây giờ, chúng ta mới cảm nhận được niềm may mắn khi sở hữu con đường số 9, tuyến đường huyết mạch thông ra biển Thái Bình Dương của nhiều quốc gia Đông Nam Á, tuyến đường mà từ năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Beau đã từng khẳng định:" chỉ con đường này là thực tế nhất" và "đây là lối đi xuyên mơ ước, cái lỗ hổng lý tưởng dẫn ta vào nội địa xứ Đông Dương". Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành hiệu quả của một tỉnh mới tái lập, Quảng Trị vẫn dành sự quan tâm đặc biệt để đánh thức, khai thác tiềm năng kinh tê - xã hội đường 9 bằng các cuộc hội thảo khoa học, lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật, thu hút, kêu gọi đầu tư,  chủ động tham gia chương trình hợp tác trên Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) mà con đường 9 là "xương sống chiến lược", từ rất sớm. Tỉnh đã ban hành một loạt các Nghị quyết về phát triển KT-XH gắn với EWEC như Nghị quyết về phát triển KT-XH miền Tây, miền biển; về phát triển du lịch; về xây dựng, phát triển đô thị...Đặc biệt, ngày 12/12/2006 Tỉnh ủy Quảng Trị đã ra Nghị quyết về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông- Tây đến năm 2010, có tính đến năm 2015.
Có thể khẳng định, khai thác lợi thế đường số 9 đã mở ra với rất nhiều tiềm năng và bước đầu đã thu được những thành tựu quan trọng,  nhưng  trên thực tế, để "lối đi xuyên mơ ước" này trở thành một con đường "thực tế và kinh tế nhất", vẫn còn nhiều việc phải làm.
2- Năm 2006 có một việc được đánh giá mang tầm "sự kiện", chứa đựng một thông điệp nhiều nhắc nhở mà ai có dịp đi lại trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây đều biết, đó là những doanh nhân ở Savanakhet (Lào) đã "đánh" gần bốn trăm ngàn tấn hàng ngược lên Băng Cốc (Thái Lan) để xuất khẩu qua đường cảng biển bên bờ Ấn Độ Dương. Họ phải vượt một quãng đường tương đương cung đường Đông Hà- Hà Nội, lại phải sang sông lụy đò nhiêu khê qua dài rộng Mê Công cách trở (khi cầu Hữu Nghị 2 chưa khánh thành). Chặng đường này lại dài gấp đôi so với từ Savanakhet xuôi Quốc lộ 9 về Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo rồi ra các cảng biển miền Trung Việt Nam nằm bên bờ Thái Bình Dương. Lý do đường gần vẫn muốn đi vòng cho xa nằm ở một dích dắc nhạy cảm, đó là do chi phí đường xa nhưng rẻ chỉ bằng một nửa so với đường gần. Có dịp cật vấn một trong những doanh nhân tham gia "phi vụ" này khi có dịp sang công tác tại Savanakhet, chúng tôi mới vỡ lẽ, chi phí chính thức và phi chính thức ở các cửa khẩu, bến cảng, lưu thông trên các tuyến đường...ở Việt Nam đều khá cao nên dù đường gần mà vẫn không có lãi bằng đi đường xa qua ngã Băng Cốc, lên Ấn Độ Dương.
Chúng tôi đã được tiếp cận một phần trong Dự án khảo sát thực hành các tuyến đường bộ khu vực Mê Công 2007 (Project for Practical Realization of Mekong Region Land Routes 2007) của Bộ Kinh tế- Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Công Thương 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan tổ chức vào cuối năm 2007 tại Savanakhet (Lào). Dự án được trình bày ngắn gọn như một dụng cụ trực quan, sống động, dễ hiểu nhưng đọc xong ta có cảm giác vừa thú vị xen lẫn bàng hoàng bởi sự chính xác đến lạnh lùng của các số liệu thống kê do chính các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. Dự án đã phác họa lộ trình vận tải của một ô tô vận chuyển hàng hóa từ thủ đô nước Thái đến thành phố Hồ Chí Minh qua các cửa khẩu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây bằng đường bộ vào tháng 10/2007 mất tám mươi bảy giờ bốn mươi lăm phút, trong đó thời gian chạy xe thực tế là ba mươi tám giờ, thời gian làm thủ tục hải quan, kể cả chuyển hàng là sáu giờ bốn mươi phút. Cũng một chuyến hàng, xuất phát từ Băng Cốc đến Hà Nội,  lộ trình có ngắn hơn nhưng còn nan giải hơn, mất đến bảy mươi chín giờ ba mươi phút, trong đó thời gian thực tế chạy xe là ba lăm giờ  bốn lăm phút, thời gian làm thủ tục hải quan là chín giờ!..
 

Phía Bắc thành phố

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi nhận được thông tin Đông Hà trở thành thành phố khi đang cùng bạn xuống thuyền từ mép chân cầu sắt  cậy nhờ sông hiếu để lên đường Hoàng Diệu. Trên đầu, tàu Thống Nhất đang lao tốc lực ra hướng Bắc với một âm thanh riết róng, dưới tầm tay khoát là sông Hiếu mơ màng, bờ sông có những vồng tre xanh đang nâng chiều lên bát ngát, có những tiếng chim sẻ lách chách  đan cài như tiếng phát ra từ những cuống lá trong sâu thẳm vườn quê, bỗng nhwos đến câu thơ của anh Đỗ Hoàng đã đọc từ mấy mươi năm trước: cầu qua hai ngã, hai triền rộng/ ĐôngHà xinh xắn như vẩng trăng/ mỗi ánh sao lên ngoài phố cảng/ tgieengs bầy chim núi cứ bâng khuâng...
Tôi biết, tôi đang đi ngang qua thân mình một con sông duyên dáng vào bậc nhất Quảng Trị. Từ ngàn xưa, dòng sông Hiếu đã gắn bó cất ruột với mảnh đất  và con người Đông Hà. Với vị trí năm giữa lòng thị xã, soongb Hiếu tô thêm vẻ đẹp thiên nhiên vốn có và cảnh quan kiến trúc đô thị, góp phần điều hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái cho toàn vùng. Cùng với sự phát triển của cư dân đô thị, sông Hiếu đã tạo nên nhịp ngắt như quảng lặng trong một hành khúc của cuộc sóng, thu vào trong nó bao ồn ả, nhộn nhịp, sum vầy nơi phố xá đôi bờ và lại được qui hoạch như là một không gian kiến trúc thoáng đãng, điểm nhấn kiến trúc độc đáo của thành phố Đông Hà.
Sống giữa lòng thành phố
Bây giờ rất nhiều người Đông Hà đã có thói quen khi chiều xuống lại tìm về nơi những triền sông Hiếu để hóng mát. Người dân làng hoa An Lạc xứng danh là những người nhanh nhạy với thời cuộc khi “bung” ra, chiếm lĩnh khoảnh đất còn ướt đẩm mùi nê địa ngay trước thềm nhà khi con nước ròng Hiếu Giang vừa rút xuốngđể đóng trại dựng lều mở mang dịch vụ ăn uống, giải khát. Bây giờ, một đoạn đường Trần Nguyên Hãn nhỏ hẹp, lẫn trong tre trúc, kề bên mép nước quẹo từ cầu Đông Hà về chưa đến đập Đại Độ đã chen dày những hàng quan. Những tên quán nghe bình dị, chân mộc như Bãi Bồi, Cát Vàng, Bên Sông... hay ẩn nhẫn một khát vọng tốt lành như Phúc Lai, An Bình, luôn đầy ắp thực khác. Người uống bia dầm chân xuống đất ẩm, trò chuyện trong tiếng rền vang của đò máy xuôi ngược và tiếng gỏ mạn tuyền của người dân chài thư thái buông câu. Anh Hoàng Hữu Quốc, Phó Chủ tịch Ủy ban phường Đông Giang khoe: “Chỉ tính riêng trên đoạn đường Trần Nguyên Hãn đã có mười một quán anh ạ. Trước đây, toàn bộ bà con đều là dân nông nghiệp, chỉ thạo nghề trồng lúa, trồng hoa, cuộc sống cũng không đến nổi nào, nhưng vất vã lắm. Bây giờ, nếu tính hiệu quả kinh tế thì tôi chỉ nói gọn thế này để anh dể hình dung, trồng hoa, lợi nhận gấp ba, bốn lần trồng lúa, mở hàng quán lợi nhuận gấp bốn, năm lần trồng hoa. Mỗi quán bán hàng ăn uống, doanh thu trung bình khoảng 15 triệu đồng một tháng, giải quyết việc làm, có thu nhập cao và ổn định cho rất nhiều người. Toàn phường Đông Giang có 1170 hộ, gần 5000 khâu, trong đó có 65% là lao đông nông nghiệp. Chính từ trồng hoa, làm nông nghiệp, nuôi tôm, mở mang ngành nghề, dịch vụ mà những năm gần đây, diện hộ nghèo trong phương đã giảm đến mức thấp, người giàu có thì ngày càng thêm nhiều, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 7,8 triệu đồng, riêng nông nghiệp 5,5 đên 6 triệu đồng. Tỉ trọng thương mại, dịch vụ, ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp chiến trên 60% tổng doanh thu toàn phương, còn lại là nông nghiệp và quá trình chuyển dịch này vẫn đang được tiếp tục khi Đông Hà đã trở thành thành phố”.
Trên bàn làm việc của anh Trần Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Đông Thanh trải một tấm bản đồ quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Bắc Sông Hiếu do công ty tư vấn xây dựng Công trình văn hóa và Đô thị tại Hà Nội lập từ năm 2004. Cả một không gian kiến trúc bề thế và căn cơ với diện tích 128 ha đã hiện lên dưới tầm ngắm của những nhà hoạch định kinh tế và điều hành vĩ mô. Tôi nhìn ra cửa phòng anh Chương, cả một đám cỏ xanh nà nuột xen lẫn ruộng màu kia rồi sẽ là những khu đô thị mới, công viên, vườn hoa, khu nhà vườn, nơi giàn giáo vừa hạ kia là ngôi trường mới mang tên Tiên sĩ Bùi Dục Tài đang được xây dựng, rồi nhà đón tiếp thân nhân liệt sĩ an nghĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, rồi trung tâm kiểm nghiệm hóa thực phẩm... sẽ đua nhau mọc lên. Trong tương lại gần nữa thôi, đường Hoàng Diệu sẽ được mở rộng 34m, kéo dài từ cầu Đông Hà lên cầu đường sắt, nối với Trần Nguyên Hãn mở rộng 60m từ bờ sông vào, Vươn đến đập Đại Độ 1; kè Sông Hiếu giai đoạn một dài 12km từ cầu Đông Hà................. kè Sông Hiếu giai đoạn 2 với kinh phí gần hai trăm tỷ đồng đang được xúc tiến xây dựng. Từ đây, nhà ở dân cư sẽ đước sắp xếp lại dọc những con đường thanh thang mới mở sẽ là những siêu thị, nhà hàng, khu vui chơ, giải trí đêm lại một diện mạo mới cho thành phố trẻ. Anh Chương tâm sự: “Đông Hà lên thành phố, nhiều dự định, nhiều kỳ vọng lắm anh ạ. Đất quê mình mênh mong, lại cận thị, cận da, phong cảnh thanh bình, làng thôn trù phú, lòng dân đồng thuận, có mở rộng, quy hoạch, giải tỏa cũng không ách tắc nhiều, chỉ ngại thiếu vốn. Nếu huy động được nhiều nguồn lực, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm theo như tinh thần lấy sông Hiếu làm trung tâm cảnh quan và địa điểm kiến trúc, thì không lâu nữa, đất quê sẽ hóa đát vàng...”...
 

Soi bóng dòng Thạch Hãn

11/07/2023 lúc 08:57






C





ơn mưa đầu tháng Chín giữ chúng tôi lại dưới mái tam quan cách điệu của Đài Tưởng niệm chiến sĩ Thành Cổ Quảng Trị trong sự im lặng thành kính. Nhìn nén nhang đang cháy tỏa thơm cả khoảng trời, Hồ Minh Đạo nói giọng bùi ngùi rằng mùi hương này là lòng tưởng nhớ và niềm biết ơn của một hay nhiều người nữa vừa gửi lại nơi mà đồng đội của mình hoặc cha anh của mình đã hóa thân vào cỏ cây, đất đai, sông núi vì độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất của đất nước, quê hương. Tôi thấu thị điều đó bằng sắc trắng rung rung của vài bông cỏ lau mảnh khảnh còn sót lại của mùa hè đang bịn rịn chia tay với viên gạch hồng Thành cổ trước lúc được người dẫn đường đưa vào hành trình khám phá những điều thuộc về sức cuốn kỳ lạ của mảnh đất trầm tĩnh, hiền hòa bên dòng Thạch Hãn.
Những viên gạch trên tường thành và dưới lớp đất ở đây vừa tròn hai trăm tuổi- tôi nghe trong lời dẫn chuyện của Hồ Minh Đạo nổi bật âm sắc của niềm vui và lòng tự hào về Thị xã Quảng Trị. - Là một phần của sử thi của đất nước được dân tộc Việt Nam viết bằng máu và hoa trong các thời kỳ dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, Thị xã Quảng Trị đã trải qua hai trăm năm un đúc các giá trị lịch sử, văn hóa với tất cả tinh thần và ý chí của một vùng đất được nhiều thế hệ tiếp nối nhau vun bồi. Hai trăm năm qua, biết bao người đã làm vẻ vang sông núi, tiếng thơm lịch sử và văn hóa của Thị xã Quảng Trị để mỗi khi khấn nguyện tổ tiên, người dân thị xã không thẹn với cha ông hoặc mỗi lần gặp gỡ bạn bè muôn phương vẫn nguyên vẹn lòng tự hào sâu đậm về quê nhà soi bóng dòng Thạch Hãn vinh quang. Thành cổ vẻ vang, Thạch Hãn vinh quang là hai cụm từ được người bạn hiền của tôi nhắc đi nhắc lại. Và, cội nguồn của sự tuyên xưng ấy được Hồ Minh Đạo khai mở trong tâm trí của tôi bằng chính những trang sử tươi đẹp, hào hùng và bi tráng.
Được xác lập trong phạm vi của bộ Việt Thường vào thời đại Hùng Vương, tiếp đến thuộc châu Ô của vương quốc Chămpa- từ đây, chúng tôi bước vào những dòng chữ thông tuệ và mẫn tiệp của Đại Việt sử ký toàn thư để có được giây phút trái tim bồi hồi hiểu rằng- rồi sau tình sử Huyền Trân công chúa đã thuộc về châu Thuận và xứ Thuận Hóa, Thị xã Quảng Trị từng là viên ngọc quý trong sính lễ của cuộc hôn nhân có ý nghĩa mở mang bờ cõi quốc gia, là một phần của thực tiễn đời sống ở các địa phương nổi tiếng với “chợ không nói thách, dân không trộm cắp, cổng ngoài không phải đóng, thuyền buôn nước ngoài đều đến buôn bán, trao đổi phải giá, quân lệnh nghiêm cẩn, mọi người ra sức”. Ánh mắt của Hồ Minh Đạo ngời vẻ lấp lánh trước trang sử ghi rõ, sau khi lên ngôi hoàng đế vào năm 1801, vua Gia Long lập dinh Quảng Trị ở phần đất của hai huyện Hải Lăng, Đăng Xương với dinh lỵ Quảng Trị đóng ở làng Tiền Kiên, huyện Đăng Xương. Năm 1809, vua Gia Long cho dời dinh lỵ Quảng Trị tới làng Thạch Hãn, huyện Hải Lăng- tức vị trí của Thị xã Quảng Trị ngày nay và tổ chức xây thành, đắp lũy tại đây. Ở vị trí hội tụ những yếu tố địa lý-lịch sử-văn hóa-kinh tế-quân sự rất quan trọng, dinh lỵ Quảng Trị là đất căn bản, là trọng tấn để vua chúa nhà Nguyễn dựng nghiệp lớn theo lời khuyên Hoành ¸Sơn nhất đ¸i, vạn đ¹i dung thân của bậc hiền triết. Với sự kiện này, năm 1809 được ghi vào sử sách là thời điểm chính thức hình thành và xây dựng dinh lỵ Quảng Trị, mở đầu cho sự phát triển đến Thị xã Quảng Trị hôm nay. Chỉ cho tôi thấy, với tình yêu quê hương xứ sở, bất kỳ ai cũng có thể hiểu biết và ghi nhớ chính xác từng giai đoạn lịch sử của mảnh đất cho mình cuộc sống và biết bao máu thịt ruột rà, Hồ Minh Đạo lần lượt đưa ra những dữ liệu, từ năm 1827 đến 1900, nhiều lần dinh Quảng Trị được đổi thành trấn, tỉnh, được hợp nhất thành đạo rồi lại tách thành tỉnh. Ngày 17/2/1906, toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định thành lập Thị xã Quảng Trị là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Bài học mà tôi may mắn được tiếp nhận ở đây là, trước những biến động lớn lao của lịch sử và những đổi thay về quy mô hành chính, Thị xã Quảng Trị luôn là miền đất khoan hòa với những con người biết giữ đạo nhân nghĩa cương thường, trung tín. Ở giữa vùng đồng bằng Triệu Phong, Hải Lăng màu mỡ nhưng người dân thị xã Quảng Trị vẫn không ngừng tăng phì nhiêu cho đất sau mỗi vụ trồng lúa, trồng khoai, trồng đậu, trồng ngô, trồng dâu... Và, theo tâm sức vun trồng để góp phần bổ ích cho phong hóa trong muôn một của những con người thuần hậu, Thị xã Quảng Trị đã là nơi đất lành chim đậu như tác giả của sách Ô châu cận lục ghi: Ngoài vườn Thạch Hãn chim về lũ lượt. Bên cạnh đó, tiếp giáp Quốc lộ 1A nối liền hai miền Nam-Bắc của đất nước, ở ven châu thổ sông Thạch Hãn chuyên chở phù sa từ thượng nguồn về trong dòng nước mà không thơm cũng thể hương đàn kết hợp con sông đào Vĩnh Định xuôi ra Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà và cửa Thuận An (Thừa Thiên-Huế), Thị xã Quảng Trị đã nhanh chóng trở nên sầm uất, trở thành trung tâm buôn bán tấp nập và hấp dẫn với nhiều sản vật quý, giao thương thuận lợi. Chính đặc điểm kinh tế-xã hội này đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Thị xã Quảng Trị trong các giai đoạn phát triển của riêng mình hướng tới sự gắn kết và hội nhập với chuỗi các đô thị miền Trung Việt Nam ra đời trước đó như Vinh, Huế, Quy Nhơn, Phan Thiết...
 

« 5455565758 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

21/04

25° - 27°

Mưa

22/04

24° - 26°

Mưa

23/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground