Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 27/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Cam Lộ - Tin ở giấc mơ lành

11/07/2023 lúc 08:57






1





. Tôi có một tuổi thơ trong trẻo và yên đằm sống giữa mênh mông hoa trái miệt làng Thượng Viên Cam Lộ. Vườn ngoại rộng vô cùng. Kích thước đất đai như phổng phao lên theo tháng, theo năm khiến bước chân lẫm chẫm, thơ bé của tôi không sao đi hết được, khu vườn đầy đặn mãng cầu, vú sữa và cam quýt và miên man hàng cau thẳng tắp. Những trưa hè im ắng lắm, tiếng tàu cau rơi khẽ tận đáy vườn vẫn vọng lại một thanh âm xào xạc tựa một tiếng thở dài. Làng tôi ở ven sông Hiếu. Dòng sông mảnh mai như một giọt nước mắt ứa ra từ khóe đá muộn phiền nào đấy giữa đại ngàn Trường Sơn. Có phải thế không mà sông cứ thờ ơ chảy, đủng đỉnh qua Ba Thung, Quật Xá, Tam Hiệp, Lâm Lang, Mộc Đức, xuôi về An Lạc, gặp nguồn Thạch Hãn cường tráng ở ngã ba Gia Độ trước khi trầm mình với đại dương rộng dài.

Trò chuyện với Hiền Lương

11/07/2023 lúc 08:57

… Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ sông Hiền Lương mây lặng lờ trôi… Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sĩ Hoàng Hiệp ôm cây đàn măng-đô-lin hát bài hất đầu tay của mình mới sáng tác “Câu hò bên bến Hiền Lương” nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi. Những ánh mây tinh khôi phiêu bồng như những bóng thuyền trôi bất tận giữa bầu trời tháng Tư, tôi thấy lòng mình nôn nao hoài niệm. Nỗi hoài niệm bé con của tôi ấy chắc cũng chỉ là một nét trầm tư của người lính nơi tượng đài “người lính giữa cầu Hiền Lương” hôm nay.

Tư tưởng khát vọng của người xưa với linh khí núi

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ầu những năm 80, tôi gặp ông Trang Điền ngẫu nhiên trong một lần lên chơi núi Công Sơn. Vào thời ấy đất nước còn khó khăn, thiếu thốn nhiều cái, nhất là cái ăn nên cũng ít người giao du sơn hà như vậy - và tôi cũng chỉ là một "kẻ ăn theo" các nhà làm  phim về danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Nghề nuôi tôm ở Do Linh

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ối với Gio Linh, nghề nuôi tôm được xem nư là bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đắc dụng trên những vùng đất khó nghèo dọc các triền sông Bến Hải, Hiếu Giang, Cánh Hòm. Giữa tháng 5 năm nay, khi chúng tôi về Trung Hải, đã thấy vùng đất chua mặn này đang trải qua một cuộc cải biến quan trọng ngay chính trên đồng ruộng của mình.
Người dân ở đây cho hay là với một vụ lúa bấp bênh trong năm, đảm bảo cho được cái ăn còn khó, huống gì vươn lên, vượt lên để làm giàu và có một cuộc đổi đời. Năm 1993, phong trào nuôi tôm ở các địa phương trong toàn tỉnh đã rộ lên, lãnh đạo xã Trung Hải đã đón lấy như là một cơ hội để xóa đói giảm nghèo cho địa phương mình. Địa thế nằm dọc bên bờ sông Bến Hải, diện tích đất hoang hóa và bãi đồi rất lớn là điều kiện thích hợp để Trung Hải quyết tâm du nhập nghề nuôi tôm vào địa bàn. Từ diện tích 5 ha do UBND xã chủ động đứng ra đầu tư nuôi tôm, ban đầu cho năng suất khá............
 

Giếng cổ - lịch sử trong đá và nước

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ối với nhiều người, Gio An thường được biết đến như là một địa danh lịch sử từng đi vào trong ký ức về cuộc chiến tranh chống Mỹ (và cả trong bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Huy Thục). Bây giờ, khi mà âm vang của cuộc chiến đã lùi xa thì ở đất nước này, người ta vẫn thấy còn nguyên những điều kỳ lạ...
Làng trên đá.
Vùng Gio Linh xưa nay vẫn lưu truyền câu tục ngữ : “Gan Mai Xá- Đá Hảo Sơn” Gan Mai Xá - làng Mai (xã Gio Mai) thì rõ rồi (Đất này từng có những vị tưởng bách chiến bách thắng phò Tây Sơn; những anh hùng liệt sĩ “gan đồng dạ sắt” và những bà mẹ làng Mai nổi tiếng từng đi vào âm nhạc như tượng đài. Thế còn đá Hảo Sơn?
Dọc con đường nhựa dẫn vào Hảo Sơn, cũng như những xóm làng khác của Gio An, trước mắt chúng tôi đâu cũng là đá. Trên bề mặt bazan xốp mịn, đá trỗi lên từng phiến lô xô, ở khắp sân nhà, trong vườn cây, trên bờ ruộng... nhiều vô kể. Đá lớp lớp dưới những tầng đất sâu, đá nhấp nhô thiên hình vạn trạng, như thể ông thầy tạo tác ngày xưa đã cao hứng bày ra nơi đây một trận thạch đồ.
Bác Nguyễn Văn Phúng, một cán bộ chuyên trách Văn hóa xã dẫn chúng tôi đi một vòng mục kích “chiến trường” đá. Chỉ tay lên những vườn hồ tiêu xanh thẳm, giọng bác nhẩn nha:
Tiêu trồng trên đá cả đó cháu. Để cải tạo một mảnh đất vườn, chúng tôi đã phải đào và khiêng đổ đi không biết bao nhiêu phiến đá. Để đặt một gốc tiêu, phải bứng đi 3-4 tảng đá to bằng thúng, bằng bàn là chuyện thường.
Đá đào lên chất từng đống đồ sộ trông cứ như một chợ đá vĩ đại. Có thể cảm nhận được rằng, ở đây cây cỏ cũng như con người, đã học được cách sống chung với đá, sinh tồn từ trên đá.
Nhưng khó khăn đến như trồng cây trên đá vẫn chưa phải là sự lạ. Chuyện lấy nước từ đá mới đáng là kỳ tích. Bác Phúng lại kể:
- Ở Gio An, giếng lấy nước thường sâu đến 15- 20m, thậm chí là 30- 35m. Đào một cái giếng như vậy phải mất trên 300 công (mỗi công 50.000đ), tính sơ sơ cũng đến 15-25 triệu đồng nguyên một gia tài của nhà nông!
Vậy nên có người thậm chí cả đời không dám mơ đến chuyện đào giếng. Nhưng ngay cả khi không thiếu tiền người ta vẫn chưa thể cầm chắc là có giếng. Bởi, cũng giống như một trò chơi thử vận may, có người đào xuống dăm bảy mét đất là tìm thấy nước. Nhưng có người nửa đời vật lộn cưa, đào, đục, xẻ với hàng chục khối đá mà nước thì mãi chưa thấy đâu. ......

Qua sông Bến Hải

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ối với những người cầm súng vượt Trường Sơn vào nam đánh Mỹ thì Bến Hải không chỉ là tên gọi của dòng sông lịch sử mà là sự gợi nhắc tha thiết, cồn cào về một thời gian nan, oanh liệt của họ. Đó chính là một thời nhớ mãi như cách nói của chúng ta bây giờ. Khi ấy, các nhà văn - Đại tá Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Lê Thành Nghị đang còn là những thanh niên, sinh viên trẻ trung sôi nổi được gọi vào quân đội. Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, lăn lội ở chiến trường quân khu năm, cũng nằm hầm ở hào chống giặc đi càn như quân giải phóng, cũng lui cui phát rẫy trồng mì ở cứ. Lê Đình nghị làm lính thông tin đã từng nếm mùi nắng gió bom đạn ở đường 9 Quảng Trị và những bài thơ, bút ký, truyện ngắn thời thanh xuân của các anh đã ra đời từ những miền đất ấy. Ba nhà văn tuổi đã vượt “ngủ tuần” là Tổng biên tập và phó biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đóng ở nhà số 4 - Lý Nam Đế - Hà Nội trên suốt chặng đường 600 cây số từ thủ đô vào Quảng Trị cứ lôi ký ức chiến tranh ra kể với nhau. Thì ra, đã gần 30 năm hòa bình cuộc chiến khốc liệt và hào hùng ấy vẫn sống mãnh liệt trong thế hệ như các anh, vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với những người cầm bút đã lớn lên và trưởng thành cùng nhân dân thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Cuộc hành trình vào Quảng Trị lần này theo lời mời của nhà văn Xuân Đức, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và nhà văn Cao Hạnh, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt  thực chất là sự trở lại mảnh đất bộn bề dấu tích chiến tranh magf mỗi dịa danh, từng hiện vật còn được lưu giữ lại, kể cả hàng hàng bia mộ có tên và chưa có tên của đồng đội ta làm bừng dậy nguồn cảm hứng và trách nhiệm sáng tác cho một đề tàilớn của nền văn học nước nhà: đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Trước khi vào với bạn bè Quảng Trị, đoàn nhà văn của Tạp chí văn nghệ Quân đội dừng lại mấy phút với Bến Hải Hiền Lương. Mùa thu đến rồi mà đất Quảng Trị vẫn ong ong nắng. Bầu trời cao thẳm, ngăn ngắt xanh không một sợi mây. Lại bồi hồi nhớ câu thơ của Tế Hanh viết ở đầu câu giới tuyến Hiền Lương thời đất nước bị chia đôi “Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị” cái màu xanh dễ cắt nghĩa đó lắng vào con sông Bến Hải, mãi miết từ xanh trên đỉnh Trường Sơn ra tới Cửa Tùng, xa hơn, xa hơn nữa là cồn cỏ - hòn đảo lửa thời chiến tranh – hòn đảo “ thanh niên” của tương lai chỉ cách di tích lịch sử địa đạo Vịnh Mốc 28km đường biển............
 

Ngàn dặm Huyền Trân...

11/07/2023 lúc 08:57






M





ùa xuân này vừa tròn bảy trăm năm kể từ ngày công chúa Huyền Trân cất bước về làm dâu Vương quốc Champa. Ái nữ của Quốc vương Đại Việt sánh duyên với một vị Quân vương tài ba thao lược đất Chiêm Thành là Chế Mân (Harijit)- nếu chỉ có vậy, chuyện tình này sẽ không khiến sử sách dành cho nhiều chữ nghĩa đến thế. Cuộc tình ấy đã mang về cho Đại Việt hai châu Ô, Lý, mang về hòa hiếu cho hai dân tộc, biến đất Champa thành phên dậu phương Nam, để lại cho đời sau một tình sử và những điệu ca âm vọng khắc khoải…để bây giờ, bảy thế kỷ sau người đời vẫn nhắc đến Huyền Trân công chúa như một bậc nữ liệt đã hy sinh tình riêng vì sự nghiệp lớn của xã tắc.
Trên đường Hồ Chí Minh, đoạn giao nhau với quốc lộ 9 ở km 12, chạy vào chợ phiên Cam Lộ qua ngã ba cầu Đuồi có một tấm biển sơn xanh với dòng chữ màu trắng rất lớn: “Nhà thờ Huyền Trân Công Chúa, con vua Trần Nhân Tông tại xóm Chùa, thôn Kim Đâu, xã Cam An, Cam Lộ. Năm 1306 công chúa lấy vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý…” và một mũi tên hướng về phía đông chỉ khoảng cách: 8 km. Rất nhiều khách đã theo hướng mũi tên chỉ để tìm về di tích lịch sử này nhưng ít ai tìm thấy. Bởi khác với những hình dung từ tấm biển chỉ đường rất lớn kia, ngôi miếu thờ “ người đẹp thiên kim” - công chúa Huyền Trân, người đã hy sinh tình riêng cho sự hòa hiếu của hai quốc gia Đại Việt và Champa... 

Năm tháng của mảnh làng

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến tranh ở quê tôi đã vào giai đoạn sắp kết thúc. Dẫu không kịp nếm trải mùi vị chiến tranh nhưng tôi vẫn biết chiến tranh qua lời kể của ngoại tôi, của ba tôi, của những con người yêu dấu ở quê mà hằng ngày tôi vẫn gặp. Một làng quê nằm ở đoạn cuối dòng sông Bến Hải, nơi nó sắp chạm vào biển Cửa Tùng - làng Vĩnh Quang.

Hướng Hóa - đường đến đô thị vàng

11/07/2023 lúc 08:57






N





ụ cười ấm như hương cà phê của người bạn đã làm tôi say mê Hướng Hóa thêm lần nữa. Khi ấy, làn sương chiều huyền ảo vừa giăng kín lưng chừng những núi đồi xanh biếc và tôi hiểu ra rằng tôi đang chạm vào một xứ sở cao ráo mơ màng, một trái tim nồng ấm đủ làm tôi chuếnh choáng vượt sông này đèo nọ để đến giữa bạt ngàn cây lá và trùng trùng sương trắng, lắng nghe lòng bồi hồi rạo rực với những câu hát đang rót men gọi tôi về trên một đô thị vàng.

Câu chuyện bên Bàu Thủy Ứ

11/07/2023 lúc 08:57

Trong đời ai cũng có một miền quê, ai cũng có một dòng sông đầy ắp những kỷ niệm thiếu thời. Tôi cũng thế, tôi cũng có một miền quê yên ả, thanh bình, với một dòng sông tuổi thơ đằm thắm, dung dị như bao nhiêu người khác. Dòng sông ấy, miền quê ấy đã cưu mang che chở cho tuổi thơ tôi lớn lên theo thời gian cùng bao kỷ niệm nao lòng...

Sử thi một dòng sông

11/07/2023 lúc 08:57

Mùa hạ năm 1990, những người bán hoa ở chợ thị xã Quảng Trị rất ngạc nhiên khi thấy một người mặc bộ đồ lính đã bạc màu vào mua hết tất cả hoa huệ bày bán ở quầy hàng. Và cũng không ai biết rằng sau đó, anh mang tất cả hoa ấy xuống một chiếc thuyền xuôi dòng và thả xuống dòng sông những bông huệ trắng...

Thăng trầm một thị xã

11/07/2023 lúc 08:57

Trở lại Quảng Trị sau hơn 27 năm xa cách, trong tôi ngổn ngang bao hoài niệm. Những hồi ức quá khứ xen lẫn với sự ngạc nhiên thích thú khi đi qua bao con đường cây lá đã kịp lên xanh. Ngồi ở cà phê Tịnh Gia Viên, ngắm nhìn lại dòng sông Thạch Hãn trong nắng mai lấp lánh...

Đi trước mà bước không rời

11/07/2023 lúc 08:57

Đất đai - ở trên bình diện khái quát, nghiêng về nói năng hơn học thuật là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Một mặt là tư liệu sản xuất đặc biệt, mặt khác lại là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Và tất cả những gì sống, thiết nghĩ đều phải được chăm sóc, nuôi dưỡng...

Nơi địa đầu tấc đất quê hương

11/07/2023 lúc 08:57

Nhìn dáng dấp nhỏ nhoi của bà Căn Rỉa một mình giữa tấm rẩy oằn cong tấm lưng làm cỏ lúa, tôi có liên cảm bà như người đang khom lưng nhặt ánh mặt trời rơi vương vãi khắp đỉnh núi mờ xa. Nơi chân trời cất dấu bao cuộc đời người dân tộc Pakô khắc chìm sự lam lũ vào địa tầng đất đai kim cổ...

Lần trang số cũ, chắp nối đôi dòng

11/07/2023 lúc 08:57

Lại mùa thu, lại trống trường mọi phía. Kỷ niệm một thời xa lắc lại về, thức dậy những gì xôn xao, sâu lắng: Trường tôi – Cấp 3 Vĩnh Linh ngày ấy...

Cam Lộ, mảnh đất tâm hồn

11/07/2023 lúc 08:57

Cho đến khi gặp Khanh, tôi mới hiểu ra rằng tôi đã yêu mảnh đất Cam Lộ từ những ngày mạ tôi còn là một cô gái làng Sòng bắt đầu biết chờ đợi ba tôi trong mịt mùng khói lửa của cuộc chiến tranh gần nửa thế kỷ trước...

Cát trinh nguyên

11/07/2023 lúc 08:57

Bây giờ Mỹ Thủy là bãi tắm đang có khách mà anh. Y Thi nói có vậy rồi dắt xe vào bãi gửi. Đuổi theo xe chúng tôi là xe du lịch nhỏ có biển số của Thừa Thiên. Dân sành chơi đã tìm đường ra đây khi biển Thuận An trong ấy đã nhiễm bẩn
- Mỹ Thủy nào đây? Tôi hỏi.

Rừng vải hoa

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi đang làm trợ lý chính trị Trung đoàn 39 với đề nghị của Quân khu Trị - Thiên Huế phong cấp hàm thượng úy. Tiểu đoàn bậc phó nhưng chưa được Tổng cục Chính trị quyết định chính thức thì lại nhận lệnh điều động trở lại Ban kinh tế Khu ủy để tham gia vào Ban chấp hành Đảng ủy LT11.

« 4849505152 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

28/04

25° - 27°

Mưa

29/04

24° - 26°

Mưa

30/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground