Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Thời gian và ký ức

11/07/2023 lúc 08:57






M





ới đó mà đã hơn 50 năm, kể từ ngày tôi bước vào cổng trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956). Bấy giờ toàn miền Bắc chỉ có 5 trường Đại học, toàn là những trường danh tiếng. Danh tiếng bởi tên tuổi của các vị giáo sư được đào tạo và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, một bộ phận được tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở Pháp về, nhẹ nhàng rủ bỏ vinh hoa phú quí đi theo tiếng gọi của Cách mạng và cụ Hồ. Hà Nội mùa tựu trường Đại học niên khoá 1956-1957 tấp nập lạ thường, nhất là ở các số nhà 19, 21 đường Lê Thánh Tông, nơi tập trung ba trường Đại học: Tổng hợp, Sư phạm, Y dược. Sắc màu Hà Nội sau những năm giải phóng được in dấu ở những em nữ sinh với những tà áo dài tha thướt, đầu tóc “phi - dê”, trên những chiếc xe đạp ngoại, ở những nam sinh vừa ®ç tú tài, con nhà khá giả trong những bộ âu phục chỉnh tề đi xe gắn máy cùng với nếp sống giản dị của hàng nghìn học sinh tốt nghiệp cấp ba phổ thông ở khu Ba, khu Bốn và các tỉnh phía Bắc vừa mới rời mái trường kháng chiến, có cả những cán bộ đương chức và một vài nhà văn đã có tác phẩm. Người Quảng Trị có Hồ Sĩ Thoảng, Hồ Sĩ Khoách, Huỳnh Hữu Bát, Đoàn Nhật Tăng, Lê Mậu H·n (Đại học tổng hợp); Lê Đình Phiên, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Mạnh Duy,Th¸i Duy Ninh, Nguyễn Thanh (Đại học bách khoa)v.v… Về sau đều trở thành những nhà giáo, nhà khoa học thành danh. Tất cả đều cùng một mục đích: Học để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và góp phần đấu tranh thống nhất đất nước. Khoa ngữ văn Đại học tổng hợp, nơi tôi thi vào, có số thí sinh trên 1000. Nhưng chỉ tiêu chỉ tuyển trên 100 có lẻ, đến năm ba (khoá học chỉ 3 năm) thì số thí sinh tốt nghiệp chỉ còn khoảng một nửa. Đủ biết ngay từ bấy giờ ngành giáo dục đã chú ý chất lượng. Mà hàng đầu là chất lượng của các giáo sư. Chỉ kể vài tên tuổi: các giáo sư: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường và nhiều giảng viên, phụ giảng có kiến thức uyên thâm, có năng lực sư phạm tốt. Bên Khoa học tự nhiên có các giáo sư: Nguỵ Như Kontum, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Ho¸n v.v… Chủ nhiệm Khoa ngữ văn mấy năm đầu là thầy Đặng Thai Mai. Đến năm thø ba thì thầy Trần Văn Giàu kiêm luôn chức danh chủ nhiệm khoa Văn - Sử. Vào những năm đầu tiên, do tác động ít nhiều của đời sống xã hội, nhất là hậu quả sai lầm của cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, không khí học đường chưa thật nề nếp. Đại giảng đường số 21 Lê Thánh Tông là nơi: truyền đạt kiến thức, nhưng việc ra, vào giảng đường có lúc cßn lộn xộn, thậm chí có những phát ngôn bừa bãi, tự do quá trớn trong sinh viên. Nhưng nhêuy tín quá lớn của các giáo sư, sự uốn nắn kịp thời của lãnh đạo, lại được sự ủng hộ của phần lớn sinh viên có trình độ học vấn tốt vừa tr¶i nghiệm trong kháng chiến nên dần dần không khÝ học tập trở lại qui cũ. Bấy giờ có thể nói: “Thầy ra thầy, trò ra trò”. Mỗi thầy là một tấm gương đạo đức, một nhà sư phạm mẫu mực. Trong số những bài giảng của các thầy, tôi nhớ nhất là những giờ lên lớp của thầy Đặng Thai Mai. Ông giảng về thơ văn yêu nước đầu thế kỷ XX, về những tác phẩm tiêu biểu của văn học Trung Hoa hiện đại như Truyện A. Q của Lỗ Tấn, kịch Lôi Vũ của Tào Ngu…, nhưng sôi nổi nhất, gây ấn tượng nhất đối với sinh viên là những giờ văn học Pháp, đặc biệt là cách truyền thụ những vở bi kịch cổ điển Lơxít của P. Coóc nây và Angđrơmác của Giraxin. Đặc điểm của những vở này là sự xung đột dữ dội giữa hai gia đình quí rộc theo đuổi dục vọng, hành động kịch diễn ra hết sức căng thẳng. Cách giảng của thầy Mai thật độc đáo, vừa phân tích tâm lý, số phận của từng nhân vật, vừa thể nghiệm như một diễn viên bằng cách vào vai của từng nhân vật. Trong lơxít thầy đã thuộc những câu đối thoại (bằng tiếng Pháp) giữa Simen và Rôđrigơ, đôi tình nhân trẻ; giữa bá tước Đông gormax (cha Simen) và Đông Điegơ (Cha Rôđrigơ). Thầy Nguyễn Lương Ngọc mực thước trong những giờ giảng về văn học Việt Nam (phần văn học dân gian) với những vần ca dao đẹp, những truyện cười di dỏm, những truyện nôm khuyết danh đậm chất nhân văn. Nếu không học thuộc lòng không vận dụng trí nhớ thì làm sao thầy có thể truyền giảng tr«ichảy, ngọt ngào, có mức truyền cảm lây lan đến người nghe!? Nếu như Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường bằng những lời lẽ hùng biện về văn học cổ đại Hy - la, thì Giáo s­ Cao Xuân Huy mùc thước, đỉnh đạc truyền thụ những trí thức về lô - gíc học, một bộ môn l¹ lẫm đối với sinh viên, chặt chẽ, khúc chiết của tư duy với câu nói lặp đi lặp lại của thầy: “Mọi người sinh ra đều phải chết. Khổng Tölà người, Khổng Tử cũng phải chết”. Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, bấy giờ khoảng 40 tuổi, nhưng đầu tóc đã bạc, nhiệt tình, tinh thông tiếng Pháp, biết tiếng Anh, thầy còn tự học tiếng Nga; chỉ trên dưới một năm mà đã đọc được một thứ ngoại ngữ Xlavơ khó học. Chúng tôi hỏi bí quyết thành công? Thầy trả lời: Đam mê, lại nhờ có tiếng Pháp tốt, đọc được tiếng Latinh, mà trong tiếng Nga dễ có đến 40% từ nguyên bắt nguồn từ các ngôn ngữ phương Tây. Lại nữa, phải có mục tiêu rõ ràng: học tiếng Nga để truyền thụ kiến thức văn học Nga cho sinh viên - một bộ môn mà Nhà trường phân công cho thầy phụ trách. Khâm phục nghị lực của thầy Nhị, lại say mê văn học Nga, dự các giờ học tiếng Nga, ngay từ năm thứ hai, tôi đi chuyên sâu vào văn học Nga, võ vẽ làm quen với những vần thơ lấp lánh của Puskin, những hình tượng lộng lẫy như Đancô, chim báo bão, chim ưng, những trang thơ bậc thang của Maiakôpxski. Ngày đó, các giáo sư thường khiêm tốn nghĩ rằng, giáo trình chưa hoàn chỉnh, những bài giảng ở lớp chỉ là phác thảo nên đã khuyên sinh viên phải có ý thức tự học, đến thư viÖn, đọc, lấy tư liệu, tập viết những chuyên đề ngắn, chỉ năm, bảy trang. Trong những năm tháng “dùi mài kinh sử” đó, thầy Đặng Thai Mai có công rất lớn đối với khoa ngữ văn: đó là việc vận dụng phương pháp học đi đôi với hành, kiến thức ở nhà trường không tách rời với lao động, sáng tạo ngoài xã hội, điều mà hiện nay người ta gọi là văn hoá tự nghiệm(culturevécue). Tôi còn nhớ, sau những bài giảng về sân khấu truyền thống, thầy đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên đến các rạp “Chuông Vàng”, “Kim Phụng” đễ xem diễn trích đoạn các vở chèo nổi tiếng: Quan âm  thị kính, Suý Vân gi¶ dại, Trương Viên, Lưu Bình Dương Lễ v.v… Trước khi xem, thầy thường giới thiệu khái quát nội dung những điểm nhấn của nhân vật và xung đột kịch, các làn điệu chèo…
 

Những ấn tượng từ

11/07/2023 lúc 08:57






1





1h trưa 3-5, nhìn cơn mưa đang vần vũ phía Tây, sóng đang lặng bçng chuyển dựng đứng ào ào vỗ vào thềm đảo Thuyền Chài, đại tá Đinh Gia Thật, Phó chủ nhiệm chính trị quân chủng Hải Quân, trưởng đoàn công tác của hành trình Tuổi Trẻ vì biển đảo quê hương hối thúc đại úy Đặng Ngọc Nam đảo trưởng cho thuyền CQ (một dạng thuyền máy cao tốc đặc chủng) chở anh em trong đoàn ra tàu HQ 957. Chuyến xuồng thứ ba cập mạn tàu HQ 957, gương mặt trung tá Phạm Văn Hưng, thuyền trưởng như gi·n ra: “May quá, chậm chút nữa thì có thể các anh phải ở lại báo cơm trên đảo Thuyền Chài ít ra một tuần nữa. Đài vừa báo có áp thấp nhiệt đới!” Nghe thuyền trưởng Hưng nói, mọi người mới để ý thấy biển đã âm âm một sắc nước thẫm tái, sóng cuộn lên đập ầm ào vào thành tàu nhưng không ai nghĩ là sẽ có một cơn bão đang đến.
   Thật khó có thể tưởng tượng nổi một đoàn đại biểu gần cả trăm người sẽ kẹt lại trên đảo chìm với một ngôi nhà “lâu bền”, chưa nói đến ăn nghỉ, chỉ riêng chỗ để đứng cho ngần ấy con người không bị mưa tạt ướt thôi đã là khó khăn, nói chi chuyện ăn uống vệ sinh cả tuần liền. Hú vía!
Chạm trán bão 
Khi người cuối cùng leo lên tàu, tàu nhổ neo đi tiếp về đảo An Bang thì sóng đã từ cấp 3 cấp 4 bắt đầu dựng lên, những cô gái vừa tươi vui hát hò giao lưu trên đảo Thuyền Chài ban sáng bắt đầu thấy nôn nao, đẩy cửa phòng toa lét đã thấy “dấu vết” mà anh em gọi đùa là cầu thủ đội Arser“nôn” và Liver“fun”. Hành trình từ đảo Thuyền Chài về An Bang tàu đi trong màn mưa mù mịt, tuy nhiên ai cũng nghĩ nếu neo đậu tại đây để sáng mai lên đảo theo lịch trình thì sẽ sóng yên bể lặng như chín ngày trước của hành trình. Từ khơi, nơi tàu neo, nhìn vào An Bang, chúng tôi biết trên đảo đang có hai cán bộ ra lắp ráp hệ thống trụ đèn chiếu sáng đang nóng ruột đợi lên chuyến tàu HQ 957 để trở về đất liền. Hồi chiều “hóng hớt” chỗ ca bin tàu thoáng nghe anh em bảo thời tiết này khó mà vào An Bang, may lắm thì có thể đưa xuồng CQ ra chở thư báo vào, hên lắm thì hai cán bộ lắp ráp trụ đèn năng lượng mặt trời kia có thể lên được tàu. Anh em thủy thủ đoàn quyết tâm lắm, nhưng đến bản tin thời tiết trong chương trình thời sự của đài Tiếng nói Việt Nam lúc 18h cho biết áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên, có khả năng thành bão số 1 thì gương mặt mọi người đã không còn hy vọng như lúc chiều. Sóng đã mạnh dần lên, không thể tiếp tục thả neo, nhất là đảm bảo an toàn cho chuyến hành trình đầu tiên này. Đến 21h đêm 3-5, những cơn sóng dội vào thành tàu, tràn qua boong, trên hệ thống truyền thanh của tàu thông báo các thành viên không được đi lại trên boong, men theo thành tàu, mọi sinh hoạt giới hạn an toàn trong các buồng phòng quy định. Lệnh của đất liền đưa tàu về, tạm thời không ghé lên điểm đảo An Bang và khu vực nhà dàn DK ở bãi Tư Chính. Rúc hồi còi dài tạm biệt An Bang, thuyền trưởng Phạm Văn Hưng cho tàu chuyển h­íng về phía Nam-Tây Nam, tránh tầm ảnh hưởng của bão và đề phòng hoàn lưu bão. Suốt đêm 3-5 các khoang buồng trên tàu không còn tiếng hát hò như những đêm đầu. Sóng vẫn chao đảo dữ dội nhưng con tàu vẫn lặng lẽ trong đêm vượt thoát khỏi vùng sóng gió. Năm giờ sáng ngày 4-5, trên hệ thống loa của tàu thông báo các thành viên lưu ý buộc chặt đồ đạc, tàu chuyển hướng gặp sóng ngang sẽ chao lắc gây đổ vỡ. Tôi lần lên cabin tàu, thuyền trưởng Hưng sau một đêm chỉ huy tàu né bão chỉ vào tấm bản đồ trên bàn cabin bảo với tôi: Đêm qua tàu đã vượt hơn 60 hải lý khác với hải trình ban đầu, sau đó mới chuyển hướng về phía Vũng Tàu.
Bình minh ngày 6-5 tàu vào đến khu vực giàn khoan dầu khí mỏ Đại Hùng, những luồng sáng từ ánh lửa, từ ánh điện làm hồng lên cả một vùng biển thẳm. Trong sắc hồng ấy, dường như có pha sắc máu những người lính đã ngã xuống cho chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Như để đền bù cho mấy ngày giông bão, biển hôm nay bình yên đến lạ.
Chiều 6-5, tàu vào đến biển Vũng Tàu, chuyến hải trình đầu tiên của con tàu chở những bạn trẻ mang tên Hành trình Tuổi Trẻ vì biển đảo quê hương đã trải qua những ngày như thế, và với chút giông gió đầu mùa ấy thôi, đã giúp cho mọi người cận cảnh hơn với Trường Sa, với quần đảo bão tố, và thấm thía sự hy sinh của quân dân nơi huyện đảo đầu sóng ngọn gió này....
 

Những gương mặt tỏa sáng

11/07/2023 lúc 08:57






Q





ua đông lại tới xuân. Cùng thời gian dòng đời vẫn đang trôi mải miết. Vào những ngày then chốt của một năm, những ngày Tết, giữa xốn xang tiếng hát nụ cười, đào mai tưng bừng khoe sắc, lòng ta không khỏi chạnh nhớ đến những gương mặt thân yêu, nay đã người còn kẻ mất, đấy là những gương mặt văn hóa, những gương mặt như lửa thắp, tỏa sáng cùng năm tháng.
Giờ đây tôi muốn bắt đầu bằng những kỷ niệm lấy từ quê nhà. Trước tiên xin được kể một đống đất tưởng vớ vẩn mà lại rất lạ lùng. Nó nằm ven quốc lộ một, ở đầu bắc phố Phủ Từ Sơn, mỗi lần qua tôi thường bắt chước khách bộ hành ném thêm vào một cục đất nho nhỏ. Người đời gọi nó là mả ông Đống hoặc là mả thằng ăn mày. Lâu lâu thấy mả thằng ăn mày nổi lên cao quá, công nhân bảo dưỡng đường lại phải gọi nhau ra xúc vứt xuống mấy cái ao. Nhưng rồi rất lặng lẽ chẳng mấy chốc mả thằng ăn mày lại nổi lên, nó không chịu mất đi và nó có tự bao giờ chẳng ai rõ, chỉ biết trước khi có ta đã có nó rồi.
Đóng vai trò chủ yếu trong việc bồi đắp cho mả thằng ăn mày không phải ai khác mà chính là mấy bà quen chạy chợ quanh vùng. Chợ Phủ là một nơi tấp nập, tuần ba phiên, còn gọi là chợ Giầu. Giầu ở đây là giầu cau. Khách đến chợ ai chả mong gặp được sự hòa thuận, ai chả ngại gặp phải sự lừa lọc hoặc ế ẩm thua lỗ. Và thế là mọi người, không rõ tự đâu mà ai cũng đặt lòng tin vào sự phù hộ của thằng ăn mày chết thiêng từ bao giở bao giờ. Người ta cảm thấy có sự may mắn nếu trên đường vào chợ nhớ nhặt một hòn đất, hòn gạch ném lên cái của ấy.
Có một lần nhà văn Nguyên Hồng trên đường về Bắc Giang đã dừng xe đạp bên mả thằng ăn mày. Ông vuốt râu tủm tỉm cười mà hỏi tôi, anh hãy nói xem ngôi mả này giống cái gì trên đời? Tôi lúng túng chưa biết nên trả lời ra sao thì ông đã nói, nó chính là đời thằng nhà văn chúng ta đấy. Đời thằng nhà văn là do quê hương xứ sở nó bồi đắp nên, là do ông trời ông ấy phù chú mà thành, cho nên nó suốt đời phải mang nợ, trả được món nợ đời đâu có dễ, và chỉ có thể trả bằng tác phẩm mà thôi. Nhưng một khi, ai đã trả xong gánh nợ đó thì người ấy sẽ là bất tử.
Cứ theo ý tứ ấy mà ngẫm thì không phải chỉ có các nhà văn, mà còn nhiều người khác nữa, nhiều nhiều lắm, ở mọi lĩnh vực đều có thể thành bất tử. Xin lấy một ví dụ, đó là cuộc đời và sự nghiệp ông Trần Đức Thảo, một tiến sĩ triết học từng sống cùng thời với chúng ta. Ông Thảo gốc làng Song Tháp, xã Châu Khê, Phủ Từ Sơn, xuất thân là con trai thứ trong một gia đình có cụ thân sinh làm viên chức bưu điện, ở quê quen gọi là cụ Hàn Tiến. Con sông đào Ngũ huyện khê chảy vòng quanh làng, nằm ngay trước cổng làng bên gốc đa cổ thụ là một chiếc cầu nho nhỏ có trụ xây bằng gạch, cũng là do gia đình ông bỏ tiền xây tặng dân làng. Ông Thảo không sinh tại làng mà sinh ở Thái Bình, lớn lên ở phố Hàng Đường Hà Nội, là học sinh Lycée Albert Saraut, hết tú tài vào học luật năm sau được chọn gửi qua Paris, vào một trường nổi tiếng có truyền thống, Ecole Normale Supériuere. Những năm về nước lúc ông làm giáo sư, lúc cắm cúi dịch sách, nhưng việc được xem là cốt yếu cho cả một đời là việc viết sách. Chỉ cần viết một cuốn triết học. Mùa hạ 1997 tôi qua Mỹ, một giáo sư người New York đã đưa tôi xem cuốn sách của ông Thảo vừa được dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, đó là cuốn Nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ, sách in cùng một lúc ở cả hai nơi, London và New York. Mà cũng chỉ in mấy trăm cuốn thôi. Hỏi vì sao in ít vậy, được cho biết là vì vấn đề mà ông Thảo đề cập cả thế giới lúc này chỉ có chừng vài trăm người đang quan tâm, mà cũng chả phải mọi người đều đã hiểu hết những gì ông Thảo bàn. Sách in ra một nửa dành cho những người đặt mua trước, còn lại đưa vào các thư viện lớn. Đối với ông Thảo đây là cuốn sách mang ý nghĩa tập đại thành. Ông đã viết nó nhiều năm ở một căn buồng khu tập thể Kim Liên vây quanh ông là cô đơn và nghèo túng. Sinh thời Jean Paul Sartre một triết gia của Pháp từng có lời đánh giá: "Trần Đức Thảo ở trong số những người hiếm có, luôn luôn tìm tòi khám phá ở chỗ giáp gianh giữa chân lý và phi lý". Còn ông Thảo thì đã đánh giá bạn mình, Jean Paul Sartre như sau: "Ông ấy, Jean Paul Santre là một triết gia biết đặt ra những vấn đề đáng bàn".
Mấy năm trước tại Paris, vào những giây phút cuối đời, những giây phút hấp hối, khuôn mặt ông bỗng bừng sáng, nửa tỉnh, nửa mơ ông đã nói ra một ý tưởng thật tốt lành về cái đẹp... "ý thức trong lời kêu gọi chính nó đặt ra sự đòi hỏi... Cái đẹp trong sự hoàn thiện những quá trình nghiệm sinh..."...
 
 
 

Cây cầu... cổ tích

11/07/2023 lúc 08:57






V





ậy là sự mong chờ khắc khoải từ bao đời nay của người dân Bắc Phước-Huyện Triệu Phong đã thành hiện thực. Đó là cây cầu Bắc Phước bắc qua sông Thạch Hãn không còn là cây cầu "cổ tích" như người dân nơi đây thường nghĩ, giờ nó đang trong giai đoạn hoàn thiện, những ngày này xe máy và người đi bộ qua lại khá thuận lợi. Đây là những ngày đầu đến Bắc Phước không phải ngồi trên con đò ngang chòng chành với bao nỗi âu lo! Một sự kiện  mang niềm vui "ngập trời" đến với vùng quê Bắc Phước.
Bắc Phước, Triệu Phước, Triệu Phong gồm có ba thôn: Dương Xuân, Hà La, Duy Phiên là một vùng quê sông nước, được bao bọc xung quanh bởi hai nhánh của sông Thạch Hãn. Cù lao nhỏ Bắc Phước có khoảng 300 hộ gia đình với gần 1400 nhân khẩu. Người dân ở đây không biết Bắc Phước có tự bao giờ, chỉ biết đời trước truyền lại rằng: Xưa kia nơi đây là một cù lao hoang vắng, những người dân ở các thôn như An Cư, Lưỡng Kim (Triệu Phước) và những vùng khác đến đây canh tác, dần dà họ đã định cư lâu dài hình thành nên ba thôn cho đến hôm nay. Sống giữa vùng quê sông nước cái khó chồng lên muôn vàn cái khổ, đời sống kinh tế chủ yếu làm nông nghiệp, cây lúa nước một năm chỉ làm một vụ đông xuân nhờ trời...Để đắp đủ cuộc sống, nhiều  gia đình phải chạy đôn, chạy đáo làm thêm nhiều nghề khác...Khó khăn là vậy, nhưng người dân ở đây luôn biết chịu thương, chịu khó nhất là vào những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, Bắc Phước đã một lòng trung kiên theo Đảng, theo Bác Hồ. Hậu quả của chiến tranh để lại cho vùng đất Bắc Phước vô cùng to lớn. Trong tổng số ba trăm bốn mươi chín liệt sỹ và một trăm hai mươi lăm thương binh của toàn xã Triệu Phước, riêng ba làng Dương Xuân, Duy Phiên, Hà La có một trăm năm mươi hai liệt sỹ và bốn mươi mốt thương binh; Trong tổng số mười hai mẹ Việt Nam Anh Hùng đã được phong tặng, có tới tám mẹ ở Bắc Phước. Sau ngày đất nước thống nhất, những cái làng nhỏ bé cuối nguồn sông Hãn vẫn lẻ loi giữa cuồn cuộn sông nước; những con đò dọc, đò ngang ngày ngày lặng lẽ chuyên chở bao lượt khách đến, khách đi trên vùng Bắc Phước. Cùng với nhịp sống của xã hội, sau những năm trong thanh bình, đời sống của người dân Bắc Phước cũng có nhiều đổi thay rõ rệt, nhà xây mái ngói san sát mọc lên, đường đi lối lại được bê tông hóa, ánh điện quốc gia đã vượt sông thắp sáng cho mọi nhà từ nhiều năm nay...Âu đó cũng là sự phấn đấu vượt bậc của người dân và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với mảnh đất biết bao khó khăn và mất mát nhiều trong chiến tranh. Đặc biệt vào cuối năm 2008, một sự kiện đã làm cho người dân cù lao Bắc Phước vui mừng đến "nghẹt thở", đó là lễ khởi công xây dựng cầu Bắc Phước. Một cây cầu mà người dân nơi đây không bao giờ dám nghĩ đến, chỉ là trong ký ức về một cây cầu "cổ tích". Cầu Bắc Phước có chiều dài trên ba trăm bảy mươi ba mét, gồm mười một nhịp mỗi nhịp dài ba mươi ba mét, khổ cầu rộng bốn mét, riêng nhịp tránh ở giữa rộng sáu mét, gầm kết cấu chữ L bê tông cốt thép, có hai mố và mười trụ cầu bê tông cốt thép, tải trọng thiết kế HL 93...với tổng mức vốn đầu tư gần ba mươi tỷ đồng; Công ty cổ phần công trình đường sắt và Công ty cổ phần Thành An đảm nhiệm thi công.
Những nhát xẻng khởi công cầu Bắc Phước cho đến nay, trừ những ngày người làm cầu nghỉ, ngày nào cũng vậy có nhiều người dân Bắc Phước  kéo nhau tụ tập đến khu vực xây cầu để xem công nhân thi công, cùng với bao câu chuyện nhân tình thế thái, nhất là những người cao niên như ông Binh (thôn Dương Xuân), hay ông Bích, ông Vệ, ông Giao...(thôn Hà La), họ có mặt thường xuyên  đến nỗi người dân ở đây ví von: "Đó là đội giám sát thi công cầu". Cùng với những câu chuyện rôm rả mang theo hơi thở của tâm trạng vui sướng bởi họ được chứng kiến cây cầu mơ ước lớn dần trên sông  từng ngày. Không những thế, người dân nơi đây thật tốt bụng, họ đến đây không những động viên  người làm cầu quên đi những cái mệt nhọc, dân làng ba thôn đã có lần góp tiền mua luôn cả con lợn để tặng cho những người làm cầu liên hoan.
Sau hơn một năm thi công, đến nay cầu Bắc Phước cơ bản hoàn thành, những phần việc còn lại chủ yếu là hoàn thiện như gắn lan can cầu, đắp đường hai đầu cầu, thảm nhựa mặt cầu...Đến giai đoạn này, xe máy đã qua lại cầu, những ngày đầu đến Bắc Phước không phải ngồi trên chiếc đò nhỏ bé ngày nào nữa, chấm dứt một thời với bao đỗi nhọc nhằn khi qua về Bắc Phước phải đợi đò, hay sợ hết giờ đò chạy, không còn cái cảnh "Qua sông phải lụy đò" như anh Dương Hùng, một người con quê hương đi xa nhiều năm nay đã có những câu thơ thật tâm can của cảm xúc: "Quê tôi sông nước tứ bề/ Lại qua cách trở sang về khó khăn/ Không về lòng những ăn năn/ Về thì mang cả nhọc nhằn về theo… Qua sông hết lụy con đò/ Cầu đà  nối bến quê nghèo đổi thay/ Ngàn đời mới có hôm nay/ Ngỡ mơ nhưng đã thật rày đó thôi/ Mừng vui lòng dạ bồi hồi/  Ơn Đảng, ơn Bác quê tôi sáng bừng"...
 
 
 

Chòi sĩ tử

11/07/2023 lúc 08:57






C





hòi canh cá nằm giữa cánh đồng làng. Nơi ấy, một phần đời tôi đã sống và lớn lên nhờ  hương sữa lúa mùa kết chẹn; lớn lên theo tiếng quẫy thở của những chú cá buổi sớm mai; lớn lên cùng nhịp điệu ánh mặt trời, mỗi bình minh hay hoàng hôn đều đượm một sắc vàng chín tới.
1. Giữa cánh đồng Mặt Bằng có cái hố bom rộng, nước lướt phẳng, sóng thi thoảng mới gợn nhấp nhô khi có gió tạt qua. Nhiều khi tôi nghĩ, nhẽ nào đấy là một chén rượu trường thọ mà Ngọc Hoàng nhỡ tay đánh rơi trong một cơn say trên thượng giới xuống đây? Qua thời gian, men rượu phả lên trời cho mây uống rồi kết thành sắc ửng hồng sớm mai hay là màu vàng rộm chiều xuống, mùi rượu nhạt dần thành một thứ nước trong, và một ít hương thơm vẫn còn lưu mãi đến bây giờ khiến tôi chếnh choáng.
Ông nội be bờ đất xung quanh hố bom. Thả vài chôm nè vào giữa như làm dấu thánh với đất với trời, rằng đây là nơi tôi mưu sự. Tháng mười âm lịch bắt đầu mua cá giống từ thị xã Quảng Trị về thả. Ông chặt tre dựng bên hồ một cái chòi nhỏ, vách gót, mái lợp lá tàu dừa. Bên cạnh chòi trồng một cây chanh leo, loại chanh này rất hiếm, nó thuộc chi Lạc Tiên trong giới thực vật. Vài tháng sau, dây chanh bò phủ kín cái chòi, xung quanh và cả trên mái chằng chịt thân với lá đan xen nhau rườm rà. Hoa chanh leo nở ra tím nhạt phớt phơ tựa màu hoa cà. Rồi những quả chanh tròn to cỡ nắm tay đậu chi chít. Chim sẻ đồng sà xuống gõ mỏ sừng lách tách vào lớp vỏ quả chanh như sư chùa gõ mõ tụng kinh. Cảnh yên lặng rất thiền! Trong chòi kê một chõng tre, cái chạn để ít đồ đạc thô sơ và một cây đèn dầu hoả.
Những năm học phổ thông, tôi thường cắp mấy cuốn sách men theo chân ruộng, băng qua đồng ra chỗ chòi vừa canh cá vừa học bài. Đường chân ruộng cỏ cỏ lớp lớp lót lối người đi, xanh mơn man mềm nhũn nhại xát vào da thịt, sương có khi biếc nắng mà hồng theo một cách trong veo. Sao thứ cỏ ấy lại đằm thắm và có ma lực đến thế! Cứ như muốn dính chặt bước chân người ta vào đất. Quãng đường từ nhà ra chòi không xa lắm, nhưng mỗi lần đi qua tôi đều phải mất khá nhiều thời gian, bởi cỏ cứ khiến chân tôi dùng dằng nửa muốn bước đi nửa du di đòi nán lại. Và trời thì như kéo ngược cái nhìn của tôi lên mà trát vào khuôn mặt non nớt những phả sương mùa xuân. Một thảm nhiễu hoa dệt từ những triền thoai thoải lúa tháng ba xoáy vào tôi niềm xôn xao lay động đến tận sâu thẳm tâm hồn. Mặt trời ngoi lên từ phía đông như quả gòn lửa mới bùng cháy từ mép manh thảm hoa ấy. Bởi thế mà người ta hay gọi làng với tiền tố "mảnh": mảnh làng.
Ra đến chòi, tôi ngồi xếp bằng trên cái chõng tre, đặt mấy cuốn sách gần khung cửa sổ cho sách hớp sương. Xung quanh chòi miệt mài những thửa ruộng xếp kín mép vào nhau như những bản tranh dân gian giấy dó xứ Bắc đem ra phơi, từng lát từng lát liếm mép hôn nhau điệu đà. Tôi tự thưởng cho mình những phút giây ngắm cảnh và rồi bị mê hoặc đi bởi cái lãng đãng toát lên từ sự bình dị nơi làng quê của mình.
Tôi  ở nơi chòi ấy suốt ngày, có khi quên bữa thì ông nội bưng cơm ra tận nơi cho. Những tháng ngày  ở đó, tôi ngồi đọc sách và đọc lại  chính bản lý lịch của mình: Kẻ quê mùa khai sinh bởi hạt lúa. Tôi cứ ước cho mình được ở đây mãi mãi. Gió sẽ trải chiếu cho tôi ngả lưng. Mây sẽ lót gối cho tôi tựa đầu. Chim vỗ cánh cắp giấc mơ bay trước để tôi mê mải đuổi theo. Và nếu sách hết thì tôi sẽ đọc cánh đồng. Không hề gì! Ở bất cứ đâu người ta vẫn có thể học được, miễn là ta phải hiểu ngôn ngữ của nó. Bản khai sinh của tôi được viết bởi hạt lúa, và hạt lúa chính là ngôn ngữ của cánh đồng. Ý niệm ấy tôi nhận được từ một người nông dân ở làng, nhân một lần ra đồng vãi thóc giống, bác đã nói với tôi rằng: "Cậu học bài cũng như tôi gieo hạt". Là sao nhỉ? Tôi giữ mãi thắc thỏm này cho đến khi được biết một câu ngạn ngữ Gruzia: "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc". Chao ôi, một người nông dân tưởng như không mấy ngày được đến trường lại có thể thấu triệt sự học với một niềm kiêu hãnh như thế! Người không học như cánh đồng không có hạt giống, tức là không thể tươi vui. Chính bác nông dân ấy đã đặt tên cho cái túp mái lá này là "chòi sĩ tử". Ngày xưa trò Siêu cũng từng ngồi nơi một chòi lá như thế này để học bài. Chàng buộc một sợi dây trên xà mái chòi thả xuống và cột túm lấy chỏm tóc, nhỡ khi nào ngủ gục thì sợi dây sẽ căng giật cho tỉnh táo. Nhờ cách học ấy mà trò Siêu đã trở thành danh sĩ Nguyễn Văn Siêu uyên bác lẫy lừng một trời Kinh Bắc thế kỷ mười chín, người đời vẫn xưng gọi Thần Siêu đấy thôi....
 
 
 

Cổ tích tháng tư

11/07/2023 lúc 08:57






T





háng Tư năm 2004.
Có một cựu chiến binh quân giải phóng đường 9 đã tìm thấy tại núi Hồ Khê thuộc xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ), một hố chôn tập thể 13 bộ hài cốt mà những vật dụng kèm theo cho thấy đó là hài cốt các chiến sỹ quân giải phóng. Từng có nhiều năm gắn bó, hiệp đồng tác chiến, chia sớt gian nan, xương máu với các đơn vị chủ lực trên địa bàn chiến trường Gio Cam, người cựu chiến binh quân giải phóng đó đã nghĩ ngay 13 di cốt Liệt sỹ được tìm thấy  là  một phần trong số  nhiều đồng đội thuộc trung đoàn 27 Xô Viết Nghệ Tĩnh (mật danh chiến đấu là đoàn Phan Rang, nay là Trung đoàn 27 Triệu Hải - Sư đoàn 390- Binh đoàn Quyết Thắng) đã hi sinh trong chiến dịch đánh bộ binh cơ giới tại Hồ Khê tháng 4/1969,  và bị địch dùng xe ủi vùi thành hố chôn tập thể.
Vâng, người cựu chiến binh đó chính là ông Nguyễn Minh Kỳ, nguyên cán bộ lãnh đạo huyện Cam Lộ và sau là Phó Bí thư - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị… Thương nhớ những đồng đội từng sinh tử chiến đấu, hoá mình vào đất quê hương, ông cùng vợ đã  phát nguyện đầu tư tiền của để xây dựng tại đỉnh Hồ Khê một nhà bia ghi danh vong linh các Liệt sỹ yêu quý. Và với hơn 30 triệu đồng, cùng công sức ngược xuôi trông nom của cả gia đình... ngày 12/1/2006, công trình nhà bia ghi danh Liệt sĩ Hồ Khê đã được khánh thành trong ấm áp khói hương của  đông đảo đồng bào, chiến sỹ huyện Cam Lộ và lãnh đạo Đảng, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Trị. Để rồi tiếp những ngày sau, dẫu heo hút nơi chiến trường xưa, những đồng chí, đồng đội trung đoàn 27 Triệu Hải đã tìm về, thêm một nén hương cho bạn bè khuất núi.
Tháng Tư năm 2007.
Có một người lính Trung đoàn 27 Triệu Hải trở về đỉnh Hồ Khê. Sau một tuần nhang, người lính đó cứ lặng lẽ ôm bó nhang lớn vừa thắp, bước lên gò đất cao mà vái lạy bốn phương rừng. Những mong chút khói hương lòng theo gió mà tìm đến những di hài đồng bào, đồng đội đang ẩn khuất đâu đó nơi đầu suối cuối rừng...  
            Vâng, một thời gian nan trận mạc, trong cuộc chiến sinh tử khốc liệt, ngoài Trung đoàn 27 Triệu Hải, còn có nhiều đồng bào, đồng đội các đơn vị bạn, từ chủ lực đến bộ đội địa phương, dân quân du kích, đã cùng đồng cam cộng khổ, gánh chịu gian nan và hy sinh xương máu cho sự nghiệp chiến tranh giải phóng. Cũng như những Liệt sĩ của trung đoàn, qua cuộc chiến dầm dã trong mưa bom bão lửa, nhiều đồng đội, đồng bào chúng ta đã hy sinh và phần nhiều các di hài đồng đội các đơn vị, địa phương đã và đang ẩn khuất đâu đó trên khắp nẻo đầu sông, cuối rừng, chưa có cơ hội được tìm thấy, đưa về gần với gia đình quê hương...
Đồng đội đâu cũng là đồng đội, nhói trong niềm thương nhớ thành một ý định muốn tôn tạo, mở rộng không gian nhà bia thành khu lăng bia Hồ Khê làm nơi thờ chung, để mỗi mồng một ngày rằm... sẽ là chốn đi về, hội tụ của vong linh các đồng đội đang ẩn khuất đâu đó nơi đầu suối, cuối rừng...
Đem tâm nguyện này bàn với ông Kỳ và các đồng đội trung đoàn 27 Triệu Hải, người lính nhận được sự đồng thuận cao của các đồng đội, cùng chung lòng, người năm chục ngàn, người tháng lương, và thêm số tiền 50 triệu đồng từ quỹ thiện tâm của tập đoàn Technocom (Hà Nội) phát nguyện ủng hộ...Giữa tháng Tư năm 2009 này, công trình nhà bia ghi danh Liệt sỹ đã thành khu lăng bia, theo đúng nghĩa là "ngôi nhà" chung với đầy đặn bát hương cho vong linh đồng bào, chiến sỹ đi về...Và thể theo nguyện vọng của đông đảo các đồng đội trung đoàn 27 Triệu Hải và các đồng đội từng chiến đấu trên mặt  trận Quảng Trị... Ngày khánh thành "ngôi nhà" chung cho các đồng đội khuất rừng sẽ là cái đích cho một cuộc hành hương truyền thống về chiến trường xưa với tên gọi "Cuộc hành hương làm ấm rừng đồng đội". Một cuộc hành hương hoàn toàn tự nguyện, và cũng hoàn toàn tự túc. Theo đó, mỗi người lính ngày về sẽ vẫn ba lô, tăng võng. Để làm ấm rừng đồng đội, sau những nghi lễ hương hoa, đặt đất và nước sông quê, trồng cây... theo chương trình "đưa quê hương vào với hương linh đồng đội"... Những người lính trung đoàn 27 Triệu Hải cùng các cựu đồng đội mặt trận Quảng Trị sẽ có một ngày đêm trọn vẹn với những bữa cơm thời chiến, một đêm ngủ rừng quanh khu lăng bia Hồ Khê. Và hai ngày tiếp theo, đoàn hành hương sẽ được hoá mình trở lại một thời trận mạc gian nan mà ấm tình đồng đội, nghĩa đồng bào khi được ăn, ở với đồng bào, đồng đội Quảng Trị qua chương  trình "Đón bộ đội về làng", đêm "Một thời trống trận Gio An"... trước khi kết thúc chương trình bằng một lễ thả hương hoa với nghi lễ hoà nước sông quê vào lòng Thạch Hãn...  
 
 

Thành Cổ - Miền tưởng vọng

11/07/2023 lúc 08:57

 





H





ai mươi năm trước, những ngày này tỉnh Quảng Trị vừa được tái lập sau khi tách ra khỏi tỉnh chung Bình-Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế). Ngày ấy, một phóng viên báo Quảng Trị đã về thị xã Quảng Trị - từng là tỉnh lỵ của Quảng Trị gần hai trăm năm với cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972 khiến thị xã thành bình địa. Bài báo đầu tiên chị viết về Thành Cổ khi đó đã giật một cái tít rất ấn tượng: “Thành cổ hay Thành cỏ".
Mà cỏ thật, cỏ ngút ngàn thị xã, cỏ tràn ngập bờ thành hoang phế, cỏ bời bời trong khuôn viên thành xưa với chu vi gần 4 cây số mà xưa kia từng có dinh án sát, lãnh binh, nhà đoan, thương cuộc…
Cỏ trùm lên bao nhiêu dấu yêu thị xã từng có một quá vãng đẹp như một bài cổ thi viết trên tờ giấy hoa tiên trải mềm dọc theo dòng Thạch Hãn. Sau năm 1972, tất cả chỉ còn là gạch vụn và cỏ dại. Thành Cổ được người dân cất mất dấu “^” và mặc nhiên được gọi với một tâm trạng nửa như hờn dỗi, nửa như thân phận…
1. Số phận đã đưa đẩy tôi về làm cư dân của thị xã này gần 7 năm với hơn hai ngàn ngày sống ở đó. Ký ức về thị xã hiền thương ấy bao giờ cũng khiến tôi nhớ đến những con phố đã ám ảnh trong nhiều câu thơ, những khúc ca nghiêng trĩu nhung nhớ một khung trời bình yên trong những hồi ức của những lớp anh chị học trò Trường trung học Nguyễn Hoàng. Và cũng chính từ đây tôi đã tìm thấy, hình như mảnh đất này luôn có sứ mệnh là nơi để người ta tưởng vọng. Cả Thành Cổ này là một miền tưởng vọng xuyên suốt lịch sử của mình.
Cho đến một ngày tôi phát hiện có một khoảng đất tên gọi là Nghĩa Trũng đàn nằm cách căn nhà cũ của tôi ở thị xã Quảng Trị không xa lắm, chỉ có một quãng đồng, bên kia con kênh Nam Thạch Hãn, và tôi sửng sốt khi nghe nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng đấy là một trong những nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên của nước ta...
Lần giở những sử liệu mới hay tấc đất nào nơi Thành Cổ này đều quá đỗi thiêng liêng. Một sự ngẫu nhiên của lịch sử chăng ? Hay có sự sắp đặt nào mà mảnh đất Quảng Trị này luôn là nơi những liệt sĩ chọn để nằm lại? Nghĩa Trũng được lập từ 1872, đúng 100 năm sau, ngay trên vùng đất với ngôi làng có Nghĩa Trũng này một cuộc chiến đã diễn ra ròng rã 81 ngày đêm để rồi đi vào lịch sử như một trận chiến khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ: Thành Cổ Quảng Trị - mùa hè đỏ lửa 1972
Bây giờ thì không ngày nào không có những đoàn khách đến thăm viếng, tưởng niệm những liệt sĩ ở Thành Cổ, ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Đường 9...những nghĩa trang cấp quốc gia với cả vạn nấm mồ, nhưng ít ai biết Nghĩa Trũng nơi góc làng Thạch Hãn ấy cũng là một nghĩa trang quốc gia của những nghĩa binh Tây Sơn áo vải cờ đào đã ngã xuống trong trận chiến đại thắng quân nhà Thanh mùa xuân Kỷ Dậu (1789) đã được quan Tuần Vũ Hà Nội người họ Hoàng làng Bích Khê (Quảng Trị ) đưa hài cốt vượt dặm trường từ đất Bắc vào nằm lại chốn này.
Câu chuyện về Nghĩa trũng cũng thật dài...
Nguyên ủy của Nghĩa Trũng bắt đầu từ ngài Hoàng Hữu Lợi, người làng Bích Khê (nay là xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị), tước Trung Nghị đại phu Phó đô ngự sử, thường nằm thấy những nấm mồ vô chủ nằm dọc theo sông Thạch Hãn vào mùa mưa lũ thường bị xói lở trôi lộ hài cốt, ông mới động lòng từ tâm bỏ tiền nhà ra mua mấy sào ruộng của làng Thạch Hãn để làm nơi quy táng những hài cốt phận bạc kia. Cũng là chuyện làm việc Nhân, trồng cây Đức cho con cháu đời sau như bản chất thuần hậu của người dân vùng Thuận Quảng. Đấy là năm Tự Đức thứ 25 (1872). 
Rồi cứ thế, cái hành trình của những lưu dân Nam tiến, bỏ thây nơi bãi lau biền cỏ bên dòng Thạch Hãn nhất loạt đều được con cháu của cụ quy về nơi Nghĩa Trũng này, chăm lo hương khói. Nếu chỉ thế thì Nghĩa Trũng cũng chỉ là một “nghĩa địa tình thương” chứ đâu thể gọi là “Nghĩa trang liệt sĩ”? Nhưng đến đời con của cụ Hoàng Hữu Lợi, vị trưởng nam của cụ là Hiệp biện Đại học sĩ, Bình Như Hoàng Hữu Xứng sau này làm quan Tuần vũ Hà Nội, nhiều lần đi hành hạt quanh thành gặp rất nhiều mộ hoang vô chủ, hỏi han kỳ lão quanh vùng mới hay rằng đấy là mộ của những nghĩa quân Tây Sơn miền Thuận Quảng theo vua Quang Trung Nguyễn Huệ ra chinh phạt quân Thanh đã bỏ mình nằm lại.
Hàng chục năm trôi qua không ai khói hương chăm sóc nên thành mả hoang. Quan Tuần vũ Hoàng Hữu Xứng đã thuê người cất bốc, thu nhặt hài cốt hơn 600 bộ rồi thuê ghe bầu ngược vào Thuận Quảng, đưa về mai táng ở Nghĩa Trũng ở quê ông, mảnh đất mà thân phụ của ông đã mua. Như thế, Nghĩa Trũng làng Thạch Hãn đã trở thành một “nghĩa trang đặc biệt” với phân nửa mộ phần là những vong hồn bơ vơ trong trời đất, phân nửa còn lại là những nghĩa binh vô danh Tây Sơn áo vải cờ đào...

Bác ơi, con nhớ Bác

11/07/2023 lúc 08:57






T





hời tôi còn bé chắc chắn cũng như bao đứa trẻ khác, rất tin tưởng vào mẹ. Mẹ không chỉ là khối tình vĩ đại tôi rất thương yêu, kính trọng. Mẹ còn là niềm tin có thể chở che tôi trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ thế lực nào. Bởi thế có ai đe nẹt, tôi đều dọa họ “Cháu sẽ mách mẹ cho mà coi’.
Tôi đâu biết rằng: Mẹ tôi là một người đàn bà góa với một đàn con thơ dại quá nhỏ yếu và mong manh trong cuộc đời đầy rẫy áp bức cường bạo bây giờ.
Một lần mẹ tôi lên chợ Đông hà bị hai vợ chồng hung hãn, là mặt xông vào đấm đạp chỉ vì theo họ chửi: Mẹ tôi đã mua tranh mớ cá chợ mai để bán chợ chiệu. Một lần khác đang giữa buổi trưa chợ bỗng nghe nhiều người đàn bà cùng hét: Tây! Tây! Mẹ tôi dắt tôi chạy cuống cuồng giữa những người náo loạn. Một lũ Tây đen thua trận trở về, uống rượu say, xô vào chợ giằng xé, hãm hiếp phụ nữ...

Người thắp lửa

11/07/2023 lúc 08:57

Từ “Thư viện” thùng đạn...
Thời chiến, cánh lính tráng chúng tôi ở chiến trường, trang bị gọn nhẹ được chừng nào quý chừng ấy, thường thì chỉ giữ lại những thứ gì tối cần thiết cho chiến đấu và cuộc sống; còn thì chẳng ai dại gì mà mang thêm bất cứ thứ khác ngoài súng, đạn, tăng, võng, cuốc xẻng, bi đông nước... ấy vậy mà có một người luôn kè kè thêm bên mình một vỏ thùng đạn đại liên đựng toàn sách, báo cũ khắp mặt trận B5 của chúng tôi hồi đó đông tới hàng vạn quân, chỉ có một...

Nhớ Hà Nội

11/07/2023 lúc 08:57

none

Trại văn nghệ Cùa năm ấy

11/07/2023 lúc 08:57

“Trại Cùa họp giữa vòng máy bay quần liệng
Bế mạc rồi hai đứa xuống Thanh Hương
Anh đi vào miệt Đại Lược Vĩnh Xương
Tôi trở ra vùng Kim Giao Cổ Lũy
Giặc vừa càn mất bao nhiêu đồng bào đồng chí
Ta đem thơ về rịt vết thương đau”.
 





Đ





ó là bài thơ của Lương An (1920 - 1985) “Anh đến là chúng ta đang thắng” viết tặng nhà thơ Thanh Hải tháng 10 năm 1962 khi năm đó chúng tôi cùng nhau đi đón Thanh Hải từ miền Nam ra thăm miền Bắc, “Cách nhau chỉ một mái chèo. Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây”. Theo lộ trình, Thanh Hải phải sang Trung Quốc trở về Mục Nam Quan rồi mới xuôi về Hà Nội.
...........

Du lịch Quảng Trị trong mối quan hệ với du lịch tiểu vùng sông Mêkông

11/07/2023 lúc 08:57

Với nhiều du khách quốc tế, nhắc tới Việt Nam nhiều người vẫn hình dung về một đất nước với quá khứ chiến tranh khốc liệt nhiều hơn là hiểu biết về một hình ảnh Việt Nam đang trên đường phát triển và hội nhập. Và nói tới quá khứ chiến tranh bi tráng của dân tộc, mảnh đất Quảng Trị là một điển hình - ở đây có quá nhiều những chứng tích của cuộc kháng chiến trường kỳ 20 năm với những địa danh đã đi vào sách sử: Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị, Khe Sanh – đường 9, 
 

Những năm tháng đẹp

11/07/2023 lúc 08:57






C





ách mạng Tháng Tám 1945 là bước ngoặt trọng đại trong tiến trình lịch sử nước nhà. Là dấu chấm hết cho một thời kỳ đen tối dưới ách thống trị thực dân, đồng thời cũng là sự kết thúc vĩnh viễn một hình thái xã hội phong kiến đã quá mệt mỏi kéo dài suốt mười thế kỷ.
Một chân trời mới mở ra với nền Cộng hòa non trẻ nhiều hứa hẹn. Đứng đầu nhà nước này là một vị Chủ tịch giàu cốt cách gánh vác, dường như ở đây đã có sự chuẩn bị mang ý nghĩa cơ trời vận đất, một thiên tài được lịch sử lựa chọn từ lâu để đến một ngày đứng ra nắm giữ sứ mệnh dẫn đường. Đó chính là cụ Hồ Chí Minh, là Bác Hồ muôn vàn yêu kính.
Những ngày tháng đẹp nhất trong những ngày tháng đẹp, để hôm nay ngoảnh lại chiêm nghiệm mỗi người trong chúng ta vẫn còn chưa hết rưng rưng. ..
 

Tết để ... nhớ nhà

11/07/2023 lúc 08:57

    I.











 cái  thời điểm nhớ nhung đau đáu  độ này, khi trời phương Nam se se lạnh sẽ thấy ai ai cũng chộn rộn chuyện tàu xe, giở tờ nhật trình nào cũng ầm ào chuyện dân kêu ca với tấm vé về thăm quê. Cho dù anh là ai, người đi bán dạo mấy món đồ như kiếng mát, bấm móng tay, hay anh là thợ giày da, cô công nhân dệt nhuộm, là công chức  hay doanh nhân…Tất cả đều một chữ “về” thao thức, về cho kịp chiều 30 tết đi cúng ông bà, cho kịp sáng mùng một đi dâng hương nhà thờ nội ngoại. Về quê, về quê, về quê… như một tiếng gọi âm vang từ cội rễ thâm sâu.

Mùa xuân ở thung lũng Paloang

11/07/2023 lúc 08:57






C





on đường dài gần 10 km từ cầu Khe Van, Quốc lộ 9 vào thôn Kreng, Đá Ngồi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) sau mấy đợt mưa đầu mùa đã trở thành nổi ám ảnh lớn đối với những ai qua lại. Đường trơn tuột như tráng mỡ và lổm ngổm đá khiến chiếc Uoát chuyên dụng đang gầm rú trườn tới bỗng đột nhiên loạng choạng xoay ngang mặt đường, tuôn khói khét lẹt khiến anh lái xe luống tuổi vốn kiệm lời suốt chuyến đi cũng phải luôn miệng phàn nàn mổi khi dồn số, đánh lái. 
Hoài, cô phóng viên trẻ của chuyên mục Truyền hình thanh niên thuộc Trung ương Đoàn vào làm phóng sự về làng thanh niên lập nghiệp Hướng Hiệp hồi sáng còn vui vẻ, luôn miệng nói cười bây giờ lả người, tay bám chặt vào thành ghế để chống lại những cú xóc nảy người. 
Chuông điện thoại reo. Hồ Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp báo tin: Già làng Pả Chiến mời mấy anh em chiều nay ghé nhà uống rượu. Chưa kịp hỏi Pả Chiến có điện thoại di động từ bao giờ thì Hiếu giải thích: Bố Chiến biết tin anh em hôm nay vào làng nên nhờ đứa cháu điện thoại nhắn giúp. Già làng Pả Chiến gần 70 tuổi nhưng trực tính và mang đậm vẻ hồn hậu, chân chất của người Vân kiều vốn là chỗ thân tình của mấy anh em Tổng đội thanh niên xung phong Quảng Trị từ 2 năm nay. ......
 

Khe Sanh - Giấc mơ của đất

11/07/2023 lúc 08:57

Ngày nhà thơ Thái Ngọc San còn làm báo Thanh Niên, anh lên huyện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) công tác, ghé thăm nhà ba mạ tôi ở đó. Ngày hai bữa ăn cơm với môn tím hái trong vườn, xắt mỏng bóp với muối, chấm nước mắm do mạ tôi làm, bữa nào anh cũng khen ngon và nói ăn ri mãi cũng được.

Điều chưa biết ở xứ sở hoa Tuylip

11/07/2023 lúc 08:57






1





.Buổi chiều tháng ba. Khi tiếng bom của liên quân dội về từ đất nước Libya xa xôi đêm qua như báo hiệu cho tương lai loài người đang sống trong thế giới đi kèm với sự phát triển là bất ổn, biến động bởi chiến tranh, thiên tai… thì những người bạn đến từ “xứ sở hoa tuylip” mặc từng cơn mưa lưa thưa mang theo cái rét ngọt cứ lặng lẽ đi thăm từng phần mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh chỉ để hỏi anh hướng dẫn viên tại sao lại có nhiều hàng chữ trên bia mộ giống nhau đến thế. Để rồi, khi anh hướng dẫn viên phiên dịch ra tiếng Hà Lan dòng chữ Việt trên tấm bia mộ, họ đã xót xa thốt lên: “chiến tranh là thế này đây. Ôi những con người yêu chuộng hòa bình phải từ giã cái tên họ mà mẹ cha kỳ vọng đặt cho để nhận lấy phần mình dòng chữ “liệt sĩ chưa biết tên” khi Tổ quốc cần”. Tôi biết họ chỉ vô tình ghé chân trên dặm dài thiên lý Bắc – Nam để tìm hiểu con người, thăm thú danh lam, thắng cảnh của đất Việt. Và tình cờ chiều nay tôi gặp họ bởi sự tò mò xen lẫn chút lạ lẫm trước cảnh nhiều người khách nước ngoài vào thăm Nghĩa trang liệt sĩ huyện Gio Linh và sau đó là chụp ảnh lưu niệm bên chiếc xe tăng gãy gục nòng pháo bên đồi Dốc Miếu.
.....
 

Hát mãi lời nhớ thương

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong vô vàn sự kiện buồn vui đi qua cuộc đời của một con người, có nhiều sự kiện dù chỉ mới xảy ra nhưng đã vội nhạt nhoà; ngược lại, có kỷ niệm dù trải qua đằng đẵng tháng năm nhưng lớp lớp thời gian vẫn không thể nào che lấp; cứ mãi mãi tinh khôi, lộng lẫy, sống động trong ký ức để mỗi lần nhớ đến là trái tim ấm nồng lên những cảm xúc thật bình yên, hạnh phúc. May mắn biết bao khi cuộc đời đã dành tặng cho cô những khoảnh khắc thật ngọt ngào và diệu kỳ -Ấy là lúc cô  được gặp Bác Hồ.
Nghệ sỹ ưu tú Kim Quý vừa nói vừa dẫn tôi đến bên bức ảnh đen trắng phóng to, treo trên tường; một bức hình đã cũ, in hằn dấu vết thời gian. 
- Đây là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đây là Kim Phú, Bích Hường, Châu Dinh, Thu Lưỡng, Ngọc Dậu, Sỹ Cừ, Mai Sơn, Hồng Tuyết, Trần Thị Lý, Mộng Điệp….
 

« 5556575859 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/04

25° - 27°

Mưa

23/04

24° - 26°

Mưa

24/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground