Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Đổi thay từ một làng quê

02/10/2023 lúc 08:55






S





 
au ít phút giới thiệu xã giao, trưởng phòng Nông nghiệp – Địa chính Nguyễn Hữu Thành vừa chỉ bản đồ vừa tư vấn về tình hình kinh tế huyện Triệu Phong cho anh em văn nghệ sĩ chúng tôi nghe. Anh nhấn mạnh, kinh tế trọng điểm của huyện bây giờ là phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nuôi tôm sú xuất khẩu. Theo hướng tay anh, những dấu khuyên đỏ được vòng lại trên tấm bản đồ là những vùng nuôi tôm trọng điểm: Triệu Phước 138 ha, Triệu Độ 20 ha, Triệu An 70 ha, Triệu Trạch 15 ha. Ngoài ra các xã Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu Thuận đang bước đầu vỡ vạc. Điểm anh nói thêm càng làm tôi để tâm: Ở xã Triệu An mặc dù việc phát triển nuôi tôm sú muộn, diện tích đầm phá tự nhiên, nguồn nước không thuận lợi như ở Triệu Phước nhưng Triệu An đã nuôi con tôm sú thành công, ít dịch bệnh, năng suất cao nhất nhì huyện, toàn xã đã và đang chuyển đổi một diện tích đất cát lớn để nuôi tôm...

Chân lý không lời

02/10/2023 lúc 08:55






F





 
estival ở Huế với vợ chồng tôi thuần tuý là cuộc đi chơi, lễ hội chỉ là không khí. Tấm lòng, ý chí, nguyện vọng, mong muốn của con, dâu, rể là động cơ cũng là chút hạnh phúc riêng lẻ đan xen với ánh hào quang lễ hội toả rọi, chút âm ấm trong lòng, chút ngọt ngào len lỏi toả dần... Âu cũng là lẽ thường tình trong cảm nhận tính chất bĩ - thái...

Cây Tre vẫn hát lời ru

02/10/2023 lúc 08:55






T





ôi biêt đến Gio Linh từ những ngày tóc còn để chỏm. Nơi cuộc chiến đi qua để lại những địa danh bất tử như Cồn Tiên, Dốc Miếu, hàng rào điện tử Macnamara, nơi có những bà mẹ “cuốc đất trồng khoai nuôi con đánh giặc” đã đi vào lịch sử của dân tộc. Gio Linh còn níu kéo chân người bởi ở dó có những làng nghề truyền thống: Đan lát Lan Đình, làng chiếu Lâm Xuân, làng khảm xà cừ Lát Sơn…và hôm nay hội nhập thêm một nghề mới, nghề “Tranh sơn mài khảm tre”.
Dẫu đã được giới thiệu cặn kẽ, chi tiết của anh Thái Vĩnh Kháng – Giám đốc Sở Công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp đồng thời cũng là người chủ dự án “Tranh sơn mài khảm tre” từ trước, vậy mà trên đường ra thị trấn Gio Linh trong tôi vẫn dằng bao câu hỏi. Đành rằng xưa nay cây tre gần gũi thân thuộc với con người, nó đã hiện diện trong thơ ca, nhạc họa như một hình tượng nghệ thuật, chính xác hơn cây tre là biểu tượng của đất nước Việt Nam. Đành rằng nó là một lại cây có nhiều công dụng nhất trong đời sống thường nhật của con người, nhỏ như cái tăm tre, lạt tre, rổ rá tre. ...............

Vận may đây - Ai mua vận may !

02/10/2023 lúc 08:55












 rẻo đất eo thắt miền Trung này, từ phố thị sầm uất đến ngõ quê heo hút , ở ga tàu, bến xe, quán cơm bụi bình dân đến các khách sạn chọc trời, nhà hàng sang trọng…Ở đâu mà chẳng thấy đội quân hành nghề bán vé số. Nhà thơ Ngô Minh đã có lần thi vị hóa, gọi tên cái dịch vụ hèn mọn này là nghề bán vận may! Trên các vỉa hè ngã ba ngã tư các đường phố cứ vài trăm mét lại có một bán bày bán vé số kèm theo thuốc lá lẻ. Các cổng chợ có nơi kê cả dãy bàn bán vé, cặm cụi ghi chép sổ sách lúc chợ tan tầm, sắp đến giờ mở thưởng. Đó là người bán vé tại chỗ, những “đại lý con” gần với “đại lý mẹ” trực tiếp giao dịch với “đại lý ông” là các công ty xổ số. Nhí nhố nhất, xí xộn nhất và cũng là đông đảo nhất, tội tình nhất là đội quân đi bán vé dạo, đại lý cháu – chắt – chiu. Theo một quan chức ở công ty xổ số Liên tỉnh thì tính sơ ở thành phố Huế có trên hai ngàn người hành nghề. Thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn gấp đôi. Tỉnh nhỏ nghèo như Quảng Trị ta con số cũng sem sém một ngàn! Qủa lá cái nghề đang càng ngày càng thu hút dồi dào nguồn lực lao động, chưa có dấu hiệu gì giảm sút. Những họ là ai? Điều gì cuốn hút họ trong những tấm vé mỏng manh, hệ lụy này.............

Trường Sa - Làng đảo

02/10/2023 lúc 08:55






T





inh mơ. Biển âm ẩm tối. Bầu trời ngổn ngang mây xám. Một chiếc xuồng màu cam, vỏ kim loại, trọng tải chở được 35 người đã hạ xuống dập dềnh trên sóng. Chưa có lệnh cho người xuống xuồng vào đảo Trường Sa vì trời đang lác đác mưa. Chúng tôi ngồi chờ ở phòng câu lạc bộ sĩ quan trên tàu.
Một người trong đoàn công tác, có vẻ sốt ruột lên tiếng:
- Trời mưa lắc rắc thế này nhằm nhò gì mà phải ngồi đợi. Thấm một tí mưa Trường Sa, cũng “ấn tượng” chứ sao?
Nở nụ cười hồn hậu, đại tá Nguyễn Văn Trí, chủ nhiệm chính trị Vùng 4 hải quân chậm rãi nói:
- Trời biển Trường Sa thất thường lắm. Đêm êm ả yên lành bỗng nổi cơn giận dữ. Mùa này, nói chung lặng sóng. Nhưng với những cơn mưa giông như thế này thì không thể xem thường được. Mưa thường kèm theo gió lớn, có khi còn xảy ra xoáy lốc. ..............

Có tuổi hai mươi tạc vào nỗi nhớ

02/10/2023 lúc 08:55

            “Khi người lính lặng im tan vào đất
            Là cuộc đời chảy tiếp những dòng sông”() 





“M





ới đây có trường hợp thân nhân một liệt sĩ viết thư yêu cầu xin được đặt tên cho một ngôi mộ chưa biết tên ở nghĩa trang theo niềm tin nội tâm của gia đình đã làm chúng tôi lúng túng chưa biết xử lý như thế nào” - Dương Phước Tuấn, cán bộ công tác ở phòng chính sách Sở LĐ - TB & XH Quảng Trị đã khởi đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Sống trên vùng đất thiêng Quảng Trị, tôi được nghe nhiều câu chuyện ly kỳ. Chẳng hạn chuyện có nhiều mộ liệt sĩ trùng tên. Cắt nghĩa điều này là do chiến tranh nhiều chiến sĩ có hoa tay, thường khắc tên mình vào những cây bút, sau đó tặng lại cho người khác. Khi quy tập mộ liệt sĩ, vì không còn tên tuổi, căn cứ vào tên khắc trên cây bút còn lại, thế là người ta ghi tên liệt sĩ vào hồ sơ quy tập mộ. Hoặc như chuyện có liệt sĩ đã hy sinh mấy chục năm rồi khi phát hiện được trong hài cốt vẫn còn vẹn những bức thư viết cho gia đình, những bức hình của người thân còn có thể nhận diện được…

Linh hồn trong lá thư bất tử

02/10/2023 lúc 08:55






M





ột chiều mùa xuân 1972, sau hơn sáu ngày Đặng Thị Xơ được làm vợ, Lê Văn Huỳnh được làm chồng, trước lúc chia tay, một mâm cơm thanh bần được sắp ra. Hai đôi đũa. Hai cái bát. Một cặp vợ chồng trẻ, vẫn còn e ấp thẹn thùng. Chọc chọc đôi đũa nhìn nhau, nước mắt họ đột ngột trào xuống:
- Em ăn đi! Anh chẳng muốn ăn đâu.
- Em… Em cũng thế!...
Chẳng ai bảo ai, họ cùng buông bát đũa đứng dậy. Huỳnh khoác ba lô lên vai. Xơ thờ thẫn cầm chiếc nón theo chồng.
Kim đồng hồ vô tình chạy như ngựa chiến. Hai người chẳng kịp nói thêm với nhau điều gì. Con đường làng trống trải quá, không cho họ gửi lại nụ hôn cháy bỏng nỗi chia ly!...

Cồn Cỏ, truyền kỳ của ngày mai

02/10/2023 lúc 08:55






T





rở lại Cồn Cỏ, chỉ mới mấy năm mà bây giờ Cồn Cỏ khác hẳn, không còn nhận ra. Tôi lại như người mới lần đầu đặt chân lên hòn đảo danh tiếng này. Thả hồn mơ mộng, lâng lâng bước trên con đường nhựa dài 6km phẳng lỳ quanh đảo, ngoài kia sóng biển êm đềm. Nắng biển Đông râm ran trên má. Những cây bàng quả vuông cổ thụ sần sùi, từng đã trầm mình bao năm bao tháng trong phong ba. Cồn Cỏ bây giờ thật khó tìm ra một cái hố bom, hố đạn để mà hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu với máy bay và tàu chiến Mỹ. Quãng thời gian gần 40 năm hòa bình có thể chưa dài, nhưng những vết thương của nó ở Cồn Cỏ hình như mau lành hơn chăng. Cát! Phải, chính cát san hô - cái thứ cát nhẹ bẫng màu trắng bạc, lấp lánh ánh xà cừ vi diệu và gió - thứ gió đại dương hào phóng suốt bốn mùa thời gian đã làm nên điều kỳ điệu là “nhanh chóng san lấp mặt bằng”. Hố bom B52 đường kính vài ba chục mét cũng chỉ cần vài ngày cát thổi cát bay cát lấp là đã lành vết thương. Những đôộng cát dọc bãi biển cứ vài ngày lại di chuyển dần vị trí, thế nên lính đảo phải tốn rất nhiều công sức chăm sóc...

Giấc mơ của Rừng

02/10/2023 lúc 08:55






Q





uê tôi ở vùng biển, một cửa biển đẹp mê hồn ở Miền Trung và đã làm cho bao người khi đến đây đều dặn lòng mình quay trở lại. Nhưng thật kỳ lạ, trong tâm hồn tôi lại luôn hướng về một cánh rừng, cánh rừng ngay sát nách vùng biển quê tôi. Cánh rừng tôi lang thang trong những năm tháng của tuổi thơ: Rừng nguyên sinh Rú Lịnh. Cái tên nghe da diết vời vợi bởi nó chứa những khoảng trời riêng của tôi. Nơi tôi đã gắn bó những năm tháng của tuổi thơ với những lần theo lũ bạn đi nhặt củi khô, hái hoa dẻ, hoa chạc chìu trong rừng để rồi khi đủ lớn, dự tính được những cuộc đi xa, biết mơ mộng vẫn không bao giờ quên được mùi thơm phảng phất của các loài hoa dân dã ấy. Có lẽ cái màu xanh của thảm rừng ấy như đã có sẵn trong tôi từ lâu lắm rồi, lâu như thuở hồng hồng hoang trên bề mặt của trái đất này vốn đã phủ một màu xanh biếc. Thảm rừng ấy luôn hút hồn tôi bởi vẻ đẹp yên tĩnh và lâu đời của nó. Nỗi lòng se sắt chợt dâng trong tôi. Vâng, có lẽ tôi phải làm một cuộc hành trình, cuộc hành trình ấy bắt đầu như thế nào tôi cũng chưa biết. Tôi phải trở về nơi ấy, nơi cánh rừng của tuổi thơ và cảm giác đó luôn thúc giục tôi...

Mảnh đất huyền thoại của tâm hồn tôi

02/10/2023 lúc 08:55






C





ũng đều là quê nhà, nhưng tại sao không biết, cho đến bây giờ Vĩnh Linh, trong tâm trí tôi vẫn y nguyên là một mảnh đất mang nhiều điều kỳ lạ mà tôi không lý giải được, như một bài toán không tìm thấy đáp số. Một ngày vào cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ, tôi có việc gấp phải ra Vĩnh Linh, và xin lưu ý rằng dưới mắt người ngoại cuộc, Vĩnh Linh là thuộc về một xứ sở khác mà tự tôi, tôi phải học cách làm “mặt lạ” đối với nó...

Sự tích bên bờ Hiền Lương

02/10/2023 lúc 08:55






C





ách đây 50 năm, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa dân tộc ta đến với tự do độc lập. Nhưng đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai đã bội ước Hiệp định Giơnevơ và sông Hiền Lương trên Vĩ tuyến 17 phải đỡ lấy nhát chém chia cắt hai miền Nam - Bắc đằng đẵng hai chục năm trời...

Ô Lâu – giọt máu lời yêu

02/10/2023 lúc 08:55






G





iờ đây, khi rời những con sông hiền hòa trong vắt ở phía Bắc Quảng Trị để vào đất thành kinh thơ mộng, chúng ta sẽ bắt gặp con sông cuối cùng ở phía Nam, dòng sông Ô Lâu nằm ở ranh giới hai tỉnh.
Ô Lâu, nghe gợi đấy chứ nhỉ? Với tôi không hiểu sao cái thanh âm Chiêm Thành cổ kính kia nó không chỉ gợi mà xao xuyến đến chạnh lòng...

Người giao bưu của xứ ủy Trung Kỳ

02/10/2023 lúc 08:55






T





heo lời giới thiệu của bác Hoàng Phùng, Trưởng ban liên lạc tù chính trị yêu nước tỉnh Quảng Trị, tôi tìm đến nhà ông ở khu phố 3, phường 1, thị xã Đông Hà – Con người đã một thời làm liên lạc đặc biệt của đồng chí Lê Duẩn đã từng bị địch bắt bỏ tù đày đánh đập dã man, chúng đày ông từ nhà lao này đến nhà lao khác suốt dọc miền Trung, dùng mọi thủ đoạn man rợ để khai thác ông vẫn một mực kiên trì bất khuất quyết không khai ra đường dây cách mạng Xứ ủy Trung kỳ - người đó chính là ông Nguyễn Mậu Dung năm nay vừa tròn 83 tuổi, 64 tuổi Đảng. Một cuộc đời cách mạng vinh quang và gian khổ. Ông đã yếu vì tuổi tác, vì hậu quả đòn roi tra tấn của kẻ thù nhưng đầu óc còn minh mẫn lắm. Tôi như đứa cháu nội ngồi nghe ông kể chuyện cổ tích trên con đường Cách mạng máu và hoa ông đã đi qua. Nhà ông ở cạnh đường tàu thống nhất, đang dở câu chuyện ông dừng lại nghe tiếng hú còi tàu kéo vào trung tâm thị xã. Ông cười một cách hồn nhiên...

Trưởng thành trên tuyến giao bưu kháng chiến

02/10/2023 lúc 08:55

Tôi được tuyển vào công tác giao bưu ở Ty Giao thông - Bưu điện tỉnh Quảng Trị, ngày 01 tháng 01 năm 1948.
Thời kỳ ấy, tỉnh Quảng Trị vừa trải qua năm 1947 đầy thử thách cam go ác liệt. Đầu năm mặt trận Huế bị vỡ, tiếp đó tuyến phòng thủ Lao Bảo, Khe Sanh bị chọc thủng, giặc Pháp từ Huế và Lào tiến công Quảng Trị bằng hai hướng, chiếm hết vùng đô thị và đồng bằng. 

Một ngày nghỉ ở lâm trường Bến Hải

02/10/2023 lúc 08:55






Ô





ng chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh nói: “Lâm trường Bến Hải – 40 năm gieo ươm, vun trồng chăm sóc màu xanh cho quê hương”, và đánh giá:“ Thành tích của Lâm trường, chỉ có thế hệ tương lai mới đánh giá hết giá trị to lớn về kinh tế và giá trị nhân văn của nó”.
            Tôi nghĩ: Các nhà quản lý không dùng hình tượng để diễn đạt một vấn đề cụ thể, nhưng có lẽ với Lâm trường Bến Hải không có lời nhận xét, đánh giá nào chính xác và hay hơn thế...

Đêm có hai người không ngủ

02/10/2023 lúc 08:55






S





au mấy ngày lang thang khắp núi non, sông nước để thắp hương nhang cho những đồng đội còn nằm lại trên chiếc giường cũ, tôi vào ga Đông Hà để trở về Nha Trang. Mơ màng nhìn qua cửa sổ con tàu về phía tây Quảng Trị đang nhuộm tím hoàng hôn, bất chợt tôi nhìn thấy bàn tay ai đó ấm nóng trên bờ vai. Chưa kịp ngoảnh lại đã nghe tiếng hỏi dồn: Lê Bá Dương hả, lại đi hương hoa cho đồng đội hả…

Chiếc cối tật nguyền

02/10/2023 lúc 08:55






N





ó nằm ở góc vườn lì lợm phô cái thân xù xì cứng cỏi của mình mà thi thố với thời gian đã hơn mười năm rồi, không ai ngó ngàng đến. Chắc nó buồn tủi lắm. Nhưng nó đâu biết rằng trong cuộc sống ồn ào phố thị này vẫn có một người luôn nâng niu, trân trọng và tôn thờ nó. Người đó là Minh. Cứ mỗi độ xuân về hay mỗi chiều vắng vẻ  anh thường lặng lẽ ngồi ngắm nhìn mà lòng rưng rưng vì nó đã gợi lại bao kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời. Nó là nhân chứng duy nhất còn lại đã cùng nếm trải xẻ chia số phận thăng trầm của gia đình anh…

Cần có "Một quỹ bảo trợ trẻ em là nạn nhân bon đạn"

02/10/2023 lúc 08:55






T





rưa chủ nhật 27.5.2001 tại thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp (Khe Sanh – Hướng Hóa), một quả đạn phát nổ nơi bốn em nhỏ đang đùa chơi khiến em Trần Quang Mẫn 6 tuổi chết tại chỗ, ba em bé Nguyễn Đức Ân (17 tuổi), Nguyễn Lương Thịnh (9 tuổi) bị thương nặng. Hai lần trước, hồi đầu tháng 5 tại thôn Tân Vĩnh (phường 5 Đông Hà) hai em Nguyễn Hồng Nam, Nguyễn Hồng Tây (là anh em ruột) cũng chết bởi một quả đạn sót lại sau chiến tranh khi đào hố chôn cọc buộc trâu bò trong vườn nhà, bé Trần Thị Hạnh (11 tuổi) và bố  của hai em – ông Dự bị thương nặng...

« 4647484950 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground