Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Sự kiện đối thoại

Phục hổ

04/10/2022 lúc 11:06

Làm sao để có những tác phẩm đỉnh cao

01/06/2022 lúc 18:35

LTS: Sáng ngày 5.3.2002, Hội Văn học Nghệ thuật long trọng tổ chức cuộc gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân, trao các danh hiệu và giải thưởng sáng tạo năm 2001 cho hội viên. Đến dự có đồng chí Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị; đồng chí Nguyễn Đăng Tam, UVTV Tỉnh ủy, trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Thái Xuân Lãm, chánh văn phòng UBND tỉnh… Tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân, đồng chí Vũ Trọng Kim đã có bài phát biểu biểu dương những thành quả hội viên đã nỗ lực phấn đấu trong năm qua và gợi mở nhiều vấn đề mà Thường vụ Tỉnh ủy mong muốn văn nghệ sĩ chúng ta thực hiện tốt trong năm 2002 và nhiều năm tới.
Tòa soạn CV trân trọng chuyển đến bạn đọc, bạn viết và toàn thể hội viên toàn văn bài phát biểu quan trọng này. Đầu đề do Tòa soạn đặt.

Đoàn kết, tự tin, nỗ lực, sáng tạo vì một nền VHNT tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương

01/06/2022 lúc 18:35

Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể anh chị em!





H





ôm nay trong không khí vui tươi chào đón mùa xuân mới, chào mừng Đảng tròn 73 tuổi, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhà tiến hành Đại hội lần thứ III. Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy tôi xin gửi đến các đồng chí đại biểu, gửi đến toàn thể anh chị em văn nghệ sĩ tỉnh nhà lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa toàn thể anh chị em!
Chúng ta vừa đi qua một chặng đường đầy tính sáng tạo trong công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương. Bám sát cuộc sống phong phú và sinh động của đời sống xã hội, những năm qua cùng với sự phấn đấu tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các cấp, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh nhà đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động, tổ chức hướng dẫn, động viên phong trào sáng tạo nghệ thuật mang lại những thành quả tốt đẹp, góp phần quan trọng vào đời sống tinh thần của nhân dân. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống đời thường và trong hoạt động văn học nghệ thuật, Hội chúng ta đã củng cố về tổ chức, từng bước đổi mới phương thức hoạt động, giữ vững nề nếp sinh hoạt, tạo nên nhiều hứng khởi cho anh chị em làm văn nghệ, làm "bà đỡ" cho nhiều tác phẩm ra đời.
Điểm lại trên từng loại hình văn học và nghệ thuật, chúng ta thật sự có niềm tin, niềm tin vào khả năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ. Nhiều tác phẩm ra đời đã được công chúng đón nhận bằng tinh thần nồng nhiệt. Một số tác phẩm có sức truyền cảm mạnh mẽ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc, người nghe.
.........

Vâng theo ý nguyện Người, chúng con làm khuyến học

01/06/2022 lúc 18:35






B





a mươi ba năm trước, khi Bác Hồ bước vào cõi vĩnh hằng, giáo sư - cố vấn Viện nghiên cứu A Châu (Cu Ba) Mighen Đêxtêphanô, viết: “Tấm gương Bác Hồ mãi mãi là nguồn cảm hứng để không yếu đuối trong đấu tranh giành lấy tương lai, để không dừng lại ở điểm đã đạt được mà luôn tiến lên về phía trước. Người không phải là một kỷ niệm của quá khứ mà là một sự diệu kỳ cho mọi thời đại”. Các công trình nghiên cứu về Người đã khẳng định sự lỗi lạc trong tư cách là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa… Kỷ niệm lần thứ 112 ngày sinh của Người, những ai làm khuyến học vô cùng tự hào và cảm kích khi thực tế cho thấy: Chính Bác Hồ là người đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp khuyến học hiện đại hôm nay!
Sự thuyết phục lớn về khuyến học ở người thầy vĩ đại này trước hết là chính cuộc đời của Người. Bác là một tấm gương rực sáng về ý chí tự học, ý chí tự vươn lên chính mình và cảnh ngộ. Đúng như lời Bác nói ở Trường đại học Băng Đung (Inđônêxia) 1959: “Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường đại học”, Ngày lên đường xuất dương tìm đường cứu nước, Bác là một phụ bếp trên Tàu Latouche Treville cũng là lúc Bác bắt đầu tự học. “Mỗi ngày đến 9 giờ tối công việc mới xong, anh Ba mệt lữ nhưng trong khi mọi người ngủ hay đánh bài thì anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ, có khi suốt đêm”. Sang đến Pháp, thân phận đơn côi nơi đất khách quê người, vừa học vừa làm để kiếm sống (bằng nghề ảnh và nghề báo), vừa sôi nổi tham gia các cuộc hoạt động cách mạng nhưng ngày cũng như đêm rấ ít khi Người vắng mặt ở thư viện Richevlicu (nơi mà Nghị sĩ quốc hội Pháp P.V. Couturier cho mượn thẻ đọc), Một khối lượng không lồ, từ các trước tác của Mác - Ăng Ghen, Lê Nin đến các tác phẩm nỗi tiếng của Đông – Tây, Bác đã đọc và nghiền ngẫm tại đây...

Cửa Việt đã góp phần làm pphong phú đa dạng đời sống báo chí

01/06/2022 lúc 18:35

Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hôm nay tôi rất vui mừng được đến dự lễ tổng kết 100 số  tạp chí Cửa Việt
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích, những đóng góp xứng đáng của anh chị em văn nghệ sĩ, các phóng viên, biên tập viên tạp chí Cửa Việt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn học nghệ  thuật của tỉnh nhà nói chung  và sự nghiệp trưởng thành không ngừng của tạp chí Cửa Việt nói riêng.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Hơn mười năm qua, tạp chí Cửa Việt đã không ngừng nỗ lực vươn lên, đồng hành cùng đời sống văn học, nghệ thuật trong nước và khu vực, đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân vì công cuộc đổi mới quê hương đất nước.
Tổng kết nhân ngày tròn số 100 Tạp chí Cửa Việt là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường đã đi qua, rút ra những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, những khiếm khuyết để từ đó tiếp tục đưa tạp chí của chúng ta không ngừng đi lên theo nhịp thở của tiến trình đổi mới đất nước.
Qua 100 số tạp chí, chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, chất lượng sáng tác, nghiên cứu của tờ tạp chí ngày càng tiến bộ, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp và nhanh chóng của tình hình Quốc tế và trong nước, đại đa số biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên của Cửa Việt đã vững vàng, kiên định lập trường vào con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Phẩm chất tốt đẹp đó có cội rễ từ nền Văn nghệ Cách mạng do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo; có cội nguồn từ những năm tháng thử thách, rèn luyện, trưởng thành trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, quê hương...

Chào mừng lễ ra mắt thành lập huyện đảo Cồn Cỏ

01/06/2022 lúc 18:35

LTS: Cồn Cỏ, một phần đất trước đây của lũy thép Vĩnh Linh  đã trở thành một biểu tượng chói sáng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cồn Cỏ là “hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc”, “Con mắt thần” của miền Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Chỉ chưa đầy bốn cây số vuông mà Cồn Cỏ ôm chứa trong lòng bao nhiêu kỳ tích và chiến công về lòng quả cảm vô song của quân và dân ta.





N





hân lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ (ngày 18/4/2005), phóng viên Cửa Việt có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Quang Lanh, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND Huyện đảo Cồn Cỏ. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
 
PV: Thưa đồng chí Bí thư huyện đảo, đúng vào ngày này (10/3 âm lịch) nhân dân cả nước hướng về đất Tổ Hùng Vương, chứng kiến Quốc giỗ các Vua Hùng, thì giữa đảo trùng khơi này Tỉnh Quảng Trị chính thức làm lễ công bố Nghị định 174/2004/NĐ-CP thành lập huyện đảo Cồn Cỏ, đồng chí cho biết đôi nét về truyền thống lịch sử của huyện đảo?
Đồng chí Lê Quang Lanh: Thể theo nguyện vọng của Đảng bộ Quân và Dân Quảng Trị, ngày 01/10/2004, Chính phủ đã ra nghị định số 174/2004/NĐ-CP về thành lập huyện đảo Cồn Cỏ - Đơn vị Hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị. Cồn Cỏ - Hải đảo nằm trong Vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Trị cách đất liền gần ba chục ki lô mét, có diện tích gần bốn cây số vuông, dân số gần 400 người. Trước năm 1959, Cồn Cỏ chưa có dân cư, ngư dân trong vùng thường ghé đảo khai thác lâm sản, trú tránh bão vào những lúc thời tiết xấu... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ trở thành mục tiêu đánh phá hủy diệt của đế quốc Mỹ. Cồn Cỏ trở thành hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tiền đồn của miền Bắc XHCN..........

Chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày giải Gio Linh

01/06/2022 lúc 18:35


PV. Thưa đồng chí Chủ tịch, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa bàn Gio Linh là vành đai trắng điển hình. Một cách khái quát, xin đồng chí cho biết những thủ đoạn nào là tàn bạo, nham hiểm nhất của Mỹ nguỵ và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đặc biệt trong chiến dịch tấn công và nổi dậy giải phóng quê hương Gio Linh năm 1972?
Đồng chí Lê Xuân Nam: Đây là vấn đề tương đối rộng. Các cơ quan thông tin đại chúng trong đó có Tạp chí Cửa Việt tổ chức các số báo đặc biệt giúp huyện tuyên truyền, mới phản ánh sự kiện một cách đầy đủ. Đúng Gio Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nơi đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, là vành đai trắng điển hình. Mỹ- nguỵ dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi và tàn bạo để đàn áp phong trào cách mạng. Chúng đã đổ xuống mảnh đất này một khối lượng bom đạn khổng lồ và thử nghiệm tất cả các loại vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Điển hình là chúng dựng nên cái gọi “con mắt thần” Dốc Miếu, tức tuyến hàng rào điện tử Mac-na-ma-ra. Chúng dồn dân vào nhiều trại tập trung, một kiểu "ấp chiến lược” thâm độc để kềm kẹp...

