19/04/2023 lúc 09:44
29/08/2022 lúc 11:25
L
ê Thị Bích Nồng tuy cũng là người Vĩnh Giang, nhưng không phải là người làng Tùng để mà tự hào với câu vè truyền tụng: “Văn chương Xuân Mỹ, lý sự Thuỷ Khê, Làm thuê Cẩm Phổ...chèo cạn làng Tùng...”. Bà người thôn Cổ Trai Đông, sát bên làng Tùng Luật. Cũng là một làng quê đơn sơ mà xinh đẹp nằm cuối dòng Bến Hải mang vị mặn của biển. Cha mẹ của bà đều là những người đam mê ca hát, họ hò hát đối đáp với nhau mà nên vợ nên chồng.
Thời chống Pháp, Bích Nồng - một cô bé mới mười hai tuổi là đội viên đội truyền tin của xã. Học đến lớp 7 thì nghĩ học vì mẹ ốm, phải ở nhà trông em và giúp đỡ việc nhà. Hoà bình lập lại, đất nước chia đôi. Những năm chưa khoá tuyến (1954 - 1956) Bích Nồng trong đội văn nghệ xã Vĩnh Giang thường theo đàn chị Châu Loan biểu diễn trên sông phục vụ đồng bào bờ Nam và làm công tác địch vận. Năm 1960, bà tham gia Đội văn nghệ công an vũ trang Vĩnh Linh (D.41) biểu diễn phục vụ cho các chiến sĩ và đồng bào từ Vịnh Mốc lên đến Giàng Phao, Hói Cụ. Trong lòng dân vẫn còn lưu giữ hình ảnh những người nghệ sĩ đã một thời đồng cam cộng khổ, đem tiếng hát phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.
Năm 1967, Bích Nồng chuyển sang làm chiến sĩ của “Đội tuyên truyền văn hoá Trung đoàn 270” bảo vệ giới tuyến (Người dân thường gọi là Đoàn văn công Khu đội Vĩnh Linh). Với giọng hò trời phú, trong trẻo, ngân rung như giọng của Châu Loan, những buổi đi làm địch vận, giọng hò của Bích Nồng đã góp phần cảm hoá tâm hồn những người lính bên kia chiến tuyến. Theo lão nghệ nhân Ái Chủng - nguyên phó trưởng Đoàn văn công khu đội: “Nếu gọi loa đọc chủ trương đương lối thì địch bắn pháo dữ dội để át đi tiếng tuyên truyền. Nhưng khi Bích Nồng cất lên giọng hò: Bước tới Hiền Lương sao chặn đường nghẹn lại / Đáo tới bờ Bến Hải sao gác mái tình duyên...ơ...hờ... thì bọn địch im re để mà nghe”.
Đoàn văn công Khu đội Vĩnh Linh có nhiều lần vượt sông sang bờ Nam phục vụ đồng bào ở Trung Giang và các chiến sĩ tiểu đoàn 47. Tết Mậu Thân 1968, Bích Nồng và đồng đội suýt chết tại bến đò Xuân Mỵ khi máy bay của giặc thả bom tới tấp, ngăn chặn bộ đội ta vận chuyển đạn vào Nam. Rồi những buổi biểu diễn trên chiến hào, phục vụ chiến sĩ trước giờ xuất kích. Những buổi biểu diễn không có ánh sáng nhưng cháy bỏng niềm tin và ấm áp tình đồng đội. Thời ấy, đi Cồn Cỏ tính mạng như treo đầu sợi tóc. Thế mà Bích Nồng đã vượt bom, vượt đạn, hai lần cùng đồng đội ra phục vụ các chiến sĩ giữ đảo. Bà là một trong những người đầu tiên của Trung đoàn 270 được kết nạp vào Đảng. Tuổi xuân của bà trôi đi trong khói lửa chiến tranh, để rồi lan truyền một câu vè của đoàn lính trẻ: “Vĩnh Giang có chị Bích Nồng, hai mươi tám tuổi chưa chồng vẫn vui”.
Tháng 4 năm 1969, tại Tân Kỳ (Nghệ An) đã tổ chức hội diễn văn nghệ quần chúng toàn Quân khu 4. Đang ở trạm 66, Bích Nồng được tuyển chọn vào đoàn nghệ thuật tổng hợp của quân khu ra Hà Nội phục vụ đồng bào và chiến sĩ Thủ đô. Và chuyến đi này đã để lại cho bà một kỷ niệm sâu sắc,, một niềm vinh hạnh lớn lao của đời nghệ sĩ.
Mới diễn được hơn mười đêm, trên có lệnh chọn năm diễn viên gồm Minh Huệ (văn công Quân khu 4), Mai Tư (Đội tuyên truyền văn hoá Nghệ An), Tuấn Mỹ (Đội tuyên truyền văn hoá Hà Tĩnh), Minh Lý (Đội tuyên truyên văn hoá Quảng Bình) và Bích Nồng (Đội tuyên truyền văn hoá Vĩnh Linh) luyện tập một số tiết mục dân ca để phục vụ khách trung ương. Năm chị em rối rít chuẩn bị. Vừa mừng vừa lo. Không biết sẽ được hát phục vụ cho vị khách nào. Chiều 7/5/1969, khi Thủ đô vừa lên đèn, một chiếc xe con đến đón năm chị em và đưa tới Phủ chủ tịch. Đồng chí Vũ Kỳ ra đón và bảo rằng: “Tối nay Bác cho phép năm cháu thay mặt cho lực lượng văn nghệ tuyến lửa Quân khu 4 vào thăm và hát cho Bác nghe một số làn điệu dân ca quê hương”. Ôi, cả năm người tưởng như trong mơ. Điều ao ước đến quá bất ngờ. Nhưng khi gặp Bác, cả năm cô gái đều bật khóc, vì thấy Bác sức khoẻ đã yếu mà đất nước đang ở vào những ngày cam go nhất. Bác cười hiền từ, ân cần hỏi han từng cháu. Nghe Bích Nồng kể chuyện Vĩnh Linh, gương chiến đấu và hy sinh của quân dân đôi bờ Bắc Nam sông Bến Hải, Bác xúc động rơi nước mắt. Thấy vậy, sợ Bác mệt, Bích Nồng không dám kể nữa, và hò cho Bác nghe một làn điệu ru con:
“À ơi... ru em, em ngủ cho ngoan
Để mẹ đi chợ bán rau bán chè”.
Vừa dứt câu hò, Bác nói ngay: “Cháu Nồng hò chưa đúng. Hồi nhỏ ở Huế, Bác đã nghe các mẹ, các chị ngân những chỗ ư ư ư dài chứ không ngắn như cháu đã hò. Và lời câu hò ấy là : Ru tam, tam théc cho muồi / để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu / mua vôi chợ Quán chợ Cầu / mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh”. Người âu yến nhìn khắp lượt năm chị em và dặn: Hát dân ca khi gặp những bài bản cổ không nên pha trộn từ cũ với từ mới, phải hát đúng tiếng địa phương, từ nước phải hát là nác, ruộng phải gọi là roọng như thế mới thấy được cái hay, cái vốn cổ dân ca của dân tộc.
Những tưởng niềm hạnh phúc ấy chỉ đến được một lần thì chiều ngày 17/5/1969 cả năm cô gái của Quân khu 4 lại được Bác cho gọi và thăm và chúc thọ nhân ngày sinh lần thứ 79 của Người. Hôm ấy, Bác rất vui. Bác hỏi Bích Nồng chuyện bà con Vĩnh Linh bom đạn ác liệt rứa có sản xuất được không, có còn ăn cơm bữa diếp nữa không; rồi chuyện tiếp tế cho bộ đội đảo Cồn Cỏ... Nghe Bích Nồng thưa chuyện bà con Vĩnh Linh đã thoát cảnh cơm “bữa diếp”, đã có cơm, khoai, sắn ăn no; và bộ đội đảo Cồn Cỏ vâng lời Bác đã bắn hạ nhiều máy bay giặc Mỹ. Nghe thế, Bác vui lắm. Bác chúc quân dân Vĩnh Linh sản xuất, chiến đấu tốt để “năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”....
29/08/2022 lúc 11:25
G
ần 40 năm kể từ thủa tập tọng cầm bút cho đến nay tôi chưa hề viết một dòng có tính chất lý luận hay phê bình văn học, hoặc một cái gì đại loại thế. Lí do rất đơn giản. Tôi quan niệm, ngọn gió và cánh buồm có hai chức phận khác nhau. Gặp gió thuận chiều thì buồm lướt nhanh hơn. Còn lỡ như gặp khi không thuận, việc của buồm không phải là cản gió mà phải biết tự trở tay lèo để vượt lên.
Tuy nhiên gần đây tôi cảm thấy cách nghĩ đơn giản ấy của mình đã không còn ổn. Từ ngày đất nước mở cửa hội nhập, quá nhiều luồng gió thổi vào tạo nên những cơn lốc xoáy, có lúc gần như hỗn loạn. Liệu những người sáng tác có còn đủ bản lĩnh để xoay xở tay chèo?
Nếu như thế kỉ trước hai tiếng Độc lập là mục tiêu khát vọng cháy bỏng nhất của cả dân tộc, thì những năm tháng này Đổi mới lại trở thành nỗi niềm canh cánh, giục giã tất cả mọi con người, mọi công việc, mọi lĩnh vực.
Người sáng tạo văn học càng sốt ruột hơn. Bởi bản thân công việc sáng tạo tự nó muôn thủa đã hàm chứa nỗi khát khao đổi mới. Không một người cầm bút nào, kể cả những người đã gần đất xa trời mà lại thủ tiêu ước mơ đổi mới. Không nhà văn nào lại nói rằng mình muốn viết một cái giống như cái đã có của mình hoặc của người khác. Nhà sáng tác nào khi ngồi vào bàn cũng tràn đầy ý chí muốn viết một cái gì đó khác hẳn cái hôm qua, khác hẳn mọi người, không lặp lại bất cứ ai. Đương nhiên có làm được như thế không lại là chuyện khác.
Người làm lí luận phê bình cũng có khát vọng như vậy. Tôi chắc thế.
Nhưng tại sao có vẻ cả hai phía lại không hiểu được nhau? Tại sao một số nhà lí luận cứ nhất quyết quy cho một số đông các nhà văn là không chịu đổi mới. Tệ hơn, khi thấy các tác phẩm ra đời không tuân theo cái định hướng mà nhà lí luận đang o bế thì lập tức họ sổ toẹt? Có người đã kết luận xanh rờn : Các nhà văn Việt Nam không hề biết viết tiểu thuyết!
Tôi thật sự giật mình trước lời kết án đanh thép ấy, và cũng vì vậy mà cố lần dò theo từng trang viết của các nhà lí luận ấy để xem xem theo họ thì viết tiểu thuyết phải thế nào. Cuối cùng cũng ngã té ngửa ra. Có nhà đưa ra “khuôn mẫu”, tiểu thuyết hiện đại không cần đến chân dung nhân vật mà phải như ông Jon hay bà Jep ( thủa trước là ông ốp, ông ép), chỉ cần khái niệm nhân vật là X hay Y gì đó... Có nhà còn kêu lên khắc khoải: tại sao bao nhiêu tác phẩm hiện đại thế giới đã được dịch mà các nhà văn không chịu đọc, không chịu cách tân, tại sao lại cứ cặm cụi kể chuyện …Có nhà đưa ra “môtíp” nội dung của văn học Việt Nam ngày nay phải là một cuộc sống vô nghĩa, một xã hội vô hồn, một cảm giác phi lí…Có nhà tụng ca một vài truyện ngắn của một nhà văn coi đó như là vệt khai sáng của văn chương đổi mới, rằng phải đạp đổ tảng đá truyền thống, xé toang mọi ràng buộc tổ tiên, phải ghê tởm cái gọi là bản sắc và đạo lí dân tộc .
Phạm vi bài viết này tôi chưa tranh luận trực tiếp chuyện đúng sai của những luận điểm ấy. Tôi chỉ muốn hỏi các nhà kia rằng, tại sao trong lúc gào thét kêu gọi người sáng tác phải đổi mới, không được lặp lại cái cũ, thì các nhà lí luận ấy lại mang những “trường phái” “chủ nghĩa” đã cũ rích của thế giới ra làm bài giảng định hướng? Tất cả những hình mẫu nói ở trên chẳng phải đã thấy ở Jang-pon-sac, ở Cap-kaz, và nhiều bậc hiện sinh của một thời xa xăm rồi sao? Ngay cả cái gọi là hậu hiện đại, tân hình thức cũng là chuyện thế giới có từ nhiều thập kỉ trước. Tôi chưa hề có thái độ chê bai, phủ định các trào lưu đó. Nhưng tại sao Văn học Việt Nam hôm nay cứ phải nhặng lên vì những thứ ấy? Những nhà hiện sinh chủ nghĩa rất vĩ đại. Những phát kiến của họ có giá trị nhất định trong thời đại họ sống. Thì cũng như chủ nghĩa hiện thực XHCN đó thôi. Cái gì cũng có yếu tố lịch sử.
Ai quyết định cho phép sự tồn tại hay cần phải thải loại các phát minh vĩ đại ấy. Chắc chắn không phải là ý chí của một nhóm người mà chính là trí khôn của số đông người tiêu thụ sản phẩm. Cộng đồng các quốc gia và loài người trên toàn thế giới đủ bình tĩnh để nhận mặt cái gì là có ích lâu dài, cái gì buộc phải trở thành rác thải....
29/08/2022 lúc 11:25
C
ó một câu Kiều không dùng đến điển tích, không cần phải chú giải mà ai cũng dễ dàng hiểu được, đó là câu: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhưng không phải câu Kiều tưởng dễ dàng hiểu được này hoàn toàn được hiểu đúng thần thái thâm hậu của nó trong bất kỳ mọi nơi, mọi lúc, trong những dịp “lẩy Kiều”. Những người có “chữ tâm” đích thực trong đời này không phải là ít và hết thảy họ đều yêu mến, nâng niu câu Kiều nhân nghĩa lung linh này. Nhưng những người nhân danh “chữ tâm” lại cũng không phải là ít và đôi khi “chữ tâm” nhân danh này bị đem đối lập với chữ tài. Và như thế chữ tài lại bị dè bỉu, bị đố kỵ. Và như thế hai chữ “tâm, tài” tương đố. Ngày xưa, khi viết Truyện Kiều để chứng minh cho thuyết “tài mệnh tương đố” (“Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”), Nguyễn Du đã không ngờ đến cái tình cảnh “tâm, tài tương đố” này.
Thực ra, đại thi hào Nguyễn Du chỉ đem chữ tài đối lập với chữ mệnh chứ chưa hề đem chữ tài đối lập với chữ tâm bao giờ cả. Không đối lập hai chữ “tâm-tài” nhưng lại bảo: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “rắc rối” chữ nghĩa là ở chỗ đó. Chẳng lẽ Nguyễn Du viết đến 3254 câu thần bút để ca ngợi một trang tuyệt thế về Tài-Tình-Sắc như Thuý Kiều mà lại đi dè bỉu “chữ tài” chăng? Hoàn toàn không, chữ tài trong cách hiểu của Nguyễn Du cũng như của cổ nhân là đã bao hàm cả chữ tâm, chữ đức ở trong đó nữa. Chả thế mà cha ông ta đã từng quý trọng, nâng niu hai chữ “hiền tài” và chính người tài là bậc hiền nhân ở đời cho nên phải “chiêu hiền đãi sĩ” (trong câu thành ngữ này thì chữ hiền chính là chữ tài, hai chữ từ chỗ gắn kết nhau đã trở nên đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa). Thuý Kiều, nhân vật chính của Truyện Kiều mà Nguyễn Du đã thác ngụ trọn vẹn tư tưởng nghệ thuật tuyệt diệu của mình, Thuý Kiều, về nhiều mặt lại chính là một phiên bản đắt giá về “cái tôi” của Nguyễn Du, nhân vật ấy có đủ hai chữ tâm, tài gắn kết nhau (thực ra, hai chữ tâm, tài trong hình tượng nghệ thuật Thuý Kiều là không thể chia cắt nhau được, có chia cắt là chia cắt tương đối theo lô gích hình thức thôi chứ không chia cắt được trong lô gích nghệ thuật và trong “phép biện chứng” của Nguyễn Du). Bảo chứng cho phẩm hạnh Thuý Kiều quả không có gì đáng giá hơn lời khen, lời đánh giá của các vị cao tăng. Sư Giác Duyên khen:
“Người sao hiếu nghĩa đủ đường
Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi”
Sư Tam Hợp đạo cô khen cả hai chữ tài, chữ tình gắn kết nhau trong con người Thuý Kiều:
“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”
hoặc:
“Lấy tình thâm trả nghĩa thâm
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời”
Không riêng gì các vị sư đạo cao đức dày mà ngay cả đến những kẻ thù của Thuý Kiều, những kẻ từng đày đoạ, hành hạ Thuý Kiều đến độ vùi hoa, dập liễu không xót tay, những kẻ ấy không những không dè bỉu mà còn vô cùng nể trọng một Thuý Kiều tài tình quá đỗi. Hoạn Thư nhiều lần khen ngợi cái tài của Thuý Kiều giá đáng nghìn vàng:...
29/08/2022 lúc 11:25
B
log-web là trang ảo. Ảo nhưng sức sống của nó lại mạnh hơn cả sách báo giấy, vì nó là cái mới. Bây giờ nhiều nhà văn “mù vi tính” nên bảo “Không blog-web (gọi chung là blog) cũng chẳng chết ai”, nên số nhà văn chơi blog ở nước ta không đông lắm. So với số người viết văn cả nước thì người có blog quá nhỏ, có lẽ chưa tới một phần trăm. Nhưng, ngược lại không khí blog nhà văn thật sôi động, vui đáo để. Họ sáng tác trên blog, đọc nhau, cảm nhận, trao đổi bàn luận việc nước, việc đời rất rôm rả.
Do văn nhân có blog đếm trên đầu ngón tay, nên tôi xin kể tên để bạn đọc làm quen : Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập, Trần Nhương, Văn Chinh, Hà Phạm Phú, Phạm Xuân Nguyên, Tuyết Nga, Trạng Hạ, Nguyễn Hữu Quý, Trần Quang Đạo, Vương Cường, Hoàng Cát. Dương Hướng, Trần Thanh Giao, Nguyễn Quang Thân, Phong Điệp, Hoàng Đình Quang, Nguyên Hùng, Thu Nguyệt, Nguyễn Đức Thiện, Nguyễn Ngọc Tư, Thai Sắc, Tùng Bách, Lê Huy Mậu, Khôi Vũ, Hồ Tĩnh Tâm, Huỳnh Thúy Kiều, Lý Lan, Nhật Tuấn, Lê Thị Kim, Trần Xuân An, Trang Thế Hy, Thái Bá Tân, Trần Ninh Hồ, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Hòa, Đỗ Trọng Khơi, Văn Công Hùng, Văn Thanh, Phạm Dạ Thủy; Hoàng Vũ Thuật, Hải Kỳ, Xuân Đức, Phan Văn Quang, Nguyễn Khắc Phục, Đức Tiên, Phan Bùi Bảo Thi, Nguyễn Ngọc Hạnh, Bùi Quang Thanh, Từ Nguyên Tỉnh, Mạnh Lê (đã mất), Lâm Thị Mỹ Dạ; Võ Quê, Văn Cầm Hải, Mai Văn Hoan, Nguyễn Khắc Thạch, Lãng Hiển Xuân, Nguyễn Văn Vinh... Gần đây có xuất hiện thêm Trần Hoàng Cương, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Ngọc Tiến , Hạ Nguyên.v.v..Đặc biệt, các nhà văn, nhà thơ trẻ có blog-web rất đông: Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Trần Tiễn Cao Đăng,Thanh Xuân, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Hoa Ngõ Hạnh, Trương Quế Chi, Lê Thiếu Nhơn , Phan An, Đỗ Trí Dũng , Từ Nữ Triệu Vương , Lê Nguyệt Minh, Ngô Thị Hạnh, Lê Anh Hoài, Ngô Thị Thanh Vân.v.v.. Giới sành mạng cho rằng , nhà văn trẻ đầu tiên khẳng định tên tuổi mình trên blog-web là Trần Thu Trang với tác phẩm Phải lấy người như anh. Tác phẩm của Trang sau đó đã được nhà xuất bản ấn hành. Blog là vậy đó! Chơi mà thật.Vậy chơi blog có gì hấp dẫn mà nhiều nhà văn say mê như vậy? Có nhà văn có một lúc hai blog như Nguyễn Quang Lập và Hoàng Đình Quang, vừa chơi trên 360o.yahoo.com vừa Vnweblogs.com
Trước hết blog mở ra một không gian mới mênh mông, không biên giới, tha hồ cho nhà văn vùng vẫy. Không gian đó tạo cho nhà văn có dịp để gặp gỡ trực tiếp với đông đảo độc giả người Việt trong và ngoài nước, nhất là từng lớp trẻ 8X, 9X. Blog là những trang nhật ký, hồi ức hay những sáng tác mới như thơ, tiểu thuyết, truyện dài, truyện dịch, tiểu phẩm, tản văn… nói lên tâm tình , tư tưởng của mình hay thông tin một vấn đề nào đó mà cộng đồng nhà văn đang quan tâm, được gửi đến độc giả không qua một khâu trung gian nào, nóng hổi và chân thật. Nhà văn viết blog theo cảm hứng chứ không phải từ đơn đặt hàng của ai cả. Viết để bày tỏ, bộc lộ chính mình, và “để chơi”,lại thoải mái cách tân về hình thức theo ý muốn . Thông qua blog nhiều chàng / nàng thơ đã gặp nhau rồi nên duyên nồng thắm. Có lẽ vì thế mà người đọc mạng thích thú chăng? Hàng ngày mở mạng đọc web đã trở thành “gu” của rất nhiều người, cả già lẫn trẻ. Họ trở thành những con “sâu mạng”.Người đọc mạng gấp hàng trăm nghìn lần người đọc sách báo in bằng giấy. Đó là lợi thế cho người cầm bút. Tôi ngày nào cũng lướt mạng vài ba lần, gặp chuyện hay đọc cả đêm. Tôi nghĩ nhà văn viết vài năm mới in được một tiểu thuyết hay tập thơ , may ra chỉ vài ba ngàn người đọc, nhưng văn chương mạng thì người đọc đông lắm. Tháng 3-2007, Nguyễn Trọng Tạo nổi hứng lập một mình 3 blog nguyentrong-tao.vnweblogs.com vàvanchuong.vnweblog.saoviet.vnweblogs.com. Blog nào cũng rôm rả như một tờ báo mạng, giới thiệu các tác giả trẻ, những bài thơ,bài văn hay, cập nhật những “sự kiện văn nghệ ” trong nước như chuyện đạo thơ, đạo nhạc, chuyện kiện tụng giữa các văn nghệ sĩ…hấp dẫn lắm. Đến cuối năm 2008, lượng người truy cập các blog của Nguyễn Trong Tạo đã lên tới hơn 140.000. Blogvanconghung.vnweblogs.com của nhà thơ Văn Công Hùng, một người Huế ở Pleiku đến nay đã có tới 130 000 lượt độc giả truy cập. Có bài viết ngắn mà có tới 3200 lượt người đọc. Nhà văn “bọ” Quảng Bình Nguyễn Quang Lập có cái blog nguyenquang-lap52.360.yahoo.com và cáinguyenquanglap.vnweblogs.com mới mấy tháng thôi đã có 160.000 lượt Số lượng tăng hàng ngày từ 5 đến 10 ngàn người truy cập. Trang Web của nhà văn Trần Nhương đến nay đã có trêm 700.000 người truy cập. Nữ nhà thơ trẻ Huỳnh Thúy Kiều ở Cà Mau mới tham gia Blog đã có 60.000 lượt người xem . Như vậy, nhà văn muốn nhiều người đọc mình, chia sẻ với mình phải viết văn bằng mạng. Tôi cũng được anh Tạo “mần”cho cái blog ngominh.vnweblogs.com....
29/08/2022 lúc 11:25
C
hiến tranh là đề tài lớn của nhiều nền văn học trên thế giới. Với Việt Nam nó càng lớn hơn. Lịch sử Việt Nam là một xâu chuổi những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những chiến công vang lừng. Thực tế ấy đã cho văn học Việt Nam một nguồn sống vô tận, hừng hực lửa. Đề tài viết về chiến tranh không bao giờ cũ, không bao giờ cạn, chỉ tính riêng sau ngày giải phóng (1975) đến nay, năm nào cũng có một vài cuốn sách viết về chiến tranh. Các tạp chí, báo Trung ương và địa phương luôn có các tác phẩm viết về chiến tranh: Truyện ngắn, ký, hồi ký... Hầu hết các tác phẩm đó đều viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Viết về chiến tranh bây giờ đang còn lợi thế, bởi ngoài tư liệu chiến tranh trên báo chí, kho lưu trữ trong nước và ngoài nước còn nhân chứng sống, một thế hệ những chiến binh, các tướng lĩnh, thanh niên xung phong, dân quân du kích, nhân dân trợ chiến. Người trong cuộc viết về cuộc chiến tranh mình trực tiếp tham gia. Một tầng lớp cầm bút kế cận, hoặc sinh ra sau chiến tranh hoặc trong chiến tranh còn quá bé, vẫn có ưu thế viết về thế hệ cha anh họ luôn sống cạnh mình. Về sau này, khi thế hệ những người trong cuộc đã đi qua, viết về chiến tranh chỉ dựa vào tra cứu tư liệu sẽ khó khăn hơn nhiều, không viết nhiều, viết tốt bây giờ sẽ thiệt thòi cho con cháu mai sau, sẽ thiệt thòi cho nền văn học đương đại, nói như vậy không có nghĩa là người trong cuộc viết về chiến tranh sẽ tốt hơn người ngoài cuộc. Dù sao, người cầm súng viết về chính mình, về đồng đội của mình sẽ có vốn thực tế phong phú và chính xác hơn.
Đọc một số tác phẩm gần đây của một số bạn viết sau chiến tranh, đã thấy có sự sai sót về vốn sống, đặc biệt là ở “chi tiết”.
Ví dụ miêu tả cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành Cổ Quảng Trị, có bạn viết bộ đội ta dùng DKZ,... nả tới tấp vào đối phương. DKZ là vũ khí lợi hại ta chế tạo được từ những xưởng quân giới trong rừng Việt Bắc thời chống Pháp dùng bắn hạ xe cơ giới, lô cốt địch. Vũ khí đó được dùng trong chống Pháp và vài năm đầu của du kích chống Mỹ. Vì DKZ rất nặng nề, kém cơ động lại được thay thế bằng B40, B41 gọn nhẹ hơn rất nhiều, phù hợp với chiến trường cơ động cao nên về sau, và ở Thành Cổ Quảng Trị bộ đội ta không sử dụng nó.
Có bạn viết: “B52 là loại máy bay bay cao, bay xa, chở nhiều bom nhất nên duy nhất được người Mỹ tôn sùng là “Pháo đài bay””. Thực ra, B26 Mỹ sử dụng ở chiến trường Việt Nam cũng là pháo đài bay.
Trong chiến tranh chống Mỹ, người Mỹ sử dụng đạn pháo chụp (nổ gần mặt đất) tung mảnh, tung đinh xuống, sát thương bộ đội ta. Vì vậy, hầm hào chiến đấu phòng ngự của ta cũng đào rất hẹp, không có chuyện một hầm cá nhân mà ta và địch quần nhau, đấm đá thoải mái như trên võ đài.
Nhìn chung cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta và địch đều có nhiều nét đặc thù, miếng ăn, cách đi đứng, nguỵ trang, trú ẩn, tình yêu, tình bạn... không có vốn sống thực tế, không dày công nghiên cứu sẽ nhầm lẫn, sai sót.
Không ít nhà nghiên cứu đã nhận định: Phần lớn các tác phẩm viết về chiến tranh của ta vẫn chưa viết hết về chiến tranh, thiếu “chiến tranh”.
Theo tôi, đó là một yêu cầu quá cao tới mức “bất khả thi”. “Chiến tranh và hoà bình” - Leptonxtôi, “Sông Đông êm đềm” - Sôlôkhốp và những tập hồi ký lớn “Nhớ lại và suy nghĩ” Nguyễn soái Giukốp, “Bộ tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh” - X. Stemenko là những tác phẩm đồ sộ viết về chiến tranh, liệu đã viết đủ về chiến tranh chưa? Khi đã có một tác phẩm viết đủ về chiến tranh rồi, thử hỏi người khác còn viết làm gì nữa?
Một tác phẩm phản ánh một mảng hiện thực, nói lên một vấn đề tư tưởng biểu hiện những nét tình cảm, đến với người đọc bằng một phong cách riêng, nhiều tác phẩm gộp lại sẽ cho người đọc một cách nhìn, sự nhận thức ngày càng sâu rộng, đa sắc màu về chiến tranh. “Phản ánh đủ về chiến tranh” là công việc của nhiều tác phẩm, nhiều tác giả và nhiều thế hệ của những người cầm bút.
Song cũng phải thấy rằng, nền văn học đương đại của ta chưa có tác phẩm lớn xứng tầm với hiện thực vĩ đại của cuộc chiến tranh có một không hai trong lịch sử loài người đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều tác phẩm lại có cách viết na ná nhau: miêu tả một trận đánh nào đó, ta thắng, địch thua, ta anh hùng, địch hèn nhát, ta rất người, địch rất thú.
Viết về chiến tranh, không ít bạn viết sa vào miêu tả các cuộc giao tranh của hai phía, ầm ào bom đạn dội vào đầu nhau. Dù miêu tả quyết liệt bao nhiêu thì nét đặc thù của chiến tranh Việt - Mỹ vẫn không được lột tả, vẫn giống các trận đánh Trung Triều chống Mỹ, hoặc của nhân dân Xô Viết chống phát xít Đức. Bởi viết như vậy mới dừng lại ở hình thức mà hình thức chiến tranh nào cũng dội hoả lực vào đối phương....
29/08/2022 lúc 11:25
C
ách đây khoảng bảy tám năm, một sự kiện xảy ra ở Canada làm chấn động dư luận xã hội ở một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ, khiến người ta quan tâm thực sự đến khía cạnh ý thức hệ của ngôn ngữ. Một học giả Pháp được mời đến Canada nói chuyện về quyền con người trong một hội thảo lớn. Học giả cho biết ông sẽ nói về những thành tựu mới về quuyền con người trên thế giới (nguyên văn: Sur les nouvelles acquistions du droit de I’homme dans le monde). Trong tiếng Pháp từ “ home” vừa có nghĩa là con người(cả nam lẫn nữ), vừa có nghĩa là người đàn ông. Rắc rối là ở chỗ đó. Phía Canada đề nghị học giả Pháp thay đổi từ “home” thành từ “humain” một từ bác học ít thông dụng-có nghĩa là con người cả nam lẫn nữ. Học giả Pháp không chịu, cho rằng người Pháp xưa nay quen dùng như thế, ai cũng hiểu như thế, không có gì phải thay đổi cả. Phía Canada cho rằng dân chúng Canada không chấp nhận sự “bất bình đẳng” ngôn ngữ đó và sự đôi co làm cho hội nghị không tiến hành được.
Chuyện trục trặc nói trên tưởng là việc nhỏ nhưng nó là giọt nước làm tràn ly sau cả một quá trình suy nghĩ để cải tiến ngôn ngữ làm cho ngôn ngữ phù hợp hơn với xu thế thời đại trong chiều hướng tiến bộ xã hội. Nhân dân Pháp vốn có truyền thống cách mạng, luôn tiên phong trong việc đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái. Thế mà trong tiếng Pháp tinh thần “trọng nam khinh nữ” thể hiện hết sức lộ liễu. Ngoài thí dụ vừa nêu về từ “home” vừa chỉ con người nói chung vừa chỉ người đàn ông...
29/08/2022 lúc 11:25
N
ếu bạn đã từng đọc cuốn sách “Tottochan - Cô bé ngồi bên cửa sổ” của Tetsuko Kuroyanagi (Nhật), tôi tin rằng khát vọng trở thành một người giáo viên sẽ phải bùng cháy trong lòng bạn. Trong truyện đó, có một ông hiệu trưởng dùng một đoàn tàu cũ làm phòng học cho trẻ em. Mỗi giờ học là một lần đoàn tàu chạy một chuyến – ông thầy nói với học trò như vậy! - mặc dù những toa tàu này vẫn đứng yên. Từ câu chuyện ấy, tôi nghĩ về người đứng lớp, hãy để trường học là một đoàn tàu, sinh động và phóng đãng. Để học trò xem việc học như một cuộc du ngoạn và thưởng lãm cái đẹp vốn có của đời sống này.
1. Trên chuyến tàu không có hình phạt đối với hành khách
Đã từng là một cậu bé trường làng, rồi học trò trường huyện, bây giờ là sinh viên đại học, tôi nhận thấy một điều là có những giờ học trôi rất chậm! Đơn giản bởi quý thầy cô không tạo hứng thú cho chúng tôi tiếp thu bài vở. Ngày còn học cấp hai, cô giáo dạy văn khi bình giảng “Ngục trung nhật kí” đã nói câu “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại”, và chúng tôi đáo lại thành “nhất nhật tại giờ thiên thu tại ngoại” bởi vì những tiết văn quá chán! Thử tưởng tượng một môn học bồi đắp tâm hồn cho học sinh mà quý thầy cô không làm cho trái tim các em mở ra hứng lấy thì làm sao ngồi yên nghe giảng được?...
29/08/2022 lúc 11:25
T
rải nghiệm, suy ngẫm, triết luận về nhân sinh, người thơ muốn lột khỏi con chữ để đạt đến sự siêu thoát của thơ trong cõi tịch mịch của tâm hồn thi sĩ. Đó là cảm nhận bao trùm nhất khi đọc đi đọc lại tập thơ “Lặng lẽ tôi” vừa được nhà thơ Nguyễn Hoa tặng. Ông đã từng là người lính đi qua chiến tranh, mất còn, thăng, trầm, buồn vui, cay đắng …Ông cũng có: Tuổi trẻ/ Xiết như dòng lũ/ Băng đạn bom xối xả (Trong giấc mơ tôi), ông cũng có kỷ niệm Năm ấy chiến tranh/…/Cùng khẩu súng tôi đi thời tự nguyện (Mây lành trời xa) Thế mà năm mươi bài thơ trong tập không nghe dư âm tiếng súng đùng đoàng, bom cày, đạn xới. Ông không làm một cuộc tái hiện. Lặng lẽ tôi không có chỗ cho bút pháp kể tả. Ở đó cũng không cho những cung bậc nỉ non, da diết, não lòng. Mọi thứ nhập vào xương cốt. Đau cũng không đến mức “tím ruột bầm gan miệng vẫn cười”, vui cũng không đến mức cửa miệng là cửa bể...
Ở cái tuổi sáu mươi Càng đêm, càng lạnh lập đông/ Gió, sao văng vẳng thinh không xui buồn (Vía biếc), ông chế ngự được cảm xúc, chế ngự được sự bốc đồng của ngôn ngữ. Tất cả như một lẽ đi về: “Vui xanh mềm cỏ ướt/ Buồn nuốt mây trắng trôi”… Nhưng cái cách nhà thơ “ngồi thiền” trước vật đổi sao dời, trước nhân tình thế thái mới thật khác người:...
29/08/2022 lúc 11:25
T
hơ cũng như tình yêu đem đến phép màu hoá hiện những ngọt bùi trải nghiệm cuộc sống. Có lúc tinh khôi như buổi sớm mai thức đón bình minh, cũng có khi vô tình như ngọn heo may mang hình bóng dịu dàng đi về cuối mặt sông và trở lại gieo vào ta một ngọn gió khác, như niềm đau tấy lên những buồn vui kiếp người. Cuốn vào ngọn gió mải mê đi tìm ấy, tôi bắt gặp nhà thơ Võ Văn Hoa trên chặng đường của “gió cuối mặt sông” tràn lên yêu thương và khát vọng, dù ở đấy không thiếu sự chia sẻ hao khuyết nhằm vào những số phận.
Gió cuối mặt sông
Sẻ sàng đồng vọng
Lời của gió đôi khi vô tình
Có thể làm ta quên dặm dài cố lý
(Gió cuối mặt sông)
Chạm vào tất cả, ngọn gió mong manh là thế, dữ dội nhường kia nhưng luôn giúp ta nhận ra vô vàn những trạng thái nhân thế. Có khi phải để lòng mình lắng nghe “siêu âm” từ cái vỗ cánh của bướm vàng bay:...
29/08/2022 lúc 11:25
V
ăn hóa Việt Nam đã trãi qua nhiều thử thách của không gian và thời gian, nhưng vẫn không ngừng phát triển và khẳng định tính vững bền của bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Chính bản sắc và bản lĩnh đó đã giúp cho dân tộc Việt mãi mãi trường tồn và ngày càng khởi sắc hơn. Đặt trong tổng thể thì văn hóa dân gian đã hun đúc nên nền tảng cốt cách, tâm hồn của dân tộc Việt qua các lễ hội, phong tục, tính ngưỡng; những câu chuyện kể, những điệu hát, lời ru... Những thành tố ấy đan diệt với nhau và tạo thành chiếc cầu nối giữa truyền thống và hiện đại. Điển thể, thành tố văn hóa trầu cau đã khởi nguồn và tồn tại cùng với chiều dài lịch sử dân tộc. Các nhà khảo cổ học đã minh chứng rằng: Văn hóa trầu cau tồn tại cách ngày nay trên dưới khoảng một ngàn năm (thuộc văn hóa Hòa Bình). Nhà nghiên cứu Bình Nguyên Lộc cho rằng số người trên trống đồng tay cầm vũ khí và trên đầu cài lá cau chứ không phải đầu cài lông chim như lâu nay người ta vẫn tưởng; còn tên nước Văn Lang thực ra là biến âm của từ vân nang nghĩa là “cau sọc” (nang: cây cau; vân: sọc - tiếng Việt cổ).
Quả cau, miếng trầu đã được cộng đồng người Việt chấp nhận và đi vào đời sống xã hội, tạo nên một nền văn hóa trầu cau như một thành tố hiện diện nơi các mãnh vỡ của khối hình văn hóa, trong sử sách và trong ký ức lâu đời của cộng đồng dân tộc Việt. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó khi tiếp cận với câu chuyện thần thoại “Quả bầu mẹ” của người Khơmú và truyện cổ tích “Trầu cau” của người Việt...
29/08/2022 lúc 11:25
1.
Phong trào thơ mới là một phong trào thơ lộng lẫy toả phát những âm vang dữ dội với hàng loạt những tên tuổi sáng chói như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Bích Khê... Theo thống kê của Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam thì có 40 tác giả và 169 bài thơ, là tiêu biểu cho phong trào thơ mới, là những người đã làm nên một thời đại trong thi ca, - dĩ nhiên, ở đây danh sách còn có thể kéo dài thêm, nếu tác giả Thi nhân Việt Nam chịu mở rộng trường thẩm mỹ thụ cảm của mình. Nhưng nói như thế để thấy sự rộng khắp và sự thay đổi đột ngột của chiều hướng thi ca Việt Nam. Sự thay đổi đột ngột của chiều hướng thi ca Việt Nam bị quy định chặt chẽ bởi sự bùng nổ của cái tôi với một ý thức cá nhân quyết liệt trở thành một triết lý sống, một quan niệm sống: “Ta là một là riêng là thứ nhất/ không có ai bè bạn nổi cùng ta (Xuân Diệu) và tìm đến với tình yêu, đến với hạnh phúc cá nhân như là một cứu cánh, như là một sự thể hiện nhiệt tình nhất cho sự tự do của mình, với một lòng tin đầy đủ và thành thực nhất. Đó là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện những bài thơ vô cùng huyền diệu diễm tình. Nhìn những sáng tác của các nhà thơ thuộc phong trào thơ mới theo cái nhìn hệ thống từ phương diện huyền thoại, kỳ ảo, độc giả và các nhà nghiên cứu sẽ thấy dấu vết của cái kỳ ảo hiện diện một cách bàng bạc, ít nhiều ở mức độ này hay mức độ khác nhưng không có ngoại lệ, từ trong những sáng tác của những người tiên phong của phong trào thơ mới như Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, đến Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận... Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Bích Khê, cho đến những người kết thúc phong trào thơ mới như nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ đài...
29/08/2022 lúc 11:25
L
ịch sử Việt Nam là lịch sử trận mạc. Con người Việt Nam dẫu không muốn cũng là con người trận mạc. Số phận con người gắn liền với số phận cộng đồng. Số phận người lính gắn kết với số phận dân tộc. Chưa bao giờ trong các mốc son chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm cận đại của nhân dân ta, hình ảnh người lính lại được tôn vinh, được nổi lên đến thế. Mốc son Phai Khắt Nà Ngần, mốc son Điện Biên Phủ, mốc son 68 Mậu Thân, mốc son 75 mùa xuân đại thắng và mốc son Quảng Trị những năm binh lửa 72- 73.
Phải chăng đã từng là một người lính có mặt trên hầu hết các chiến trường, phải chăng đề tài Thành Cổ Quảng Trị mấy năm gần đây cứ ám ảnh, hút chặt, bám dính lấy tâm hồn, cũng phải chăng lâu nay bỗng dưng đánh mất thói quen đọc tiểu thuyết mà chỉ thích đọc ký sự, hồi ký, hồi ký quân sự, hồi ký chính trị, hồi ký chính khách, hồi ký quân nhân bên này bên kia… nên khi cuốn hồi ức Một thời Quảng Trị của tướng Nguyễn Huy Hiệu lọt vào tay, tôi đã đón nhận một cách trân trọng và hồ hởi để rồi sau đó không buông rời ra được nữa.
Cuốn sách không chỉ là một biên niên sử chiến trận sinh động, lấp lánh của một vùng đất, của một chiến dịch, của một chủ nghĩa anh hùng hào sảng, của một quy luật thắng thua, hơn thế nó còn là số phận một con người,...
29/08/2022 lúc 11:25
C
hủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của văn hoá dân tộc Việt Nam, của tư tưởng tiến bộ, của tình cảm cách mạng, của lòng nhân ái vô biên, của đạo đức, của văn minh, có sức cuốn hút mãnh liệt quần chúng nhân dân và đội ngũ văn nghệ sĩ.
Khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc được phát động, tuyệt đại bộ phận văn nghệ sĩ, với những tên tuổi lớn thời bấy giờ, với những quan niệm và phong cách nghệ thuật khác nhau đã nhất tề đi theo Đảng, theo Bác Hồ, dấn thân vào cuộc trường chinh vô cùng ác liệt và gian khổ, sáng tạo nên những tác phẩm có sức cổ động và giáo dục mạnh mẽ.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh”, văn học nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đã có những đóng góp quan trọng, to lớn vào sự nghiệp chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, các nhạc sĩ đã xây dựng hình tượng Hồ Chí Minh, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ca khúc nhằm ngợi ca và tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Nhà thơ Xuân Diệu có lần nói: “Người Việt Nam ai cũng có thể vẽ được Bác Hồ vì Bác đã nhập vào núi sông, vào lịch sử và lòng mỗi người dân Việt Nam”. Vậy nên, tư tưởng, đạo đức và nhân cách của Bác đã ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ, cách ứng xử của các nhạc sĩ, buộc họ phải viết ra để thể hiện sự tâm đắc và thực hiện theo tấm gương đạo đức của Người...
29/08/2022 lúc 11:25
N
hận được cuốn Phùng Quán còn đây cùng đĩa CD Phùng Quán đọc thơ do Nhà xuất bản văn nghệ gửi tặng, tôi rất xúc động nhớ lại đã từng khi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường với anh, và như gặp lại giọng thơ cuốn hút của anh với những câu thơ tài hoa; và thú thật, cũng không khỏi trăn trở về một bài thơ của anh lâu nay không ít người thấy chưa thoả đáng. Đó là bài Hoa Sen, với những vần thơ nặng lời phê phán bài ca dao viết về một loài hoa vốn rất dễ thương và quen thuộc trong dân gian:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Phùng Quán cho đây không phải là tiếng nói của người lao động, mà là giọng phản trắc của bọn vốn con nhà nghèo, sau khi học hành đỗ đạt, “chòi lên cuộc đời vóc lụa vàng son”, đã quay lại coi khinh cha mẹ từng sinh nở, dưỡng dục mình nên người ! Bọn vô ơn tự xem mình là bông hoa sen thơm ngát, rực rỡ, tuy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”!...
29/08/2022 lúc 11:25
M
ột nhân duyên đến với tôi vào những ngày cuối năm, quý thầy ở Huế vừa gửi sang tặng một cuốn sách mới của nhà văn Hồ Anh Thái. Nói là duyên bởi trong giai đoạn này tôi đang làm một đề tài khoa học về sự gặp gỡ giữa Phật giáo và khoa học. Nhận được sách, tôi cầm lên đọc liền và bỗng nẩy ra ý định viết vài cảm nhận này.
Tôi có thói quen gọi anh đối với tất cả những người làm thơ viết văn dù già hay trẻ, đó không phải là một sự đạo mạo mà để tạo ra cái sự gần gũi giữa tác giả và đọc giả. Cũng với cách xưng hô ấy, tôi coi tác giả là người đi trước, một người anh chỉ đường cho những thế hệ đàn em đi sau. Tôi biết Hồ Anh Thái sẽ vui lòng chấp nhận cách xưng hô này vì hơn ai hết, anh là một người nghiên cứu Phật giáo nên hẵn sẽ hiểu rõ vòng quay luân hồi, mà trong cõi tạm này anh may mắn được sinh ra trước. Đó là đôi dòng tản mạn về cách xưng hô trước lúc đi vào bài cảm nhận cũng một việc làm cần thiết để người ta ngồi tâm tình với nhau trong tư thế những người yêu văn học và cầu đạo pháp.
Tôi đã đọc được một số quyển sách của nhà văn Hồ Anh Thái, một cách viết khác hẳn và thật sự là sách của tác giả này không dễ đọc chút nào. Chính điều đó mà trong phần mở đầu tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” anh đã nói...
29/08/2022 lúc 11:25
V
ăn học huyền ảo ra đời mang lại một thành tựu của phương pháp sáng tác. Một bước chuyển tiếp sau hàng thế kỷ từ cổ điển, lãng mạn, rồi hiện thực. Văn học huyền ảo với đường biên rộng mà sự giao thoa, hay nói cách khác, sự tiếp thu có chọn lọc các phương pháp sáng tác trước nó để mở một trào lưu mới. Sở dĩ gọi là thành tựu, bởi vì do sự bế tắc trong các xu hướng tìm tòi, sự phong toả từ đơn đặt hàng cứng nhắc của từng thời đại lịch sử, sự lỗi thời nhàm chán khi văn chương và hiện thực được đúc chung từ một khuôn mẫu, thì Văn học huyền ảo với yếu tố phi lí làm chủ đạo, đã trình bày một thế giới huyễn tưởng khá xa lạ. Thật ra Văn học huyền ảo không có nghĩa xa rời tất cả, như một sản phẩm của trí tưởng tượng, trở thành thứ hoang tưởng đối lập với con người, trái lại nó gắn với hiện thực rất chặt chẽ, nó mang trong mình bản chất cốt lõi của hiện thực.
Thiên sứ, Thực đơn chủ nhật của Phạm Thi Hoài trước đây, ngày hoàng đạo của Nguyễn Đình Chính gần đây là những tác phẩm thể hiện xu hướng Văn học huyền ảo. Sự dè dặt và cẩn trọng của một số nhà văn khác trên đường tiếp nhận và thử nghiệm, cho thấy văn học huyền ảo vẫn còn xa lạ với Việt Nam...
29/08/2022 lúc 11:25
C
ó bao nhiêu nhà văn là có bấy nhiêu thi pháp. Thi pháp bắt đầu từ cội nguồn sáng tạo. Cảm hứng sáng tạo càng thăng hoa thì thi pháp biểu hiện càng rực rỡ, độc đáo. Cuộc sống là vô cùng, còn nhà văn là hữu hạn. Muốn viết gì thì viết đó là quyền của nhà văn, nhưng cần làm chủ tư liệu, vốn sống, trải nghiệm và quyền biết đưa cái vặt vãnh, cái mọi người không nhìn thấy thành cái lấp lánh, cái điển hình của xã hội. Phản ánh là sáng tạo để tìm ra cái đẹp của đối tượng miêu tả. Phản ánh mà như soi gương, như chụp hình nghe ra không ổn. Một hoạ sĩ người Đức có nói dí dỏm rằng: “Vẽ một con chó giống con chó thật ngoài đời thì anh ta có hai con chó, chứ không có nghệ thuật”. Nghệ thuật có trăm nghìn cách nói, có thể phóng to và thu nhỏ, lấy cái bình thường để nói cái phi thường; đi vào trực giác bản năng, tiềm thức để đào bới cái chìm nổi của số phận con người, đưa cái ước mơ thầm kín của những nhân vật ra ánh sáng, nghĩ tới tương lai để đổi lấy cái hiện thực nghiệt ngã đang trói buộc họ…
Với cảm thức như vậy, tôi tìm đọc tập truyện “Vú cát” của Cao Hạnh, và tìm thấy ở những trang viết của ông những đồng cảm tương ứng. Mười sáu truyện trong “Vú cát” là hàng chục số phận ngang trái khác nhau, có con người và ác quỷ, cao thượng và thấp hèn, lương thiện và bất nhân, ánh sáng và bóng tối… nhưng lạ thay, phần lớn nhân vật trung tâm lại là những phụ nữ bất hạnh. Bà Chính với tấn bi kịch của người mẹ khi hai đứa con ở hai chiến tuyến (Vú cát); Dì Hai mà tình yêu ngang trái, bị đánh lừa, vẫn chung thuỷ với mối tình đầu (Chiếc khăn che mặt)...
29/08/2022 lúc 11:25
T
rong lịch sử thi ca dân tộc Việt Nam, ngay dưới chế độ phong kiến, khi quan niệm trọng nam khinh nữ còn nặng nề, đã xuất hiện một lớp các nhà thơ nữ lên tiếng bênh vực người phụ nữ. Những trang viết của họ đã có nhiều đóng góp cho nền văn chương nước nhà, để lại nhiều tên tuổi lớn. Bước sang thời kỳ văn học hiện đại, một lực lượng đông đảo các cây bút nữ xuất hiện. Những sáng tác của họ đã góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam. Thơ của họ đã gây ấn tượng cho người đọc, được dư luận khẳng định và đã được giới thiệu ra nhiều nước trên thế giới.
Thơ của các cây bút nữ trẻ xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại đây chịu sự ảnh hưởng của những mạch nguồn thơ nữ trước đó, từ thế hệ các tác giả trưởng thành trong chiến tranh như Xuân Quỳnh, ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thúy Bắc, Lê Thị Mây… cho đến Thu Nguyệt, Tuyết Nga, Lê Thị Kim, Đỗ Bạch Mai, Thảo Phương, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Đặng Thị Thanh Hương … Cùng với việc tiếp tục khai thác hướng đề tài cũ nói về thân phận người đàn bà, về tình yêu, về lòng thuỷ chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn, những tác giả thơ nữ trẻ đi sâu khai phá những đề tài mới đầy những biến động của đời sống, những va đập của đời thường...
Hiện tại
26°
Mưa
01/06
25° - 27°
Mưa
02/06
24° - 26°
Mưa
03/06
23° - 26°
Mưa