Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 12/11/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Thế giới thơ Võ Văn Hoa

02/03/2022 lúc 08:55

“Đời ngoài tuổi năm mươi - Mong gì hương sắc lạ”
                                          (Chế Lan Viên)





1





. Có người nói văn học nghệ thuật là “quý hồ tinh hơn quý hồ đa”, nhưng tôi lại thiết nghĩ có “đa” mới có “tinh”. Với nhà thơ Võ Văn Hoa, không chỉ quan tâm “đa” hay “tinh”, nhiều hay ít, điều anh tâm niệm là phải cố viết bằng sự chân thành, không giả dối, điệu đà, khoa trương hay triết lý rối rắm. Trong sự nghiệp trước tác, Võ Văn Hoa từng được các giải thưởng về thơ, nhưng chưa bao giờ anh khoe mĩ về các giải thưởng ấy. Có lần anh tâm sự: Đối với người cầm bút thì giải này hay giải nọ đâu phải cái đích cuối cùng. Điều khao khát nhất là luôn tạo ra những thi phẩm hay hơn, mới hơn, thật hơn với chính mình. Cố viết bằng tâm hơn là viết bằng tài, có như thế mới gần gũi với bạn đọc, nhà thơ mới tồn tại. 
Trên hành trình sáng tạo thi ca, nhà thơ Võ Văn Hoa có rất nhiều thi phẩm được đăng trên các tạp chí Trung ương và địa phương, được tuyển chọn vào những tập thơ chung, sau đó anh đã góp nhặt và cho ra đời hai tập thơ riêng Còn ta với mình (NXB Thanh Niên, 2004 ), Gió cuối mặt sông (NXB Thuận Hoá, 2008). Có được thành quả đó, là nhờ vào quá trình làm việc nghiêm túc, miệt mài không mệt mỏi của anh. Điều đó, đã làm nên chứng chỉ thi ca, và chứng chỉ thời gian của hành trình nghệ thuật, mà anh trót nặng nợ, đa mang, và có thể hệ lụy, nhưng anh không thể khước từ, không thể lặng im.
Thế giới nghệ thuật thơ của Võ Văn Hoa đa dạng và phong phú. Cảm hứng sáng tạo chính trong thơ của anh là sự hoà quyện những cảm hứng lớn về quê hương, đất nước, và những cảm hứng thẳm sâu về con người, thiên nhiên, về tình yêu, thế sự... được thể hiện trong suốt con đường thơ của anh.
2. Trong mỗi con người, ai cũng có quê hương để thương, để nhớ, đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi sinh ra và lớn lên trong những năm tháng ấu thơ. Quê hương, hai tiếng thân yêu ấy đến với Võ Văn Hoa trong tiếng nói đầu của thi ca. Anh sinh ra và lớn lên ở vùng quê đằm thắm hương vị của ruộng đồng và biển cả. Và thế, anh đã mang trong tâm hồn tấm lòng tha thiết với quê hương. Bước vào đời thơ, Võ Văn Hoa đã có bài Quê mẹ Hải Lăng: “Có một miền quê nồng nàn đến thế/Tôi đưa em về quê mẹ Hải Lăng.../Có một vùng quê nồng nàn đến thế/Tôi đưa em về huyện trũng Hải Lăng.../Có một vùng quê nồng nàn như lửa/Qua đạn bom mới yêu hết tình đời”.
            Vừa tự sự, vừa miêu tả, cảm nhận, bài thơ đã nói hộ tình yêu nồng mặn của thi nhân - nhà thơ với một vùng chiêm trũng, sông nước, một vẻ đẹp nhỏ nhẹ, đằm thắm. Tình yêu ấy ngày càng nghiệm sinh, thấm sâu vào hồn thơ của anh: “Miền quê nghèo giàu nhân nghĩa nhân gian/Có một miền quê, có một miền quê “rũ bùn đứng dậy”/Chói sáng tim hồng”(Quê mẹ Hải Lăng).
             Thi phẩm được coi là kiệt tác tiểu biểu cho mảng đề tài quê hương, đất nước. Bài thơ mang hồn thơ chân thật, nồng nàn, trong sáng, là tiếng thơ của một tâm hồn giàu cảm xúc đã được ý thức soi sáng. Lời thơ mộc mạc, trong trẻo, giản dị, với chất giọng tâm tình làm cho bạn đọc cứ tưởng như tấm lòng ta vậy.
Nơi chốn quê của anh có dòng sông, biển bãi, có vùng chiêm trũng, có bờ tre nghiêng bóng, có bờ xanh lúa khoai, buổi trưa hè...  Ở đó, có dòng sông, nơi tắm mát tuổi thơ đã ăn sâu vào tâm thức nhà thơ, nơi anh kí thác tâm tình: “Bờ tre xanh nghiêng bóng/Con sông nhỏ về đâu?/Con sông nhỏ nông sâu/Vĩnh Định ơi ta về” (Vĩnh Định ơi ta về). Quê hương trong anh có lẽ lớn hẳn lên với một khí thế chiến đấu tưng bừng, với những người con ưu tú anh dũng hy sinh: “Về bãi ngang một thời oanh liệt/“Mồ chen thôn xóm...” năm nào.../Bao người mẹ anh hùng, bao người con bất tử!/Hải Lăng trong tôi”(Quê mẹ Hải Lăng). Sức mạnh đấu tranh của những người mẹ, người chị, người anh, người em... đã đi vào huyền thoại. Lúc này, trong anh đã đâm chồi nảy lộc một miền tin vào sức mạnh kì diệu của quê hương: “Đảng chỉ cho ta đường ra phía trước/Để mai sau đón lấy mùa vàng.../Con muốn bơi giữa dòng đời đẹp thế!Báo tin vui - Ngày-nước-đến muôn làng” (Nước đã về trên cách đồng Triệu Hải mẹ ơi)...
 

Đôi điều về tiếp nhận văn học theo hướng ngôn ngữ học

02/03/2022 lúc 08:55






T





heo GS.TS KH Nguyễn Lai, nói “cơ chế chuyển mã từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng” tức là nói đến lý luận tiếp nhận văn học theo hướng ngôn ngữ học.
Tiếp nhận văn học được hình thành từ mỹ học tiếp nhận, một trong những thành tựu của ngành xã hội học nghệ thuật. Từ đầu thế kỷ XX, người  ta bắt đầu quan niệm văn chương là một quá trình đi từ khâu sáng tác của tác giả đến khâu tiếp nhận của người đọc. Dần dần, mỹ học tiếp nhận ra đời, mà người đầu tiên đưa ra được một mô hình hoàn thiện cho nó là Hans Rô-be Iao-xơ (H.R Jaus), giáo sư giảng dạy văn chương ở trường đại học Kôn-xtanz, Cộng hoà liên bang Đức. Theo ông, đã đến lúc chúng ta phải có một nền văn học sử của độc giả; cũng theo ông, khái niệm tác phẩm văn chương theo quan điểm mỹ học tiếp nhận phải là: Tác phẩm văn chương = văn bản văn chương + sự tiếp nhận của người đọc. Ở Việt Nam, từ khoảng năm 1970 đến nay, lần lượt các tác giả sau đây đã bàn đến lý luận tiếp nhận: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Lai, Nguyễn Văn Dân, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Thanh Hùng, v.v…
Lý luận tiếp nhận không xem một tác phẩm văn học là cố định kiểu vật thể bất biến mà coi nó là một chính thể, hệ thống, một quá trình. Lý luận tiếp nhận làm lộ rõ đặc trưng ký hiệu của hình tượng. Lý luận tiếp nhận dọi ánh sáng vào chủ thể tiếp nhận, để cho thấy rằng, trên hiện thực, tính năng động của chủ thể tiếp nhận là có thật và tính năng động này đóng vai trò tích cực trong việc khách quan hoá cái chủ quan và chủ quan hoá cái khách quan trong quá trình thụ cảm nghệ thuật thông qua hình tượng...
 

Hồn quê trong thơ Nguyễn Bính

02/03/2022 lúc 08:55






N





guyễn Bính là một nhà thơ tiêu biểu cho một khuynh hướng thơ ca rất đáng trân trọng của phong trào Thơ Mới. Khuynh hướng quay về với cội nguồn dân tộc. Thời kỳ Thơ Mới (1932 - 1945) trong khi các nhà thơ khác muốn đột phá bằng cách thể hiện cái mới mang màu sắc phong cách phương Tây thì Nguyễn Bính lại không đi tìm cái xa xôi để thể hiện mà đột phá trên chính “mảnh đất quê hương”, mảnh đất của đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của truyền thống văn hoá Việt. Nhà thơ vẫn đắm say, mơ mộng với hồn quê, cảnh quê mộc mạc, chất phác với cách ví von so sánh ý nhị duyên dáng với thể thơ 5 chữ, 7 chữ và thơ lục bát truyền thống.
Thơ Nguyễn Bính gần gũi với mọi người, nhất là tầng lớp bình dân nơi thôn dã. Thơ ông giản dị, dễ hiểu, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng lao động. Tiếp thu và học tập văn hoá dân tộc, tìm tòi cách thể hiện mang màu sắc thơ ca dân gian truyền thống và có những cách tân sáng tạo.
1. Hình ảnh làng quê thuần nông:
Trái tim của một người con yêu quê hương cùng với một tâm hồn đa cảm, nhạy cảm của Nguyễn Bính đã cộng hưởng cùng với hồn quê lúa nước vỗ mênh mang theo nhịp sống hàng ngày. Cái hàng ngày mộc mạc tưởng như chẳng có gì qua hồn văn hoá quê lúa nơi ông sinh ra bỗng có sức hút đến lạ kì khiến ai đi xa cũng nhớ về xứ sở:
“Nhà gianh thì sẵn đấy
Vợ xấu có làm sao
Hoa súng nở đầy ao
Mấy sào vườn đất mới
Giồng dâu và giống cam
Không ngại xa người tới
Thăm tôi tôi cảm ơn...”
(Thanh Đạm - 1963)
Và trong bài Thủơ trước:
“Sáng giăng chia nửa vườn chè
 Một gian nhà nhỏ đi về có nhau”
Đó là cuộc sống yên bình giản dị hạnh phúc và thơ mộng. Giản dị là một nét văn hoá mộc mạc mà đáng quý trong đời sống của người dân đất Việt.
Mỗi nhà thơ, nhà văn do cảm quan do vốn trải nghiệm và sở trường mà có những nỗi ám ảnh riêng để rồi xây dựng cho mình những biểu tượng trong từng tác phẩm. Ở Chế Lan Viên là tháp đỗ, ở Hàn Mạc Tử là trăng - hồn, ở Thế Lữ là hồ - rừng... và trên cái nền văn minh nông nghiệp lúa nước, Nguyễn Bính đã dừng lại với nỗi ám ảnh của thôn quê đó là Mảnh vườn. Hẳn không ngẫu khi ông chọn điều đó và để rồi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần với những định ngữ: vườn nhà, vườn ai, vườn cam, vười dâu, vườn trầu, vườn cũ... “Vườn” với nhiều ý nghĩa khác nhau được thể hiện phong phú trong thơ Nguyễn Bính ví như:
“Em ơi em lại ở nhà
Vườn dâu em đốn mẹ già em thương”
                (Lỡ bước sang ngang)
Ở đây “vườn” là nhà khi người chị dặn dò em trước lúc sang ngang.
“Vườn” còn là quê hương khi:
“Đem thân về chốn vườn dân cũ
Buồn cũng như khi chị lấy chồng”
“Vườn” là kỉ niệm tuổi thơ khi Nguyễn Bính viết:
“Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi
Hoa thừa rượu ế ấy tình tôi
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi muộn mất rồi”
“Vườn” lại mang nét nghĩa hạnh phúc
“Như chuyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm cùng
Vườn cam trắng xoá hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng”
        (Hoa với rượu)
Cũng không hẳn vì nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ có nhiều vườn tược hoặc các nhân vật trữ tình trong thơ ông gắn bó với nghề làm vườn mà có lẽ như ông Đỗ Lai Thuý đã lí giải bởi một nguyên nhân sâu xa nằm trong cõi tâm linh của người Việt. Cuộc sống ban đầu của dân tộc ta là săn bắt hái lượm rồi tiến dần đến làm nương, làm rẫy. Dần dà dân ta tràn xuống đồng bằng để trồng lúa nước, ruộng trở thành không gian sản xuất chính. Lúc đó nương lui về phái sau, mang chức năng hoài niệm, tín ngưỡng và được bảo lưu trong biến thể của nó là vườn....
 

Quảng Trị xanh - Hiện thực và nhân văn

02/03/2022 lúc 08:55

Chớ vô tình bước qua cỏ xanh
Giọt sương đậu mềm
Non tơ nảy mầm
Rút mạch nguồn từ xương máu đồng đội, cha anh
 
Quảng Trị ơi!
Quảng Trị anh hùng!
Trải qua những thăng trầm
Một giọt nước cũng thấm hồng giọt máu
Mỗi tấc đất làm sao đủ ấm?
(Cho những người nằm lại nơi đây!)
 
Chiến tranh qua rồi
Quảng Trị dựng xây
San lấp hố bom...
                           chỉ vun bằng tay
                                                         không dám cuốc
Những ngón chai sần
                         ngày xưa mẹ đào-bới-lật tung
                                                      tìm con trong đá cát
Chừ ươm mầm, chỉ un nhẹ
Sợ con đau
 
Sáng xuân nay con về bên Thành Cổ
Nghiêng mình đa tạ màu xanh!
    (Quảng Trị xanh -Cát Miên)
 





X





in nói ngay một điều “ngoài thơ” nhưng theo tôi rất quan trọng: Đây là thi phẩm của một cây bút nữ sinh năm 1983, hiện đang là sinh viên năm cuối khoa Sáng tác và lý luận phê bình Văn học thuộc trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Người thơ là dân gốc Quảng Trị, sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, tên khai sinh là Nguyễn Thị Hợi, bút hiệu là Cát Miên. Quảng Trị xanh là một trong ba mươi chín bài thơ trong tập thơ đầu tay của Cát Miên, có cái tựa đề rất... ấn tượng là Màu em, do NXB Hội Nhà văn ấn hành vào đầu năm 2009.
“Màu em” là màu gì xin chưa bàn tới, nhưng Quảng Trị xanh thì tôi và có lẽ đông đảo công chúng đã từng thuộc lòng câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tế Hanh: Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị; và rưng rưng với Cỏ non Thành Cổ qua bài hát lay thức tâm can của nhạc sĩ Tân Huyền. Thi ca viết về màu xanh Quảng Trị với hàm ý đối lập màu xanh hiện hữu với chiến tranh - máu lửa, thiết tưởng khó ai tránh được “từ trường” của thi phẩm và nhạc phẩm kể trên. Vậy mà đọc Quảng Trị xanh của Cát Miên, tôi vẫn nhận ra một màu xanh rất riêng qua những tầng nấc nhân văn mà phải là những người trong cuộc mới có thể cảm nhận và chia sẻ.
Trước hết đó là màu xanh dâng hiến: “Non tơ nảy mầm/ Rút mạch nguồn từ xương máu đồng đội, cha anh”. Biết bao người con ưu tú của Tổ quốc đã cống hiến tuổi xanh cho đất nước để có màu xanh đất trời hòa bình hôm nay? Chỉ riêng trên mảnh đất Thành Cổ trong mùa hè rực lửa năm 1972, mỗi đêm hơn một trăm chiến sĩ ngã xuống. Tám mươi mốt ngày đêm như thế, mà Thành Cổ chỉ vẻn vẹn một cây số vuông, nên tính ra “Mỗi tấc đất làm sao đủ ấm?”. Trước sự hy sinh không sao kể xiết của các anh hùng liệt sĩ từ khắp mọi miền quê của đất nước, làm sao tả xiết niềm tiếc thương của dân tộc và nhân dân. Còn nỗi tiếc thương nào lớn hơn nỗi tiếc thương của bà mẹ đối với những người con? Và còn hình ảnh nào điển hình hơn hình ảnh bà mẹ “san lấp hố bom...chỉ vun bằng tay, không dám cuốc...vì sợ con đau...”. Đó là hình ảnh thực trong đời sống đã được Cát Miên chọn làm biểu tượng, ẩn dụ trong thơ. Hơn ba chục năm sau chiến tranh, đây đó trên đất nước ta, thỉnh thoảng vẫn phát hiện được xương cốt, di vật liệt sĩ trong khi trồng trọt hoa màu và xây dựng công trình, nhiều nhất là ở Quảng Trị. Như thế, màu xanh Quảng Trị hôm nay còn là màu xanh se thắt của muôn triệu tấm lòng. Từ màu xanh dâng hiến, tác giả dẫn người đọc đến trước màu xanh tiếc thương để “Nghiêng mình đa tạ màu xanh”, một màu xanh tri ân thôi thúc mỗi người được sống và đang sống hôm nay phải có những việc làm cụ thể, cho dù đền đáp bao nhiêu cũng không thể bù đắp, tương xứng...
 

Ước vọng về một thành phố tương lai

02/03/2022 lúc 08:55






T





rong bút ký “Đông Hà - con người và thời gian” Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có ghi:
14-2-1973: Cầu Đông Hà thông vào lúc 9 giờ đêm.
12-3-1973: Cảng Đông Hà bắt đầu hoạt động.
24-3-1973: Chợ Đông Hà họp phiên đầu tiên.
Và ông viết tiếp: “Phiên chợ đầu tiên ấy, tôi nhớ rất rõ chỉ có hai dãy bày những quÇy, thúng mẹt bán hàng nhu yếu phẩm như kem, bóp, khăn mặt, thuốc l¸ Tam Đảo, và vài thứ bánh kẹo, tất cả đều là hàng của miền Bắc. Đặc sản của Đông Hà ngày đó hầu như chỉ có những mặt hàng xuất phát từ một nguồn nguyên liệu duy nhất, la liệt khắp trong ngoài: các loại đinh lấy từ pháo đinh Mỹ, bi xe đạp tháo ra từ bom bi, rổ rá, giỏ xách tay làm bằng dây điện nhỏ rút từ các bộ phận bên trong của xác xe tăng và máy bay Mỹ...”.
Cũng chính vào thời điểm ấy (1973), nhạc sĩ Hoàng Sông Hương cùng Đoàn văn công Quảng Bình vào biểu diễn phục vụ cán bộ, nhân dân Đông Hà - Quảng Trị. Vẫn còn đó hình ảnh nhạc sĩ Hoàng Sông Hương tay cầm đàn Violon đứng ở lô cốt Đông Hà giữa bốn bề lau lách và gạch vì. Một Đông Hà bị “tàn phá đến 200%”, một Đông Hà chỉ có “gió mù trời chen tiếng súng”, thế mà trong ông đã vụt lên hình ảnh một thành phố Đông Hà trong tương lai. Nhưng phải đến gần mười năm sau, năm 1982, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương mới cho ra đời bài h¸t “Đông Hà thành phố tương lai”, một dự cảm thật đẹp, thật lãng mạn.
Khi nói về cảm xúc của mình, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương cho rằng: Ông viết “Đông Hà thành phố tương lai” vì nhìn thấy vị trí địa lý thuận lợi của “ thị xã ngã ba”, và tin và chân lý sáng ngời của Bác Hồ: “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Vậy nên, ông viết:
“Anh trở về thăm quê em
Nơi có dòng sông Hiếu trong xanh
Quê hương em có đường qua muôn nẻo
Trở về đây một ngã ba sông
Một ngã ba đường Chín anh hùng”.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, với bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt và máu của nhiều thế hệ đã ®ç xuống đất này, người Đông Hà hôm nay đã có thể tự hào nhìn thấy bóng dáng thành phố của mình hiển hiện từng ngày, từng giờ. Thành phố bên dßng sông Hiếu trong xanh, đó không chỉ là khát vọng của người dân thị xã mà nó còn được dự cảm từ ba mươi bảy năm trước, từ nhạc sĩ Hoàng Sông Hương và ở cả nhà văn Nguyễn Tuân. Tháng 2 năm 1973, khi bên kia dòng Thạch Hãn, tiếng súng diệt thù vẫn còn vọng lại, nhà văn Nguyễn Tuân đã viết: “Chúng tôi vừa lắng nghe tiếng súng xa, vừa nghe cán bộ mình bàn cách kiến thiết lại Đông Hà, làm cho Đông Hà trở nên một thành phố sầm uất chỗ cực Bắc của miền Nam Việt Nam” (Bút ký “Về thăm đất lửa” - Nguyễn Tuân). Nhưng, với cách đầu tư co cụm về cho tỉnh lỵ thµnh phố Huế, qua mười bốn năm với chức năng thị xã trực thuộc tØnh Bình Trị Thiên, cái “thị xã ngã ba” này hầu như bị lãng quên. Một thị xã “nhà không số, phố không tên”, không nhà hát, không rạp chiếu phim, chỉ có hai con đường 9A, 9B do Mỹ tráng nhựa, còn lại là những con đường đất đỏ, “nắng bụi, mưa bùn”...
Vậy mà, vào một ngày đầu xuân 1982, nhạc sĩ Hoàng Sông Hương đã trở lại đất này để hát lên thành lời những dù cảm của mình mười năm trước: Đông Hà thành phố tương lai. Khát vọng về một thành phố Đông Hà giàu đẹp, văn minh cũng giống như khát vọng sống của mảnh đất con người nơi đây. Tình yêu quê hương đã hoá thân thành câu hát để nuôi dưỡng khát vọng tâm hồn:...
 

Hãy lắng nghe

02/03/2022 lúc 08:55






N





hư một phút chót dừng trọng trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư. “Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Và còn vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
 
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
 
Em không nghe rừng thu
Lá rau rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô. 
Bằng hình thức kết cấu cú pháp: Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ “Tiếng Thư” đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới. Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng viết về Lưu Trọng Lư: “Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng, tay cầm một quyển truyện mỏng của anh vừa in xong, nhan đề Người Sơn Nhân. Một quyển truyện? Thật ra, không hẳn là một quyển truyện...

Người tận hiến

02/03/2022 lúc 08:55






S





inh năm 1923, tại Mỹ Tho, khác với những người trong gia đình, Nguyễn Sáng chọn cho mình một con đường riêng, mang tên: nghệ thuật. Kể từ đấy bắt đầu cuộc vật vã hóa thân mệt nhọc, cuộc chạy đua kiệt sức tới những bến bờ vô định của cái Đẹp. Cuộc kiếm tìm quên ngày tháng, đói nghèo, thiệt thòi và bất hạnh.
Là người thích hội họa chính thống, Nguyễn Sáng đã làm một cuộc viễn du đất Bắc, bởi “Chỉ có ở đấy mới hợp với cái tạng và ước vọng sinh thành của người nghệ sĩ”. Năm 1938-1939, từ Sài Gòn ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIV (1940-1945). Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Cách mạng ở Hà Nội. Tháng 12 năm 1946, lên chiến khu Việt Bắc. Cũng năm này, Nguyễn Sáng vẽ bộ tem chân dung Hồ Chủ tịch-là bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa; ngoài ra ông còn tham gia vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính (còn gọi là giấy bạc cụ Hồ). Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội, ở tầng 3 nhà số 65 Nguyễn Thái Học.
Nguyễn Sáng là một kẻ lữ hành cô độc đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong sáng tác ông thăng hoa, bay bổng chừng nào thì trong cuộc sống thường nhật ông vật lộn, túng quẫn chừng ấy. Khi những người cùng thời với ông, buồn cho số phận còn được tình yêu chia sẻ, mất tình yêu còn được cuộc sống đền bù… thì ông “ chẳng có gì ngoài một tấm lòng và hai bàn tay trắng”. Chính cái nỗi “khó sống” ấy là nguyên cớ cho Nguyễn Sáng dồn hết mọi nỗi niềm, tâm tư vào tranh, nhờ vào đấy mà chúng ta có một kho tàng nghệ thuật vô giá. Như một tín đồ của Mỹ thuật giáo, ông thà tuẫn đạo chứ nhất định không chịu cải giáo. Sự tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật, chi phối toàn bộ hoạt động nghệ thuật của ông. Tranh Nguyễn Sáng khỏe khoắn và hoành tráng, chính xác và ngang tàng...

Suy nghĩ nhân vài hiện tượng

02/03/2022 lúc 08:55






C





húng ta thường nói đến thiên chức nhà văn. Nói như vậy hơi to tát nên tôi thường nghĩ về nhiệm vụ và trách nhiệm của người cầm bút hôm nay. Và luôn liên hệ đến chính mình, một người tài hèn sức mọn, việc được ít nói lại càng ít hơn giữa xã hội sôi sục nhiều chiều và đầy thách thức đang diễn ra. Đã là trách nhiệm thì dĩ nhiên – như một lẽ thường tình – đạo đức, nhân phẩm là phạm trù trội hơn một cách khách quan nhất. Dù muốn hay không muốn. Đó là sự trung thực và lòng khiêm tốn của nhà văn. Xem ra, chuyện này chẳng mới mẻ gì, nhưng nếu cũ rồi mà thực hiện chẳng được như ý thì nói thêm, suy ngẫm thêm hẳn không ai cho là thừa.
Xin phép nêu ra hai hiện tượng vừa mới xẩy ra đây ở Bác Miền Trung ta, tôi được chứng kiến.
Thứ nhất là tác giả Nguyễn Thế Quang với cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay “Nguyễn Du”. Cho đến nay, theo tôi biết, dù đã có nhiều tác phẩm thơ ca, sân khấu, dịch thuật, nghiên cứu về nhà thơ tài danh bậc nhất nhì này của dân tộc ta, nhưng vẫn chưa có một tác phẩm văn xuôi nào dài hơi, thật xứng đáng – nhất là tiểu thuyết – về ông cả. Với tiêu đề “Chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và kỷ niệm 245 năm ngày sinh của đại thi hào, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du...

Văn Xương và văn chương

02/03/2022 lúc 08:55






V





ăn Xương tên thật là Văn Bốn. Anh chính thức cầm bút chưa đầy một chục năm nhưng sức viết khá mạnh, đã cho ra đời 2 tập truyện "Hoa gạo đỏ bên sông" NXB Hội nhà văn năm 2006 và "Hồn trầm" NXB Lao động năm 2008.
Văn Xương là cựu chiến binh, hiện đang là cán bộ dân sự nhưng có thể nói anh là "Nhà văn quân đội" viết về  đề tài chiến tranh, đề tài người lính là chủ yếu. Với công tác của mình anh rất có lợi thế, tiếp xúc được nhiều ngành, đi được nhiều nơi, hiểu sâu sắc đời sống, tâm tư người lao động. Hình như anh đang cất dấu, để dành vốn sống ấy. Ký ức về chiến tranh, di hoạ của chiến tranh luôn ám ảnh không nguôi trong anh. Sống trên mảnh đất một thời máu lửa ác liệt nhất đất nước, có dòng sông Hiền Lương và vĩ tuyến 17 chia đôi Tổ quốc suốt 21 năm, đi đâu cũng bắt gặp những địa danh gắn liền với những chiến công oai hùng, lừng lẫy: đường 9 Khe Sanh, Thành Cổ, Cửa Việt, Gio Linh, Dốc Miếu, ... 

Hình ảnh người thiếu nữ Vân Kiều, Pacô trong ca khúc của Huy Thục

02/03/2022 lúc 08:55






T





rong dòng chảy của âm nhạc, đề tài phụ nẽ đã được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, rất sống động và giàu chất hiện thực. Trên con đường Trường Sơn của những năm kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam nói chúng đã là chất liệu quý, là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ cho ra đời những bài hát hay. Đó là những “Cô gái mở đường” của Xuân Giáo, “Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn Dung), “Nổi lửa lên em” (Huy Du), “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương), “Cô gái vót chông” (Hoàng Hiệp)... và với riêng nhạc sĩ Huy Thục, ông có hai bài hát để đời viết về người thiếu nữ Vân Kiều, PaKô trên quê hương Quảng Trị mãi xanh cùng năm tháng.
Năm 1966, Huy Thục xung phong đi vào chiến trường với bút danh Lê Anh Chiến (tên người con trai của ông). Hòa vào đoàn quân trên đường ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước”, cảm nhận trực tiếp cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, trên mảnh đất Quảng Trị ông đã cho ra đời các ca khúc “Tiếng hát trên đường quê hương”, “Chào Đường Chín anh hùng”, “Ơi dòng suối La La”, “Chiến thắng trên đồi Động Tri” và đặc biệt là “Tiếng đàn ta lư” và “Cô giá Pakô”...

Đông Hà khát vọng xanh

02/03/2022 lúc 08:55






T





hiên nhiên giữ một vai trò thực sự quan trọng đối với con người vì thế mà khi xây dựng một đô thị  việc đầu tiên con ngưới nghĩ đến là cải tạo, xây dựng thiên nhiên  thành một hệ thống văn hoá để tham dự một cách hài hoà vào tổng thể cuộc sống của con người cả bên trong lẫn bên ngoài. Đối với  thị xã Đông Hà cũng vậy,bên cạnh việc phát triển để tạo ra  sự  lộng lẫy của phố xá thì việc tạo ra sự trong sạch của môi trường thiên nhiên, tạo ra sự mát mẻ từ cây xanh là vô cùng cần thiết. Cây xanh, bộ lọc không khí kỳ diệu nhất mà thiên nhiên trao tặng cho con người.
Đông Hà chính thức là tỉnh lị của Quảng Trị từ khi tái lập tỉnh 1989. Đây là một vùng đất đồi nhỏ hẹp với diện tích tự nhiên 7296 km2, gồm 9 phường và 8 vạn dân. Thiên nhiên không ưu ái gì cho vùng đất này, nhưng bù lại là vùng đất có địa thế thuận lợi. Đông Hà có đường bộ và đường sắt xuyên Việt, kề cận hành lang kinh tế Đông Tây...

Nghĩ về biểu tượng trâu trong tâm thức Việt

02/03/2022 lúc 08:55






B





iểu tượng (symbol) là một thành tố không thể thiếu trong mỗi nền văn hoá. Trong khi đi tìm một định nghĩa cho văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng, xét về một phương diện nào đó, văn hoá là một hệ biểu tượng. Khi chúng ta đề cập đến vấn đề đặc trưng tư duy của dân tộc hay tâm thức Việt qua vốn từ vựng nói chung và qua biểu tượng “trâu” trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói riêng là muốn đặt vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy, hay ngôn ngữ và văn hoá; trong đó ngôn ngữ được xem là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”, và biểu tượng là “sự phóng chiếu” văn hoá dân tộc.
Trước khi nói nhiều hơn về biểu tượng “trâu”, chúng tôi quan niệm biểu tượng là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú. Theo định nghĩa giản dị của K.G.Jung, “biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng”(1). Để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ, các kí hiệu sẽ không được khai thác, ở đây, chủ yếu nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm của ngôn ngữ...

Bản lĩnh sáng tạo của một cây bút trẻ miền gió lào, cát trắng

02/03/2022 lúc 08:55






V





ăn học Việt Nam đang ở trong không khí "tức mưa" chờ đợi có một cuộc trút nước ào ạt mang ý nghĩa cách tân cho sức sống mới, tầm cao mới. Đặc biệt đối với giới viết trẻ, thời đại đã trang bị cho họ đủ tri thức để có khả năng vượt khỏi rào cản của cách viết cũ, tung hoành theo cảm xúc, bùng phát ý tưởng mới, bứt phá trong cấu trúc, khởi sắc trong âm điệu cũng như sự biến hóa khôn lường và vẻ tân kỳ của ngôn ngữ, làm nảy nở trong người đọc những cảm thức, nhận thức mới. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn không ít những cây bút sáo ngữ, phù phiếm đang xuất hiện trên văn đàn...
Phạm Minh Quốc thuộc phái nào trong giới viết trẻ?
Trước hết xin giới thiệu đôi nét về anh: Quê quán: Triệu Phong, Quảng Trị; Tốt nghiệp  Khoa Văn- Đại học Khoa học Huế và Học viện Báo chí- Tuyên truyền Hà Nội; thuộc thế hệ 7 X; những tác phẩm đầu tay xuất hiện trên Báo Tiền Phong  với bút danh: Phạm Thị Kim Oanh...

Nhất Lâm, thua được ta thờ ơ...

02/03/2022 lúc 08:55












 Cố Đô Huế, nhà văn Nhất Lâm đi đâu ai cũng nhận ra bởi anh thường đi xe đạp, đầu trần với  mái tóc bạc trắng chấm vai rất ai-ma-tơ. Mái tóc bạch kim óng ánh để trần trong nắng mưa của anh cứ bông bềnh trong gió với nụ cười hưng phấn tuổi thất tuần. Một ngày sau lũ Huế , anh Nhất Lâm hồ hởi đến tặng tôi tập tiểu thuyết “ Đồi không tên” anh viết về cuộc chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ bộ đội, du kích vùng cao A Lưới với bọn Mỹ trên đồi thịt băm –theo cách gọi của lính Mỹ. Anh cho biết  để có tiền in sách anh phải vay mượn bạn bè hơn chục triệu đồng. Không biết có thu lại đủ vốn không. Nhưng nhìn cuốn sách dậy mùi mực thơm như mùi sự sống nồng nàn đang phục sinh trên mảnh đất A Lưới khốc liệt một thời. Chỉ riêng chuyện anh đã cất công đi lấy tư liệu mấy tháng trời rồi ngồi thức đêm dựng lại cuộc chiến đấu đó sau 30 năm trời, chứng tỏ tình yêu và trách nhiệm của một người cầm bút thật mãnh liệt.
Anh  Nhất Lâm viết báo, làm thơ , viết truyện ngắn, truyện ký.. sôi sục, tâm huyết ! Dường như mấy chục năm làm cán bộ địa chất, làm thanh tra của ngành giao thông cần mẫn , nghĩa là làm công việc của một người cán bộ cách mạng , anh vẫn chưa coi là làm. Về hưu , anh hì hục viết báo để nuôi mẹ già ở quê và  nuôi văn , nuôi thơ và nuôi hồn mình. Anh viết ngày viết đêm như chạy thi với tuổi. Năm nay bảy mươi hai rồi còn gì ! Có lần chuyện với tôi anh trầm ngâm  :” Còn sống là còn viết, Ngô Minh ạ ! Mình đã bỏ phí nhiều thời gian trai trẻ, tiếc lắm“... 

Ý nghĩa nhân văn trong trang phục truyền thống

02/03/2022 lúc 08:55






T





rong quan niệm truyền thống, người Việt rất quan tâm đến trang phục: “Hơn nhau tấm áo manh quần/ Cởi ra mình trần ai cũng như ai”, hay: “Người đẹp vì lụa/ Lúa tốt vì phân/ Chân tốt vì hài/ Tai tốt vì hoa”. Thậm chí, họ còn coi trang phục chi phối cả hoạt động giao tiếp và tâm lý giao tiếp: “Quen sợ lòng sợ dạ/ Lạ sợ áo sợ quần”. Chính vì vậy mà trang phục trong lễ hội càng được người ta coi trọng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi tìm ý nghĩa nhân văn trong trang phục truyền thống trên cơ sở cứ liệu văn học Việt Nam 1932- 1945. Tất nhiên muốn tìm được ý nghĩa nhân văn trong trang phục lễ hội truyền thống phải tìm cho được nét đặc trưng riêng của trang phục ấy. Đó là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong qúa trình chứng minh các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1932- 1945 rất chú ý tới miêu tả phong tục về trang phục...

Thi sĩ Tường Đông, một thi nhân đã bị lãng quên

02/03/2022 lúc 08:55






T





rước hết xin nói ngay để khỏi phiền lòng bạn đọc. Kẻ viết bài này không phải là một nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật chi cả, lại càng non kém trong một lãnh vực khó hơn đó là thi ca. Từ đầu đã khẳng định là không lấy mớ kiến thức tạp nham của mình để làm sáng tỏ hơn về một thi nhân đã bị quên lãng qúa lâu... như cuộc đời, thân phận và những mối quan hệ bạn bè của ông, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Đơn giản tôi chỉ là một người yêu văn thơ và may mắn đang lưu giữ một số bài thơ của ông, mà mỗi khi đọc lại không khỏi rung động và thầm nghĩ mình đang cầm một báu vật trên tay. Người đời lắm lúc cố công đi tìm kiếm để lưu giữ những đồng xu tiền cổ- tất nhiên là không phủ nhận những giá trị vật chất hoặc lịch sử của nó- Thế thì một thi sĩ đã được Hoài Chân- Hoài Thanh từng nhắc tới trong Thi Nhân Việt Nam tất nhiên là không giám trách sự quên lãng của đời người. Vì tuy Hoài Chân- Hoài Thanh có nhắc tới ông nhưng lại không trích dẫn một bài thơ nào của ông cả. Mà đời ông ghi lại “Mà đời tôi là đời của chim ngàn/ Nên sực nghĩ thân mình mà ngán tủi” Trong khi đó tôi lại có may mắn đang có trong tay khoảng chục bài thơ của ông. Nếu cứ giữ như một kỷ vật trong tủ sách của mình để thời gian gần bôi xóa thì thật là một tội lớn. Lại nghĩ trong muôn vàn sự quên lãng của đời người, sao nỡ quên đi một nhà thơ. Cái điều mà với linh cảm của một thi sĩ ông đã viết...

Những câu thơ trải nghiệm có hồn

02/03/2022 lúc 08:55






T





ôi đã được đọc thơ Đoàn Mạnh Phương từ mấy tập trước của anh, như Mắt đêm; Câu thơ mặt người; Thơ 4 người... Nhưng tới giờ, khi đọc Ngày rất dài thì cảm nhận của tôi về thơ Đoàn Mạnh Phương đã có phần khác trước.
Không phải là khác về giọng thơ, về sự mới lạ luôn có, hay về những nỗi niềm chất chứa trong thơ mà chính là sự trải nghiệm đến bất ngờ cùng những suy tư dày dạn hơn nhiều và sự thể hiện cũng "Trực diện" hơn...
Gần tám năm rồi - Một khoảng thời gian khá dài, giờ Đoàn Mạnh Phương mới cho ra mắt bạn đọc tập thơ mới. Quả thật, với một nhà thơ có danh, đó là một "khoảng trống" không dễ gì "cảm thông" được trong lòng bạn đọc yêu thơ. Chờ đợi, rồi người ta đâm ra hoài nghi: Có lẽ trong con người Đoàn Mạnh Phương đã mất đi một nhà thơ đích thực rồi chăng? Không phải là không có lý. Bởi trong nhiều năm qua, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương còn là một nhà quản lý - Giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa - truyền thông - xuất bản với bù đầu công việc. Còn đâu thời gian, còn đâu tâm hồn thư thái, thanh thản để làm thơ nữa?
Vậy mà anh vẫn có thơ, lại là một tập thơ được đánh giá cao, một tập thơ có hồn - Cái hồn của một con người đầy tình cảm và trách nhiệm trước cuộc sống; Cái hồn của một nhà thơ đích thực. Đoàn Mạnh Phương đã mang đến cho bạn đọc và bạn bè anh sự bất ngờ đáng trân trọng!...

Một dòng thơ lặng lẽ

02/03/2022 lúc 08:55






P





han Văn Quang - Một dòng thơ lặng lẽ tự nhiên chảy ra từ tình yêu sâu nặng chân thật với quê hương. Một dòng thơ ít biến đổi về mặt hình thức nhưng không hề lạt lẽo giả tạo về tình cảm. Một dòng thơ hiền lành chân chất, man mác buồn trong cấu trúc truyền thống quen thuộc mà sự hoài niệm, theo tôi là âm hưởng chủ đạo của tập thơ mang tên Dấu mùa se lạnh này.
Tôi hình dung, bên chiếc thúng đời, gã ngồi trệt xuống cỏ nhặt ra những hạt thóc thơ, dù lép, dù chắc nhưng đều thấm đẫm nắng gió quê nhà và mồ hôi nước mắt của bao kiếp người cơ khổ. Những hạt thóc thơ của gã chưa qua xay giã giần sàng, phảng phất hương đồng gió nội, rặm rụa xa xót và gần gũi làm sao. Thơ gã - Phan Văn Quang - đáng yêu chính là ở điểm ấy. Thơ như đời, thô mộc, bình dị mà ân nghĩa trước sau.
Như nhiều người làm thơ khác, mẹ - cha luôn là nỗi nhớ thương và yêu dấu của cuộc đời. Về chợ Tỉnh, giữa eo xèo ồn ã cảnh bán mua, Quang vẫn để lòng mình lắng lại với những kỷ niệm cũ xưa và ngẫm suy về mẹ - cha, về cuộc đời:
Chợ chiều quang gánh đừng buông
Đếm bao lưng thúng vô thường nghiêng qua
Con từ máu thịt mẹ cha
Chông chênh giữa chợ bước ra cuộc đời
                   (Con về chợ Tỉnh)
Mới chỉ mấy chấm phá, những thân phận đã hiện ra, cuộc sống gạo chợ nước sông bấp bênh, chông chênh biết mấy. Và, cái điều hiển nhiên, rất hiển nhiên của loài người thêm lần nữa được trình bày qua thơ của thi sĩ chân đất Phan Văn Quang: không ai chọn trước được cho mình quê hương và mẹ. Ở một hoàn cảnh khác, khi đưa các con về viếng mộ ông bà, Phan văn Quang cũng có những câu thơ đầy lay động:
Chiến tranh ngăn cả lối về
Con sông cách một rẻo quê mẹ nằm
Tính ta già ba chục năm
Từ nay mẹ lại được nằm bên cha
 
Cháu chưa biết mặt ông bà
Lạy hai phần mộ chia xa lại gần
                   ( Mẹ và Cha)
Hình ảnh quê nhà trong thơ Quang hiện lên bao giờ cũng nét và ngập tràn tình thương mến. Dù nói tới cái buồn, sự khắc khổ, nhưng nó vẫn mang nét Quảng Trị và dấu riêng của người cầm bút:
Đất nẫu lòng chênh dáng mẹ gian nan
Thân chuối úng nghiêng chiều quê lạc gió
Phù sa núi phủ bạc đầu ngọn cỏ
Bàn chân trần nứt nẻ dấu bùn non
 
Đời làng và khúc sông con
Đêm mờ ảo lay ngọn đèn leo lắt
Chiếc lá - mẩu trăng vàng mẹ nhặt
Ngọn tre buồn lẳng lặng giữa đêm riêng
(Mảnh trăng qua mùa lũ)
          Có lẽ, cuộc đời Quang, chông chênh từ chợ bước ra nên hình ảnh chợ quê luôn là nỗi ám ảnh của gã. Hình ảnh chợ xuất hiện với tần suất khá dày trong thơ gã. Đó là một góc quê nhà yêu dấu gắn liền với tuổi thơ, tuổi trẻ. Ai ngờ rằng ẩn trong dáng bộ có vẻ bụi đời của gã là một tâm hồn trong trẻo hồn nhiên:...
 

« 4950515253 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

13/11

25° - 27°

Mưa

14/11

24° - 26°

Mưa

15/11

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground