Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Trời Điện Biên mây trắng

11/07/2023 lúc 08:57






L





ần này Hội Nhạc ra quân sớm, cuộc đổ bộ của các anh xuống Điện Biện thật hùng hậu, có tất cả mười hai người, Sài Gòn ra một lúc bảy người. Toàn những nhân vật cự phách tên tuổi lẫy lừng, dẫn đầu là hai ông Hồng Đăng và Tôn Thật Lập, trẻ nhất là Từ Huy và Nguyễn Văn Hiên, già nhất là hai ông Phan Huỳnh Điểu và Huy Du. Đi chuyến này về là qua Tết Giáp Thân, tôi được biết anh em trong Sài Gòn sẽ tổ chức mừng thọ cho ông Phan Huy Điểu bước sang tuổi tám mươi. Vậy là ông Phan còn hơn ông Huy Du vài tuổi.

Ở phía đầu nguồn sông Bến Hải

11/07/2023 lúc 08:57






B





uổi sáng, Tà Rùng thật yên tĩnh. Mây sà xuống sườn núi bảng lảng như nối dài thêm những đỉnh non cao dải Trường Sơn đợi ánh mặt trời. Bầy chim rừng mổ tranh những hạt cơm với đàn gà trước vuông sân nhỏ, mấy con chó nằm duỗi chân lim dim đôi mắt. Thanh bình quá! Tôi đứng nhìn dòng suối nhỏ, làn nước trong xanh bình thản chảy về xuôi và lắng nghe những câu chuyện truyền thuyết. Bắt đầu từ một dòng sông.

Nhìn lại cơn khát mùa khô Đông Hà năm 2003

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ó là những ngày đầu tháng tám, khi mà cái nắng 36 - 37 độ C, có ngày lên tới 38 - 39 độ C  gay gắt kéo dài thiêu đốt trên toàn địa bàn. Những cơn mưa hiếm muộn  ngắn ngủi không làm dịu đi mảy may cơn nắng khát dường như đã lên đến đỉnh điểm của thị xã tỉnh lỵ. Vẫn nóng bỏng từng ngày một mối nguy cơ không còn nước cung cấp cho sinh hoạt của người dân thị xã trong mùa hè đã cận kề.  Vẫn một vùng đất khô khát phập phồng mong mưa. Nỗi khắc khoải lo âu hiện rõ nhất trên từng nét mặt của toàn thể cán bộ nhân viên Công ty cấp thoát nước Quảng Trị. Hơn ai hết, họ hiểu rằng thêm một ngày nắng hạn là thêm một ngày mà rất nhiều mồ hôi, công sức và tiền của sẽ phải đổ ra để giành giật từng hạt nước hiếm hoi trong cuộc chạy đua với trời...

Dù nơi góc biển chân trời

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong đời tôi, cuộc làm quen với Hùng dường như xảy ra cùng lúc tôi mải mê đứng nhìn hình dáng sinh động đáng yêu của ngôi trường tôi và anh đã học suốt thời trung học. Lúc ấy là một buổi sớm mai xanh ngắt trời xanh và bằng nỗi bồi hồi trong trí nhớ tôi lắng nghe bài học của gần hai mươi năm về trước được giảng bởi những giọng êm êm của thầy của cô. Thốt nhiên Hùng vụt hiện trước mặt tôi như bước ra từ trong tràn trề nắng ấm, đến bên tôi như một người đã quen thân từ lâu lắm. Bằng ánh sáng của nụ cười tươi rói, bắt đầu từ đó Hùng giúp tôi gặp lại gương mặt và giọng nói của những con người đã trở thành kỷ niệm quấn quýt trong tôi.

Ký ức Bến Hải

11/07/2023 lúc 08:57






H





ồi còn học phổ thông, cứ nghe những cái tên Bến Hải, Cửa Tùng, cầu Hiền Lương... là lớp học sinh chúng tôi thường hình dung ra một khung cảnh gì đó rất đổi thiêng liêng, thơ mộng. Những nỗi bồi hồi xao xuyến, những sự khát khao khôn nguôi, mong được một lần đặt chân tới vùng đất trong mơ đó.
Đất nước còn bị chia cắt, chiến tranh vẫn diễn ra ngày càng ác liệt và thế trận khi ấy đang ngày một nghiêng về phía Quân giải phóng miền Nam, đã như thôi thúc tuổi trẻ chúng tôi thời đó, dù đã được nghe, xem được gần như hàng ngày, qua hệ thống thông tin có được thời bấy giờ mà khi trực tiếp hòa cùng đoàn quân vạn nguời chiến sĩ nối đuôi nhau trên con đường Trường Sơn mang tên Bác, mới cảm nhận được, mới nhận thức được, mới thấm thía được những thực tế, khốc liệt của chiến tranh.

Đánh giặc trên hàng rào điện tử (trích)

11/07/2023 lúc 08:57







...B





ọn Lầu Năm Góc đã tung ra một chiến dịch tuyên truyền cỡ thế giới về cái hàng rào này; dựa theo đó, bọn tâm lý chiến Mỹ nguỵ ở miền Nam đã gợi ra một ý niệm khủng khiếp về "hàng rào Mac Na-ma-ra", đại loại như thế này: hàng rào điện tử sẽ có một hệ thông dây điện có sức hút giết người từ năm trăm mét, có thể phân biệt được tiếng chân người với tiếng chân của những động vật khác; rồi đây chắc chắn là một con chuột cũng không lọt qua nổi hàng rào, v.v... Chưa ai hình dung ra được cái hàng rào nó sẽ ra làm sao cả. Nhưng thấy cung cách làm ăn đại qui mô của công binh Mỹ, anh em du kích lúc đầu có nhiều người bị ám ảnh, và đã cảm thấy "sắp mệt tới nơi". Bàn đi bàn lại mãi vẫn chỉ là đoán mò, chưa ai đưa ra được một cách lý giải khoa học để tính kế làm ăn với cái hàng rào nguy hiểm này. Cuối cùng, nội bộ họp củng cố và khẳng định tư tưởng với nhau: "Nói như vậy là cùng đường rồi à? Bất luận thằng Mỹ có phù phép bằng trời đi nữa, cách mạng vẫn nhất định thắng lợi. Nói gì kệ mệ nó, nó làm tới đâu mình đánh tới đó, vỏ quýt dày có móng tay nhọn..."

Đông Hà trong bước đi thời gian

11/07/2023 lúc 08:57






B





ao giờ cũng thế, niềm thương nhớ những cánh đồng, những con đường và những dòng sông ở quê nhà trong những tháng ngày bình dị của Xuân, Hạ, Thu, Đông thường thôi thúc tôi trở về để lại được đi trên những cánh đồng, những con đường và dòng sông ấy. Và, trong những bước chân xao xuyến dưới khung trời của tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Mười, tháng Chạp... tôi hiểu ra mỗi thân lúa, làn bụi mỏng, giọt nước mình vừa gặp lại đã và đang bồi đắp từng ngày cho cuộc sống trên mảnh đất trăm mến ngàn yêu của tôi bình yên và rộn ràng hơn. Vào một khoảnh khắc âm thầm nào đó giữa lòng thị xã nhỏ bé muôn đời quấn quýt với dòng Hiếu giang, tôi vui mừng nhận ra, niềm tâm cảm đó cũng chính là sự hóa thân của Đông Hà trong bước đi thời gian.

Lúc này là một buổi sớm mai xanh ngắt trời xanh, màu xanh vốn chỉ có sau giờ phút những đám mây đã được ánh mặt trời lọc đến trong ngần. Nó làm tôi nhớ những cơn gió đến từ các ngọn đồi xao xác ở phía Tây-nam thị xã trước đây thường mang theo mùi hương khó phân biệt của những loài hoa dại thổi vào cuộc sống có lắm gian nan...

Tạ ơn một vùng đất

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi quyết định ngủ lại một đêm ở thị xã Quảng Trị, đó là một đêm khi chiến tranh đã có một khoảng lùi ba mươi nhăm năm trên mảnh đất này. Một khách sạn vô tình tôi gặp vào lúc trời vừa chạng vạng. Khách sạn bốn hay năm tầng gì đó nằm hắt hiu dọc một con phố nhỏ. Một đầu phố hướng tới Cửa Bắc Cổ Thành, một đầu hướng ra bờ sông Thạch Hãn.
Quảng Trị là một tỉnh như thế, đứng án ngữ trên quốc lộ xuyên Việt. Quảng Trị trong lịch sử nước Việt như một cái gạch nối về mặt địa lý cũng như ý nghĩa văn chương. Mấy chục năm qua, biết bao lần ra Bắc vào Nam tôi đã đi qua đây nhưng không một lần nghỉ lại. Đêm nay cũng vậy, mấy tầng lầu khách sạn hầu như không có một  khoảng sáng nào qua các cửa sổ. Vừa mới chập chiều phố xá còn tấp nập ánh đèn mà chỉ trong thoáng chốc... Tôi mở cửa phòng, chỉ còn lại những tàn cây run rẩy dưới ánh đèn đường xanh nhẽo nhợt. Chẳng biết có phải mọi người cũng như tôi, không muốn dừng lại đây để tránh những ám ảnh chiến tranh, những ám ảnh không dễ xoá nhoà trong ký ức của một dân tộc. Đó là ''tám mươi mốt ngày đêm'', lịch sử đã chọn đất này làm nơi thử thách. Dưới mọi góc độ, trên mọi bình diện từ sự khủng khiếp của vũ khí huỷ diệt, đến sức chịu đựng, lòng can đảm của con người mà trước đây chưa có một thực tế nào có thể chứng minh một cách thuyết phục. Thì đây, “tám mươi mốt ngày đêm'' thành cổ mãi mãi còn đó, mãi mãi sẽ là một minh chứng cho mọi thời đại. Cho dù mọi thứ có thể phôi pha, Cổ thành chỉ còn là một đống đổ nát hoang tàn trong khói bụi chiến tranh. Song, đối với lịch sử thì bóng của Thành Cổ Quảng Trị vẫn rợp một khoảng dài!
Đã hơn ba mươi năm chiến tranh qua đi, từ Đông Hà cho đến thị xã Quảng Trị, hạnh phúc giản dị rạng trên gương mặt người mỗi buổi sáng mai về...

Những đêm thiêng Thành Cổ

11/07/2023 lúc 08:57






T





rên đường thiên lý Bắc - Nam suốt dài Quốc lộ 1 A, ngang qua thị xã Quảng Trị, xin bạn hãy rẽ về phía Bắc 2km đến viếng thăm Thành Cổ. Thành Cổ - một thời mưa bom bão đạn, một thời lửa - thép. Bạn đừng quên thắp nén hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống, hoá thành trời xanh mây trắng vì cuộc sống bình yên hôm nay. Bạn sẽ chìm sâu vào không gian linh thiêng siêu thực, tưởng như khói hương bay, tiếng bom đạn ầm oàng hỗn loạn và máu chảy của một thời hoa lửa hiển hiện vừa mới hôm qua.
Bạn có bao giờ tự hỏi: Cái Thành Cổ - Quảng Trị chưa đầy hai cây số vuông và khu vực xung quanh có giá trị gì về quân sự để đến nỗi phải chịu cảnh hoang tàn đổ nát, máu đổ xương tan do bom đạn Mỹ- Nguỵ tàn phá sức huỷ diệt ngang với bảy quả bom nguyên tử ném xuống Hi rô si ma - Nhật Bản? 81 ngày đêm bộ đội, du kích chống lại cuộc tái chiếm Thành Cổ của các lực lượng Thuỷ quân lục chiến, Biệt động quân, Lính Dù… thuộc Tổng trừ bị của Nguỵ, mỗi ngày hy sinh một đại đội, cũng có nghĩa là khoảng một vạn chiến sĩ hy sinh trong thời gian này. Rất có thể nhiều hơn nữa, hoặc ít nhất cũng bằng ấy người lính phía bên kia chết trận. Dứt khoát phải có nguyên cớ nào đấy!?...

Kỳ nghiêm Hồ

11/07/2023 lúc 08:57

Người quê tôi làm văn học nghệ thuật ở Hà Nội xem ra cũng đông, có cả trăm, nếu tính thêm dâu rể nữa phải vài trăm. Nhiều người tài năng siêu quần, tiếng tăm lừng lẫy, có người suốt năm xách túi đi họp, lại có người chỗ nào cũng có mặt, chạy đôn chạy đáo mồ hôi mồ kê nom vất vả lắm. Một vài người quen sống như những cái bóng, có tên tuổi hẳn hoi mà chẳng mấy khi đã thấy mặt, tài năng ra sao, tính nết thế nào thì thật chưa phải ai cũng đều đã rõ. Ô thế ra bác ấy cũng là quê ta, sao chả thấy đến họp đồng hương bao giờ, tôi vẫn biết là có anh ấy nhưng lại tưởng đã đi Văn Điển rồi cơ.
Người ta mỗi người mỗi tính, biết làm sao. Giang sơn có thể đổi thay mà tính tình con người thì rất khó thay đổi. Cái tính cách riêng của mỗi người phải cố mà giữ lấy, để mất đi, để giống nhau, ai cũng như ai thì đời sống chung thành thê thảm...

Chile xa mà gần

11/07/2023 lúc 08:57






C





húng tôi đó cú hai tuần (từ 23/6 đến 6/7/2007) tham gia đoàn Nghiên cứu các khu Thương mại tự do (Khu TMTD) ở Achentina và Chile của liên Bộ Thương mại - Tài chính - Văn phũng Chính phủ. Mục đích nhằm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của nước bạn để giúp Chính phủ xây dựng Luật về khu TMTD tại Việt Nam, điều đó có nghĩa là sẽ tác động tích cực đến Khu kinh tế thương mại Lao Bảo trong tương lai.
Sau những ngày công tác trên miền đất Nam Mỹ, đất nước Chile đó để lại trong tôi những ấn tượng khó phai mờ. Hỡnh ảnh các khu TMTD trên nước bạn khiến chúng tôi thêm thao thức cùng Lao Bảo quê nhà, và mơ ước về một ngày mai...

Dưới tán cây bồ đề

11/07/2023 lúc 08:57






Q





uảng thời gian bốn năm ngắn ngủi học ở Huế, tôi đã có dịp vun vén cho trí tò mò của mình qua bao nhiêu câu chuyện đã trở thành huyền tích về nhiều con người, mảnh đất, miền quê trên suốt dặm dài dãi đất miền Trung, từ các bạn học của tôi trong bao đêm mất điện, nhớ nhà mang ghế ra sân ngồi ngắm vuông trời nhỏ đầy sao ở khu nhà trọ. Câu chuyện về mười cô gái TNXP ngã xuống ở Ngã ba Đồng Lộc trong những năm kháng chiến chống Mỹ được Ngàn Phố, cô bạn gái người quê Can Lộc (Hà Tĩnh) của tôi kể lại bằng chất giọng ví dặm vào một đêm như thế, đã lưu dấu âm vang trong ký ức tôi vẹn nguyên mãi cho đến bây giờ.
Đến sáng hôm nay, khi tôi cùng Ngàn Phố nhẹ nhàng từng bước chân chỉ sợ đau viên sỏi hiền lành, ngọn cỏ xanh non còn đẫm sương đêm dưới chân đồi Trọ Voi mà lặng lẽ bên nhau cùng dâng lên các chị nắm hương lòng, để nguyện cầu cho hương hồn các chị, dẫu có ba mươi tám năm trôi qua vẫn “không thêm một tuổi nào” (Vương Trọng) mà thanh xuân đi cùng đất nước. Rồi im lặng ngồi dưới tán cây bồ kết được Đại tá Công an Nguyễn Tiến Tuẩn trồng...

Tiếng chuông Hòa Bình

11/07/2023 lúc 08:57






D





ường như xứ Huế là cuộc đất thiên định từ xa xưa đó sớm mang nặng duyên phận với Phật giáo, để rồi tiền nhân đến đây khai sơn lập cảnh dựng nên những ngôi cổ tự cùng những tiếng chuông đồng ngân vọng nhạc thiền siêu niệm. Trải qua năm tháng biến thiên của lịch sử, nhiều quả chuông nay đó bị mưa nắng gió sương đẩy trở về với cát bụi, nhưng âm thanh huyền diệu của nú thì đã thấm vào tận cùng ngõ ngách của miền tri giác làm nên sức mạnh nhiệm mầu “sắc, không”. Và bằng tha lực âm thanh, nó kéo Con Người mong manh trong kiếp phù sinh của vũ trụ tự ý thức về sự nối tiếp vĩnh hằng dưới Cõi Tạm. Chính vì tri ngộ được sự nối tiếp ấy mà Con Người thường sáng tạo ra và tìm đến những âm thanh đồng vọng như tìm về cội nguồn uyên nguyên, để đánh thức lũng hướng thiện vào một thế giới nhân văn sâu thẳm hơn. Và trong một sát na hay thậm chí chuỗi những sát na thỏa mãn dục vọng, những ham muốn danh lợi phù vân ở trần gian này, đời người ngẫm lại chớp mắt thoảng qua cũng chỉ như một hồi chuông mà thôi. Dẫu vậy, Con Người vẫn không thể sống thiếu những âm thanh linh diệu ấy được...
Xứ Huế có những quả chuông thiền âm của nó rất kỳ lạ. Ví như gần ba thế kỷ trước, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, từ trên đồi Hà Khê đă có câu chuyện huyền thoại vị chân sứ nhà trời giáng thế. Bỗng một sớm mai, chuông chùa Thiên Mụ đột nhiên gióng giả thả vào thinh không những hồi ngân dài, báo hiệu một giai đoạn chấn hưng của đạo Phật. Để đến bây giờ thiền âm diệu vợi của nó vẫn cũn là sự hoài niệm...

Chân dung của một tấm lòng

11/07/2023 lúc 08:57

(Kính tặng chú Lê Văn Hoan nhân sinh nhật lần thứ 75)





T





ừng là một cán bộ lãnh đạo uy tín, ông Lê Văn Hoan thường được nhắc đến với nhiều chức vụ và nhiều tên gọi, nhưng cánh làm báo chúng tôi vẫn thích gọi ông là “thi sĩ Trưởng Thành”.
Gọi là “thi sĩ” không chỉ vì ông làm thơ lấy bút danh Trưởng Thành, mà còn bởi ông là một Bí thư Huyện uỷ thời kháng chiến, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch uû ban mÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam tỉnh, rồi Chủ tịch Héi ®ång nh©n d©n tỉnh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Đại biểu Quốc Hội nhiều khoá, nổi tiếng với những câu chất vấn làm nóng cả nghị trường… nhưng lại thích kết giao với giới báo chí, văn nghệ. Đến nỗi bà nhà phải la lên: “Cứ mấy chú nhà báo kêu là đêm hôm chi cũng đi, thơ phú, hát hò. Làm như mình đang trẻ lắm!”. Ông chân thành đến mức chúng tôi coi như người bạn vong niên đáng kính trọng. Thỉnh thoảng kéo nhau đến thăm ông, quên mất đó là nhà “quan đầu tỉnh” nên hồn nhiên tán gẫu đến thâu đêm.
Thỉnh thoảng ông cung cấp cho báo giới những thông tin gây sốc cho không ít chức sắc. Cái việc đó bây giờ đã thành một nếp đẹp mà nhiều chính khách, nhất là các Đại biểu Quốc hội đang làm. Nhưng thời “tiền đổi mới”, thì quả là chuyện động trời, có khi mang hoạ...

Một ngày theo Nguyễn Tuân đi chơi Huế

11/07/2023 lúc 08:57






B





ây giờ là năm 1976, đất nước vừa thống nhất, Bắc Nam trở về một mối. Người miền Bắc, miền Nam xôn xao chạy thăm nhau, nhận anh em, nhận họ hàng. Không khí một nhà, vui không kể xiết.
Hôm ấy anh Trần Hoàn, lúc đó đang làm Trưởng ty Văn hoá Thừa Thiên Huế, gọi tôi lên phòng anh, bảo:
- Ngày mai anh Nguyễn Tuân vào thăm Huế, em sắp xếp đi chơi với anh Nguyễn Tuân nhé!
Quả thật tôi ngại. Đi với Nguyễn Tuân, một người thông minh và hiểu biết như thế, lỡ có gì anh ấy hỏi mà mình không trả lời được thì còn ra làm sao nữa. Nghĩ thế, tôi bảo anh Trần Hoàn:
- Anh Nguyễn Đắc Xuân, anh Phan Thuận An là những người am tường về Huế, anh nên bảo các anh ấy đi chắc là thuận lợi hơn em.
Anh Trần Hoàn cười độ lượng:
- Dại thế. Đi với anh Nguyễn Tuân để anh ấy dạy cho chứ...

Lặng im như lửa

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong những ấn tượng tuổi thơ tôi có một ngọn núi đêm đông bập bùng ánh lửa, gió bấc thổi xào xạc, lửa càng khuya càng lan tỏa, càng bén nhanh, nó trườn liếm khắp sườn núi.
Tôi ngồi trước thềm, hai tay bó gối, bên mảnh sân nổi rêu, những lùm nhãn um tùm tối sẫm, hàng cau nhè nhẹ đung đưa. Nhà trong nhà ngoài đều đã tắt đèn, chỉ còn tiếng một con cuốc sót lại dưới ao là vẫn đang khắc khoải kêu như nỗi nhớ một mùa hạ đã qua từ lâu rồi, thế là có cuốc đông chứ không phải chỉ có cuốc hè, con cuốc này kêu lạ lắm, lúc lúc nó lại nấc lên thảng thốt. Trông lên đằng xa trong màn đêm dày đặc không trăng không sao, ngọn lửa vẫn cứ đang lúc ẩn lúc hiện, và tôi tự nhủ, ai người đốt lửa trên núi, mà đốt thế để làm gì?
Bà tôi bảo đấy là đám trẻ rủ nhau vơ cỏ chất thành đống, lúc sắp lùa trâu về thì gửi lại một mồi, gió đưa lửa chạy nổ lép bép. Chúng nó cứ thích thế, đốt lửa rồi cưỡi trâu nhong nhong về làng.
Nhưng chị Gái người ở của nhà lại kể khác, chẳng phải thế đâu bà ạ, đấy là thằng Tây cao kều xua lính dõng ra đốt sạch cỏ quanh đồn để bộ đội không còn chỗ bò nấp. Mấy lần các anh ấy đã vào cắt hàng rào dây thép gai toan bắt nó mà không xong, thằng ấy ranh ma lắm, lúc ngủ trong bốt, lúc lủi xuống đồng, phục kích bắn vào đoàn người vượt vành đai trắng ra vùng tự do. Người làng trên ấy kể có hôm nó choàng áo tơi đội nón lá lụ khụ như ông lão tìm vào ấp Nhẫm làm gì ấy không biết nữa, có một bà chợt thoáng thấy đôi mắt nó xanh lè như mắt mèo thì rú lên nhảy ào xuống ao, nó chỉ cười không đứng lại...

Chúng tôi viết sử Trung đoàn

11/07/2023 lúc 08:57






H





è. Thành phố Vinh như được rang trong chảo lửa khổng lồ. Những trận gió Lào giống như những chùm hỏa tiễn phóng những luồng hơi nóng hầm hập, ù ù, dữ tợn. Cây cối xác xơ, sém táp. Bụi đỏ rực, mù trời ném vào người rát bỏng.
Các quán bia hơi, giải khát mọc san sát lấn át cả vỉa hè chật ních, tấp nập người ra vào. Xe cộ các kiểu, các loại đậu từng hàng, từng bãi. Dọc phố Quang Trung tiếng động cơ, tiếng còi xe, tiếng gọi nhau, tiếng quát tháo, tiếng nhạc xập xình xen lẫn tiếng máy xay, máy tiện, máy chạy đá... từ  các ki ốt hai bên đường tạo nên những âm thanh hỗn độn, ồn ào, hối hả. Cảnh mua bán nhộn nhịp, nháo nhào. Người ta thi nhau làm giàu. Cái nhịp sống sôi động ấy như ùa vào từng căn nhà, góc phố. Cái guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường tưởng chừng làm cho thành phố Đỏ càng nóng thêm. Hừng hực...
 
 

Xuân này, về lại chiến trường xưa...

11/07/2023 lúc 08:57






L





ại như một sự tình cờ, vào những ngày cuối năm này, tôi bỗng có cơ may được về lại chiến trường xưa một thời binh lửa. Lực lượng đặc công Quân khu có ý định viết cuốn sử, mời tôi làm chủ biên. Lịch sử đặc công Quân khu, già phân nửa là những trận đánh ở chiến trường Quảng Trị. Đại tá Đặng Trung Thành- Anh hùng LLVT- người gần bốn mươi năm gắn bó với binh chủng, thân đến gặp tôi:
- Anh từng là lính đặc công, tham chiến nhiều năm ở Quảng Trị. Viết lịch sử đặc công không dễ, chỉ người trong cuộc mới làm được, tôi muốn nhờ anh đảm đương nhiệm vụ này. Ta vào Quảng Trị một chuyến để lấy không khí, anh đi được không?
- Vào Quảng Trị? Hay quá! Nhưng các cứ điểm đặc công đánh ngày ấy, ta đến cả rồi. Lần này, anh định tới nơi nào?
- Đến hậu cứ của đại đội tôi ngày ấy ở miền Tây Hướng Hoá. Anh đừng ngại, bây giờ đến đó đường rải nhựa phẳng phiu rồi. Ngày ấy, ở cánh rừng không tên nằm trong dãy Sa Mù ấy, chẳng có đường đâu. Đại đội tôi ăn Tết ở đó năm sáu chín (69). Một cái Tết như từ trên trời rơi xuống. Kỷ niệm lắm! Anh cứ đi, túc tắc dọc đường tôi sẽ kể…

« 5354555657 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground