01/08/2024 lúc 17:25
02/03/2022 lúc 08:55
N
hư một phút chót dừng trọng trường tình phiêu lưu của Lưu Trọng Lư. “Tiếng thu” dội lên âm thanh day dứt của một thời bơ vơ xa xưa. Và còn vọng mãi đến bao giờ?
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá rau rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Bằng hình thức kết cấu cú pháp: Điệp ngữ phủ định và câu hỏi tu từ, bài thơ “Tiếng Thư” đã được Lưu Trọng Lư thể hiện tới toàn bích trong hơi thở thấm đẫm của văn học lãng mạn thời Thơ Mới. Nhà thơ Nguyễn Vỹ từng viết về Lưu Trọng Lư: “Lưu Trọng Lư bước vào làng thơ Việt Nam, gót chân lơ đễnh, cặp mắt ngơ ngác, nụ cười xa vắng, tay cầm một quyển truyện mỏng của anh vừa in xong, nhan đề Người Sơn Nhân. Một quyển truyện? Thật ra, không hẳn là một quyển truyện...
02/03/2022 lúc 08:55
S
inh năm 1923, tại Mỹ Tho, khác với những người trong gia đình, Nguyễn Sáng chọn cho mình một con đường riêng, mang tên: nghệ thuật. Kể từ đấy bắt đầu cuộc vật vã hóa thân mệt nhọc, cuộc chạy đua kiệt sức tới những bến bờ vô định của cái Đẹp. Cuộc kiếm tìm quên ngày tháng, đói nghèo, thiệt thòi và bất hạnh.
Là người thích hội họa chính thống, Nguyễn Sáng đã làm một cuộc viễn du đất Bắc, bởi “Chỉ có ở đấy mới hợp với cái tạng và ước vọng sinh thành của người nghệ sĩ”. Năm 1938-1939, từ Sài Gòn ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa XIV (1940-1945). Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Cách mạng ở Hà Nội. Tháng 12 năm 1946, lên chiến khu Việt Bắc. Cũng năm này, Nguyễn Sáng vẽ bộ tem chân dung Hồ Chủ tịch-là bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa; ngoài ra ông còn tham gia vẽ giấy bạc cho Bộ Tài chính (còn gọi là giấy bạc cụ Hồ). Hòa bình lập lại, ông về Hà Nội, ở tầng 3 nhà số 65 Nguyễn Thái Học.
Nguyễn Sáng là một kẻ lữ hành cô độc đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong sáng tác ông thăng hoa, bay bổng chừng nào thì trong cuộc sống thường nhật ông vật lộn, túng quẫn chừng ấy. Khi những người cùng thời với ông, buồn cho số phận còn được tình yêu chia sẻ, mất tình yêu còn được cuộc sống đền bù… thì ông “ chẳng có gì ngoài một tấm lòng và hai bàn tay trắng”. Chính cái nỗi “khó sống” ấy là nguyên cớ cho Nguyễn Sáng dồn hết mọi nỗi niềm, tâm tư vào tranh, nhờ vào đấy mà chúng ta có một kho tàng nghệ thuật vô giá. Như một tín đồ của Mỹ thuật giáo, ông thà tuẫn đạo chứ nhất định không chịu cải giáo. Sự tôn sùng cái đẹp, coi cái đẹp là mục đích của nghệ thuật, chi phối toàn bộ hoạt động nghệ thuật của ông. Tranh Nguyễn Sáng khỏe khoắn và hoành tráng, chính xác và ngang tàng...
02/03/2022 lúc 08:55
C
húng ta thường nói đến thiên chức nhà văn. Nói như vậy hơi to tát nên tôi thường nghĩ về nhiệm vụ và trách nhiệm của người cầm bút hôm nay. Và luôn liên hệ đến chính mình, một người tài hèn sức mọn, việc được ít nói lại càng ít hơn giữa xã hội sôi sục nhiều chiều và đầy thách thức đang diễn ra. Đã là trách nhiệm thì dĩ nhiên – như một lẽ thường tình – đạo đức, nhân phẩm là phạm trù trội hơn một cách khách quan nhất. Dù muốn hay không muốn. Đó là sự trung thực và lòng khiêm tốn của nhà văn. Xem ra, chuyện này chẳng mới mẻ gì, nhưng nếu cũ rồi mà thực hiện chẳng được như ý thì nói thêm, suy ngẫm thêm hẳn không ai cho là thừa.
Xin phép nêu ra hai hiện tượng vừa mới xẩy ra đây ở Bác Miền Trung ta, tôi được chứng kiến.
Thứ nhất là tác giả Nguyễn Thế Quang với cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tay “Nguyễn Du”. Cho đến nay, theo tôi biết, dù đã có nhiều tác phẩm thơ ca, sân khấu, dịch thuật, nghiên cứu về nhà thơ tài danh bậc nhất nhì này của dân tộc ta, nhưng vẫn chưa có một tác phẩm văn xuôi nào dài hơi, thật xứng đáng – nhất là tiểu thuyết – về ông cả. Với tiêu đề “Chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và kỷ niệm 245 năm ngày sinh của đại thi hào, cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du...
02/03/2022 lúc 08:55
V
ăn Xương tên thật là Văn Bốn. Anh chính thức cầm bút chưa đầy một chục năm nhưng sức viết khá mạnh, đã cho ra đời 2 tập truyện "Hoa gạo đỏ bên sông" NXB Hội nhà văn năm 2006 và "Hồn trầm" NXB Lao động năm 2008.
Văn Xương là cựu chiến binh, hiện đang là cán bộ dân sự nhưng có thể nói anh là "Nhà văn quân đội" viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính là chủ yếu. Với công tác của mình anh rất có lợi thế, tiếp xúc được nhiều ngành, đi được nhiều nơi, hiểu sâu sắc đời sống, tâm tư người lao động. Hình như anh đang cất dấu, để dành vốn sống ấy. Ký ức về chiến tranh, di hoạ của chiến tranh luôn ám ảnh không nguôi trong anh. Sống trên mảnh đất một thời máu lửa ác liệt nhất đất nước, có dòng sông Hiền Lương và vĩ tuyến 17 chia đôi Tổ quốc suốt 21 năm, đi đâu cũng bắt gặp những địa danh gắn liền với những chiến công oai hùng, lừng lẫy: đường 9 Khe Sanh, Thành Cổ, Cửa Việt, Gio Linh, Dốc Miếu, ...
02/03/2022 lúc 08:55
T
rong dòng chảy của âm nhạc, đề tài phụ nẽ đã được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, rất sống động và giàu chất hiện thực. Trên con đường Trường Sơn của những năm kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam nói chúng đã là chất liệu quý, là nguồn cảm hứng để các nhạc sĩ cho ra đời những bài hát hay. Đó là những “Cô gái mở đường” của Xuân Giáo, “Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn Dung), “Nổi lửa lên em” (Huy Du), “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương), “Cô gái vót chông” (Hoàng Hiệp)... và với riêng nhạc sĩ Huy Thục, ông có hai bài hát để đời viết về người thiếu nữ Vân Kiều, PaKô trên quê hương Quảng Trị mãi xanh cùng năm tháng.
Năm 1966, Huy Thục xung phong đi vào chiến trường với bút danh Lê Anh Chiến (tên người con trai của ông). Hòa vào đoàn quân trên đường ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước”, cảm nhận trực tiếp cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, trên mảnh đất Quảng Trị ông đã cho ra đời các ca khúc “Tiếng hát trên đường quê hương”, “Chào Đường Chín anh hùng”, “Ơi dòng suối La La”, “Chiến thắng trên đồi Động Tri” và đặc biệt là “Tiếng đàn ta lư” và “Cô giá Pakô”...
02/03/2022 lúc 08:55
T
hiên nhiên giữ một vai trò thực sự quan trọng đối với con người vì thế mà khi xây dựng một đô thị việc đầu tiên con ngưới nghĩ đến là cải tạo, xây dựng thiên nhiên thành một hệ thống văn hoá để tham dự một cách hài hoà vào tổng thể cuộc sống của con người cả bên trong lẫn bên ngoài. Đối với thị xã Đông Hà cũng vậy,bên cạnh việc phát triển để tạo ra sự lộng lẫy của phố xá thì việc tạo ra sự trong sạch của môi trường thiên nhiên, tạo ra sự mát mẻ từ cây xanh là vô cùng cần thiết. Cây xanh, bộ lọc không khí kỳ diệu nhất mà thiên nhiên trao tặng cho con người.
Đông Hà chính thức là tỉnh lị của Quảng Trị từ khi tái lập tỉnh 1989. Đây là một vùng đất đồi nhỏ hẹp với diện tích tự nhiên 7296 km2, gồm 9 phường và 8 vạn dân. Thiên nhiên không ưu ái gì cho vùng đất này, nhưng bù lại là vùng đất có địa thế thuận lợi. Đông Hà có đường bộ và đường sắt xuyên Việt, kề cận hành lang kinh tế Đông Tây...
02/03/2022 lúc 08:55
B
iểu tượng (symbol) là một thành tố không thể thiếu trong mỗi nền văn hoá. Trong khi đi tìm một định nghĩa cho văn hoá, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng, xét về một phương diện nào đó, văn hoá là một hệ biểu tượng. Khi chúng ta đề cập đến vấn đề đặc trưng tư duy của dân tộc hay tâm thức Việt qua vốn từ vựng nói chung và qua biểu tượng “trâu” trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói riêng là muốn đặt vấn đề này trong mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ và tư duy, hay ngôn ngữ và văn hoá; trong đó ngôn ngữ được xem là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”, và biểu tượng là “sự phóng chiếu” văn hoá dân tộc.
Trước khi nói nhiều hơn về biểu tượng “trâu”, chúng tôi quan niệm biểu tượng là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú. Theo định nghĩa giản dị của K.G.Jung, “biểu tượng là một cái gì, ngoài ý nghĩa vốn có của nó, còn hàm chứa một ý nghĩa khác, tức ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng”(1). Để tạo nên các biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa biểu vật của các từ ngữ, các kí hiệu sẽ không được khai thác, ở đây, chủ yếu nghĩa bóng, nghĩa biểu cảm của ngôn ngữ...
02/03/2022 lúc 08:55
V
ăn học Việt Nam đang ở trong không khí "tức mưa" chờ đợi có một cuộc trút nước ào ạt mang ý nghĩa cách tân cho sức sống mới, tầm cao mới. Đặc biệt đối với giới viết trẻ, thời đại đã trang bị cho họ đủ tri thức để có khả năng vượt khỏi rào cản của cách viết cũ, tung hoành theo cảm xúc, bùng phát ý tưởng mới, bứt phá trong cấu trúc, khởi sắc trong âm điệu cũng như sự biến hóa khôn lường và vẻ tân kỳ của ngôn ngữ, làm nảy nở trong người đọc những cảm thức, nhận thức mới. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn không ít những cây bút sáo ngữ, phù phiếm đang xuất hiện trên văn đàn...
Phạm Minh Quốc thuộc phái nào trong giới viết trẻ?
Trước hết xin giới thiệu đôi nét về anh: Quê quán: Triệu Phong, Quảng Trị; Tốt nghiệp Khoa Văn- Đại học Khoa học Huế và Học viện Báo chí- Tuyên truyền Hà Nội; thuộc thế hệ 7 X; những tác phẩm đầu tay xuất hiện trên Báo Tiền Phong với bút danh: Phạm Thị Kim Oanh...
02/03/2022 lúc 08:55
Ở
Cố Đô Huế, nhà văn Nhất Lâm đi đâu ai cũng nhận ra bởi anh thường đi xe đạp, đầu trần với mái tóc bạc trắng chấm vai rất ai-ma-tơ. Mái tóc bạch kim óng ánh để trần trong nắng mưa của anh cứ bông bềnh trong gió với nụ cười hưng phấn tuổi thất tuần. Một ngày sau lũ Huế , anh Nhất Lâm hồ hởi đến tặng tôi tập tiểu thuyết “ Đồi không tên” anh viết về cuộc chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ bộ đội, du kích vùng cao A Lưới với bọn Mỹ trên đồi thịt băm –theo cách gọi của lính Mỹ. Anh cho biết để có tiền in sách anh phải vay mượn bạn bè hơn chục triệu đồng. Không biết có thu lại đủ vốn không. Nhưng nhìn cuốn sách dậy mùi mực thơm như mùi sự sống nồng nàn đang phục sinh trên mảnh đất A Lưới khốc liệt một thời. Chỉ riêng chuyện anh đã cất công đi lấy tư liệu mấy tháng trời rồi ngồi thức đêm dựng lại cuộc chiến đấu đó sau 30 năm trời, chứng tỏ tình yêu và trách nhiệm của một người cầm bút thật mãnh liệt.
Anh Nhất Lâm viết báo, làm thơ , viết truyện ngắn, truyện ký.. sôi sục, tâm huyết ! Dường như mấy chục năm làm cán bộ địa chất, làm thanh tra của ngành giao thông cần mẫn , nghĩa là làm công việc của một người cán bộ cách mạng , anh vẫn chưa coi là làm. Về hưu , anh hì hục viết báo để nuôi mẹ già ở quê và nuôi văn , nuôi thơ và nuôi hồn mình. Anh viết ngày viết đêm như chạy thi với tuổi. Năm nay bảy mươi hai rồi còn gì ! Có lần chuyện với tôi anh trầm ngâm :” Còn sống là còn viết, Ngô Minh ạ ! Mình đã bỏ phí nhiều thời gian trai trẻ, tiếc lắm“...
02/03/2022 lúc 08:55
T
rong quan niệm truyền thống, người Việt rất quan tâm đến trang phục: “Hơn nhau tấm áo manh quần/ Cởi ra mình trần ai cũng như ai”, hay: “Người đẹp vì lụa/ Lúa tốt vì phân/ Chân tốt vì hài/ Tai tốt vì hoa”. Thậm chí, họ còn coi trang phục chi phối cả hoạt động giao tiếp và tâm lý giao tiếp: “Quen sợ lòng sợ dạ/ Lạ sợ áo sợ quần”. Chính vì vậy mà trang phục trong lễ hội càng được người ta coi trọng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi tìm ý nghĩa nhân văn trong trang phục truyền thống trên cơ sở cứ liệu văn học Việt Nam 1932- 1945. Tất nhiên muốn tìm được ý nghĩa nhân văn trong trang phục lễ hội truyền thống phải tìm cho được nét đặc trưng riêng của trang phục ấy. Đó là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra trong qúa trình chứng minh các nhà văn Việt Nam giai đoạn 1932- 1945 rất chú ý tới miêu tả phong tục về trang phục...
02/03/2022 lúc 08:55
T
rước hết xin nói ngay để khỏi phiền lòng bạn đọc. Kẻ viết bài này không phải là một nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật chi cả, lại càng non kém trong một lãnh vực khó hơn đó là thi ca. Từ đầu đã khẳng định là không lấy mớ kiến thức tạp nham của mình để làm sáng tỏ hơn về một thi nhân đã bị quên lãng qúa lâu... như cuộc đời, thân phận và những mối quan hệ bạn bè của ông, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Đơn giản tôi chỉ là một người yêu văn thơ và may mắn đang lưu giữ một số bài thơ của ông, mà mỗi khi đọc lại không khỏi rung động và thầm nghĩ mình đang cầm một báu vật trên tay. Người đời lắm lúc cố công đi tìm kiếm để lưu giữ những đồng xu tiền cổ- tất nhiên là không phủ nhận những giá trị vật chất hoặc lịch sử của nó- Thế thì một thi sĩ đã được Hoài Chân- Hoài Thanh từng nhắc tới trong Thi Nhân Việt Nam tất nhiên là không giám trách sự quên lãng của đời người. Vì tuy Hoài Chân- Hoài Thanh có nhắc tới ông nhưng lại không trích dẫn một bài thơ nào của ông cả. Mà đời ông ghi lại “Mà đời tôi là đời của chim ngàn/ Nên sực nghĩ thân mình mà ngán tủi” Trong khi đó tôi lại có may mắn đang có trong tay khoảng chục bài thơ của ông. Nếu cứ giữ như một kỷ vật trong tủ sách của mình để thời gian gần bôi xóa thì thật là một tội lớn. Lại nghĩ trong muôn vàn sự quên lãng của đời người, sao nỡ quên đi một nhà thơ. Cái điều mà với linh cảm của một thi sĩ ông đã viết...
02/03/2022 lúc 08:55
T
ôi đã được đọc thơ Đoàn Mạnh Phương từ mấy tập trước của anh, như Mắt đêm; Câu thơ mặt người; Thơ 4 người... Nhưng tới giờ, khi đọc Ngày rất dài thì cảm nhận của tôi về thơ Đoàn Mạnh Phương đã có phần khác trước.
Không phải là khác về giọng thơ, về sự mới lạ luôn có, hay về những nỗi niềm chất chứa trong thơ mà chính là sự trải nghiệm đến bất ngờ cùng những suy tư dày dạn hơn nhiều và sự thể hiện cũng "Trực diện" hơn...
Gần tám năm rồi - Một khoảng thời gian khá dài, giờ Đoàn Mạnh Phương mới cho ra mắt bạn đọc tập thơ mới. Quả thật, với một nhà thơ có danh, đó là một "khoảng trống" không dễ gì "cảm thông" được trong lòng bạn đọc yêu thơ. Chờ đợi, rồi người ta đâm ra hoài nghi: Có lẽ trong con người Đoàn Mạnh Phương đã mất đi một nhà thơ đích thực rồi chăng? Không phải là không có lý. Bởi trong nhiều năm qua, nhà thơ Đoàn Mạnh Phương còn là một nhà quản lý - Giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Văn hóa - truyền thông - xuất bản với bù đầu công việc. Còn đâu thời gian, còn đâu tâm hồn thư thái, thanh thản để làm thơ nữa?
Vậy mà anh vẫn có thơ, lại là một tập thơ được đánh giá cao, một tập thơ có hồn - Cái hồn của một con người đầy tình cảm và trách nhiệm trước cuộc sống; Cái hồn của một nhà thơ đích thực. Đoàn Mạnh Phương đã mang đến cho bạn đọc và bạn bè anh sự bất ngờ đáng trân trọng!...
02/03/2022 lúc 08:55
P
han Văn Quang - Một dòng thơ lặng lẽ tự nhiên chảy ra từ tình yêu sâu nặng chân thật với quê hương. Một dòng thơ ít biến đổi về mặt hình thức nhưng không hề lạt lẽo giả tạo về tình cảm. Một dòng thơ hiền lành chân chất, man mác buồn trong cấu trúc truyền thống quen thuộc mà sự hoài niệm, theo tôi là âm hưởng chủ đạo của tập thơ mang tên Dấu mùa se lạnh này.
Tôi hình dung, bên chiếc thúng đời, gã ngồi trệt xuống cỏ nhặt ra những hạt thóc thơ, dù lép, dù chắc nhưng đều thấm đẫm nắng gió quê nhà và mồ hôi nước mắt của bao kiếp người cơ khổ. Những hạt thóc thơ của gã chưa qua xay giã giần sàng, phảng phất hương đồng gió nội, rặm rụa xa xót và gần gũi làm sao. Thơ gã - Phan Văn Quang - đáng yêu chính là ở điểm ấy. Thơ như đời, thô mộc, bình dị mà ân nghĩa trước sau.
Như nhiều người làm thơ khác, mẹ - cha luôn là nỗi nhớ thương và yêu dấu của cuộc đời. Về chợ Tỉnh, giữa eo xèo ồn ã cảnh bán mua, Quang vẫn để lòng mình lắng lại với những kỷ niệm cũ xưa và ngẫm suy về mẹ - cha, về cuộc đời:
Chợ chiều quang gánh đừng buông
Đếm bao lưng thúng vô thường nghiêng qua
Con từ máu thịt mẹ cha
Chông chênh giữa chợ bước ra cuộc đời
(Con về chợ Tỉnh)
Mới chỉ mấy chấm phá, những thân phận đã hiện ra, cuộc sống gạo chợ nước sông bấp bênh, chông chênh biết mấy. Và, cái điều hiển nhiên, rất hiển nhiên của loài người thêm lần nữa được trình bày qua thơ của thi sĩ chân đất Phan Văn Quang: không ai chọn trước được cho mình quê hương và mẹ. Ở một hoàn cảnh khác, khi đưa các con về viếng mộ ông bà, Phan văn Quang cũng có những câu thơ đầy lay động:
Chiến tranh ngăn cả lối về
Con sông cách một rẻo quê mẹ nằm
Tính ta già ba chục năm
Từ nay mẹ lại được nằm bên cha
Cháu chưa biết mặt ông bà
Lạy hai phần mộ chia xa lại gần
( Mẹ và Cha)
Hình ảnh quê nhà trong thơ Quang hiện lên bao giờ cũng nét và ngập tràn tình thương mến. Dù nói tới cái buồn, sự khắc khổ, nhưng nó vẫn mang nét Quảng Trị và dấu riêng của người cầm bút:
Đất nẫu lòng chênh dáng mẹ gian nan
Thân chuối úng nghiêng chiều quê lạc gió
Phù sa núi phủ bạc đầu ngọn cỏ
Bàn chân trần nứt nẻ dấu bùn non
Đời làng và khúc sông con
Đêm mờ ảo lay ngọn đèn leo lắt
Chiếc lá - mẩu trăng vàng mẹ nhặt
Ngọn tre buồn lẳng lặng giữa đêm riêng
(Mảnh trăng qua mùa lũ)
Có lẽ, cuộc đời Quang, chông chênh từ chợ bước ra nên hình ảnh chợ quê luôn là nỗi ám ảnh của gã. Hình ảnh chợ xuất hiện với tần suất khá dày trong thơ gã. Đó là một góc quê nhà yêu dấu gắn liền với tuổi thơ, tuổi trẻ. Ai ngờ rằng ẩn trong dáng bộ có vẻ bụi đời của gã là một tâm hồn trong trẻo hồn nhiên:...
02/03/2022 lúc 08:55
C
âu thơ là đơn vị cấu thành cơ bản của tác phẩm thơ. Nói chung câu thơ trùng với dòng thơ (như trong thơ 4, 5, 6,7 ,8 tiếng) chỉ riêng lục bát hai dòng, tự do một dòng nhiều câu hoặc một câu nhiều dòng (như trường hợp bài thơ Tập qua hàngcủa Chế Lan Viên).
Vì thế, có lẽ nên thống nhất quan điểm tính đơn vị câu thơ ở chỗ là ngắt xuống dòng bốn lần như trong tứ tuyệt.
Theo quan điểm trên thì câu thơ là một dòng thơ, là một đơn vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa thơ, đơn vị liên kết trong bài thơ. Theo L.Timôphêep, câu thơ là một đơn vị đơn giản nhất của ngôn ngữ xúc cảm, là đơn vị ngữ điệu độc lập, là hình thức tổ chức ngôn ngữ để bộc lộ tính cách(có lẽ đấy là cái tôi- VVL nhấn mạnh). Câu thơ còn là một đơn vị của lời văn, lời nói nghệ thuật. “Người mang lời nói có giọng nói riêng, nhờ vậy, thế giới bên trong của nhân vật, không chỉ được phát hiện ở ý nghĩa lôgic của lời nói mà còn bộc lộ qua cách nói, cách tổ chức lời nói”. Giọng nói riêng ấy chính là phong cách ở nhà thơ, thường đóng dấu rõ nét trên một thể loại sở trường nào đó.
Trên đại thể, câu thơ hiện đại khác câu thơ truyền thống ở chỗ mang lời nói tự nhiên của đời sống vào thơ. Câu thơ tự do đã chiếm ưu thế với tính năng động , co duỗi tự nhiên, ít lệ thuộc vào vần, câu thơ toàn vần bằng hay toàn vần trắc; hoặc phần lớn là vần bằng, phần lớn là vần trắc, vào hoà thanh và nhịp cố định. Nhịp của thơ là nhịp điệu của tâm hồn.
Các câu thơ mang ý nghĩa triết học hay tổng kết một vấn đề, nêu lên một kinh nghiệm, một bài học, một suy nghĩ sâu sắc, một nhận xét, một quan sát tinh tế, lịch lãm thường là những câu thơ hay của tứ tuyệt, trọn vẹn cả hình thức nghệ thuật: Ngữ điệu, tiết tấu lạ và thuận tai, cách dùng ẩn dụ tinh tế, cách chọn từ công phu. Theo PGS Nguyễn Khắc Phi: “Trong các cuốn từ điển danh cú (những câu thơ hay, những câu văn hay) xuất bản gần đây ở Trung Quốc, những câu thơ tuyệt cú đời Đường thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với các thể tài khác. Nhiều danh cú trích từ tuyệt cú đời Đường đã biến thành câu nói thường ngày thể hiện những chân lý phổ quát của cuộc sống muôn thuở”.
Mỗi bài thơ tứ tuyệt là một chỉnh thể trọn vẹn. “Thể tuyệt cú cũng theo phương hướng khai - thừa - chuyển - hợp của luật thi”. Nghĩa là câu đầu khởi nhập, câu hai chuyển tiếp câu đầu, câu ba chuyển từ đề mục để khởi phát ý mới và câu bốn là hội tụ của ba câu trên nhập lại cùng nhau.
Song xét trong thực tế không bao quát được sự đa dạng trong cấu trúc của thơ tứ tuyệt . Có kiểu bài từng câu có vị trí độc lập (nhất cú nhất tuyệt) tạo nên vẻ đẹp của bức tranh tứ bình. Bài ngũ tuyệt dưới đây có thể xem là khá tiêu biểu cho sự toàn vẹn ấy:
Tháng năm xanh ai đốt
Tàn tro bay trắng đầu
Về quê thăm bạn cũ
Mây bồng bềnh mắt nhau
(Thăm bạn - Nguyễn Ngọc Oánh)
Nhà thơ có cái tài lấy một sợi tóc (một hoán dụ) từ xanh đến bạc mà gói được cái kiếp người ngắn ngủi trong bể dâu thân phận. Bài tứ tuyệt cô đọng trong mỗi chữ mỗi câu mà chất chứa, dồn nén tình người, tình bạn sâu nặng và cảm động.
Song bố cục thường gặp nhất ở một bài tứ tuyệt là theo công thức 2/2. Tuy nhiên, theo khảo sát một số lượng lớn thơ tứ tuyệt đời Đường của của PGS Nguyễn Khắc Phi thì thấy “bố cục hết sức đa dạng: 1/1/1/1, 2/1/1, 1/1/2, 1/3, 3/1”.
Cũng cần thấy rằng đặc điểm thơ tứ tuyệt không chỉ thể hiện qua cách luật (vì nếu xét vậy thì thơ tứ tuyệt hiện đại khó nhận ra trong cấu trúc này).
1. Câu thơ thứ nhất:
Câu thứ nhất là khởihoặc phá - Giữ vị trí khiêm tốn, chỉ là sự mở đề, tạo ra “duyên cớ” để triển khai tứ thơ nhưng thường ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, hàm chứa tình cảm tác giả. GS Phan Ngọc cho rằng: do cái tứ nảy sinh bài thơ tứ tuyệt là chủ yếu nên thường cái câu hay nhất, cái câu phát hiện tứ thơ thường đến trước. Câu ấy thường lùi vào vị trí thứ 3,4 của bài thơ. Câu một hoặc hai chỉ làm cái việc “lắp ghép” cho hợp lý để hoàn thiện bài thơ. Lý thuyết thì như vậy nhưng theo chúng tôi, “vạn sự khởi đầu nan”, vào đề xuôi chèo mát mái được phải tìm giọng. G. Maket, nhà văn lớn của Châu Mỹ La -tinh và của thế giới thú nhận rằng bắt đầu tác phẩmTrăm năm cô đơn rất vất vả vì không tìm được giọng. Nên không thể coi thường thể “thơ cầm tay” (chữ Chế Lan Viên) như tứ tuyệt....
02/03/2022 lúc 08:55
T
húy Sâm lặng lẽ lao động bằng cây bút, chăm chỉ như một nông dân vùng sâu vùng xa trồng dược liệu quý, cần mẫn như con tằm kéo kén và hôm nay có được nén tơ vàng thơm “Cánh sóng miền xa”. Đây là tập bút ký, tùy bút, ghi chép gồm một số tác phẩm đã đăng tải trên các báo, tạp chí và các tuyển tập văn chọn lọc.
Thúy Sâm khiêm tốn nói rằng: Em viết văn không nhằm trải một manh chiếu giữa làng văn cả nước, chỉ viết bằng tình yêu và trách nhiệm. Nay tập hợp lại làm món quà tinh thần nho nhỏ gửi tặng nhân dân tỉnh nhà và những bạn văn thân thiết đó đây.
Đáng trân trọng là bản lĩnh và định hướng của Thúy Sâm. Tất cả những tác phẩm đều tập trung vào đối tượng công - nông - binh, vào cuộc sống lao động sản xuất, dựng xây, tình cảm cách mạng và tình cảm thuần Việt của họ. Giữa bao nhiêu nhốn nháo đi tìm cái khác lạ đến mức kỳ khôi, tác phẩm của Thúy Sâm bám chặt vào cội nguồn: Đất Quảng Trị, người Quảng Trị. Giữa bao nhiêu mưu toan lấy chủ quan của cá nhân làm thước đo thẩm định lại lịch sử đã qua, vĩ nhân đã được tôn vinh, Thúy Sâm vẫn đứng vững và bước đi trên con đường văn hóa văn nghệ của Đảng. Trước khi đặt bút xuống trang giấy đã trả lời được những câu hỏi viết như thế nào? Viết cho ai? Viết để làm gì? Tác phẩm viết ra chứa đựng nội dung trong sáng, rõ ràng quan điểm địch ta, tốt xấu, phải trái, nhìn rõ khó khăn, gian khổ của công cuộc xây dựng nhưng vẫn nhìn thấy phía trước một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.
Thúy Sâm đã từng là lính. Quê Thúy Sâm ở vùng biển Vĩnh Linh. Cái vùng quê ven biển ấy trong chiến tranh đã chịu ba tầng hỏa lực tàn sát của địch, từ trời dội xuống, từ Nam bắn ra, từ biển dội vào. Miền quê ấy đã có biết bao người con ưu tú hy sinh để chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chi viện cho Cồn Cỏ anh hùng đứng vững cho đến ngày chiến thắng. Nay Thuý Sâm cầm bút viết văn, viết báo, mặc áo trắng, áo hoa nhiều sắc màu nhưng trở về với đồng đội tâm hồn bao giờ cũng đậm đà màu xanh của lính. Trở về với đồng đội là trở về với chính mình.
Đó là lý do Thúy Sâm vượt biển ra với những người lính giữ Cồn Cỏ - mảnh đất của Tổ quốc giữa trùng khơi; leo lên đỉnh Ba-rai cao vút lên Cù Bai với những chiến sĩ Biên phòng; tìm đến những chiến sĩ xây dựng đất nước trong thời bình ở những nơi xa xôi, hiểm trở; ghé thăm những cựu binh đào địa đạo Vĩnh Linh và những người trở lại với đời thường xây dựng cuộc sống mới.
Viết về người lính, Thúy Sâm phản ánh những hy sinh gian khổ của họ trong thời chiến và trong thời bình nhưng không dừng lại ở đó. Gian khổ và hy sinh của người lính người nào cũng biết, thời nào cũng biết, nhà văn nào cũng viết. Thúy Sâm chỉ lấy đó làm nền để tôn vinh phẩm chất cao quý của anh Bộ đội Cụ Hồ:Dù thời chiến đầy bom đạn, dù thời bao cấp nhiều thiếu thốn, thời thị trường đầy những đua chen, anh Bộ đội Cụ Hồ vẫn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, vì nhiệm vụ sẵn sàng tạm gác hạnh phúc và quyền lợi riêng tư. Từ trung tá Nguyễn Tấn Trịnh đồn trưởng đồn Cù Bai đến người lính già lái xe Đinh Văn Khả, những người lính trẻ Công Bình, Phan Hồng Chương, Nguyễn Văn Thắng… mỗi người một nét đẹp, mỗi cá tính riêng nhưng tất cả cùng một phẩm chất cách mạng.
Viết về công nông Thúy Sâm không thiên về miêu tả những giọt mồ hôi, gõ búa, gieo trồng, gặt hái… bởi nó cũng “xưa như trái đất”. Tác giả tập trung phát hiện những ý chí vươn lên làm ăn ngày càng no đủ, làm giàu, phát hiện những con người táo bạo và dũng cảm vượt lên hoàn cảnh, tưởng là bình thường mà phi thường, có sức lay trời chuyển đất. ấy là những người nông dân Triệu Phong chỉ một chiếc xe kéo tay dám dời cả làng ra vùng cát, giăng dây chia nhau đất, áp dụng khoa học kỹ thuật trồng lạc, dưa hấu, bắp… và đã thắng lợi. Một vùng cát hàng ngàn héc ta hàng ngàn năm ngủ yên và gây hại bây giờ đã “nở hoa” trở thành vùng sinh thái trù phú và xanh tươi màu hoa trái “hiện rõ lên màu ấm no”.
Họ là những công nhân giữa đại ngàn xanh, chăm chỉ ươm mầm trồng thêm hàng ngàn héc ta bạch đàn, keo… phủ xanh đồi trọc. Họ dám ra đảo xa xây dựng làng mới, huyện đảo. Họ chắt chiu dòng nhựa trắng cho đời… Mỗi con người một vị trí, một công việc khác nhau trở thành nhân vật trong văn Thúy Sâm là con người mới xã hội chủ nghĩa. Là mẫu người của thời hội nhập không thể hòa tan...
02/03/2022 lúc 08:55
C
hiến tranh đã từng cày nát mảnh đất này, mấy chục năm hoà bình vẫn chưa liền sẹo. Bão lụt, nắng hạn, gió cát đã, đang và sẽ còn gây tai hoạ cho mảnh đất này... Nhưng sức sống cứ trồi lên: “Hoa là giấc mơ của Đất. Âm nhạc là khát vọng của Đất” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hồn nhạc Quảng Trị đủ hằn lên năm tháng một cốt cách, một tinh thần của những con người giàu lòng thuỷ chung ân nghĩa, đoàn kết một lòng đối mặt cùng thử thách. Phải chăng, đây chính là những phẩm chất tinh tuý góp phần tạo nên và nuôi dưỡng nhiều hồn nhạc, để đến ngày tỉnh Quảng Trị được lập lại, trở về với tên gọi chính mình, thì những người con sinh ra từ núi cao sông dài của quê hương và bạn bè khắp chốn lại hát tiếp dòng giai điệu sử thi hoành tráng của một Quảng Trị dựng xây ngày mới. Vâng, “Tất nhiên là thế, những gì đã đủ sức mạnh chuyển hoá thành tâm hồn thì không thể tự nó mất đi, mà mãi mãi sinh thành” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Đồng hương Quảng Trị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh viết thư nhắn nhủ Trần Hoàn cố gắng dành thời gian viết bài hát cho tỉnh nhà nhân sự kiện quan trọng đó. Ban Biên tập Báo Quảng Trị cũng đã tìm đến, đề nghị ông viết bài hát để đăng trên số báo đầu tiên. Nhạc sĩ nhận lời và khi chuẩn bị xuất bản số báo thứ 3 thì nhạc sĩ gửi đến toà soạn Báo một bản nhạc ghi ngày 10/7/1989, đó là ca khúc “Quảng Trị yêu thương”. Cùng lúc đó, ông tặng Đài phát thanh Quảng Trị băng thu thanh ca khúc này do NSƯT Ái Xuân thể hiện. Khó có thể nói hết cảm giác rưng rưng khi giai điệu đầy yêu thương và tự hào của bài hát vang lên trong bộn bề gian khó của những ngày đầu tỉnh nhà được lập lại:
“Quảng Trị ơi, quê mẹ của tôi ơi
Chẳng thể nào quên tiếng mẹ ru hời
Rằng không thơm cũng thể hương đàn
Không trong cũng thể nước nguồn Hàn chảy ra”
Quê hương tình sâu nghĩa nặng nên hầu như mỗi lần về thăm quê là ông lại có bài hát mới. Những “Gửi mẹ yêu thương” (Thơ Lê Bá Tạo), “Lang lư Khe Sanh”, “Đẹp lắm cuộc sống Quảng Trị ơi”, “Chào đường Chín xanh”... lần lượt ra đời trong niềm cảm hứng chân thành của người nhạc sĩ tài hoa.
Những ngày cuối năm 1989, Sở VHTT Quảng Trị có mời một đoàn nhạc sĩ từ Hà Nội vào thực tế sáng tác. Và chuyến đi này đã cho ra đời một loạt ca khúc hay, có sức sống lâu bền trong công chúng Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung. Đó là Tân Huyền với “Cỏ non Thành Cổ”, là lời nhắn nhủ chân tình mà mỗi người dân Quảng Trị hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ. Là Thuận Yến với “Nỗi đau và hạnh phúc”, “Người được mang họ Hồ”; là Vũ Thanh với “Quảng Trị mảnh đất ta yêu”, và ước mơ về một thành phố bên sông Hiếu trong “Khát vọng Đông Hà”. Nhạc sĩ Huy Thục thì có “Bản làng mang họ Hồ”, Phú Quang có “Nhịp điệu Quảng Trị”,... Hoàng Sông Hương có “Trở lại Thành Cổ”... Cũng trong thời gian đó, hai nhạc sĩ Quảng Trị có hai bài viết về quê hương mình thật chân thành, da diết, đó là Lê Anh với “Giọng hò thương nhớ”, và Võ Thế Hùng với “Khúc ru Trường Sơn”. Đó là những gì có thể kể ra trong những ngày đầu tỉnh nhà được lập lại.
Thời gian sau, từ hiện thực cuộc sống tái thiết quê hương, bức tranh Quảng Trị đã được vẽ trong những gam màu tươi sáng, mộc mạc, chân thành và rất đỗi yêu thương. Nhạc sĩ Lê Anh làm hẳn một album mang tên “Giọng hò thương nhớ” với hầu hết các sáng tác viết về các địa phương trong tỉnh. Nhạc sĩ Thanh Liêm với album “Hoa cỏ”, trong đó có các ca khúc rất được yêu thích như “Lời ru Akay”, “Về La Ngà”... Trần Tích sau thành công của bài “Mẹ” lại có “Nhịp cầu xuyên Á” phóng khoáng, tự tin, Nhạc sĩ trẻ Xuân Vũ định danh bằng ca khúc “Mồ hôi đá”, sau đó cũng rất thành công với “Bài ca thống nhất”, “Khúc ru rừng thiêng”. Nhạc sĩ Thanh Ngọc sau “Hoa phong ba” lại có một loạt bài ghi dấu ấn trong lòng công chúng như “Mùa trăng”, “Gio linh khúc ru tình”, “Âm vang bên Krông Klang”. Nhạc sĩ Lê Quang Nghệ vẫn trung thành với dòng nhạc dân gian truyền thống, trước lúc đi xa ông cũng kịp để lại cho đời một giai điệu “Về Cam Lộ” da diết ân tình....
02/03/2022 lúc 08:55
A
i cũng có một miền quê thân thương nơi sinh ra và lớn lên ở đó. Cũng có khi đó là cái gốc, là cội nguồn gia đình, gia tộc để từ đó ra đi và trưởng thành.
Trong những năm đánh Mỹ, do hoàn cảnh tạm thời chia cắt, nhiều nhà văn tập kết miền Nam, đã phải xa cách quê nhà. Tưởng hai năm mà đằng đẵng gấp mười lần thế.
Đây cũng là thời nổi lên trong văn học, một dòng thơ văn - tạm gọi là thơ văn đấu tranh thống nhất. Tế Hanh nổi tiếng với Con sông quê hương, Xuân Diệu day dứt một nỗi niềm Nhớ quê Nam trong đó có sông Gò Bồi, có tháp Chàm Bình Định…, còn Tố Hữu có Quê mẹ là tiếng hát của tình thương yêu, tôn vinh người mẹ gắn kết máu thịt với quê hương và cách mạng.
Chế Lan Viên cũng là nhà thơ miền Nam, có quê Nam. Bởi Quảng Trị và Bình Định nằm ở phía bên kia giới tuyến. Thực ra là hai quê hương nhưng tạm ở một miền. Tiểu sử ghi ông sinh ở Cam Lộ, Quảng Trị. Đến năm 1927 gia đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Theo dòng sáng tác, Chế Lan Viên được coi là người viết sớm nhất cho dòng văn học đấu tranh thống nhất: Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952) được in trong Gửi các anh.
Điều đặc biệt với Chế Lan Viên là quê hương sinh thành cũng là vùng quê sáng tác. Nơi đó là dấu ấn sâu đậm cuộc đời mà cũng là mảnh tâm hồn thắm thiết trong đời thơ. Ngay cả ở Hội An, một đô thị cổ, nơi Chế Lan Viên đã có ít tuổi thơ ở đó (sáu, bảy tuổi), mà cũng sâu nặng tình yêu Hội An Chẳng là quê/ Mà là hương khổ thế! (Hội An) "Hương chùa hay hương tóc" đã quyện thành "hương người", "hương quê".
Quảng Trị, Bình Định, hai miền quê hương ruột thịt nổi lên như mảnh hồn thơ sáng láng Chế Lan Viên.
Thực ra Quảng Trị chỉ là quê hương thuở ấu thơ. Nhưng sau này, đây lại là địa bàn hoạt động của chàng thanh niên yêu nước sôi nổi trong kháng chiến. Ở chiến trường Bình Trị Thiên, tính ác liệt lại như tăng gấp bội vì là vùng đất nghèo sỏi đá trong vùng kìm kẹp của kẻ địch. Gửi mẹ trong vùng giặc chiếm (1952) là những giọt nước mắt lặn vào bên trong, nhớ thương bà mẹ đẻ cũng là bà mẹ chiến sĩ. Bài thơ thành thật cảm động khiến người đọc chảy nước mắt.
Nay mẹ bị cầm chân nơi đất giặc
Bốn phía là gươm, bốn bề là sắt
Mẹ mến thương ơi! Con mẹ đây rồi!
Nhưng mắt con không khóc nữa
Chừ có khóc cũng khóc thành ra lửa
Có ngã đau cũng dậy cho mẹ cười
Con sống hiên ngang và nếu chết sẽ nên đời.
Thương mẹ, nhớ quê, hẹn ngày kháng chiến thành công: Con sẽ lại khóc ròng / mẹ sẽ thương hơn....
02/03/2022 lúc 08:55
Đ
ã năm mươn năm kể từ ngày con người mang quyết tâm của cả dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ra đời. Đó không phải là một quãng thời gian quá dài để nói về một câu chuyện lịch sử. Nhưng sau năm mươi năm, từ đường mòn thành đại lộ, huyền thoại Trường Sơn được viết tiếp trong khát vọng mạnh giàu của dân tộc. Và trong đó, một Trường Sơn âm thanh vẫn vang động đất trời.
Sự kỳ vĩ của con đường Trường Sơn huyền thoại, vai trò quan trọng của nó trong sự thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là điều mà ai cũng đã biết. Với âm nhạc, thì chỉ cần nghe tên của những bài hát, đã thấy sự lay động, rạo rực từ trong sâu thẳm tâm hồn như là máu thịt trong ta.
Rất nhiều máu đã đổ dưới mỗi bước chân đi trên lối mòn Trường Sơn đại ngàn, nhưng cũng từ đó, chiến thắng nở hoa để Vũ Trọng Hối phơi phới niềm tin viết nên ca khúc “Đường tôi đi dài theo đất nước”:
“Đời giao liên, bước tôi đi dài theo đất nước.
Đường tôi đi, núi chênh vênh, có mây bay dưới chân giăng thành.
Đời tôi như những con thoi dệt tình yêu quê hương thống nhất.
Đời tôi như cánh chim bay, cánh chim bay một dải Trường Sơn”.
Chưa hết, giai điệu của Vũ Trọng Hối còn tả rất thực cảnh Trường Sơn ngày đó: “Trên con đường ta đi / lũ trào thác xối / muỗi rừng vắt núi / Núi vút thành vách đứng / nắng hè khét đá, rừng khuya mấy lối”, nhưng có hề gì, bởi “ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình” (Bước chân trên dải Trường Sơn).
Năm 1967, “đường dây vận tải 559” đã được nâng cấp thành một binh chủng hợp thành gồm công binh phòng không, giao liên, bộ binh, thông tin và đặc biệt là vận tải dưới sự chị huy của tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên. Hình ảnh những chiếc xe chở hàng, những cô gái thanh niên xung phong phá đá, mở đường, san lấp hố bom để “xe anh qua” đã là niềm cảm hứng mãnh liệt cho các văn nghệ sĩ. Nếu nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi tiếng với bài thơ “Tiểu đội xe không kính” thì nhạc sĩ Tân Huyền lại hào sảng, lạc quan vút lên giai điệu của “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”:
“Những đêm Trường Sơn
Đường biên giới uốn quanh co, mây trời đẹp quá. Vỡ kính rồi trăng tràn cả vào xe”.
Trên con đường Trường Sơn, người chiến sĩ lái xe với “bao chuyến đi về” đã “thuộc từng hố bom, từng ngọn cây vách đá”, dẫu “đạn xé bom rơi, mưa rừng xối xả” vẫn “mang lửa nhiệt tình đi giải phóng quê hương”. Cùng trong dòng cảm xúc này còn có thể kể ra đây các bài “Trên đường tiếp vận” của Hoàng Vân, hay “Bài ca tiếp vận” của Thuận Yến. v.v... đã khái quát hình ảnh anh hùng của người chiến sĩ lái xe, những cô gái thanh niên xung phong trong mưa bom bão đạn vẫn bám trụ mặt đường, thông xe ra tuyền tuyến, bởi đường mòn Hồ Chí Minh không thể bị phá huỷ, nó đã trở thành mạch máu của cuộc chiến tranh giải phóng.
Hai bài hát điển hình viết về những cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn là “Cô gái mở đường” của nhạc sĩ Xuân Giao và bài “Đường Trường Sơn xe anh qua” của nhạc sĩ Văn Dung...
Hiện tại
26°
Mưa
23/04
25° - 27°
Mưa
24/04
24° - 26°
Mưa
25/04
23° - 26°
Mưa