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động sâu rộng, thiết thực, hiệu quả

01/06/2022 lúc 18:35






N





hân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập (3-2-1930-3-2-2007), Đảng ta đó phỏt động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau gần 9 tháng triển khai cuộc vận động, tỉnh ta đó gặt hỏi một số kết quả bước đầu, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
Nhân dịp này,  Cộng tác viên Tạp chí  “Cửa Việt” đó phỏng vấn đồng chí NGUYỄN VĂN HÙNG, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh.
 Sau đây, là nội dung cuộc phỏng vấn.
CTV:Thưa đồng chí ! Xin đồng chí đánh giá khái quát tỡnh hỡnh triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh ta ?
 Đồng chíNGUYỄN VĂN HÙNG, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh(Đ/C N.V.H):...

Quê hương Quảng Trị anh hùng-Đổi mới luôn là mạch nguồn cảm xúc phong phú cho văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm đạt đỉnh cao

01/06/2022 lúc 18:35






C





ùng với những thành tựu của tỉnh nhà đạt được trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng, trong những năm qua, hoạt động Văn học nghệ thuật (VHNT) đã gặt hái được những  thành quả quan trọng, tạo nên diện mạo mới, góp phần tích cực trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương Quảng Trị giàu đẹp.
Nhìn lại một nhiệm kỳ hoạt động đầy sáng tạo và sôi động của Hội VHNT tỉnh nhà, chúng ta phấn khởi trên tiến trình đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng, hoạt động VHNT đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá V), khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng của từng miền đất, vùng quê Quảng Trị. Hướng về cơ sở, phục vụ cho cơ sở, VHNT tỉnh nhà đã tạo cho mình một diện mạo mới, phát triển về diện rộng và tạo được nhiều tác phẩm có chất lượng. Bám sát định hướng chính trị, hoạt động của các chuyên ngành văn học, nghệ thuật đã tích cực đi sâu về cơ sở, tạo mối quan hệ với các huyện, thị xã, bồi dưỡng, xây dựng hạt nhân cho các phong trào văn hoá địa phương, được quần chúng nhân dân hưởng ứng, góp phần thực hiện phương châm xã hội hoá sự nghiệp văn hoá. Các phân hội đã hoà mình vào thực tiễn cuộc sống sinh động, tích cực, chủ động mở nhiều trại sáng tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Trên mỗi chuyên ngành như: Văn học, Mỹ thuật, Sân khấu, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc...

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV

01/06/2022 lúc 18:35

L.T.S: Qua hai năm thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Nhâp dịp ra số báo mừng Đảng mừng Xuân, đồng chí Nguyễn Viết Nên: Bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh có bài viết tổng kết thành quả và đưa ra những giải pháp để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết trong những năm còn lại.
CV. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.





T





hực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, trong hai năm đầu của nhiệm kỳ 2005 - 2010, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tăng trưởng kinh tế bình quân trong 2 năm 2006 - 2007 đạt gần 11,4% (chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra bình quân 5 năm liên tục phải đạt 11 - 12%). GDP bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 6,37 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 7,6 triệu đồng, là cơ sở để đến 2010 chúng ta đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra là trên 10 triệu VNĐ...

Cần có nhiều tác phẩm VHNT đóng góp vào quá trình phát triển KT-XH Quảng Trị

01/06/2022 lúc 18:35

LTS: Đã trở thành thông lệ hàng năm vào ngày tết Thượng Nguyên (Nguyên tiêu), Hội VHNT tỉnh ta tổ chức buổi gặp mặt văn nghệ sĩ đầu năm nhằm tổng kết công tác năm cũ, trao giải thưởng hàng năm cho các hội viên tiêu biểu và đề ra phương hướng hoạt động của năm mới như là lễ xuất quân.
Đến dự buổi gặp mặt này, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã có bài phát biểu cởi mở, chân tình cùng với những định hướng thiết thực, sâu sắc. CV. trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc và bạn viết gần xa.





N





ăm 2007 đó khộp lại, bước sang năm mới, mỗi một chúng ta lại có thêm niềm vui, những khát vọng và niềm tin yêu mới. Nhỡn lại năm qua, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; dẫu gặp không ít khó khăn thách thức nhưng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh đó kề vai sỏt cỏnh, chung sức chung lũng, quyết tõm phấn đấu và đó đạt được những thành tựu quan trọng trong tất cả các lĩnh vực. Cùng với con tàu Việt Nam vươn ra biển lớn hội nhập, Quảng Trị cũng đó đạt được những thành quả đáng ghi nhận: Kinh tế xó hội tiếp tục phỏt triển khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng cả năm đạt 11,2%. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng 13% so với năm 2006. Tổng vốn đầu tư phát triển xó hội tăng 50,7% so với năm 2006, là tiền đề cơ bản để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo. Các lĩnh vực văn hóa xó hội đạt dược những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện. Bộ mặt đô thị nông thôn có nhiều thay đổi nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác cải cách hành chính đó cú những tỏc động tích cực...

Hội VHNT phát động cuộc thi sáng tác về chủ đề

01/06/2022 lúc 18:35

LTS: Sáng ngày 1/9/2008, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị chính thức phát động cuộc thi sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Nhân sự kiện có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc này, Toà soạn Tạp chí Cửa Việt có cuộc phỏng vấn NSƯT Hoàng Sĩ Cừ - Chủ tịch Hội. Dưới đây là nội dung cuộc đối thoại:
PV: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Hội Văn học nghệ thuật chúng ta phát động cuộc thi viết về đề tài này, ngoài việc hưởng ứng chung còn có thêm mục đích ý nghĩa nào khác?
NSƯT. HSC: Đúng là cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở tỉnh ta đang có sức lan toả sâu rộng trong đời sống xã hội và đang chuẩn bị Hội nghị sơ kết. Có được điều đó chính là do ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã dày công vun đắp, trong đó có phần đóng góp quan trọng và tích cực của đội ngũ Văn nghệ sĩ và các cơ quan truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó thường trực Ban chỉ đạo thì việc tuyên truyền mới được bề rộng, chưa đi vào chiều sâu. Vì vậy rất cần đội ngũ Văn nghệ sĩ chúng ta bằng vào thiên chức cao quý của mình, bằng vào tài năng của mỗi Văn nghệ sĩ ở mọi chuyên ngành tham gia vào việc sáng tác và quảng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật...

none

01/06/2022 lúc 18:35

LTS. Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X- từ ngày 9 đến 17-7-2008, tại Hà Nội) đã bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó đã ra Nghị quyết "về nông nghiệp, nông dân và nông thôn".
 Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp, nông thôn, nông dân (gọi tắt là tam nông) có ý nghĩa chiến lược quan trọng, là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái...
CV xin giới thiệu bài viết của nhà báo Đào Tâm Thanh bàn về vấn đề Tam nông cũng như một số thực trạng về vấn đề này ở tỉnh Quảng Trị để bạn đọc tham khảo.
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP LÀ KHÂU THEN CHỐT
Có thể khẳng định rằng, những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp suốt hai thập kỷ qua đã để lại dấu ấn đậm nét nhất trong công cuộc đổi mới đất nước.
Với đường lối đúng đắn của Đảng, nông nghiệp đã có bước phát triển thần kỳ. Cũng đồng đất ấy, con người ấy, tư liệu sản xuất ấy, nông nghiệp đã đi những bước vững chắc từ "khoán 100" đến "khoán 10"...

Phát huy thành quả 20 năm xây dựng và trưởng thành- Đoàn kết, đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp

01/06/2022 lúc 18:35






V





ào ngày này 20 năm về trước, ngày 1/7/1989, đồng bào và chiến sĩ tỉnh ta náo nức đónchào một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử, đó là Quốc hội khoá VIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lập lại tỉnh Quảng Trị, đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Từ đó Quảng Trị được trở lại với tên gọi vô cùng thân thương và trìu mến của mình, cái tên ấy đã đi suốt một chiều dài lịch sử, trong mỗi chúng ta rất đổi tự hào. Hôm nay, trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 64 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, tỉnh ta long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày lập lại tỉnh.
...Đi ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy oanh liệt với biết bao hy sinh và gian khổ, sau ngày non sông thống nhất, Tổ quốc liền một dãi, người dân Quảng Trị với gia tài chỉ đôi gánh trên vai, từ khắp nơi trở về nơi chôn rau cắt rốn, bắt tay vào công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương. Phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bằng sức mạnh của ý chí tự lực tự cường, quân và dân Quảng Trị  tích cực đi vào khai hoang, phục hoá, tập trung sức cho lao động sản xuất. Những núi, đồi, đồng quê, bãi cát dày đặc hố bom cày, đạn xới được lấp dần bằng màu xanh của lúa, của sắn, của khoai…Mãnh đất được hồi sinh, cuộc sống mới từ chính đôi bàn tay ta xây dựng trong đống tro tàn đổ nát của chiến tranh lại được bừng lên khắp nơi trên quê hương sau ngày giải phóng.
Gắn bó keo sơn cùng nhân dân Quảng Bình, Thừa Thiên ruột thịt, đồng bào Quảng Trị chúng ta đã phát huy truyền thống cách mạng, cần cù, chịu thương chịu khó lao động, chung sức chung lòng xây dựng tỉnh Bình - Trị - Thiên hợp nhất. Mười ba năm là chặng đường đầy gian khổ nhưng hào hùng của quê hương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta đã phải trực tiếp đương đầu với bao khó khăn gay gắt: nền kinh tế suy giảm, an ninh trật tự phức tạp, đất nước đang trong vòng vây cấm vận của các thế lực thù địch; mặt khác, thiên tai, bão, lũ liên tiếp, làm cho sản xuất nhiều năm bị mất mùa nghiêm trọng, đời sống nhân dân bị thiếu thốn nặng nề. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên, nhân dân Quảng Trị đã cùng đồng cam, cộng khổ, nổ lực phấn đấu vượt qua mọi gian nan, thử thách, ra sức tăng gia sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, hoà nhịp vào công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.
...Nhớ lại buổi đầu tỉnh nhà được tái lập với bao sự bộn bề, lo toan, với bao hoàn cảnh khó khăn, thách thức đặt nặng lên vai Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh. Qua  13 năm chung sức xây dựng và cải tạo sau chiến tranh, nền kinh tế tỉnh nhà vẫn thuần nông, nặng về tự cung - tự cấp, tổng thu nhập ở mức rất thấp so với các tỉnh bạn; cơ sở hạ tầng, vật chất-kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu; sản xuất hàng hoá kém phát triển. Nông nghiệp độc canh cây lúa, phương thức canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất đạt thấp. Công nghiệp hầu như không có gì, các cơ sở sản xuất nhỏ bé, manh mún, công nghệ lạc hậu; sản phẩm hàng hoá đạt thấp, khó tiêu thụ trên thị trường; nhiều xí nghiệp sản xuất thua lỗ, kém hiệu quả kéo dài. Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước…nhỏ bé, không đủ khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gặp vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thêm vào đó, phải thường xuyên đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, với hậu quả nặng nề của chiến tranh, với đói nghèo và nguy cơ tụt hậu tưởng chừng chúng ta khó vượt qua nổi.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Với tinh thần tiến công cách mạng, phát huy mạnh mẽ truyền thống kiên cường bất khuất, biết khơi dậy sức mạnh của cốt cách con người Quảng Trị chịu thương, chịu khó; cần cù, giản dị, dũng cảm và sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã bền bỉ, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm đã khẳng định bằng những thành quả quan trọng sau 20 năm trên con đường đổi mới, xây dựng. Nhìn lại toàn cảnh bức tranh quê hương hôm nay, so với những năm đầu đầy gian khó của 20 năm về trước,chúng ta mới thấy hết sự đổi thay căn bản và tự hào về sức mình vươn tới.  
Nền kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, có mặt phát triển vượt bậc; cơ cấu  kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ dần chiếm ưu thế; nội lực kinh tế ngày càng được tăng cường.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 8,5%, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,7%, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2008 đạt 11,1%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2008, tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 35%, thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 35 - 37%, và tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 30,5%. Cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực, thu hút đầu tư bước đầu được tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổng thu ngân sách khi mới lập lại tỉnh chỉ vẻn vẹn chưa đến 10 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt gần 750 tỷ đồng..
Là mặt trận hàng đầu, nông nghiệp có sự phát triển khá toàn diện. Diện tích các loại cây trồng liên tục được mở rộng; Năng suất, sản lượng không ngừng được nâng lên với giá trị bình quân 25,5 triệu đồng/ha canh tác. Sản lượng lương thực có hạt đạt 22 vạn tấn/năm, tăng gần 2 lần so với ngày lập lại tỉnh. Từ chỗ hàng năm Trung ương phải trợ cấp lương thực, đến nay nhân dân không những đảm bảo đủ lương thực mà còn hàng hóa bán ra thị trường, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh ta có mặt trên thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài. Chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản có nhiều tiến bộ, sản lượng thu được hàng năm tăng cao. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, đặc biệt là cây cao su, hồ tiêu, cà phê... phát triển theo hướng thâm canh trở thành các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng, đến nay, độ che phủ rừng đạt 43,6% diện tích....
 

55 năm

01/06/2022 lúc 18:35

LTS: Cách đây 55 năm (25/8/1954 - 25/8/2009), dòng sông Bến Hải - cầu Hiền Lương - vĩ tuyến 17 đã được Hiệp định Giơnevơ lấy làm ranh giới phân định tạm thời chia cắt đất nước thành hai miền Nam - Bắc. Đó là một vết cắt của lịch sử vào nỗi đau của những người con đất Việt. Với vết cắt ấy, Vĩnh Linh là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Hơn 5 thập kỷ qua, mảnh đất hiền hoà bên dòng sông Bến Hải này đã đi qua bao đau thương, mất mát viết nên những trang sử vàng chói lọi và vươn lên với một sức sống kỳ diệu để xứng đáng với tên gọi: Vĩnh Linh “Luỹ thép - luỹ hoa”! Nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống của vùng quê này. CV. Xin giới thiệu bạn đọc bài viết của đồng chí Hoàng Đức Thắng -TUV - Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Linh.
Trên dặm dài thiên lý Bắc - Nam, qua trăm sông ngàn phố của dãi đất thân thương hình chữ S này, hãy một lần dừng chân ở mảnh đất gió Lào cát trắng Quảng Trị, nơi được ví là “chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu đất nước”, chúng ta sẽ gặp dòng Bến Hải xanh trong với cây cầu Hiền Lương lịch sử, dưới chân phủ bóng kỳ đài lồng lộng trãi dài giữa mênh mông đồng lúa, rừng cây xanh ngút tầm mắt của mảnh đất Vĩnh Linh một thời hoa lửa được mệnh danh là “Luỹ thép”, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh. Từ đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ đến Cửa Tùng, Cồn Cỏ dào dạt sóng biển Đông; bao tên đất, tên làng, tên núi, tên sông của mảnh đất này đã đi vào tâm thức, tình cảm, dấu ấn, kỷ niệm trong lòng những thế hệ người Việt. Để hôm nay, khi bước vào CNH-HĐH, với hành trang, ý chí và khát vọng, với sức vươn mạnh mẽ và những thành tựu KT-XH to lớn đạt được, miền quê bên bờ bắc dòng sông giới tuyến Bến Hải ngày nào còn được gọi với cái tên trìu mến - “Luỹ hoa” của thời kỳ đổi mới.
            Ngược dòng lịch sử 55 năm về trước, sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải, cầu Hiền Lương thuộc huyện Vĩnh Linh làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam- Bắc. Ngày 25/8/1954, khi tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương vào Nam, Vĩnh Linh là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Bước vào một giai đoạn mới, cái tên Vĩnh Linh cũng bắt đầu được biết đến và nổi tiếng từ đây, dù rằng đất này đã có một bề dày truyền thống lịch sử và những giá trị văn hoá rất đặc sắc, đã được hun đúc từ hàng chục thế kỷ trước. Từ thời nhà Lý thịnh trị, tiến hành mở mang bờ cỏi về phương Nam, đến cuộc hôn nhân lịch sử của công chúa Ngọc Hân mang về hai châu Ô, Lý cho nước Việt. Từ những “vườn đào tụ nghĩa” bên bờ biển Cửa Tùng của vua Duy Tân và các sĩ phu, sôi sục lòng căm, khắc khoải nỗi niềm mất nước, đã tụ hội bàn cách đánh đuổi giặc Pháp, mà mộng lớn vẫn phải dở dang; đến dấu chân của các nghĩa sỹ Cần Vương trên đường thượng đạo, phò tá vua Hàm Nghi lánh nạn. Vĩnh Linh chính là một phần trong những câu chuyện lịch sử ấy.
Để có danh xưng, hình tượng “Luỹ thép” phải bắt đầu từ thời khắc 20/7/1954, giữa trời Âu xa tít, khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, mà tâm điểm là Vĩ tuyến 17 với dòng sông Bến Hải như một sợi chỉ nhỏ nhoi vắt qua miền đất Vĩnh Linh đầy nắng gió. Từ cái mốc lịch sử ấy, mảnh đất bờ bắc dòng Bến Hải - Vĩnh Linh - trở thành đặc khu trực thuộc Trung ương, mảnh đất tiền tiêu nơi đầu sóng ngọn gió của miền Bắc XHCN. Ngô Đình Diệm với bức bình phong quan thầy Mỹ che chở, đã ngang nhiên xé bỏ hiệp định, xoá bỏ “tổng tuyển cử ”, âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam-Bắc đất nước. Hai năm hẹn ngày đất nước đoàn tụ đã biến thành 20 năm mịt mù khói lửa chiến tranh. Chỉ cách một dòng sông, một bên nung nấu khát vọng thống nhất, bên kia là dã tâm chia cắt của lũ bán nước và cướp nước. Vĩnh Linh là nơi chứng kiến và trực tiếp đối mặt với cuộc đấu tranh khốc liệt ấy. Quả bom phá hoại đầu tiên mà giặc Mỹ ném xuống miền Bắc chính là rơi trên đất Vĩnh Linh; trước đó là gần 10 năm Vĩnh Linh vừa lao động sản xuất xây dựng XHCN, vừa ra sức bảo vệ giới tuyến, giữ vững từng tấc đất, bờ cây, ngọn cỏ, giữ cho ngọn cờ giới tuyến mãi tung bay nơi đầu cầu Hiền Lương. Đó cũng là một cuộc đấu tranh đầy cam go, mưu trí và bản lĩnh của những người lính cách mạng, của quân và dân giới tuyến Vĩnh Linh; để luyện nên một Vĩnh Linh can trường, bản lĩnh, anh dũng, kiên cường và vững bền hơn mọi thứ sắt thép đạn bom mà kẻ thù đã dội xuống mảnh đất này....

Phấn đấu xây dựng thành phố Đông Hà ngày càng văn minh, giàu đẹp

01/06/2022 lúc 18:35






Đ





ịa danh Đông Hà đã có từ lâu trong lịch sử, song chỉ gắn với tính chất đô thị kể từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đông Hà là nơi từng xảy ra nhiều biến cố thăng trầm, có tác động lớn đến tiến trình lịch sử của Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung.
Qua nhiều thế kỷ, với bao thử thách nghiệt ngã của chiến tranh tàn khốc, của thiên tai khắc nghiệt, mảnh đất và con người Đông Hà phải chịu nhiều đau thương, mất mát, hy sinh; nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức” đã hun đúc nên những giá trị cao đẹp của con người Đông Hà về lòng yêu nước, tinh thần anh dũng, kiên cường, quả cảm, nghị lực vượt khó trong lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng bộ, quân và dân Đông Hà đã cùng cả nước lập nên những chiến công oanh liệt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Ghi nhận những thành tích xuất sắc đó, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang cho Đảng bộ và nhân dân thị xã Đông Hà.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đông Hà chỉ còn là một vùng đất hoang tàn đổ nát, hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề. Với điểm xuất phát rất thấp, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đông Hà đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi gian khổ, từng bước tái thiết, xây dựng quê hương.
Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại, Đông Hà từ một thị xã khu vực được tỉnh chọn làm thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đông Hà đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và đồng bộ, diện mạo đô thị ngày một khang trang.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; công nghiệp - xây dựng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm đạt từ 14 - 15%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, đến năm 2008 đạt 25,8 triệu đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 giảm còn 6,5% (theo tiêu chí mới).
Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nếp sống văn minh đô thị từng bước hình thành. Quy mô giáo dục - đào tạo ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Công tác chính sách, hoạt động nhân đạo từ thiện, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững và tăng cường, trật tự An toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở không ngừng được đẩy mạnh. Hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành của chính quyền từng bước được nâng cao. Phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể có nhiều đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra.
Đánh dấu bước phát triển toàn diện của thị xã, tháng 12/2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định công nhận thị xã Đông Hà là đô thị loại III. Đặc biệt, ngày 11/8/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị; Đảng và Nhà nước tặng phần thưởng cao quý- Huân chương Lao động hạng Nhất cho cán bộ và nhân dân Đông Hà.
Đây là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa lịch sử to lớn, là mốc son, là bước ngoặt đánh dấu quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của thị xã; đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân thành phố Đông Hà nói riêng và Quảng Trị nói chung.
Đạt được kết quả hôm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Đông Hà luôn khắc ghi và biết ơn sâu sắc sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả của tỉnh và các Sở, ban ngành; sự giúp đỡ, sẻ chia, kề vai sát cánh của các đơn vị bạn; sự lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó vươn lên của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.
Thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau mãi mãi tri ân sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ; luôn ghi nhớ sự đóng góp quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, chiến sĩ, đồng bào, đồng chí, các đơn vị trong và ngoài tỉnh; bà con Quảng Trị đang sinh sống xa quê hương đã góp sức lực, trí tuệ vì thành phố Đông Hà thân yêu....
 

Sơ kết cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT - Báo chí về chủ đề

01/06/2022 lúc 18:35

LTS. Thực hiện Kết luận Hội Nghị lần thứ 12 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Chỉ thị số 06 - CT/ TW của Bộ Chính trị, trong những năm qua, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai trên toàn quốc. Cùng với cả nước, các Cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành các cấp ở tỉnh ta đã tập trung chỉ đạo, triển khai Cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách tích cực, nghiêm túc, đúng tiến độ, bước đầu đạt được những kết quả thiết thực.Trên lĩnh vực Văn học nghệ thuật - Báo chí, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trương phát động Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm Văn học nghệ thuật- Báo chí (VHNT-BC) về chủ đề “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn toàn Tỉnh. Sau một năm phát động, sáng ngày 15/9/2009 Ban Tổ chức cuộc thi đã sơ kết giai đoạn I. Xung quanh sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, phóng viên CV. có cuộc phỏng vấn NSƯT. Hoàng Sĩ Cừ, Chủ tịch H ội VHNT, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi. Đầu đề do Tòa soạn đặt và dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
PV. Cuộc vận động sáng tác, quảng bá  các tác phẩm VHNT- BC đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Để có được những kết quả bước đầu ấy, xin đồng chí cho biết kinh nghiệm v ề công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức Cuộc thi?
NSƯT. HOÀNG SĨ CỪ: Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại Công văn số 381-CV/TU ngày 19/8/2008 về việc Tổ chức Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT- BC về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị - Cơ quan Thường trực Cuộc thi phối hợp với Hội Nhà báo Tỉnh tiến hành xây dựng nội dung, kế hoạch Cuộc thi, cụ thể như sau:
Ngày 31/8/2008 theo tinh thần chỉ đạo của BCĐ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Quảng Trị, Hội Văn học Nghệ thuật đã ra Quyết định thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi gồm 8 đồng chí. Ngày 24/10/2008, Ban Tổ chức Cuộc thi đã ra Quyết định số 72QĐ/VHNT thành lập Ban Sơ khảo của 6 chuyên ngành gồm 22 đồng chí, đại diện cho các chuyên ngành: Văn học, Âm nhạc, Sân khấu, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian và Báo chí; đồng thời ra Quyết định số 77QĐ/VHNT ngày 24/10/2008 thành lập Ban Giám khảo và Tổ Thư ký Cuộc thi gồm 12 đồng chí do nhà văn Cao Hạnh- Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật làm Trưởng ban. Ngày 27/10/2008, Trưởng Ban Tổ chức đã ban hành Quy chế Cuộc thi. Ngay sau khi thống nhất Quy chế Cuộc thi, Ban Tổ chức đã cho đăng tải kế hoạch, nội dung Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và triển khai các nội dung của cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT- BC đến toàn thể hội viên, phóng viên, văn nghệ sĩ trong tỉnh.
Ngày 01-9-2008, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp Tỉnh đã long trọng tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác, quảng bá tác phẩm VHNT- BC theo chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn Tỉnh.
Để vận động hội viên tích cực tham gia Cuộc vận động sáng tác, Hội VHNT đã tạo điều kiện để văn nghệ sĩ tham dự các trại sáng tác của Hội và Trung ương tổ chức; tham gia các cuộc liên hoan, triển lãm; động viên các văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực về cơ sở nhằm thu thập thông tin vàtạo nguồn cảm hứng sáng tạo. Đồng thời các Cơ quan Báo chí, truyền thông của tỉnh cũng đã chủ động xây dựng chương trình, nội dung quảng bá, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT-BC về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.Phân công cán bộ theo dõi, cập nhật tin bài, phân loại tác phẩm, chọn lựa, biên tập để sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần quảng bá rộng rãi Cuộc thi .
PV. Kết quả đạt được sau một năm phát động Cuộc vận đông sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT-BC về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và những hạn chế cần khắc phục?
NSƯT. HOÀNG SĨ CỪ: Sau một năm triển khai, Cuộc thi đã thu hút đông đảo lực lượng văn nghệ sĩ và đội ngũ nhà báo trong tỉnh tham gia. Ban Tổ chức đã nhận được 126 tác phẩm dự thi của 7 chuyên ngành. Cụ thể: Báo chí 65 tác phẩm, Văn học: 8 tác phẩm, Sân khấu: 8 tác phẩm, Âm nhạc: 9 tác phẩm, Nhiếp ảnh: 23 tác phẩm, Mỹ thuật: 7 tác phẩm, Văn nghệ Dân gian: 6 tác phẩm. Ban Sơ khảo đã tiến hành tuyển chọn 30/126 tác phẩm vào vòng chung khảo. Ngày 6/8/2009, Ban Giám khảo đã tiến hành chung khảo đợt I. Với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm cao đã lựa chọn 14 tác phẩm xuất sắc trong 30 tác phẩm đề nghị Ban Tổ chức trao thưởng đợt I....
 

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, sự điều hành của chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

01/06/2022 lúc 18:35






N





hân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944–22/12/2009), 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2009). Cộng tác viên Chuyên mục QPTD có cuộc gặp gở phỏng vấn đồng chí Lê Hữu Phúc – UVTW Đảng – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh về vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện. Xin phép được giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn.
- Kính thưa đồng chí Lê Hữu Phúc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị. Được biết những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang Quảng Trị đã triển khai thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương. Xin đồng chí cho biết vai trò của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, quản lý, điều hành lực lượng vũ trang tỉnh ta?
Đồng chí Lê Hữu Phúc: Lực lượng vũ trang là lực lượng chính trị, quân sự tin cậy của Đảng, Nhà nước có một vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lực lượng vũ trang địa phương còn có nhiệm vụ hết sức nặng nề là làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền quản lý, điều hành lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Để xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Tỉnh ủy luôn bám sát Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Nghị quyết 02- NQ/TW của Bộ Chính trị để lãnh đạo, định hướng mọi hoạt động của lực lượng vũ trang. Trên cơ sở đó, ngày 14/10/2003, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 32/CTHĐ/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương, đồng thời hàng năm, Tỉnh ủy có chỉ thị về nhiệm vụ quốc phòng – an ninh nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh ủy đối với lực lượng vũ trang trên tất cả các mặt:
Một là, tập trung lãnh đạo công tác giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng vũ trang nhằm không ngừng nâng cao niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong đó chú trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, có độ tin cây cao, thực sự là chổ dựa vững chắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, nhất là cho cán bộ, đảng viên giữ cương vị chủ chốt ở các ban ngành cấp huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn. Trong 5 năm qua, có 15 đồng chí cán bộ thuộc đối tượng 1 đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh tại Học viện Quốc phòng; 243 đồng chí thuộc đối tượng 2 được bồi dưỡng tại Trường Quân sự và Quân khu, 1.759 cán bộ thuộc đối tượng 3 được bồi dưỡng tại Trường Quân sự tỉnh...
Hai là, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ quân sự tỉnh và hệ thống chỉ huy các cấp làm tốt công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành lực lượng vũ trang đi vào nề nếp. Tổ chức huấn luyện đầy đủ chương trình cho các đối tượng theo phân cấp, chú trọng việc huấn luyện chuyên sâu cho lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu như Tiểu đoàn 43, lực lượng trinh sát đặc nhiệm, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, bảo đảm có sức cơ động cao, có trình độ kỷ, chiến thuật, đủ sức thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa bàn trong mọi tình huống. Hàng năm 100% cơ quan, đơn vị được huấn luyện đầy đủ nội dung, chất lượng huấn luyện đều đạt khá trở lên. Lực lượng dân quân tự vệ quân số huấn luyện luôn đạt từ 93% - 95,5%. Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ; diễn tập phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao khả năng vận hành cơ chế theo Nghị quyết 02 –NQ/TW của Bộ Chính trị cho cấp ủy, chính quyền các cấp, khả năng thực hành tham mưu của lực lượng vũ trang địa phương và các ban ngành trên địa bàn tỉnh. Kết quả có 100% huyện, thị xã, thành phố tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ, riêng Vĩnh Linh đã tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt. Năm 2006, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã làm tham mưu có hiệu quả cho tỉnh triển khai làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập khu vực phòng thủ, được Bộ Tư lệnh Quân khu đánh giá “Hoàn thành tốt nhiệm vụ, có mặt đạt xuất sắc”. Nhiều năm liên tục lực lượng vũ trang tỉnh được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quan khu, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, lực lượng vũ trang Thành phố Đông Hà, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ 584 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là một sự nổ lực cố gắng lớn của lực lượng vũ trang tỉnh trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền đối với lực lượng vũ trang địa phương.
Ba là, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh. Hàng năm 100% các cơ quan, ban ngành từ tỉnh xuống cơ sở đều tổ chức ký kết liên tịch, liên ngành thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Qua đó đã phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban ngành trong việc phối hợp thực hiện, chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, chính quyền về trách nhiệm xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là phối hợp trong tuyên truyền giáo dục, trong công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, trong huấn luyện, diễn tập...
 

« 678910 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground