Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 25/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Văn hóa thời đại

Nhịp đập của một trái tim nhiều trăn trở

16/01/2022 lúc 21:41






N





hà xuất bản Văn học vừa ấn hành tập thơ Cõi lặng của Nguyễn Khoa Điềm. Cõi lặng gồm 56 bài, đa phần được viết sau khi tác giả nghỉ hưu. Điều đó cũng là lẽ thường. Các nhà thơ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...đều như thế cả. Khi đương chức họ bận trăm công nghìn việc. Phải đến lúc nghỉ hưu họ mới sống thoải mái hơn, dành nhiều thời gian cho thơ hơn. Đọc Cõi lặng ta mới thấu hiểu tâm trạng của nhà thơ, mới nghe được nhịp đập của một trái tim nhiều trăn trở.
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ tài năng. Điều đó đã được công chúng thừa nhận. Chương Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng và Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ của anh đã đi vào tâm thức của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên. Với Cõi lặng một lần nữa Nguyễn Khoa Điềm lại thu hút được sự chú ý của độc giả. Chỉ vài bài thơ trong Cõi lặng vừa được công bố mọi người đã bàn tán xôn xao. Khen có, chê có, suy diễn, chụp mũ có...

Lâm Thị Mỹ Dạ - "Hồn đầy hoa cúc dại"

16/01/2022 lúc 21:41






H





ồn đầy hoa cúc dại là tập thơ thứ bảy của Lâm Thị Mỹ Dạ. Thơ Dạ đã có rất nhiều người bàn luận, bình phẩm. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng. Quen biết Dạ đã gần bốn mươi năm nay, tôi thấy Dạ  là một phụ nữ chân thật, đa cảm, giản dị, tài hoa và tinh tế. Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng như vậy. Nét riêng trong  phong cách thơ Lâm Thị Mỹ Dạ định hình từ rất sớm. Hầu hết những nhà thơ nổi tiếng xưa nay đều thế. Đời người và thời cuộc luôn biến động. Thơ cũng biến đổi theo. Nhưng với những nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tản Đà... họ luôn giữ nét riêng trong phong cách của mình. Đánh mất cái cá tính sáng tạo ấy chẳng khác gì đánh mất chính mình.
Lâm Thị Mỹ Dạ cầm tinh con trâu (tuổi kỷ sửu) - đang ở cái ngưỡng giao thời từ U50 sang U60, nhưng vẫn còn giữ được nét hồn nhiên, yêu đời với một tâm hồn chứa đầy “hoa cúc dại”. Ngoài 50, theo người xưa là cái tuổi “tri thiên mệnh” (biết mệnh trời); là cái tuổi: Vinh quang, khổ đau đã trải/ Bình thản nhìn đời bể dâu (Hồng nhung và bông cúc); là cái tuổi suy tư, chiêm nghiệm: Bây giờ thì tôi hiểu/ Lòng người hơn Bayon/ Bốn mặt còn chưa đủ/ Biến hoá còn nhiều hơn (Ngước nhìn trời cao); là cái tuổi đã  biết “sự dối lừa trá hình trong giọng lưỡi ngọt ngon”. Dạ từng chia sẻ với các bạn nữ làm thơ ở Nha Trang: Đàn bà làm thơ trăm cái khổ/ Thấm vào trong như cát chẳng thấy gì/ Góc khuất nào lòng người chưa thấu được/ Xin chia cùng cho bạn nhẹ chân đi...(Thân phận tơ trời)...

Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn

16/01/2022 lúc 21:41

CHIỀU KÍCH SIÊU VIỆT CỦA TRÁI TIM CON NGƯỜI TRƯỚC “VẾT THƯƠNG”, NIỀM TUYỆT VỌNG VÀ CÁI CHẾT
Như trên đã nêu, con người trong nhạc Trịnh Công Sơn ban cấp ý nghĩa cho trần gian, con người là thước đo của trần gian, do vậy trái tim con người cũng có một chiều kích vừa mênh mông, bao la, rộng lớn, vừa sâu thẳm khác thường và mang một sức mạnh tinh thần đặc biệt. Con người ta biết mình và biết người rõ nhất là khi hoạn nạn, như một câu hát bảo là “rằng qua cơn lận đận mới hiểu tận lòng nhau”. Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã viết: “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già” (Truyện Kiều). Tương tự như thế, trái tim con người trong nhạc Trịnh Công Sơn đã bộc lộ hình thù, vóc dáng và sức mạnh nội sinh rõ nét nhất qua những trạng huống thử thách ghê gớm của nhân sinh: vết thương, niềm tuyệt vọng và cái chết.
Trong nhạc Trịnh Công Sơn, từ “vết thương” có tần số xuất hiện khá lớn: “Đời sẽ buồn như một vết thương” (Như một vết thương), “Ngủ đời yên đi con, như vết thương đau ngủ buồn” (Vết lăn trầm), “Trong trái tim con chim đau nằm yên, ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu” (Để gió cuốn đi), “Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ” (Phúc âm buồn), “Một vết thương thôi riêng cho một người” (Hoa vàng mấy độ), “Tay em vẫn còn dựng đời bão lên, làm từng vết thương hồn nhiên” (Tưởng rằng đã quên)...

Người Việt mới với dòng hội nhập

16/01/2022 lúc 21:41






N





ước ta đã bước qua thềm hội nhập WTO, hiển nhiên công dân Việt Nam đã có cơ hội để tham gia vào sân khấu toàn cầu. Không còn nghi ngờ gì, đây là cơ hội vọt lên chiều cao về chất, mở ra chiều rộng về lượng, chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Và như vậy, một sân chơi văn hoá rộng- dài, có chuẩn mực văn minh và tiến bộ quốc tế cũng đã mở ra cho mọi người dân Việt. Các học giả vẫn nói: muốn làm việc gì tốt thì phải sửa soạn ý thức, hay như người Việt hiện đại nói cách đơn giản, “tư tưởng không thông đeo bi đông không nổi”, vậy chúng ta hãy thử bàn về con đường văn hoá hội nhập của mình.
Nước ta là thành viên thứ 150 tham gia WTO. Mỗi nước có một vị trí, một hoàn cảnh, một sắc thái văn hoá riêng khi bước vào WTO. Chẳng hạn, quốc tế lâu nay, từ ăn mặc, đến tiêu thụ, lớn như chiếc ô tô, nhỏ như cái điện thoại, thường lấy “tiêu chuẩn châu Âu” để áp dụng và theo đuổi. Ngay Trung Quốc là nước rất có bề dày văn hoá Á Đông truyền thống, vậy mà trong thương mại, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các nước giàu ở Âu- Mỹ, người ta càng rất quán triệt việc áp dụng tiêu chí “tiêu chuẩn châu Âu”...

Trần Hoàn và những khúc ca xuân

16/01/2022 lúc 21:41






G





iữa những ngày giá rét đội xuân sang, bên nồi bánh chưng lửa reo tí tách, chợt nghe vang từ chiếc loa truyền thanh đầu ngõ một điệu Vatse mềm mại:
“Em ơi em, mùa xuân
đã về trên cánh lá
tiếng chim kêu ngọt quá
giữa trời xanh xanh thẳm”…
Đó là mùa xuân xủa năm 1980. Đất nước oằn mình với bao khó khăn, vất vả, nên:
“Trong ánh mắt em cười
Có màu xanh khoai sắn
Trong bàn tay xinh xắn
Có hình dòng kênh xa”
Bài hát “Tình ca mùa xuân” đã theo tôi từ đó. Ngày tháng trôi, thời gian đắp đầy lên tuổi tác. Bài hát đọng lại trong ký ức tôi bằng kỷ niệm của những ngày lao động trên công trình thuỷ lợi Nam Thạch hãn, của những buổi cuốc đất trồng sắn, trồng khoai ở ngọn đồi Tân Lâm, và hình ảnh những đứa bạn thân cầm máy ra đi trấn giữ biên cương phía Bắc...

Họa sĩ Võ Xuân Huy gồng gánh cùng sơn mài

16/01/2022 lúc 21:41






S





inh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Thuỵ, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Võ Xuân Huy là nông dân “rặt”. Không chối bỏ chính mình, Huy thừa nhận, hôm nay, anh vẫn là người nông dân đang “cày” trên mảnh đất hội hoạ…
Quen Huy đã lâu nhưng tôi ít có dịp nói chuyện với anh. Thi thoảng gặp anh ở những cuộc triển lãm tranh. Những câu chuyện về hội họa bắt đầu từ đó để rồi trở thành những đoạn đứt quãng… Huy trầm lặng và ít nói, thế mà, một lúc vu vơ nào đó anh lại buông những câu triết lý khá chua chát. Dần dần tôi nghiệm ra, trong sâu thẳm tâm hồn Huy luôn ngập tràn cô đơn, một nỗi niềm không dễ gì chia sẻ được. Ai đã từng gắn bó với Huy mới biết, hành trình đi qua tuổi thơ của anh không chỉ là một cuộc rong ruỗi đầy nụ cười mà còn có cả mồ hôi và nước mắt. Nói về một miền quê nghèo, người ta dễ liên tưởng tới hương lúa ngọt ngào, tới những ước mơ trong trẻo dưới bầu trời xanh và bóng tre làng. Quê của Huy lại khác: nắng gắt, gió Lào, cát trắng và những cánh đồng ngào ngạt vết đạn bom. Vừa mở mắt chào đời, Huy đã chạm ngay ánh mắt lo toan của bố, đôi bàn tay ram ráp nhọc nhằn của mẹ và cả miền quê nghèo oằn mình trước bom đạn chiến tranh. Những ám ảnh đầy khắc nghiệt ấy tự nhiên bước vào tiềm thức của Huy rồi ăn sâu, bám rễ lúc nào chẳng hay, để sau này dẫu anh đi đâu, về đâu, nó vẫn lặng lẽ nhức nhối như một vết thương không bao giờ lành lặn. Tưởng rằng, những đam mê nơi phố thị bon chen ngột ngạt vật chất và hơi người sẽ làm Huy tan loãng giữa mênh mang ký ức và hiện thực...

Văn hóa quán nhậu

16/01/2022 lúc 21:41






T





ôi không nhớ chính xác hai từ Quán nhậu xuất hiện vào thời gian nào, nhưng chắc chắn là mới gần đây thôi, khoảng trên dưới chục năm. Trước đó chỉ có duy nhất một từ: Nhậu. Ngay cái động từ nhậu thì cũng mới phổ cập ra cả nước từ sau ngày Nam-Bắc thống nhất, bởi đây là cách gọi dân gian đặc biệt của Nam bộ, trước năm 1975 ở miền Bắc không hề có từ này. Ở miền Bắc thủa đó, mời nhau uống rượu, người ta nói rất đơn giản : đến nhà mình làm vài chén! Chén được hiểu là chén rượu, mặc dù ngoài bắc uống trà cũng gọi bằng chén chứ không phải cốc hoặc ly. (Riêng rượu cũng có khi được gọi là ly). Nhậu, ở Nam bộ trước hết phải hiểu là một động từ chỉ cái việc uống rượu. Tuy nhiên nếu ai đó cầm chén rượu lên uống một hơi, hoặc uống trong một cuộc chiêu đãi chính thức nào đó, hoặc như trường hợp một số văn nghệ sĩ lão thành có thói quen vừa suy nghĩ vừa viết, vừa nhâm nhi ly rượu một mình..cho dù họ uống cả ngày hết vài chai rượu thì cái sự uống đó không ai gọi là nhậu. Thực chất nhậu là khái niệm chỉ một cuộc rượu chứ không đơn thuần là cái hành động uống. Trong cuộc uống đó b¾t buộc phải có mấy yếu tố cấu thành. Về vật chất một là rượu, hai là những món dùng để nhấm (còn gọi là mồi). Như vậy loại thức ăn này không phải là vật chất chính, không thể thay thế cho một bữa cơm, mà chỉ để mồi, tức là thứ dắt dẫn rượu. Về tinh thần thì cuộc nhậu phải là sự hội ngộ của những người bạn. có khi là tri âm tri kỷ, có khi là đồng hương đồng môn, có khi là những kẻ cùng cảnh ngộ..v..v..

Xuân càng tới, nhạc xuân càng mới

16/01/2022 lúc 21:41






T





hực ra, mùa xuân có trước loài người. Có lẽ, lúc đó, nhạc xuân chỉ là hoà điệu những giọng hót của loài chim trên nền của tiếng suối róc rách vùng núi, tiếng dòng sông chảy vùng đồng bằng và tiếng rì rầm đại dương của vùng biển. Lịch sử âm nhạc bắt đầu cùng lịch sử loài người. Loài người càng phát triển thì âm nhạc cũng phát triển theo. Và khi ấy, xuân càng tới, nhạc xuân càng mới. Nhưng có lẽ, những bản nhạc xuân mà đến nay chúng ta còn nghe được thì chỉ có thể là những bản nhạc xuân từ thế kỷ XVII - gọi là thời kỳ âm nhạc tiền cổ điển. Giữa nhiều nhạc sĩ nổi tiếng của thời kỳ này như Monteverdi, Johann Sebastien Bach, G.F Henden… A. Vivaldi là một trong những nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ violon của nước Ý khai sinh ra thể loại conerto để rồi sau đó thể loại này trở thành phổ cập ở Đức và Anh. Thể loại Conerto cho phép một người độc tấu được trổ hết tài năng điêu luyện trên nền nhạc đệm của dàn nhạc. Là công dân thành Venexia (Ý), A. Vivaldi chịu ảnh hưởng lớn lao các lễ hội dân gian và âm nhạc của vùng đất này. Âm nhạc của Vivaldi nghe dễ thương, dí dỏm. Đó chính là đặc điểm sáng tạo của A. Vivaldi với trên 600 conerto cùng những tiêu đề có ý nghĩa. Bản conerto đầy kịch tính của ông thì mang tên bảo táp. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bốn conerto viết về bốn mùa mà ta thường gọi chung là conerto “bốn mùa” của A. Vivaldi. Trong đó, bản mùa xuân được giới thiệu thật hay: “Mùa xuân đến, chim muông vui mừng ca hát chào xuân. Những con suối reo róc rách. Mây đen kéo đầy trời. Sấm sét cũng báo hiệu mùa xuân về. Và rồi chim non lại ca hát ngọt ngào. Trên bãi cỏ, chú bé chăn dê ngủ ngon dưới gốc sồi xào xạc lá xanh, bên cạnh là con chó trung thành của chủ. Những nàng tiên nhảy múa với điệu nhạc đồng”...

Tính cách thơ trong tập "Ngày không ngờ" của Nguyễn Bình An

16/01/2022 lúc 21:41






T





rong đời sống, sớm chưa hẳn là vội vàng, muộn chưa hẳn là chín chắn. Địa hạt thơ, ranh giới giữa sớm và muộn, vội vàng và chín chắn càng khó phân định rạch ròi. Khi đã bước hẳn vào tuổi “tri thiên mệnh”, Nguyễn Bình An mới vững dạ xuất bản tập thơ đầu tiên, tập thơ “Ngày không ngờ”. Cuộc đời vốn vậy, dẫu can trường và từng trải đến đâu vẫn có những phút giây ngỡ ngàng trước mọi biến cố của tâm trạng, vẫn băn khoăn trước lối vẽ về hai miền nông- sâu cõi tạm. Để cảm nhận chân xác ý tưởng nhân văn trong tập “Ngày không ngờ” của Nguyễn Bình An quả thật khó. Hình như anh đã mang tất cả những trúc trắc, gập ghềnh của đời vào thơ chăng?! Hầu hết những bài thơ được in trong tập “Ngày không ngờ” đều không được viết êm xuôi kiểu vần vè đơn thuần, không trau chuốt bóng bẩy kiểu diễn giải cảm xúc mà khúc chiết và cô động đến mức người đọc có cảm giác đó là những câu triết lý. Thơ Nguyễn Bình An ngắn, mỗi câu thơ là một ý tưởng, mỗi bài thơ là một quan điểm sống: “Tôi tìm được trên cao, lối mòn chim bay, tìm được dưới sâu, lối mòn cá lội. Nhưng chẳng bao giờ tìm được, lối mòn hiển hiện phản trắc” (Lối mòn)...

Từ "Huyền thoại tình yêu" đến "Vú cát" hành trình không biết mỏi

16/01/2022 lúc 21:41






L





ần đầu tôi gặp Cao Hạnh năm 1999 ở Văn nghệ Quân đội, ông đến chơi với nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, nhân tiện gặp tôi, ông tặng tập truyện ngắn huyền thoại tình yêu do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. huyÒn tho¹i t×nh yªu còn ở trong tôi đến bây giờ không phải cách viết như thế nào, mà bởi những câu chuyện về chiến tranh ám ảnh, xúc động bởi cái tình của người viết. Bẵng đi gần 10 năm, (có thể Cao Hạnh in nhiều tập truyện ngắn nữa mà tôi chưa biết), ông lại ra thăm Văn nghệ Quân đội với tập truyện ngắn VÚ CÁT. Người ta đã từng viết ẩn dụ rất tinh tế  và lạ hoá biểu tượng nghệ thuật Vú Đất, Vú Mẹ, Vú Đá, Vú Cây...vv, còn Cao Hạnh thì viết... Vú Cát.
VÚ CÁT mang tính biểu tượng gì? Nghe có vẻ phồn thực, hoang dã và gây... lạ mới. Nhưng, thực ra không chỉ thế, VÚ CÁT còn là VÚ MẸ hàm nghĩa sự sống, sinh thành, yêu thương chở che. VÚ CÁT chỉ là một tác phẩm lấy tên chung cho cả tập truyện ngắn. VÚ CÁT còn bao hàm 15 tác phẩm nữa nói về những cảnh đời éo le, bẽ bàng; những góc khuất nhoè mờ; những gương mặt tăm tối và thân phận người yếu đuối, bấy bớt của... “phe nước mắt”...

Tản mạn trên "cánh đồng chữ nghĩa"

16/01/2022 lúc 21:41






H





ơn một lần tôi đã đặt câu hỏi: Nhà văn, nhà báo- anh là ai?
Trong hình dung của bạn đọc, nhà văn là người có khuôn mặt đăm đăm, suy tư và mơ mộng, dữ dội mà hiền hoà, dường như cái gì cũng biết, sâu thẳm nào tâm hồn con người đều hiểu tận tâm can. Có người còn khuyên hãy đối diện với tác phẩm của nhà văn, nhà thơ mà đừng nên tiếp cận với họ, bởi họ chỉ còn là một xác ve, vì tất cả tinh tuý họ đã dồn vào trong tác phẩm. Còn nhà báo, anh là ai? Là ai mà khi thì thấy bắt tay, làm việc với chính khách; khi lội ruộng, xắn tay cùng nông dân để hỏi han, thu thập tài liệu. Là ai mà hôm nay đang ở tít tắp Trường Sơn, mai lại có mặt ở ngoài khơi xa, hải đảo. Là ai mà lúc nào cũng ra vÎ quan trọng, xem như không có anh, thế giới này kém ý nghĩa đi. Là ai mà đi sớm về khuya, khi người ta nồng nàn yên giấc thì anh cắm cúi ngồi viết, viết rồi lại xoá. Là ai mà được rất nhiều người mến mộ, nhưng có khi cũng bị hằm hè nếu anh cả gan sục vào "vùng cấm" của một vài người...Hai con người nhà văn, nhà báo tuy tác nghiệp với phương pháp khác nhau nhưng có nhiều điểm tương đồng, đôi khi ranh giới giữa tác phẩm văn học và báo chí cũng không thể phân biệt được một cách rạch ròi như lý lẽ của những nhà lý luận...

Văn học Quảng Trị - chặng đường khởi sắc

16/01/2022 lúc 21:41






C





hặng đường văn học Quảng Trị vừa đi qua gần đây nhất chỉ vỏn vẹn có năm năm (2002-2007). Đó là chặng thứ ba vận hành trong guồng máy hoạt động của hội VHNT Quảng Trị. Chưa thể gọi là dài nhưng không phải ngắn bởi năm năm ấy đủ để các nhà văn thai nghén, hoàn thành tác phẩm và công bố tác phẩm đến bạn đọc gần xa.
Nhưng để có được tác phẩm, nhất là những tác phẩm lớn ngoài phần nỗ lực chủ quan của nhà văn còn phải có được “bà đỡ” mát tay. Một trong những “bà đỡ” mát tay ấy chính là những trại sáng tác thường gọi là trại viết hoặc là do kinh phí của Hội “rót” xuống hoặc là liên kết với các ngành, huyện, thị trong tỉnh. Ở những trại viết này là dịp thuận lợi để văn nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, khơi nguồn cảm hứng sáng tác. Đây chính là những “cú hích” rất quan trọng cho sự ra đời tác phẩm. Trong nhiệm kỳ III (2002-2007) Phân hội Văn học và Hội VHNT Quảng Trị đã mở được bảy trại sáng tác chuyên ngành văn học trong đó có ba trại theo phương thức liên kết với địa phương. Đó là trại liên kết với huyện Triệu Phong ra được tập thơ văn “Tình đất Triệu Phong”; liên kết với huyện Hải Lăng xuất bản tập thơ văn “Mạch nguồn Hải Lăng” và gần đây liên kết với thị xã Quảng Trị ra tập sách “Gạch hồng Thành Cổ”. Cả ba tập sách trên đều đảm bảo chất lượng in ấn đẹp, số lượng phát hành cao được dư luận đồng tình và hoan nghênh. Sự liên kết giữa Hội VHNT với địa phương để sáng tác, xuất bản là một nét mới, nét sáng tạo rất đáng trân trọng...

Âm nhạc Quảng Trị những năm đầu thế kỷ XXI

16/01/2022 lúc 21:41






G





ần suốt nửa thế kỷ XX, nền âm nhạc cách mạng của Quảng Trị khởi từ nhịp sống, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc với giai điệu chính là tính chiến đấu. Đến hôm nay, những bản nhạc ấy vang lên vẫn làm rung động hàng triệu người, kể cả lớp trẻ sinh ra trong hoà bình xây dựng. Bây giờ, lớp nhạc sĩ trẻ sinh ra từ non Mai sông Hãn đang viết tiếp dòng nhạc của Quảng Trị thời hoà bình hưng thịnh.
Gần hai mươi năm Quảng Trị trở về với tên gọi thân thương và nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI, gương mặt âm thanh Quảng Trị đã tỏ nét rạng ngời. Trên chặng đường đó đội ngũ âm nhạc đã được trẻ trung hoá không ngừng, và lực lượng sáng tác trẻ luôn luôn kịp thời có mặt để bổ sung thêm tiếng nói của mình vào tiếng nói của các thế hệ đi trước. Lực lượng sáng tác của Quảng Trị nhờ thế đã đông đảo hơn và nhiều màu sắc hơn.
Nếu nhìn vào những con số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Quảng Trị được công bố trong năm năm qua, ta có thể thấy rõ một vụ mùa đầy hoa trái. Bảy trại sáng tác ca khúc đã được mở với gần một trăm bài hát ra đời phản ánh những âm sắc muôn màu trong đời sống đa dạng của đất và người Quảng Trị. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: “Mảnh đất nào dồn nén âm ỉ những khát vọng, thì trước hết, đấy là mảnh đất sinh dưỡng của âm nhạc”. Vậy nên, âm nhạc ở Quảng Trị luôn vang động lòng người có thể xem như là một lẽ đương nhiên...

Sự trinh bạch của ngọn nến

16/01/2022 lúc 21:41






T





ôi tin những dòng sông chảy ngược/ Đó là những dòng sông tự chảy, câu thơ thể hiện sự chiêm nghiệm nhân sinh của bản thân được Võ Văn Luyến chọn làm lời đề từ cho tập thơ Sự trinh bạch của ngọn nến vừa được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Là bài thơ mở đầu, Sự trinh bạch của ngọn nến có tư duy triết học của người làm thơ giàu vốn sống:Anh chú thích cuộc đời anh vào chỗ cuối cùng của trang giấy còn lại/ bằng những con chữ trinh bạch/ sự trinh bạch của ngọn nến tự hủy không đồng lõa bóng tối. Anh từng bật khóc/ và từng nhìn người đời khóc nhiều về nỗi bất hạnh/ nhưng vẫn yêu hơn những giọt lệ nến/ bởi chúng không như sương khói chóng tàn... Anh chú thích cuộc đời anh bằng nỗi đam mê/ không hề che giấu/ không biết hóa trang/ không mặc cả thiệt hơn/ Thế mà chả ăn thua gì/ trước sự trinh bạch của ngọn nến. Với những bài thơ tiếp theo, những khơi gợi đa dạng trong cảm giác hướng người đọc đến trước những trải nghiệm là cội nguồn cảm hứng sáng tác của Võ Văn Luyến...

Xuất xứ và những dị bản xung quanh bài thơ "Lời người bên sông"

16/01/2022 lúc 21:41






B





ài thơ được “viết” vào chiều 27/7/1987. Xin được đóng ngoặc kép chữ “viết” vỡ cỏi cỏch làm thơ, hoặc làm vế đối bất chợt trong đầu và nhớ nhập tõm rồi sau này tiện lỳc nào thỡ viết thành chữ vào nhật ký, hoặc in sỏch bỏo... Theo cách viết này, nếu in tôi có thể in vài tập đầy đặn, và  bài thơ Lời người bên sôngcũng cùng một cách viết như vậy.
Về nguyên bản bài thơ đầu tiên được thốt ra như thế này:
               Đũ lờn Thạch Hón xin chốo nhẹ
               Đáy sông cũn đó bạn tôi nằm.
               Tan chợ chiều xuôi đũ cú vội
               Xin, xin đừng khuấy đục dũng trong.
Viết vậy bởi hôm đó, sau lễ hương hoa cho đồng bào, đồng đội. Tôi, một mỡnh ngồi lặng lẽ bờn bờ Thạch Hón, chợt thấy từng chiếc thuyền của cụ bỏc ngược dũng lờn chợ Quảng Trị. Nhỡn những mỏi chốo hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lũng khi nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn cũn gửi thõn xỏc vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy  từng lời như từ trong ngực tụi mà thốt ra thành  cõu, thành chữ như vậy thành bài thơ - đúng hơn là lời nhắn gửi, thỉnh cầu của một người lính với mọi người trong cả dũng đời xuôi ngược...

Những sự lạ trong làng thơ Việt

16/01/2022 lúc 21:41

Ngồi buồn đốt một đống rơm
khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
khói lên đến tận Thiên Tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt  rơm?...
                                         (thơ dân gian)
 
Rượu và hoa
Tôi vẫn hằng tin rằng thơ là rượu. Có người nghiện rượu thì cũng có người nghiện thơ. Thấy thơ là say như điếu đổ, như người dân quê tôi say hát giã gạo: ”Đêm khuya nghe tiếng chày khắc cối. Bạt gia đình ra đi…”. Nhiều người đẹp vì mê thơ, say thơ mà mê luôn người làm thơ, dù nhà thơ đều nghèo kiết xác. Rượu thì từ cổ xưa đến giờ vẫn rượu ấy, men ấy. Say cho đến tận cõi chân tâm! Rượu Ta, rượu Tây vẫn là rượu ấy, khó nhầm! Tôi cũng hằng tin thơ là hoa, hương hoa. Như cây cỏ, mỗi hồn người khai nở một hương sắc riêng chẳng giống nhau bao giờ - Nhưng tất cả vẫn là hoa ấy! Đã rượu thì có rượu nặng rượu nhẹ, có rượu gạo, rượu  vang, rượu wichky, rum... Đã hoa tất có hoa dại, hoa lai giống, hoa  ghép cành nở  muôn hồng nghìn tía. Lai giống ghép cành tạo ra hoa ấy, những bông hoa lớn hơn, hương sắc quyến rũ hơn. Nhưng vẫn là hoa ấy, cái đẹp vĩnh cửu ấy!...

Đọc "Bản Thảo 1", nghĩ về một giọng điệu thơ riêng

16/01/2022 lúc 21:41






T





ập thơ cỉa nhà văn Từ Nguyên Tĩnh bào gồm sáu mươi bảy bài thơ hay được xuất bản vào tháng 7/2007. Nếu tính thời gian làm thơ từ bài thơ đầu tay xuất hiện năm 1967 cho đến nay tác giả đã có ba mươi lăm năm gắn bó với thơ mặc dù trước khi xuất hiện bản tập thơ này tác giả đã cho ra mắt bạn đọc hàng mười tập truyện ngắn và sáu tiểu thuyết. Vậy, đây là thơ của một nhà văn làm thơ và tập thơ này mới là Bản thảo 1 thì chắc chắn tác giãe còn xuất hiện tiếp bản thảo hai... ba nữa.
Cũng là cách dũng cảm, cách nghĩ về cuộc sống ở khoảng cách thời gian xa cách nhau nên cách cảm nghĩ cũng khác xa nhau. Đây là hình ảnh đàn gà ở một trận địa pháo ngày chiến tranh tàn phá của giặc Mỹ ngay sau khi trận đánh vừa kết thúc: Lũ gà gộ nhau ra ngay/Gà giò tìm hoa mào gà để chọi/Gà chép tìm mẹ để nói/Gà mẹ dẫn đàn gà con mới nở đi ra/Gà trống cất cao tiếng gáy/Thắng ...l..ợi..r ..ồ..i.. (Đàn gà khẩu đội) và đây là hình ảnh con trâu kéo cày tron tâm tưởng của tác giả: Mày đi/Ngạo nghễ đường cày/Cày đi/Cày đi/Như là số kiếp/Mày là ai trong cõi luân hồi?/Ôi! Con trâu ta hỏi?/Sao mày lắc đầu/Mày là hiền triết của loài trâu. (Nói chuyện với con trâu). Cách cảm nghĩ mang màu sắc triết lý dần thay thế cách miêu tả xúc cảm bằng hình ảnh...

A.phađêep- Tư chất "điên cuồng" của người dũng cảm

16/01/2022 lúc 21:41






T





háng hai năm 1956, tại Matxcơva, đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX khai mạc. Những tư tưởng của đại hội như những luồng gió mới, cho phép hy vọng nhìn về tương lai. A.phađêep được bầu làm đại biểu đại hội. Nhưng khi đại hội làm việc, thì nhà văn bị ốm kéo dài. Hầu như suốt cả mùa đông ông phải nằm ở bệnh viện. Tuy vậy, ông vẫn chăm chú theo dõi đại hội. Bấy giờ, tâm trạng ông như bị phân đôi: Vừa sung sướng, vừa đau buồn. Sung sướng vì thấy được sự lớn mạnh của Đảng, nhưng không ngờ rằng, con đường mà ông và hàng nghìn người cộng sản, hàng triệu nhân dân đã đi lại gập ghềnh chông gai đến vậy! Những ngày đêm ấy ông ngủ không yên. Ông bị lay động bởi những dòng thơ chát đắng của N.Chikhônôp: “Điều giả dối  đã cùng ăn và uống với chúng ta”.
Người ta chuyển cho Phađêep bức thư của nữ thi sỹ A.Akhơmatôva với yêu cầu “Xem xét lại gấp hồ sơ của con trai bà giúp bà chóng phục hồi lại danh dự. Bà cầu viện tới Phađêep với tư cách là một nhà văn và là con người trung hậu. Ngay từ năm 1953, Phađêep đã có nhận xét tốt về bản thảo của A.Akhơmatôva để đưa đến in tại nhà xuất bản “Nhà văn Xô Viết”. Sau nghị quyết của Trung ương Đảng ngày 4/8/1946, cũng như nhiều nhà văn đương thời khác, Phađêep nói đến tầm quan trọng của văn kiện này nhằm chống “sự suy đồi” và “tình trạng vụ lợi”...

« 5051525354 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

26/04

25° - 27°

Mưa

27/04

24° - 26°

Mưa

28/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground