Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 29/03/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Khát vọng miền Trung

11/07/2023 lúc 08:57






G





iờ đây, khi ngược xuôi trên đường thiên lý suốt chiều dài của miền Trung, sắc xuân đang bừng lên với biển sóng biếc, rừng dừa xanh, dải Trường Sơn chập chùng muôn hoa đua nở. Nhưng ẩn sau những xóm làng, những cánh đồng đang vào xuân là bao nỗi niềm trăn trở, bao nỗi đau còn trĩu nặng và những lo toan tất bật sau cơn dày vò khốc hại của thiên tai.

Thế trận lòng dân

11/07/2023 lúc 08:57






N





ói đến Cách mạng miền Nam là nói đến thế trận lòng dân. Không có thế trận này, chúng tôi không thể tồn tại được chứ đừng nói gì đến việc làm nên chiến thắng.
   Bấy giờ có việc, tôi luồn sâu trong vùng địch hậu tổ chức đường dây liên lạc và tận mắt chứng kiến cảnh tượng lạ lùng này. 45 năm đã trôi qua mà tôi không thể nào quên cuộc đấu trí của đồng bào miền tây Quảng Trị, đến từ Triệu Nguyên, Ba Lòng, Tà Rụt... Cuộc đấu trí thật là ngoạn mục, vừa tỏ rõ trí khôn, vừa thể hiện sâu sắc tình cảm sâu nặng của đồng bào Pakô, Vân Kiều đối với Đảng, Cách mạng và Bác Hồ.
   Thị xã Quảng Trị trung tuần tháng 11.1956.
   Mưa phùn rả rích ngày này qua ngày khác làm cho phố xá thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị đã buồn càng tẻ nhạt hơn. Mấy dãy nhà tôn lụp xụp dọc đình chợ im lìm như ngái ngủ, nay chống cửa mở hàng. Những chiếc khăn len xanh đỏ tồn đọng từ mùa đông năm trước, những chồng giấy điều vàng mã ế ẩm sót lại từ tết Nguyên đán, những chiếc gương phủ mờ lớp bụi phía sau có lồng hình các cô ca sĩ, thịt cá hộp, sữa hộp, những bộ quần áo rằn ri kiểu Mỹ may sẵn và la liệt các chủng loại hàng tạp hóa lộn lạo khác nữa được rũ bụi bày ra trên các sạp hàng. Đặc biệt ở các dãy quán ăn, gà luộc, bún phở, lòng sả, tiết canh vịt quyện mùi hành tây...

Rừng tuổi dại

11/07/2023 lúc 08:57






T





rước cuộc cách mạng tháng Tám nhân việc lánh nạn oanh tạc của máy bay Đồng Minh (tức là Mỹ) ném xuống những mục tiêu ở thành phố Huế do quân phát xít Nhật chiếm đóng, ba tôi đưa gia đình về sống tại một vùng sơn cước thuộc tỉnh Quảng Trị. Tổ tiên tôi vốn lập nghiệp tại tỉnh Quảng Trị, nhưng tôi lại sinh trưởng ở Huế. Vậy Huế là nơi chôn rau cắt rốn của tôi, còn Quảng Trị lại là nơi, theo như ngôn ngữ người đời, là nơi “quê cha đất tổ” của tôi. Cha tôi sợ không quân Mỹ oanh tạc nhà máy điện Huế, bom lại lạc trúng vào nhà tôi nên vội vã chuyển gia đình ra Quảng Trị, sống ở một nơi “lập ấp” của em ruột ông nội tôi, dân địa phương thường gọi là xóm Mộ. Thuyền chúng tôi đỗ ngay bến trước nhà và gia đình chúng tôi lên ở đậu tại nhà ông tôi, vốn là tiên chỉ của xóm Mộ. Ngôi nhà ấy dù được cất bằng những nguyên liệu tại chỗ nhưng cũng rất đẹp, chủ yếu là tre và gỗ mít, hai thứ thổ sản của vùng Quảng Trị. Gỗ mít màu vàng óng như mật ong, vốn là thứ đặc sản quý báu dùng làm nguyên liệu xây cất. Tôi quên thế nào được mùi hương ngai ngái chua chua của căn nhà ấy tỏa ra từ chất liệu gỗ và tre còn mới dù thực ra nó được làm cũng đã lâu năm. Nhà được cất trên một khu đất rộng, hầu hết phần còn lại được dùng làm sân. Từ cổng nhà đi vào, có một cây ngọc lan mà hằng ngày, ông chủ nhà vốn là ông họ tôi, vẫn giữ tôi trèo lên lấy hoa. Ông đứng dưới gốc cây hứng các đóa hoa hái được rồi xếp vào một chiếc đĩa cổ đặt lên chiếc bàn độc ở trên nhà, dùng để tiếp khách vào ra. Cạnh cây ngọc lan còn có cây hoàng lan, hoa màu ngà giống như hoa ngọc lan, trái đỏ hạt đen giống hạt nhãn, mà tôi thường nhặt đầy chiếc mũ nhỏ xíu để bày đồ hàng chơi với các em tôi. Chim anh vũ sống ở rừng quanh vùng rất nhiều...

Vở kịch trường

11/07/2023 lúc 08:57






N





ăm 1956, khởi đầu cho cái gọi là thời “Đệ nhất cộng hòa”, cụ Phạm Tồ tròn sáu mươi bảy tuổi. Quê cụ ở làng Hà Xá, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Tính ra cụ tuổi Sửu, dân gian thường gọi là tuổi con trâu, cùng một tuổi với tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng cụ tồ hơn hẳn cụ Ngô  một giáp tuổi. Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống chưa đầy nửa năm thì cụ Tồ bị “điên”, trong một hoàn cảnh éo le và khá đặc biệt này.
   Đã mấy ngày nay cụ Tồ tỏ ra rất bực bội. Qua lại nhà hàng xóm cụ cứ lẩm bẩm một câu: “Không đời nào! Không đời nào”. Đi đâu cụ cũng lắc lắc cái đầu, môi mím chặt và dằn từng tiếng:
- Chậc chậc, Không đời nào có chuyện như ri...
Và rồi chẳng biết tự lúc nào, suốt ngày cứ thấy cụ Tồ dọc ngang khắp làng trên xóm dưới huyên thuyên. Bà con đâm ra bàn tán:
- Có lẽ cụ Tồ phát điên!
Có người dè dặt, dò xét cẩn thận những người xung quanh rồi buột miệng nói khẽ:
- Chẳng phải cụ phát điên đâu. Ông cụ ức việc nước, tức việc nhà không nhịn được phải nói thế, làm thế cho hả. Bà con thử nghĩ mà xem, từ trước đến nay cụ là người lanh lợi, sáng suốt. Hòa bình lập lại cụ ở nhà với con dâu chăm chỉ làm ăn nuôi cháu, lúc nào cũng thấy cụ tươi cười, vui vẻ. Ai dè cách đây nửa tháng, con dâu cụ ra Bắc vĩ tuyến 17 thăm chồng mà cảnh sát trên đồn Lai Phước cũng đòi con dâu cụ lên tra khảo, đánh đập, giam giữ. Độc tài như rứa ai mà nỏ bực tức...

...Ai lên xứ lạng cùng anh

11/07/2023 lúc 08:57

Thuở nhở, khi còn sống ở Quảng Trị, tôi đã được nghe đến câu ca dao: “Ai lên xứ Lạng cùng anh. Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em...”. Tôi tưởng tượng ra một vùng biên ải xa xôi, đường sá hiểm trở, với thế độc đạo, một người trấn giữ ngàn người khó qua. Rồi tôi hình dung vùng đất ấy qua những truyện đường rừng của các nhà văn Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật... Tôi mặc sức thả cho tâm hồn bay bổng đến tận Ải Nam Quan, nơi Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi, trước lúc ông bị đày sang Trung Quốc. Thậm chí tôi còn dựng lại hoạt cảnh này trong các buổi lửa trại hoặc văn nghệ nhà trường. Tôi cũng đã để cho tâm hồn mình phấn khích với cú chém Liễu Thăng của Lê Sát ở Ải Chi Lăng... Chao ơi! Một vùng đất hào hùng của một dân tộc anh hùng. Và từ trong thâm tâm, tôi đã ao ước có một lần trong đời, mình sẽ đến đó, sẽ đứng ở cột mốc biên giới miền địa đầu Tổ quốc... May mắn, sau những ngày tham dự Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 6 ở Hà Nội, tôi đã có dịp “Ai lên xứ Lạng cùng anh...”.
   ĐƯỜNG LÊN XỨ LẠNG BAO XA
   Phải cảm ơn anh Hoàng Minh Chính, Giám đốc Công ty Du lịch và tư vấn quốc tế và anh Nguyễn Thắng, Giám đốc chi nhánh TP.HCM thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi và nhà văn Trần Công Tấn có chuyến đi này. Anh Hoàng Minh Chính đã cho hẳn một chiếc du lịch và cả tài xế của anh để đưa chúng tôi đi. Xe rộng, ít người, chúng tôi thay vì gửi tạm đồ đạc ở Nhà khách Hội Nhà văn thì để hẳn ở trên xe và tranh thủ lên đường sớm...

Mùa dưa quê tôi

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi vốn xuất thân là con nhà nông chính gốc. Sinh ra sau lũy tre làng. Tuổi thơ tôi lớn lên nhờ dòng sữa mẹ chắt chiu từ củ sắn củ khoai, quả dưa con cá con tôm của đồng ruộng quê nhà. Tâm hồn ôi được nuôi dưỡng từ những bài ca dao mẹ hát đưa nôi trong những trưa hè đổ lửa hay trong những đêm đông bên bếp lửa cha ngồi. Để rồi trưởng thành ra đi, nỗi nhớ diết da về quê hương bao giờ cũng là nỗi nhớ mẹ cha đang ngày đêm dầm mưa dãi nắng, không quản gió sương miệt mài trên đồng ruộng. Nỗi nhớ gửi vào cành cây, ngọn cỏ quê nhà với bao hoa thơm trái ngọt mát lành nuôi ta lớn lên từ thuở ấy.
Quê hương tôi nghèo, nghèo lắm. Dãi đất miền Trung khốn khó, quanh năm mưa gió bão lụt. Thiên không thời, địa không lợi, chỉ có con người chịu khó chịu thương, hay lam, hay làm, chắt chiu, cần kiệm. Trên những vùng đất bạc màu, những vùng cát trắng, người dân quê tôi đã biết ký thác gửi gắm tình yêu vào đất để được hoa trái ngọt lành. Dẫu qua bao thăng trầm vất vả, đã có lúc đất không phụ người, cho những mùa cây trĩu quả. Nếu ai đã từng nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng, một vùng đất đầu cầu giới tuyến Vĩnh Linh hẳn còn nhớ chuyện một quả dưa có hàng trăm con quạ chui vào, ngồi bắt giết mãi mà không hết. Có những quả dưa sau khi ăn xong, người ta lấy vỏ làm thuyền bơi sang bàu Thủy Ứ hái củi, đánh cá... Có thế mới biết dưa quê tôi quả to đến nhường nào. Người quê tôi gọi dưa hấu bằng cái tên: Dưa Đỏ, gọi đúng với bản chất của nó không chút màu mè. Đó là cái chân chất mộc mạc của những người nông dân thật thà, chất phác, một nắng hai sương...

Nghiệp biển

11/07/2023 lúc 08:57






T





rước lúc vào nghiệp văn có thời tôi sống bằng nghề biển. Cũng may cho tôi là mới dính với nghề biển chứ chưa mang cái “nghiệp biển” vào thân bởi lẽ tôi không có năng khiếu nghề biển. Tôi không sinh ra ở bên cọc chèo, nhúm rau thai của tôi không ném xuống biển nhưng lại được chôn xuống cát như một đoạn dây neo loằng ngoằng, biến thành con giun đất bò qua những nấm mộ của những người chết biển trong dòng họ tôi. Không biết những vong linh thiêng liêng ấy có ám ảnh tôi không mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa trả hết nợ biển, ít nhất là trên những trang viết.
Ở cạnh nhà tôi có một ông thợ mộc có cái nghề “cha truyền, con nối” là đóng quan tài! Nhưng chỉ đến đời ông thôi. Còn đám con cháu “chuyển kênh” từ lâu. Nói thật, nhiều lúc tôi cứ sợ cái tiếng búa chan chát, tiếng lưỡi cưa xoèn xoẹt, tưởng như cưa xương, rút tuỷ mình. Gặp đám thanh niên trai tráng bắp thịt nổi gân cuồn cuộn đến chơi, ông cụ bưng một vò rượu ra cho đám ngư dân ấy uống và cứ nheo nheo ngồi ngắm từng người một. Thấy lạ tôi hỏi: “Này ông, sao ông cứ nhìn như muốn mổ xẻ họ ra vậy?”. Ông cụ thủng thẳng nói làm tôi rụng thót tim: Tao đang “đo áo” cho họ đó. Bề ngang thì gần bằng nhau nhưng có thằng cao, thằng thấp, phải ước lượng mà đóng chứ không thì có mà “lỗ ván”. Ông cụ ấy có một trí nhớ tuyệt vời về những ngày giỗ của những người chết biển trong làng. Có ngày mấy chục nhà làm giỗ. Những cơn bão bất ngờ dân quê tôi quen gọi là “lốc” mà có khi nhà khí tượng báo không kịp, không chính xác...

Xe tăng ta vào trận làng Vây

11/07/2023 lúc 08:57






S





au rằm tháng Giêng của năm “giao thừa thiên niên kỷ”, một chiều mưa rây nặng hạt, cái lạnh se buốt thổi vù vù trên mặt quốc lộ 1A, những hạt bùn từ bánh ô tô hất tung lên trời cũng co tròn lại bởi rét buốt, lại nhão bệt ra, bắn vào mặt kính mũ xe máy, bám vào áo đi mưa, ròng ròng chảy trả về cho mặt đường sục như ruộng mạ dài hun hút bởi công trường mở rộng quốc lộ đang kỳ ráo riết thi công. Tôi và thằng bạn nối khố có cái tên rất điệu: Lê Hồng Xanh – trượt bùn về quê tìm bạn. Khi hai cục bùn là chúng tôi lăn về đến đầu làng, trời đã chạng vạng tối. Một người đã trùm kín áo mưa lầm lũi đi ngược chiều ngẩng mặt lên:
- Bác Tiến! Bác đi đâu vậy?
- Hai thằng bây à. Sao về tối thế. Mình đi thăm bà Hường vợ ông Đấng.
Tôi đặt một chân xuống đường đỡ chiếc xe vừa dừng, chợt nhớ ra đã vài tháng nay o Hường ốm nặng mà chưa về ghé thăm. Hôm đưa o đi Hà Nội, tôi đã dặn dò ông Đấng rằng đến nơi, nếu bệnh tình trầm trọng hoặc gặp khó khăn thì điện về cho tôi biết để tôi báo về trong nhà. Đã gần hai tháng không có thư điện gì, hỏi thăm bà con bạn bè cũng chỉ loáng thoáng là chưa tìm ra bệnh, đang theo dõi. Rồi tết nhất, rồi công việc lu bu tôi cũng quên béng mà chưa về thăm o dù biết o đã về nhà bấy lâu nay. Tôi bảo Xanh...

Cảm nhận từ Khe Sanh

11/07/2023 lúc 08:57






B





a mươi hai năm trước, ngày 9/7/1968, một rừng cờ xanh đỏ và ngôi sao vàng năm cánh đã rợp bay trên cứ điểm Tà Cơn còn cháy khét mùi bom đạn. Cả miền Tây Quảng Trị đã rũ tung xiềng xích. Hãng thông tấn Reuter (Anh) ngày 12/7/1968 thừa nhận: Như một Điện Biên Phủ với người Pháp, Khe Sanh sẽ được ghi vào lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như là một nơi phải trả với giá đắt nhất – bằng máu.
   Trong ký ức tôi vẫn còn nhớ, nhớ buổi sáng ngày 9/7/1998, Hướng Hóa tổ chức trọng thể mít tinh kỷ niệm 30 năm chiến thắng Khe Sanh. Tôi bâng khuâng đứng giữa ngọn đồi Cù Bốc ngập tràn cờ hoa trong buổi mai lên trời rải mây trắng nhạt, núi rừng mơ màng dịu hơi sương. Đất trên ngọn đồi Cù Bốc thắm đỏ dưới chân người. Những cô gái, chàng trai, những mẹ, những anh, những chị từ Hướng Lập, Hướng Phùng, A Túc, A Xing...có nơi phải vượt một đến hai ba ngày đường trèo đèo lội suối, vậy mà khuôn mặt họ vẫn tươi rói niềm hồ hởi trong ngày vui mừng chiến thắng. Những người dân Triệu Phong, Hải Lăng chọn đất này làm quê hương sau ngày giải phóng, chính đất đai mỡ màu, lòng người nhân hậu đã níu giữ họ lại vỡ đất, lập vườn, sinh con, đẻ cái dựng vợ gã chồng và hơn hai mươi lăm năm đã qua, đủ cho một thế hệ nữa trưởng thành...

Trò chuyện với một cựu binh xe tăng

11/07/2023 lúc 08:57






M





ột lần về Hà Tĩnh, nhà thơ Hữu Thỉnh bảo tôi:
- Cậu ở Cẩm Xuyên, cậu đưa tớ về Cẩm Thành thăm người bạn nhé.
Người bạn của nhà thơ là đại tá Nguyễn Kiểu, nguyên Chính ủy trường sĩ quan thiết giáp ngày nào. Hôm đó, trong những phút hàn huyên ngắn ngủi của hai người lính, tôi nghe họ nhắc đến cái tên rất đổi thân quen:Thiếu tá Bùi Quang Đấng, người đồng đội của họ, người lính kỳ cựu của binh chủng Thiết giáp, người tham mưu phó lữ đoàn tăng 237 trực tiếp chỉ huy mũi đột phá của xe tăng từ hướng tây Sài Gòn vào dinh Độc Lập để cáo chung số phận chính quyền ngụy vào buổi trưa lịch sử 30.4.1975.

Chiến trường Quảng Trị những năm tháng

11/07/2023 lúc 08:57






M





ới đó, một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Tôi lần dở lại những trang sổ tay phóng viên khi tôi bước vào chiến trường Quảng Trị - những tháng năm bộn bề sau ngày giải phóng.
Ngày 4.4.1973:
…Sáng nay, 8 giờ 10 phút, chúng tôi qua cầu phao Hiền Lương. Miền Nam đây rồi. Dừng lại chụp ảnh. Hai lá cờ đại bay hai bên bờ sông được thu vào ống kính: Cờ Tổ Quốc và cờ Mặt trận DTGPMNVN.

Bùi Giáng trong tôi

11/07/2023 lúc 08:57






T





rước mắt tôi là chân dung của một người đứng tuổi, tóc và râu cằm lưa thưa, gương mặt hốc hác, có một mắt mang kính đen khiến tôi nghĩ đến một câu nhạc của Trịnh Công Sơn "còn hai con mắt khóc người một con...". Đó là chân dung Bùi Giáng do bé Ký vẽ để lại cho tôi trước khi xuất ngoại. Còn lại là, đầy ắp trong tôi, những điều tôi nghĩ về Bùi Giáng và đã kết luận từ lâu.

Tướng ngụy Võ Văn Giai nói về thất bại ở Quảng Trị 1972

11/07/2023 lúc 08:57






G





iai kể: “Cuối năm Tân Hợi (1971) đầu năm Nhâm Tý (1972) nghĩa là đúng lúc dân Việt ta chuẩn bị đón tết cổ truyền thì không hiểu dư luận từ đâu tung tin rằng: ”Thôi đừng gói bánh chưng bánh tét làm gì. Để lá mà gói xương gói thịt. Tết này Cộng quân sẽ tấn công như Mậu Thân, quân Mỹ rút rồi Việt Nam Cộng hòa làm sao chống nổi”. Ở một số cơ quan cấp trên như Bộ Tổng tham mưu và quân đoàn 1 phụ trách hoạch chiến khu vực có xuống thị sát vùng chiến thuật, nhưng không đưa ra được một chủ trương dứt khoát, khả dĩ để cấp dưới soạn thảo một kế hoạch tương ứng phòng chống sự tiến công của đối phương. Mà đi đến đâu họ cũng chỉ đại khái rằng: “Phải luôn đề phòng, coi chừng bị tấn công, ăn tết tại chổ, cấm phép…”. Khi chỉ còn vài ngày nữa là tết, tướng Weatmoreladn đại diện cho Nhà Trắng đến Việt Nam thẩm định tình hình tại vùng I chiến thuật mới đưa ra một lời nhận định có vẻ dứt khoát: “Tôi cam đoan với các bạn rằng sắp tớ Việt cộng sẽ mở một cuộc tiến công có thể là vào Công Tum hay Quảng Trị, hay cả hai nơi ấy cùng một lúc”. Sau lời cảnh báo của WeaTy, tổng tham mưu trưởng và quân đoàn một cũng báo động các đơn vị chuẩn bị đối phó với một cuộc tiến công trong tết Nhâm Tý...

Dọc bờ sông cũ

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ồn trưởng đồn Biên phòng Cửa Tùng, trung tá Phạm Thế Nghĩa mời tôi về nghỉ với anh em trinh sát. “Nghỉ bên dưới nớ mát hơn, bác hè”. Tôi nhận được chia một khung trời biển rộng. Nắng trong veo và thị lực của tuổi thất thập vẫn còn nhìn được đảo Cồn Cỏ nhô lên chấm nhỏ phía chân trời. Ký ức còn nhìn lùi được ngót nửa thế kỷ. Nơi một chiến sĩ công an vũ trang ngày ấy dẫn tôi ra sát cửa sông, cửa biển. “Bắt đầu từ đây”. Anh ta nói có vậy và tôi thắc thỏm muốn biết tận cùng gốc rễ. “Cái gì bắt đầu từ đây?” “Sông hay nhiệm vụ của mỗi người?”. “Lịch sử hay…?”.

Dưới Tầng bọt sóng

11/07/2023 lúc 08:57






C





ó lần tôi được nghe một nhà khoa học nói rằng: Thủy tổ của loài người chúng ta bây giờ là loài… cá! Nghe có vẻ như đùa. Nhưng rồi một nhà Hải Dương học đã chứng minh: “Sự sống là con đẻ của mặt trời với đại dương nguyên thủy”. Ông cho rằng: Sự sống ra đời trong nước biển rồi sẽ mãi về sau mới lan lên đất liền.
Nghe nguồn gốc chuyện cá tôi giật mình khi nghĩ đến chuyện đời, chuyện người. Chí ít trong mỗi cơ thể chúng ta cũng đã chứa gần ba phần tư máu mặn nước biển. Rất nhiều lần với cảm giác hụt hẫng mất trọng lượng như vậy khi đứng trước biển: Một cá thể sống với những bí ẩn và biến động không ngừng, tôi khao khát được đối thoại với những câu hỏi day dứt: Sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt đến bất ngờ và khó hiểu của các loại hải sản trong biển, rồi biển cứu rỗi, biển của tâm linh, biển của thời kinh tế thị trường. Và có lẻ phải bắt đầu từ bờ, đó là cũng là một thứ biển có bao ngọn sóng ngầm.

Trăm năm nói chuyện tình yêu

11/07/2023 lúc 08:57






1





. Nhà thơ Tạ Nghi Lễ viết hai câu thơ ấy giữa đất trời phương Nam trong bài thơ “ Về” gửi quê nội Quảng Trị thân yêu của anh. Và khi ý thơ được Nguyễn Tất Tùng chuyển thành lời nhạc và nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát qua làn sóng Quảng Trị vào 19 giờ kém 15 các buổi tối đã làm xúc động hàng vạn trái tim người dân vùng nắng gió này. Làn điệu mang âm hưởng dân ca miền Trung sâu lắng tình quê hương đất nước đã thấm thấu gan ruột người Quảng Trị ly hương và bà con quê nhà. Riêng tôi nhiều  đêm cứ bần thần mất ngủ vì một lẽ khác:
Con sông nhỏ một đời tắm mát
…Nơi mối tình đầu tôi đã đánh rơi

Con đường lược sừng

11/07/2023 lúc 08:57






1





. Mười năm về trước, Chu Lang Trần Chinh Phu cất công từ Hà Tiên ra Nam-Ngãi, Thanh Nghệ rồi vào Quảng Trị tìm gặp tôi. Mục đích chuyến đi rốt cuộc cũng chỉ vì cái lược sừng trâu mộc mạc chân quê ở quê hương này.
Bây giờ tôi đang ở độ trong thành. Tiếng là tập thể nhưng vô cùng heo hút vì chỉ có mấy anh em bảo vệ bên Bảo Tàng. Thành cổ ngút ngàn lau, rộng bốn cây số vuông mà hoang vu như ở giữa đại ngàn. Chỉ khác bốn cửa Thành ngày mở, đêm đóng. Vì vậy chỉ ban ngày mới có bóng dáng con người. Những người không rõ từ đâu kéo nhau vào Thành rà sắt thép phế liệu. Tụm năm tụm ba các cô thôn nữ từ các làng mạc xung quanh lên Thành cắt cỏ, dăm bảy con bò thả rong. Thi thoảng có  vài đoàn cựu binh các vùng miền về thăm chiến trường cũ. Dù sao thì ở đó ban ngày còn có sự sống. 

Sông ơi... Sông à

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ã đành là cái đêm vượt sông Bến Hải sẽ đặt dấu biên niên vào đời tôi. Mấy đêm trước, ở trạm tiền phương của quân khu IV ngoài làng Ho – Quảng Bình, Thu Sen đã dạy tôi hò suôn sẻ một câu hò giã gạo. Chuẩn bị nhập cuộc cách ấy là thiêng liêng lắm. Sông Bến Hải ở khúc Hói Cụ trên thượng nguồn hẹp và cạn. Chúng tôi qua trầm trong đêm. Ba- lô cóc chất chứa đã quá đầy. lại thêm trong lòng cái giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu giọng hò khoan, hò giã gạo. Sức đang trai nhưng cái ba-lô đè oằn lưng, tay tôi chống gậy để chân dép dò tìm chỗ đặt an toàn trong dòng chảy. Lom khom như ông già. Cả đoàn văn công chúng tôi như ông già, bà già. Tôi nhẩm câu hò Hò ơ ớ ơ… Rồi tôi đặt lấy lời của câu hò. Như nghé vào tai một người con gái mà thỏ thẻ. Tôi tỏ tình với Quảng Trị từ đêm ấy.

« 4950515253 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

30/03

25° - 27°

Mưa

31/03

24° - 26°

Mưa

01/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground