Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truyện ngắn

Hoa hồng mùa Vu Lan

16/08/2022 lúc 10:53

Thấy hiu hiu gió

07/10/2021 lúc 10:07






M





ột chuyến đi cam tâm trong những ngày rét đậm, gió bấc thổi như lá mía cắt vào mặt, và mưa cứ lai rai, lòe nhòe suốt mấy ngày không ngớt. Đấy là chưa nói đến chuyện con đường trục đất đỏ nhão nhoẹt lúc nào cũng có thể đưa cả chiếc xe bốn chỗ ngồi trôi tuột xuống vệ đường, và nếu điều đó xẩy ra thì tôi chỉ còn nước kêu trời.
        Ai cũng can gián tôi thôi đừng đi vì cái lí do lãng xẹt, khánh thành một nhà văn hóa cấp xóm.
Xin nhắc lại là nhà văn hóa cấp xóm chứ không phải cấp thôn. Ngay bản thân tôi khi nhận giấy mời cũng có sự nhầm lẫn. Từ trước tới nay tôi  nhớ là mình đã từng chỉ đạo quy hoạch xây dựng các tụ điểm văn hóa cấp cơ sở là thôn. Trong hệ thống hành chính hiện tại thì thôn được coi là "cánh tay nối dài" của chính quyền xã, là cái điểm chót cùng của cái thân hành chính dài ngoẵng từ Trung ương đến cơ sở. Ngay cả khi đã bước chân vào cái rạp che trước sân ngôi nhà tường gạch, mái tôn rộng chừng 70 mét vuông (chỉ bằng một phòng khách của những ngôi nhà khá giả trong tỉnh lị), tôi hỏi cậu cán bộ xóm là nhà nước có hỗ trợ 50% kinh phí như quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh không, cậu ta nói không, tôi đã rất lấy làm thắc mắc định bụng khi về tỉnh sẽ hỏi lại… Về sau mới nhớ ra, đây là Nhà văn hóa cấp xóm, mà trong đề án xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở trước đây Hội đồng nhân dân phê chuẩn để hỗ trợ đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm là 50-50 chỉ có từ cấp thôn trở lên...

Trận đánh cuối cùng

07/10/2021 lúc 10:07






T





ất cả đều nghĩ rằng, đó là trận đánh cuối cùng, kết thúc hai cuộc kháng chiến kéo dài non ba mươi năm. Đến bảy giờ sáng ngày mai, 28/1/1973, ở miền Bắc, miền Nam bọn trẻ đến trường như thường lệ và nghe cô giáo công bố: Từ hôm nay, hai lăm tháng chạp, bắt đầu kỳ nghỉ tết Quý Sửu. Chúng sẽ a lên sung sướng. Bản tin thời sự sáu giờ sáng của cả hai đài Hà Nội và Sài Gòn sẽ công bố tin sốt dẻo: Một giờ nữa, bảy giờ sáng (đầu giờ thìn) Hiệp định Pari có hiệu lực, súng sẽ không nổ nữa, người sẽ không chết nữa.
Vâng! Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam được thông báo rành rẽ trên các kênh thông tin đại chúng. Tất cả đội viên của đại đội Tăng - Thiết giáp chốt giữ cảng Cửa Việt đều biết, rằng, chỉ mười lăm giờ nữa, ai ngã xuống thì chết hẳn, ai sống sót thì sống mãi. Lúc ấy mọi người đều yên trí là sẽ còn sống lâu lắm. Vì, thực ra, đa số họ, mỗi người mới đội trên đầu có hai mươi cái xuân xanh.
Còn bây giờ là 16 giờ ngày 27/1/1973 trên bãi cát nam Cửa Việt...

Huyết đao

07/10/2021 lúc 10:07






C





huyện kể rằng hơn trăm năm trước ở Động Hương xảy ra trận chiến giữa một cận thần của nhà vua và tên giang hồ khát máu. Một cuộc chiến long trời lở đất mà người đời sau vẫn nhìn thấy dấu vết. Hắn hạ gục cận thần nhà vua và lấy đi số châu báu nơi cận thần trông giữ. Bây giờ đã một trăm năm sau, chuyện đó đã trở thành giai thoại ở miền rừng vào mỗi đêm mưa bên ánh lửa bập bùng. Còn ở miền xuôi, người ta đi lùng sục thanh kiếm của người cận thần đó, thanh Huyết Đao. Đó là thanh báu kiếm mà kẻ khát máu đã bán đi cùng số châu báu đó, nó lưu lạc giữa nhân gian. Cụ thể ở đâu? Ai biết! Biết chắc chết quá vì người ta cũng nói, ai phát hiện ra thanh Huyết Đao là đi đời cả họ. Chỉ khi cầm đao mà không biết đó là đao thì mọi thứ yên bình. Chuyện về thanh đao khi nó rỉ máu nên mới có tên là Huyết Đao. Chuyện về người ăn cam ở Động Hương mà không xin phép thần mới lăn đùng ra chết… Nhiều chuyện lạ lắm! Kể cả người cận vệ của nhà vua, khi chết rồi vẫn đứng trơ trơ. Về sau dân núi Hương kể họ vào trong động và nhìn thấy bộ xương đứng sừng sững. Bây giờ có còn không? Ai biết! Biết chắc chết quá vì người nhìn thấy bộ xương đó mấy ngày sau đã bất đắc kỳ tử. Chết mà như người ta đi ngao du âm phủ chơi vậy nên ai cũng sợ, ai cũng không dám mó men đến động mặc dù ở đó có cả một vườn cam sai quả, cam vua ngọt đến chết người...

Phố cây bàng

07/10/2021 lúc 10:07






N





ằm bên sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị ngày ấy hiền hòa, nhỏ nhắn như bàn tay con gái. Mỗi lần ra đường mọi người đều chào hỏi nhau. Trên những con đường nhỏ có nhiều bóng cây xanh. Chung quanh nhà tôi là hàng cây muối trắng với những chùm hoa nhỏ màu trăng trắng, mùa trái chín, vô số các chú chào mào cổ đỏ về ríu rít, lủng la lủng lẳng bu đầy ăn trái chín, có lẽ không bao giờ có thể gặp lại hình ảnh một rừng chào mào trên cây nhiều đến thế. Khó quên được vì đó là niềm vui của tuổi nhỏ hàng năm chờ đợi mùa chim về, hay tại biết không bao giờ tìm lại được cái cảm giác nao nức ấy, hoặc tự sau này ở các thành phố chim không dám trở về. Xen kẽ, là những hàng cây vông đồng cao vút đầy gai nhọn, trái khô rụng xuống ngày thơ bé làm những bánh xe nhỏ chạy khắp phố thị. Bên sông, hàng phượng vĩ đổ lửa rạo rực như chưa bao giờ đỏ như thế mang theo những mùa hè phẳng lặng yên ả trôi theo dòng sông mùa nước cạn để bọn trẻ nhỏ lội qua sông quậy phá vườn bắp, bãi dưa phía bên kia bờ cát...

Bạn văn

07/10/2021 lúc 10:07

- Ngày mai, mẹ con bà chăn bò để tôi đi công chuyện nha.
Vừa buông bát xuống mâm, chưa kịp cầm tăm thì lão Choẽ dắng vậy. Bà Choẽ đang và dở miếng cơm, tròn mắt:
- Ông đi đâu?
- Lên tỉnh!
- Lên tỉnh? Bà Choẽ nhồm nhoàm hỏi lại.
- Tôi lên hội Văn nghệ có tí việc - Lão Choẽ gật đầu và nói rõ hơn.
- Lên nhận nhuận bút hả ông?
Bà Choẽ mắt sáng lên. Lão Choẽ xạm mặt lại:
- Lâu nay có đếch báo nào in mà nhuận với chả bút.
- Hay nhận đầu tư? Cuối năm là họ hay chia đầu tư lắm. Ông nhanh chân lên mà kiếm lấy mấy triệu về cho mẹ con tôi nhờ.
- Khổ quá! Làm gì đã đầu tư đâu mà đầu tư!
- Hay ông đi nhận giải thưởng? Cuối năm người ta cũng hay chia, hay phát giải thưởng lắm. Mấy bài thơ của ông thể nào cũng được giải. Ông nhớ mang tiền về cho mẹ con tôi đấy. Công khai tài chính nha...


 
 

Muôn nẻo gập ghềnh

07/10/2021 lúc 10:07






T





hế đấy! Mấy anh em nhà em có cái tên ngược hoàn toàn với tính cách. Ông anh họ con bà bác tên là Keo tính tình phóng khoáng. Một chú em tên Nghiêm, nghiêm thì ít mà nghỉ thì nhiều. Còn em là Đông nhưng lại rất xuân.
Gặp anh, em mừng lắm! Bây giờ già rồi la cà quán xá để nói chứ ăn được bao nhiêu. Hôm nay anh đi cả ngày với em, chi phí em lo. Cái chính là bác nghe em kể về đời em và trao đổi đôi chút về thơ. Cuộc sống trong này sôi động khác với cách sống trầm lặng ngoài ta. Ở tổ thơ Xóm Chợ của các bác hàng tháng có uống bia và đọc thơ. Còn trong này vừa uống bia vừa bàn công việc chứ cứ đọc xong mấy bài thì thời cơ đã “Vẫy tay, vẫy tay chào nhau” rồi.
- Hay ta về nhà chú cho nó lành
- Ấy chớ! Khi em “Ôn nghèo, kể khổ” thì con nó bảo: Ba cứ kể chuyện cổ tích làm gì. Có lúc nó lại hỏi: Thơ là phải có vần có điệu phải không ba? Em bảo: Để nghiên cứu, trả lời sau. Con ơi! Bố đã nói thế thì cứ dài cổ mà chờ nhé! Vì trả lời thế nào được hả anh? Và trong mắt của bọn nhỏ thì thơ nào có ích chi? Ấy là tại nó chưa biết nhờ bài thơ của Vương Trọng mà mộ của Nguyễn Du mới được khang trang. Nhờ một bài thơ của tổ thơ Xóm Chợ mà mộ của bà bác em tức là mẹ của anh Keo đấy, mỗi khi lễ tết lại được phủ đầy hoa. Còn cái chuyện sao lại như vậy thì từ từ sẽ rõ...

Cỏ

07/10/2021 lúc 10:07












i ơi…!” - Một tiếng kêu trong vắt vang lên rồi đứt ra nghẽn lại sau tiếng nấc.
Tôi giật mình tỉnh dậy, nước mắt tràn ra từ bao giờ. Hình như tiếng kêu đó vang lên trong một giấc mơ còn mờ ảo tan trong trùng trùng vô thức…
Tôi đã đọc đâu đó, người ta nói rằng: một nửa giấc mơ của bạn sẽ mất đi sau năm phút di chuyển. Bởi thế tôi cố gắng không xê dịch cơ thể, tĩnh lặng trong âm thanh của buổi sáng còn tờ mờ sương, chẳng dám nhìn vào những tán lá động, chỉ để cố nhớ lại giấc mơ kỳ lạ nào vừa đi qua mà làm sự yếu đuối trong tôi bật khóc. Thế nhưng, điều mà khoa học chứng minh kia dường như ngược lại. Tôi hầu như không thể nhớ những giấc mơ của mình khi vừa tỉnh dậy dù cảm giác vẫn còn lưng chừng đâu đó. Có thể vài phút nữa thôi nó sẽ hiện về, hoặc là một lúc nào đó khi ta đang đi hay đang tĩnh lặng vô thức.
Dì Thu trở mình, từng cơn ho dài kéo lên rồi đứt. Dì nằm ngủ ở gian bếp. Căn bệnh thấp khớp vẫn đêm đêm hành hạ dì bao năm nay. Chiếc giường tôi đang nằm là của em trai Thảo. Cậu ấy lấy vợ ở Campuchia, một năm về nhà vài ngày rồi lại đi. Người ta bảo cậu bị bùa mê tình. Năm đó đi làm việc ở Campuchia cậu đã yêu một cô gái người Chăm. Khi có ý định chia tay và trở về nước cô gái đã buộc chặt cậu bằng thứ mà người ta gọi là bùa mê tình khiến năm nào dù có về nhà thăm mẹ thì vài ngày sau cậu cũng tự quay trở lại. Buổi sáng thức dậy không thấy con đâu là dì biết nó đang trên đường trở lại mảnh đất xa xôi ấy. Dì Thu sống cô đơn trong căn nhà lạnh lẽo nhưng dì vẫn phải sống và hy vọng ngày con trai trở về.
Tôi và Thảo cùng uống chung một bầu sữa mẹ. Sinh tôi chưa bao lâu thì mẹ bị mất sữa. Nội nói phải kiếm bằng được sữa mẹ cho tôi. Ba đi khắp nơi tìm người xin cho tôi bú nhờ. Nhà dì Thu ở cách nhà tôi một con sông. Ngày đó ba vẫn chèo thuyền đưa hai mẹ con tôi qua nhà dì Thu. Tôi sống được khỏe mạnh cũng nhờ dòng sữa ấm áp của dì. Nội bảo, công ơn dì Thu không bao giờ được quên. Người lớn còn hứa với nhau sau này cho tôi và Thảo cưới nhau để nối tiếp cái duyên nợ ấy...
 
 

chùm tản văn

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi trở về làng khi mọi người đang tất tả vào mùa, nhìn những thửa ruộng gặt xong còn trơ nguyên gốc rạ, xen lẫn những thửa ruộng trĩu hạt đang chờ bàn tay con người thu hoạch. Ai mà về quê đợt này, nào gặp lúa lúa, rơm rơm quả thật bận rộn.
Tôi còn nhớ như in những lúc ba mẹ chở những đầy chiếc xe lúa về, mấy anh em thích nhất là những bó rơm từ tay ba mẹ vứt ra sau khi đã "nhã" hết những hạt lúa từ chiếc máy tuốt đang quay vòng tròn. Nhìn đống rơm mỗi lúc một to cao hơn, trẻ con như chúng tôi quả khoái chí. Các trò trẻ con tha hồ bày ra, nào chạy nhảy, giẫm đạp để cảm nhận được sự bập bênh, êm dịu; nào lộn nhào để làm sao đống rơm che chở khỏi va đập phải vật cứng... Mặc bị la mắng, mặc cho những "cơn xót" do rơm để lại len vào trong giấc ngủ, có khi mãi chơi mình mẩy rách cả, nhiều vùng ứa đỏ, nhưng đố ai cản trở được nguồn vui nghịch đùa với rơm của lũ trẻ chúng tôi. Cứ thế, tuổi thơ chúng tôi lớn lên từ những vụ mùa, từ những chòi rơm cao ngất mà mỗi đêm chúng tôi cùng chia nhau chơi trò "đánh du kích", không biết mệt mỏi. Kể cũng lạ, trò chơi thót tim đến vậy, mà ai cũng háo hức đợi tối rồi chia thành hai phe "tham chiến", chia ranh giới hai phe rõ ràng. Đợi một lúc mọi người vào chỗ ẩn nấp xong và chỉ định một người hô: 1,2,3 Tiến. Thế là trò chơi bắt đầu. Bên nào bắn trúng tên, địa điểm của những người phe đối lập thì đích danh người đó xem như đã "chết" đành ra đứng đợi mọi người đánh tiếp. Vui nhất là bọn trẻ chúng tôi ẩn nấp trong những đống rơm đã phơi khô tấp vội bên vệ đường chờ xong vụ mùa, để xây thành những "cơn" rơm to nằm chình ỉnh trước mỗi sân nhà ở nông thôn. Cái hay của ẩn nấp trong đống rơm ấy là rất bí mật, lại dễ làm nguỵ trang, nên chỉ cần phe đối lập đi qua là bị chỉ đích danh ngay lập tức. Nhưng ôi thôi, để chịu đựng được một thời gian trong cái đống rơm vừa mới phơi khô ấy thật là một cực hình, nào nóng toát cả mồ hôi, nào là mùi rơm phả vào mặt nồng nặc, nào những con "mát” (quê tôi hay gọi vậy) phá đám gây ngứa cả người. Những trò chơi trẻ con như vậy, nhiều đêm về trằn trọc không ngủ được vì bị mận ngứa, ấy thế mà chúng tôi đêm nào cũng tò te gọi bạn để cùng nhau chơi trò này...

Mùa đông điên biển

07/10/2021 lúc 10:07






C





hị ở cùng chúng tôi. Mọi người thường gọi chị là Út Huệ. Vì chị tên Huệ và là con út trong gia đình. Đó là cách gọi rất phổ biến ở Nam Bộ, tên thường đi kèm với thứ bậc. Đôi khi, do quen thân, hoặc do người đó lớn tuổi hơn mình, mà trong một vài trường hợp, người ta không cần gọi tên nữa, chỉ gọi theo thứ bậc, ví như anh Hai, chị Ba, cô Bảy, má Tám…Trường hợp chị Út Huệ cũng vậy. Vì sống cùng…một nhà, lại thấy chị là bề trên, nên chúng tôi vẫn gọi chị là chị Út.
Nói là bề trên, chứ Út Huệ không hơn tôi mấy tuổi. Con gái Nam Bộ ở tuổi chị, hăm lăm hăm sáu, được coi như là…ế. Ai cũng bảo thế. Tôi không tin chị Huệ lại có thể ế chồng được. Bởi trong mắt tôi, chị vẫn là một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Không những đẹp, mà chị còn là người con gái dịu dàng, hiền thục. Chị thường mặc quần lụa đen với áo bà ba. Đó là thứ trang phục quen thuộc không chỉ riêng chị, mà còn đối với bất cứ người phụ nữ Nam Bộ nào. Áo bà ba cổ tròn, hai bên thân áo thường chít theo đường vòng cung. Chị Út mặc áo bà ba rất đẹp, rất hợp với dáng người mảnh mai của chị. Cái cổ cao, với làn da trắng ngần bao giờ cũng lộ ra sau lần vải. Và nhờ vào đường chít hai bên mà thân hình chị trở nên eo thắt, trông rất duyên dáng. Chị có một mái tóc rất dài, dài đến quá lưng. Mỗi lần chị gội đầu là suối tóc ấy xổ bung ra, ôm gần kín cả tấm thân tròn trịa. Tôi đã mấy lần bất ngờ bắt gặp chị gội đầu trên sông Hậu. Có một chi tiết làm tôi nhớ mãi. Ấy là mỗi khi gội xong, chị hơi thẳng người lên, cho đuôi tóc không còn chạm trên mặt nước. Rồi bất thình lình, chị nghiêng người, hất ngược về đằng sau một cái. Cả mái tóc dày chỉ trong tích tắc đã nằm gọn sau lưng. Cái động tác uyển chuyển mà đẹp như tranh ấy tôi chỉ có thể nhìn thấy trong ráng chiều vàng rực, mỗi khi hoàng hôn về bên bờ sông Hậu. Sau này, vì thường phải đi cùng bộ đội, chui bờ lủi bụi, thấy không tiện, chị Út đã phải cắt bỏ đi một phần mái tóc ấy. Mỗi lần thấy chị trong bộ bà ba lụa là đi ngang qua bãi tập, mấy anh người địa phương thường ghé tai tụi lính trẻ chúng tôi, chỉ chỉ về phía chị: “Kìa, xem kìa, con gái miền Nam cái đít có gân…”. Rồi cười ầm cả lên. Chẳng biết mỗi lần như thế, chị Út có để ý nghe không, chỉ thấy chị hay đỏ mặt và nhìn đi hướng khác...

Tình yêu gửi lại

07/10/2021 lúc 10:07






S





au hai năm anh đi công tác ở nước ngoài đúng lịch hẹn anh trở về. Anh báo tin. Tôi vui mừng nhưng không mấy hào hứng bởi tôi biết cũng chừng ấy thời gian tình cảm mà anh dành cho tôi không còn như ngày nào. Hơn thế sự ngạo mạn trong tôi vẫn lớn hơn cả tình cảm mà tôi dành cho anh. Hay đúng hơn thái độ tự ép mình của tôi không cho phép mình yếu đuối mà phải cứng rắn gai góc.
Tôi và anh xuất thân quá khác nhau. Anh một người đàn ông có đủ mọi thứ cho bao người ước mơ. Anh có một hình thức ngang ngửa với các diễn viên trên phim. Sự lịch lãm dường như là điều làm nên cá tính của anh. Sinh ra trong một gia đình không phải quá giàu có nhưng anh chưa bao giờ phải chịu thiếu thốn về vật chất. Anh thông minh đáng để mọi người ngưỡng mộ. Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành xã hội hiện đại đang cần. Anh trở thành đối tượng cho các công ty đầu ngành săn đón. Bản thân tôi không có nhiều điều may mắn như thế, tôi lặng lẽ nhìn anh sống và mải miết suy nghĩ vì sao người như anh lại thích tôi. Một người có gương mặt buồn chẳng đáng để tâm hay làm ai an lòng. Nhiều lần đặt câu hỏi vì tôi hoài nghi về tình cảm anh dành cho tôi. Anh chỉ cười và tỏ chút bực mình, đơn giản anh thích em thế thôi. Tôi tin vậy nhưng vẫn giữ khoảng cách khi gặp anh. Tôi yêu anh không phải vì những gì mà người ta nói hay thấy, đơn giản bởi bên trong anh vẫn có những điều đáng để tâm chứ không hời hợt. Tôi là người được anh tin cậy chia sẻ những vui buồn hay thất bại trong cuộc sống. Những lúc buồn hay thấy chán nản anh lại uống rượu và gọi điện kể với tôi về mọi thứ. Đôi khi chính sự hoàn hảo đã làm anh cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống. Sự kỳ vọng của gia đình quá lớn nó khiến anh kiệt sức. Anh luôn phải tự ép mình sống thật hoàn hảo không được thích những gì mình muốn hay cần.
Tôi yêu anh từ sự chân thành ấy. Nhưng đôi khi sự nỗ lực làm anh lơ đãng và tôi hoài nghi về tình cảm. Tôi biết sự kiên nhẫn của anh có hạn. Khi tôi liên tục giục anh tìm người thật sự phù hợp với anh.
Mở đầu câu chuyện bao giờ cũng là hỏi thăm sức khỏe, tình hình công việc và kết thúc nặng nề vì thái độ lạnh lùng của tôi cùng lời động viên anh nên tìm một người thật sự hợp với anh...
 

Quả cau nho nhỏ

07/10/2021 lúc 10:07






T





rước cửa nhà Linh mới dọn đến ở ngoại thành có ba cây cau. Tại sao chỉ có ba cây mà không nhiều hơn hay ít hơn? Có lần Linh hỏi ba như vậy và ba Linh nói: chỉ tình cờ thôi, ấy là ba cây cau nhà chú Dũng hàng xóm biếu, mừng nhà mới. Nhà Linh cũng chỉ có ba người: ba Linh, mẹ Linh và Linh, vừa vặn với ba cây cau: cây cao nhất là cây cau ba, tất nhiên rồi; cây cao vừa là cây cau mẹ; còn cây út ít là Linh. Linh tự nhận như vậy và cả nhà ai cũng cho là có lý.
Ba bảo chắc chú Dũng đã có ý định biếu nhà mình ba cây cau từ khi ba mẹ khai móng làm nhà bên cạnh nhà chú nên chú cho đào rãnh quanh gốc cau để cho chúng đâm rễ trước. Khi ba mẹ làm xong nhà thì chú bảo ba Linh định vị trí, đào sẵn hố đánh ba cây cau về trồng. Nhờ thế chúng không héo lá một ngày, mặc dù thân chúng có thót đi một tý ở mấy đốt trên cùng. Ấy là để đánh dấu thời gian khó khăn khi rễ chúng bị xắn, không hút được đủ chất nuôi thân.
Bỗng một chiều đi học về, Linh thấy một tàu lá ở cây cau ba vàng úa. Tưởng cây cau ba bị chết, Linh kêu ầm lên với mẹ, đợi ba đi làm về kéo ba ra sân chỉ cho ba xem. Ba cười bảo: không phải nó chết đâu, nó sắp trổ buồng đấy, con không nhìn thấy bẹ lá đang ấp buồng cau phình ra đấy à. Linh chưa tin lắm, vẫn lo cây cau ba bị chết. Hôm sau, hôm sau nữa cây cau mẹ cũng có tàu lá bị úa vàng. Rồi liền mấy hôm nắng đầu hè, tàu lá vàng của cây cau ba khô đi rất nhanh, thậm chí nó còn gập xuống treo lũng lẵng khiến Linh càng hoảng.
Một chiều đột ngột mưa dông. Ba cây cau bị lay dồn dập, nghiêng ngả, oằn mình chống chọi với gió. Bỗng "phạch" một cái, tàu lá cau khô từ cây cau ba vật mình xuống sân. Linh đứng ở hiên nhà nhìn lên: nơi tàu lá khô vừa dứt khỏi thân lồ lộ một gói bẹ ủ buồng cau như lưỡi mác chĩa lên trời. Ba Linh bảo mùa mưa dông đến rồi, cau sẽ bỏ các tàu lá già rất nhanh để bớt nặng mình, tránh gió lay gãy đổ, nhất là để cởi bỏ cho hoa cau chóng trổ buồng, kịp đậu quả tránh mùa mưa bão. Mẹ cười: chả nhẽ cây cối mà cũng tài thế, cũng biết lo xa. Riêng Linh thì Linh tin lời ba. Con gái thường theo ba mà. Hết cơn mưa, ba Linh dọn cái tàu lá cau ở sân để vứt. Ba hỏi Linh có thích thì ngồi lên cái mo cau để ba kéo ra ngõ. Hồi nhỏ ở quê ba vẫn chơi như vậy. Linh thích lắm nhưng mẹ không cho vì ngõ đang đầy nước, sợ bẩn áo quần...

Mưa đầu mùa

07/10/2021 lúc 10:07






M





ưa đầu mùa ào ạt, những hạt to và dày bạt xuống mái tôn làm cho người nghe mưa khó chịu vì sự ồn ã. Tiếng mưa khơi dậy trong lòng một nỗi buồn cố hữu mà em muốn chôn chặt. Thành phố này vốn dĩ yên bình, lúc mưa càng trở nên vắng vẻ lạnh lùng khi một mình trong căn phòng chưa đầy hai mươi mét vuông với ngổn ngang giấy bút, sách báo của anh. Em không nhớ hết đã bao nhiêu đêm mình ngồi lặng bên song cửa nghe mưa. Ngoài trời, một tấm thảm đen trùm kín các ngọn thông, ở giữa là những cột đèn đường yếu ớt, nhoè nhoẹt mưa phủ lên con dốc vắng, con dốc giờ này chỉ còn lại những rảnh nước tuôn như con rắn bạch khổng lồ đang trườn xuống ngọn núi.
Anh móc bộ quần áo, đôi giày và cả đôi vớ ướt sũng lên giá, nhẹ nhàng mở vòi hoa sen tắm. Anh đang kỳ cọ để xoá dấu vết? Phải, nếu không làm gì có lỗi với em, thì sao anh lại tắm vội vàng như thế? Những nụ hôn, ôm ấp, vuốt ve mơn trớn; những mùi nước hoa nồng nặc, những rượu bia chen nhau chảy xuống cống, và tắc lại nơi miệng ống thoát nước phát tiếng kêu ộc ộc. Em cố ghìm cơn tức giận, ghìm những xót xa ghen tuông đàn bà để khỏi bật thành tiếng tiếng khóc, tiếng la hét thậm chí mắng mỏ. Cơn giận đang chẹn lại nơi cổ họng em, cũng phát tiếng kêu ộc ộc. Anh bước ra khỏi phòng tắm, nhẹ nhàng vào phòng ngủ bật công tắc điện. Ánh điện làm em khó chịu tuy em không mở mắt. Anh vòng tay qua người rồi hôn lên môi em. Em thấy đắng đót, ghê tởm.
-Em ngủ rồi à? Tối nay nấu gì cho anh ăn thế?
Trời! Anh làm em tức chết đi mất, lại còn giả bộ như không. Không phải anh đã cháo phở no nê rồi hay sao mà còn bày đặt hỏi cơm vợ? Anh càng nhẹ nhàng cơn điên trong em càng dữ dội, nhưng em vẫn nằm im thin thít, như đã ngủ say từ lúc nào. Anh lại nhẹ nhàng đi ra bếp, lục tìm cơm nguội. Hành động của anh làm em vừa thấy mình có lỗi khi không quan tâm đến chồng, vừa thấy mình đúng khi nghĩ đến việc anh đang đóng kịch phản bội. Anh diễn đạt lắm, lẽ ra anh nên chọn nghề diễn viên...

Mưa thì lúc nào chẳng ướt

07/10/2021 lúc 10:07






G





ã dắt xe máy ra cổng cơ quan chưa kịp ngồi lên thì trời lắc rắc mưa. Đã cuối thu, mọi năm vào dịp này thời tiết thường hanh heo, se lạnh. Đây là mùa Hà Nội vắng những cơn mưa như tên một ca khúc mà bọn trẻ thường hay hát. Mưa kiểu này chắc lão Trời làm phép thôi, chỉ rải đôi ba hột rồi tạnh ngay đây mà. Gã lẩm bẩm rồi ngồi lên xe, nhấn nút khởi động, vào số, tăng ga. Con xe cũ kỹ của gã xịt khói lao ra cổng hòa vào dòng xe đông đúc ồn ào trên phố.
Trưa nay, gã có cuộc hẹn với nàng, một sinh viên báo chí nhưng ham viết truyện ngắn. Nàng, là cộng tác viên của gã và…biết nói sao nhỉ, hâm mộ gã lắm.Nàng hay đến phòng làm việc của gã, khi thì đưa cái truyện ngắn em vừa viết xong nhờ anh xem hộ, khi thì nhân tiện em đi thư viện quốc gia ghé qua thăm nhà văn nhớn có gì mới không, khi thì chẳng có lý do gì sất, đi đường thấy mấy bông hoa đẹp em mua tặng anh…Muôn vàn lý do để đám đàn bà con gái mượn cớ đến thăm người khác giới mà mình thích hay đang nhằm vào một mục đích bí ẩn gì đấy. Gã thì thừa biết là cô nàng khoái gã, cứ nhìn cách nàng cúi đầu và thỉnh thoảng liếc nhìn trộm gã trong những lần góp ý bài vở cho nàng. Đàn ông hay đàn bà khi đã thích nhau, mê nhau rồi thì có mà giấu được nhất là khi trong phòng chỉ có anh và em.
Tuy đã có vợ có con, hai đứa, nếp tẻ đủ cả nhưng gã vẫn là mục tiêu tấn công của hàng tá phụ nữ phần lớn là mấy ả, mấy nàng đa tình đa cảm đeo đuổi nghề viết văn. Gã là nhà văn thuộc thế hệ sau chiến tranh chống Mỹ, chuyên viết truyện ngắn. Gã là người sát giải. Cuộc thi nào gã không tham dự thì thôi chứ nếu gửi truyện ngắn đến thế nào cũng dính thưởng, không cao thì thấp. Tuy vậy, nhưng người đề cao và xem thường gã xấp xỉ bằng nhau...

Người đàn bà thời a còng

07/10/2021 lúc 10:07

Đi sớm về muộn, điện ở phòng làm việc của Thâm luôn sáng trưng, nhìn vẻ ngoài ai cũng nghĩ cô ta chăm chỉ cần mẫn vì việc công, không hề nghĩ tới riêng tư. Ai đâu biết được rằng trong lòng Thâm đang sục sôi vì uất hận. Suốt vài tháng qua không đêm nào trọn giấc. Cái con Lan chân dài (gọi tắt là Lan dài) đã cướp thô thiển công đầu tư chăm sóc con đường đi lên cửa quan của Thâm bằng tiền và giường...

Người trở về

07/10/2021 lúc 10:07






L





àng Đại hôm nay xôn xao hẳn lên. Dân trong ngõ, ngoài chùa  kháo nhau kéo đến đầy sân, đầy nhà  khi hay tin cha tôi trở về. Họ tụ tập, bàn tán với nhau dưới bóng râm của hàng cây phi lao, bạch đàn trên những con đường đầy sỏi son và cát trắng về sự kiện này. Họ đến vì nhiều lẽ và cũng là để thỏa lòng hiếu kỳ hay sự tò mò nào đó.  Gần bốn mươi năm trước, cha tôi nằm trong đội hình tình nguyện xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước rồi bỗng dưng thất lạc không rõ tung tích. Mẹ lấy ngày đất nước giải phóng làm ngày giỗ cha tôi. Ông mỉm cười sau khung kính phóng lại từ tấm ảnh duy nhất chụp chung với các bạn đồng ngũ cùng lên đường ra trận năm ấy - ngự trên ban thờ gia đình cũng bấy nhiêu năm...
Ngay chính tôi lúc đầu cũng không tin người đàn ông râu quai nón, nói giọng nằng nặng, khê khê, liên tục rít thuốc lào trong nhà kia là cha của mình. Ông hầu như chỉ gật đầu đáp lại những lời chào hỏi của bà con cô bác. Ông ít nói, không hiểu vì chất giọng đầy âm vực thổ ngữ hay vì ông ngại ngần khi phải tiếp xúc với rất nhiều người, cho dù là anh em con cháu trong dòng họ thì với ông cũng vẫn cứ là xa lạ so với những người không dây mơ rễ má nhưng đã gắn bó gần cả cuộc đời ông. Mẹ tôi đi ra, đi vào tíu tít mời chào và đỡ lời khi có người lại gần thăm hỏi cha tôi. Trông mẹ như trẻ ra. Bao năm nay, mẹ cất giấu nụ cười vào trong gan ruột, cứ âm thầm làm lụng nuôi con. Mẹ thường xuyên thắp hương cho cha nhưng hình như trong lòng bà  không tin là cha tôi đã mất vì ngoài tờ giấy báo tử gửi về địa phương thì không có thêm bất cứ thông tin nào về cha tôi từ phía những người trở về. Gia đình tôi vẫn có ý ngóng trông tin tức về ông, vẫn không nguôi hy vọng nhưng cha cứ bặt vô âm tín. Vậy mà, hôm nay cha đã trở về như người về từ thế giới khác...

Coi phim

07/10/2021 lúc 10:07






P





him chi coi mà buồn dữ tợn! Con Hương vừa coi vừa lấy cái mền chặm nước mắt. Nhưng nước mắt vẫn cứ chảy ra, con Hương lại chặm ướt hết một vạt mền. Đến đoạn cao trào thì nó khóc hu hu vọng tới mấy nhà bên xóm. Người ta tưởng mụ Tư mạ con Hương chết rồi mới chạy sang. Nhìn mụ Tư lay lay con Hương ngộ qua chuyện con Hương bất đắc kỳ tử. Nhưng không, không có ai chết hết. Con Hương ngồi dậy nói mạ ơi bộ phim tội quá à. Cả xóm thở hùi, đúng là thần kinh có phần luộm thuộm. Người đang bỏ hàng rổ sắn vừa mới xắt chưa phơi, người đang để thúng lúa vịt đàn xơi tái chạy sang đây xem hai mạ con con Hương duyệt chương trình giọt nước mắt hai thế kỷ. Rứa mới ăn chơi, mới ớn đến tóc gáy nhưng cũng cười hể hả. Nhưng rồi sắn thì phơi sau, vịt ăn hết thúng lúa coi như vịt mềm vịt ú. Tất cả mọi người xoay quanh con Hương hỏi bộ phim tên chi, chiếu kênh mô. Con Hương đáp, kênh đó đó, bộ phim tên chi cháu không nhớ, chỉ thấy buồn dữ tợn nên mới khóc. Thấy thương dữ tợn nên nước mắt cứ rơi. Cũng lâu rồi không khóc kiểu đó, chừ khóc để vệ sinh tâm hồn. Chừ tâm hồn đã sạch khô, muốn điện cảm ơn nhà làm phim nhưng không có số điện thoại.
- Rứa phim kết thúc chưa?
- Dạ chắc chưa, cháu không rõ. Cháu khóc chớ có biết chi mô.
- Kỳ con tập tàng, con mát cà chớn, phim kết thúc mới tận cùng bi thương hay hạnh phúc chớ, coi chưa xong đã khóc. Thôi đi về mấy o.
- Nhưng nó hay thiệt mà.
- Hay răng, kể coi...

Ao làng soi bóng hồn quê

07/10/2021 lúc 10:07






A





o rộng chừng…! Chợt nhớ, cách tính diện tích hình tròn “bán kính nhân bán kính nhân pi”. Nhưng, người làng chẳng học nhiều đến thế: ao rộng chừng mười lăm mét, ấy là ước đoán theo đường kính, từ bên này sang bên kia.
Quê tôi ven tả Kiến Giang. Một ngôi làng dài uốn lượn theo bờ sông, mỏng như lá lúa, phơi giữa cánh đồng quay trở hướng nào cũng gặp gió, gặp nước. Nửa thiên niên kỷ trước, các cụ tổ trên đường nam chinh, nghiêng nghé được vùng địa cát, ngày khải hoàn theo chiếu di dân mà chọn nơi chốn đi “kinh tế mới”. Những dãy nhà kéo từ bờ sông ra cánh đồng như hình xương cá, người quê tôi gọi là trôổng- một âm tiết xưa xắc của tiếng Việt cổ hay có gốc gác từ tiếng chăm (!?) Quanh ao là những cây mưng (lộc vừng) cổ thụ thả hoa dây lòa xòa. Hoa tàn rơi xuống trải thảm trên mặt nước dập dềnh , sóng sánh.
9 giờ sáng, gió Nam từ cánh đồng thổi vào mát rờn rợn. Tôi quăng lưỡi câu về phía gốc mưng phục một con ếch mệ trong hang. Trên ngọn măng vòi, con chim bói cá cũng im lặng chăm chắm chờ một hình cá lượn dưới mặt nước. Mặt ao lặng như tờ. Gió thổi riu riu. Ngọn măng vòi mồ côi đung đưa nhè nhẹ. Con chim bói cá nhìn tôi như…cười cười. Con ếch mệ trong hang vẫn chưachịu mồi. Hai mắt thằng bé mười tuổi ước chừng díu lại. Ngọn măng vòi nhún nhẩỷ, nhún nhẩy rồi bỗng một tia xanh lè vút xuống, chớp sóng, mặt nước xao động. Con chim bói cá đập cánh bay lên với “chiến lợi phẩm” dãy dụa. Tôi choàng tỉnh, giật vội cần câu, sợi cước múa loằng ngoằng, nhẹ tênh. Năm năm một lần, xóm quậy ao, gọi là “ “vậy phôốc”. Ai có nơm dùng nơm, có rớ (vó) dùng rớ, thả sức bắt cá. Nhưng tịnh không thấy tát ao bao giờ- tát ao là phơi đáy, tận diệt, là vỡ gương làng...
 
 

Nghệ nhân làng Đan

07/10/2021 lúc 10:07

 
 






L





àng Đan nằm cạnh sông Cày bao bọc những rặng tre ken dày. Thần hoàng làng là một người chuyên đan sọt nghe nói ngày xưa ông là lính thời nhà Trần dưới trướng của tướng quân Phạm Ngũ Lão học được nghề đan về truyền cho dân làng. Cứ thế đời này sang đời khác nhưng rồi cũng rơi rụng đi. Lớp trẻ không chịu học nghề, cái nghề đòi hỏi tỉ mẩn công phu, chuốt đi chuốt lại rồi nheo nheo, ngắm ngắm, rồi uốn uốn cong cong cho đến tuổi lưng còng vẫn xoay đi nắn lại cái vành rổ, vành rá. Đêm rã rời nhờ có chút rượu giãn xương cốt nằm mới đỡ đau nhức muốn rụng từng lóng xương. Làng Đan bây giờ chỉ còn lại duy nhất một nghệ nhân theo nghề là lão Rổ. Đúng là lão Rổ thật. Khuôn mặt đậu mùa từ khi sinh ra đã để lại chằng chịt những vết sẹo lỗ chỗ. Lão khoái cái tên Rổ vì nghề của lão là đan Rổ. Vợ lão tên là Rá, đây là cô vợ hai. Vợ đầu chết sớm khi chưa có con. Lão thích cô này vì cái tên: Rá! Rổ, Rá cặp lại mà sinh ra một cô gái có khuôn hình dỏng cao nước da trắng hồng như người mẫu. Lão đặt tên con là Tre - Nguyễn Thị Thanh Tre. Tre không chịu, lão bảo: "Mày dáng cao vong vỏng như thân tre ngà thì tao đặt là Thanh Tre, đúng quá còn chê gì nữa".  Tre không chịu đi học vì cứ đến lớp là lũ bạn cứ réo lên: "Ê, ê bọn mày ơi! Cái Thanh Tre nó đến rồi". Thầy giáo làng là người nghiêm lắm luôn có một thanh tre dắt lưng, trò nào lười học là vụt luôn. Lắm đứa lưng cứ nổi con lươn, con chạch nên bọn nó ghép luôn cô bé có cái tên ấy. Mãi sau, có một họa sĩ chuyên vẽ đề tài nông thôn gặp Tre liền nhờ làm người mẫu. Từ đó cái tên Thanh Tre được thay bằng Thanh Trúc và bức tranh "Bé Thanh Trúc" ngồi trên cái ghế tre do ông Rổ đóng đã trở thành bức họa nổi tiếng được đem đi triển lãm quốc tế và bán cho một thương gia nước ngoài...

« 4344454647 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground