Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truyện ngắn

Hoa hồng mùa Vu Lan

16/08/2022 lúc 10:53

Khôn ngoan cũng thể đàn bà

07/10/2021 lúc 10:07






N





han sắc là vốn liếng của đàn bà. Cũng như cái tài là giá trị căn bản của anh đàn ông, nên mới có câu thành ngữ trai tài gái sắc. Tôi nhận ra điều đó trước hết từ cái sự hay chăm chút tỉa tót trang điểm của Nhàng vợ tôi. Nhàng hay chăm chút sửa sang nhan sắc của mình lắm. Nàng vốn có sắc đẹp hơn người. Gái quê ra thành phố đã hơn chục năm nên ở nàng có cả sự tinh khôn của phố phường lẫn vẻ chất phác chân thật của làng quê, nên ở nàng có sự hài hòa giữa nét thanh nhã lịch sự nơi đô thị văn minh và vẻ hồng nhuận hồn nhiên của chốn thôn làng.
Đã đẹp nàng lại càng ra sức làm cho mình đẹp thêm. Cũng giống như đối với đồng tiền. Đã có chín trăm rồi, người ta lại muốn có một nghìn, nên lại tìm đủ mọi cách để làm cho dấn vốn mình sinh nở thêm ra. Điều này khác hẳn với anh nghèo kiết, loại móc túi bẩy ngày không thấy một đồng xu kẽm như cách nói ngoa ngoắt quen thuộc của Nhàng. Nghèo kiết rồi, biết là có dành dụm cũng chẳng mọc mũi sủi tăm được, nên anh ta kiếm được đồng nào là vắt mũi bỏ miệng sạch trơn đồng ấy ngay thôi.
........
 

Tung tinh chuông gió

07/10/2021 lúc 10:07






C





hừng quá nửa đêm, theo thói quen, tôi thức giấc; và khác hẳn mọi lần, trong gõ nhịp buồn buồn đều đặn tiếng tích tắc của đồng hồ tường, đâu như có tiếng chuông gió tung tinh, tung tinh...Nhõm dậy khỏi giường, tôi lắng nghe, đích xác là ngay bên ngoài cửa sổ, chỉ nơi giàn hoa tigon dưới đây thôi. Lạ nhỉ? Ai mang đến đây cái chuông gió? Bố tôi chắc chắn không, các anh chị tôi cũng lâu lắm không về, nhà chỉ hai cha con? Hay có một ai đó tặng tôi, mà lặng im? Mà nếu vậy, thì vào lúc nào, vả lại treo cái chuông gió kia lên đâu dễ, bởi giàn hoa cao, trên trèo xuống, dưới trèo leo đều khó, chính tôi cũng ngại, huống hồ...
Tung tinh... tung tinh...
Tôi nhẹ bước đến bên cửa ..............
 

Giếng xưa

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi nghe rõ tiếng gàu vừa thả xuống giếng và chăm chú nhìn qua hàng rào.
Người Dung hơi cúi xuống, khẽ lắc lư, chắc là đang vung dây cho nước vào gàu. Rồi nó đứng thẳng người, song chẳng hiểu vì sao, không chịu kéo gàu nước lên mà ép chặt đầu dây vào thành giếng, vẻ mặt trầm ngâm, hướng về một nơi nào đó xa xăm, tuồng như ở nơi ấy đang xảy ra một việc gì sôi động lắm, rối rắm lắm, cuốn hút mọi tâm trí của nó.
Mái tóc dài đen mượt phủ xuống đôi bờ vai thon thả. Cơn gió buổi sáng từ cánh đồng bất chợt dạt vào làm những sợi tóc dài của Dung xõa tràn qua khuôn mặt trắng trẻo. Con bé vội vã đưa một tay lên để vén tóc lại. Chắc cơn gió đã kéo nó về với thực tại, với công việc đang làm. Khom người, nó kéo vội gàu nước lên, đổ vào đôi thùng đặt song song ở hai đầu chiếc đòn gánh tre cũ kỹ, nhẵn bóng. Một gàu. Hai gàu. Nước chưa đầy thùng, vậy mà đến gàu thứ ba nó lại rơi vào tình trạng cũ, vẫn ngâm mãi chiếc gàu dưới giếng, thở dài, hướng khuôn mặt đẹp, đầy thánh thiện về phía chân trời đông...........
 

Cánh đồng chiều của mẹ

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi mới về quê ngoại trưa nay. Tháng năm, mới chỉ hơn mười giờ đã thấy nắng chang chang bỏng rát trên Tôi vừa về đầu, lại thêm ngọn gió Lào hầm hập nên cái nắng càng thêm gay gắt, khó chịu. Trên con đường làng ngồn ngộn những chiếc xe trâu, xe công nông chất đầy lúa. Người người ngược xuôi đi về. Ai cũng hối hả, vội vàng như muốn làm cho thật nhanh công việc để mau mau về đến nhà. Tôi nghe từ căn bếp nhà cậu tôi thoảng thơm mùi gạo mới, mùi tiêu hành phi trên mỡ và cả mùi hến nấu canh rau, một món ăn dân dã mà tôi không bao giờ quên được.
Tôi không nhớ chính xác là mình đã về thăm làng Mai quê ngoại cả thảy bao nhiêu lần. Để rồi cứ mỗi lần trở về lại được thưởng thức món ẩm thực quen thuộc, đậm đà hương vị quê kiểng ấy. Vì dẫu sao thì từ ấy đến nay cũng đã thấm thoắt mấy chục năm trôi qua rồi. Và, cũng mấy chục năm trôi qua, dù phải sống xa quê ngoại, nhưng tâm tưởng tôi vẫn luôn luôn hướng về. ............
 

Sương rụng lưng chừng

07/10/2021 lúc 10:07






T





rước đó vài giờ, chị không có ý định sửa soạn cho mình một chuyến đi. Chỉ độc chiếc vali với vài bộ đồ cần cho mùa lạnh. Chị nghĩ đến một nơi nào đó xa xa thành phố bụi bặm này, một vùng đất đủ sự mênh mang và xa cách.
Con tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau. Chị bảo: Em mơ thấy con tàu chạy ngược chiều trên toa tàu ghi những kí hiệu kì lạ. Anh cười: Kí hiệu kì lạ của em chỉ là những con số thôi mà. Rồi chị lại mơ, ai đó bảo những con số ấy nằm ngoài dãy số tự nhiên. Chúng cứ múa may chực rớt khỏi toa tàu. Nếu như vậy thì nó vô nghĩa, em yêu ạ. Anh nói mơ hồ khi cơn buồn ngủ ngập dần. Đó là câu chuyện vu vơ của mười mấy năm về trước.
Anh bảo anh cô đơn. Thằng con lớn hỏi: Mẹ cô đơn không? Chị cười nửa miệng: Cô đơn chẳng để làm gì. Chị đã mất anh bởi một con nhóc học trò. Con nhóc ấy vừa mang vẻ bề ngoài nhí nhố nhưng đôi lúc lại vừa tỏ vẻ chín chắn, trưởng thành. .......
 

Về Gio Mai

07/10/2021 lúc 10:07






T





iếng thức dậy những con gà trống gáy, tiếng chim gù, tiếng nhạc hẹn giờ chiếc điện thoại di động, tiếng rao quà sáng… là âm thanh sống động yên bình một ban mai hé rạng. Ai đó vẫn mơ hồ chìm sâu trong giấc âm no nhàn rỗi giữa bản hòa tấu đa cung bậc các chú gà sốt sắng, chim kêu nhau rên rỉ thiết tha, nhạc hẹn máy mọc… thì đây nhé: tiếng rao quà xô bồ méo uốn tất bật xôn xao: Ai ôi! (Ai xôi?); Bán té! (Bánh tét); Mi dê! (Mì i ê!); Ai háo! (Ai cháo?); Bánh chưng đơi (Bánh chưng đây)… Đường phố thức dậy và bầu không khí náo nhiệt bộn bề của bao nỗi lo toan chỉ dần lắng xuống sau đó chừng hai tiếng đồng hồ.
Như một sự xếp đặt tự nhiên, khi cái ồn ả tất tưởi trôi đi, những giọng rao chới với văng vẵng xa dần, một gánh bún hến chạy rong “chính hãng”. Do Mai xuất hiện. Không tiếng rao mời chèo kéo, không biển hiệu phô bày, gánh bún hến cứ “đến hẹn lại lên”. Khá nhiều các chị các bà hàng phố đang chực chờ. Bến đỗ của gánh ba người khách. Họ, hoặc mang bát mua đưa về nhà, hoặc có người ngồi xơi tại chỗ. Người bán hàng là một cô gái không thể đoán ra tuổi bởi khuôn mặt khô gầy, héo hó đen sạm nắng gió. ........
 

Nạn nhân của lòng nhân ái

07/10/2021 lúc 10:07






C





ái li vỡ làm nhiều mảnh dưới nền gạch hoa. Thị coi lại trên tay, còn năm cái. Thị bước tiếp. Nhiều lần cứ sắp bước vô phòng sếp, là thế nào thị cũng đánh rơi một thứ vật nào đó, nếu không phải chân vấp cầu thang...
- Bố nhắc gì con? - Đôi lần trong lòng thị loé lên câu ấy.
Bố thị và ông Ba là bạn vong niên, cụ thể ông Ba thua ông Nhã chín mười tuổi chi đó. Họ thân nhau trong công việc, trong tính nết, họ giúp nhau vượt qua cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gần đây nhất… Cái mối tình bằng hữu ấy giữ mãi ngay khi một bên đã về vườn còn một bên vẫn oai phong tại vị với một cái ghế kha khá của địa phương. Thị tìm hiểu kĩ, và biết giữa hai người không hề có ràng buộc kinh tế, văn hóa, chính trị nào, chỉ là tình thân chân chính; tức là ông Ba không hề mang chút ơn huệ gì với bố thị cả, kiểu như ông từng được ông Nhã cưu mang, giúp đỡ này kia chẳng hạn. ..
 

Ranh gới mong manh

07/10/2021 lúc 10:07






P





hải trăn trở lắm hắn mới có quyết định trở về Tổ quốc; với một điều ước rằng: chỉ một lần trở về quê hương, lên bàn thờ tổ tiên thắp mấy nén hương cúi đầu tạ tội rồi làm điều gì đó cho gia đình, quê hương dù nhỏ cũng được để sám hối vì những gì mà hắn đã gây ra trong quá khứ rồi muốn ra sao thì ra.
Trong chuyến xe tour hành trình từ Lào về Việt Nam, ngồi cạnh hắn là hai bà người Lào gốc Việt, độ tuổi khoảng lục tuần nhưng còn sung sức lắm, họ vui vẻ nói chuyện liên hồi. Qua câu chuyện hắn được biết: một người ở Huế, còn người kia gốc ở Đà Nẵng, vì chiến tranh gia đình họ buộc phải phiêu bạt sang đất khách quê người. Họ mới tìm được gốc gác, họ hàng chừng khảng năm năm trở lại đây. Dùi chỉ là những thế hệ sinh ra và lớn lên trên đất bạn nhưng khi nói về quê hương giọng của họ nghe sao mà gần gũi, thân thương, tự hào đến vậy. Thế mới biết ông bà ta thường có câu: “Rung rung lá rụng về cội” quả là không sai. .......
 

Niềm ân hận muộn mằn

07/10/2021 lúc 10:07






T





ừ quê chồng tôi, tin báo ra cho biết ngày chuyển mộ mẹ chồng tôi vào khu mộ dòng họ. Chồng tôi đang nằm bệnh viện vì chứng thấp khớp tái phát. Chúng tôi có cớ để không về. Nhưng tôi quyết định đi thay anh, chẳng phải chỉ vì nhìn mắt anh tôi biết anh nghĩ sao. Tự tôi thấy phải về, tôi cần phải về. Ngày bà mất, chúng tôi đã không về kịp trước lúc đưa bà ra huyệt. Tôi làm dâu mà không phải hầu hạ mẹ chồng ngày nào; mỗi lần về quê chồng được mẹ quý như khách. Lần gặp đầu, tôi đã mến mẹ, một người đôn hậu, bao dung. Lòng cảm mến càng giúp tôi hiểu bà qua chồng tôi. Những gì anh kể về quê hương, nhất là về mẹ, truyền cho tôi lòng yêu thương của chính anh. Nói khó tin, tình yêu thương ấy đã một lần góp phần hàn gắn vết rạn giữa chúng tôi, vết rạn có cơ dẫn tới chia li. Có lẽ tôi hiểu về mẹ chẳng kém gì chồng tôi, trước hết những gì liên quan đến anh.
Đỗ Sơ học yếu lược xong, muốn học tiếp tiểu học, chồng tôi ngày ấy phải đến trường huyện cách nhà chừng sáu kilômet. Phải sáng tinh mơ đi, tối mịt về, vì ngày học hai buổi, sáng và chiều, nghỉ thứ năm và chủ nhật. .........
 

Tình đất màu xanh

07/10/2021 lúc 10:07







N





gày chị họ của tôi lên vùng kinh tế mới, tôi đã can ngăn: Mình là dân biển, hiểu con nước ròng, nước lợ, hiểu lưới quét, lưới rùng, con cá mùa trăng, con tôm mùa lũ, còn không làm ăn nên nỗi. Nay lên rừng, chẳng hiểu gì về đất, về cây, làm răng mà sống?
       Tôi không muốn nói rằng: Người ta đủ hai tay, hai chân, hai mắt, chưa hẳn đã làm được gì trên đó. Chị chỉ có một chân, một tay, một mắt, sẽ phát bụi, lăn đá, cuốc đất, đào lỗ, mang vác thế nào được?
       - Người ta đi khá đông, không riêng gì mình chị. Hơn nữa…
       Chị nhìn lên phía núi, nơi ấy như một bức tường đỏ quạch màu máu đọng, dựng dài suốt một dãy miền Tây. Đó là núi trọc, đồi trọc, do chất phát quang, diệt cỏ, làm trụi lá cây rừng, có chứa chất cực độc Đioxin của Mỹ, đã hủy diệt màu xanh của cây rừng. Tôi cũng đã từng lên đó. Vùng đất đỏ Bazan màu mỡ miền Tây của huyện đã bạc màu nhanh chóng. Không còn cây rừng, đất bị nắng đốt, mưa lũ bào mòn, cuốn xói, trở thành vùng đất chết. Ngày không còn nghe tiếng chim hót. Đêm không nghe tiếng thú kêu. Người dân đi qua chiến tranh, lại lún sâu vào thời bao cấp, đói kém. Mọi người không lo nỗi cho mình, còn ai lo cho đồi núi trọc.
     -…
 
 

Quỳnh Hương

07/10/2021 lúc 10:07






M





ỗi lần bước vào quán cà phê ấy lòng em không sao khỏi nhớ. Một nỗi nhớ cồn cào buôn buốt xiết chặt con tim với vết thương chưa lành. Vẫn góc quán đó cùng chiếc ghế chỗ ngồi quen thuộc rất khiêm tốn nơi cuối những hàng cây trong khu vườn. Lối đi lát đầy lá vàng và giàn hoa màu tím nhạt. Anh vẫn bảo đây là vị trí anh thích. Anh từng ước nếu sống trong đời có nhiều thời gian để nghiền ngẫm như thế này về mọi chuyện cần phải nghĩ thì quý biết bao. Đó là lần cuối cùng tôi ngồi cùng anh và không biết có gì là tiền định không vì đó là một buổi tối cuối năm.
Trong làn gió khẽ run rẩy của hơi lạnh bay vởn theo từng cơn mưa phùn lất phất làm ướt tóc người, tôi và anh nghé vào quán cùng lắng nghe bản nhạc mà cả hai đều thích.
Tôi ngồi bên anh lặng nhìn gương mặt với những nét thân thuộc nhưng sao hôm nay thấy anh có vẻ trầm tư hơn. Anh đang nghĩ gì à? Không. Anh nhẹ nhàng đẩy ly nước về phía mình. Em à… 
 

Chim gáy thổ đồng

07/10/2021 lúc 10:07






Q





uê tôi, là nơi có nhiều đền thờ miếu mạo. Mỗi ngôi đền mang một dấu ấn lịch sử của vùng quê như miếu Tiên Công thờ mười bảy vị có công khai sáng ta vùng đảo này. Rồi đền thờ đức Thánh Trần, đền thờ Phạm Ngũ Lão. Người dân quê tôi từ mấy trăm năm về trước cũng không muốn khắc sâu hận thù vào quá khứ nên cả tướng giặc như Phạm Nhan cũng lập đền thờ. Xưa kia mỗi ngôi đền đều rợp bóng cây cổ thụ cao chót vót, cành lá xum xuê là nơi hội tụ của những đàn chim các nơi về làm tổ. Nhưng qua nhiều năm tháng phôi pha, nhất là khi tri thức khoa học đã tiếp cận đến những người dân vùng đảo và sự đi lên của nền kinh tế thị trường thì những cây đa, đề, si, sộp ở các ngôi đền người ta chặt đi mở thêm lò gạch, mở rộng đường làng, xây cất nhà cửa chen lấn ra cả những khu vườn của đền, miếu. Những đàn chim cò, vạc, chào mào, vàng anh, sáo sậu… chúng táo tác gọi nhau chạy loạn di tản đến xóm Chùa ở giữa cánh đồng xa làng mạc tới nửa giờ đường đi bộ. ..
 

Đi qua đồng chiều

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi đánh xe trâu chở anh từ ga Xép về làng.
Tháng năm âm lịch. Cuối vụ gặt. Nước lấp xấp, đồng chiều trơ gốc rạ. Thỉnh thoảng sót lại một vài đám ruộng nhà ai đó chưa gặt, lúa trĩu bông vàng suộm. Tiếng dế nỉ non và tiếng chẫu chuộc nhảy tõm xuống nước. Muồm muỗm, cào cào, châu chấu nhiều vô kể, đậu xúm xít hai bên bờ cỏ, có con xoè áo khoác xanh, áo cánh đỏ làm dáng. Bước chân trâu đánh động những sinh vật nhỏ nhoi của cánh đồng bay rào rào lên thành muôn nghìn chấm nhỏ xù xịt trên không trung. Khói xanh ở gò Mã Giáng ngún thành vệt dài theo chiều gió nam thổi. Bọn trẻ trâu đang vơ rơm rạ khô, bùi nhùi bỏ thêm vào đống lửa đỏ. Mùi khói rơm mới lẫn mùi cào cào, muồm muỗm nướng thơm ngầy ngậy. Anh chỉ về phía đó, hỏi:
- Cô gì ơi! Bọn trẻ làm gì thế?
- Nướng cào cào.
- Người nhà quê hay nhỉ!
Anh cười cười, ngường ngượng. Chẳng biết anh khen hay là chê. Tôi hỏi:
- Anh chưa nhìn thấy cào cào bao giờ à?
- Chưa! Cô gì ơi. Cô chở thuê. Ngày nào cũng đánh xe trâu lên ga à?
- Một tháng đôi ba bận thôi. Tôi phụ thêm cho cha. Sao anh không đi xe ô tô lại ngồi xe trâu chở hàng của tôi?
..........
 

Bức tranh Tùng la hán

07/10/2021 lúc 10:07






G





iữa trưa hè nắng nóng nung đốt, hoạ sỹ Đặng Văn Liêm vẫn miệt mài vẽ tranh. Đã bước sang tuổi bốn mươi lăm, nhưng công việc sáng tác nghệ thuật với anh vẫn hừng hực cháy bỏng tình yêu như sức trẻ tuổi hai mươi.
Tâm nguyện của anh là vẽ thành công đề tài tầm gửi ký sinh, thực hiện bằng được di huấn của thầy anh.
Trở lại chuyện hơn ba mươi năm về trước, khi giáo sư hoạ sỹ Trần Lập sắp qua đời, ông trăn trối dặn lại Đặng Văn Liêm:
 “ - Nếu con thành tâm yêu kính thầy, yêu nghệ thuật, con hãy kế tục sự nghiệp của thầy, vẽ tiếp cho đủ ba mươi sáu bức tranh tầm gửi ký sinh. Sở nguyện của thầy nằm cả trong tay con, con hãy cố gắng đừng phụ niềm tin của thầy. .........
 

Người lính già và chiếc đàn guitar cũ

07/10/2021 lúc 10:07






Đ





êm. Nghĩa trang vắng lặng. Gió thổi trên những tán cây lao xao, như tiếng ai đó thì thầm. Trời không tối mờ mịt như đêm ba mươi, nhưng cũng không sáng vằng vặc như những đêm có ánh trăng rằm. Ánh sáng nhờ nhờ chỉ đủ để nhìn thấy những ngôi mộ nằm ngay ngăn, thẳng hàng và phải đến thật gần, căng to đôi mắt mới có thể đọc được hàng chữ ghi trên những tấm bia…. Đã có rất nhiều đêm như thế, một ông già, mái tóc bạc trắng, vận trên người bộ quân phục màu bạc thếch, tay cầm chiếc đàn guita lỗ chỗ những vết thủng do mảnh đạn găm vào, đã được vá lại cẩn thận bằng gỗ mỏng và băng keo. Ông ôm đàn hát, hát như cho chính ông nghe. Tiếng hát giống như lời tự sự về những năm tháng gian khổ ở chiến trường. Ông bước đi, từ ngôi mộ này sang môi ngộ khác, mặc cho đêm dần về khuya, trời tối sẫm - mặc cho những cơn gió thỉnh thoảng lại ào tới ấn làn áo mỏng vào da ông, lành lạnh. Thấm mệt, ông dừng lại, dựa cây đàn vào thành nấm mộ, khẽ nói:
......
 

Bên Thành Cổ

07/10/2021 lúc 10:07






H





ắn đã một lần gặp anh trong buổi giao lưu khán giả với Đoàn làm phim. Nhưng giáp mặt một cách tình cờ thì phải đến cái lần hắn chở anh trên một cuốc xích lô.
Hôm ấy, nắng cuối ngày hừng lên rồi để tắt, thứ nắng xứ Huế rót mật lên kinh thành cổ màu vàng nâu u hoài buồn muốn khóc. Mây cũng đổ bóng xuống sông Hương, nước ngừng trôi, sông cũng ngừng trôi. Cảm giác thất vọng cộng với không gian trầm mặc tù đọng, bí bách vô cùng. Anh lặng lẽ rời buổi tổng kết lúc nửa chừng. Chán quá! ở cái nước mình dường như hội thảo, đại hội, trại sáng tác văn học, sân khấu, liên hoan phim..., cuộc nào cũng được định lượng là thành công. Mừng vui, hoan hỉ, người ta bắt tay, chúc tụng, khen nịnh không tiếc lời, ngập đầy thỏa mãn..., để rồi lần sau lại... thắng lợi, thành công hơn lần trước.
Tâm trạng tuyệt tình phim chiến tranh luôn ngự trị trong đầu anh. ....
 

Chuyện ở cánh đồng ngô

07/10/2021 lúc 10:07






C





hị lạc về đây với vẻ trinh nguyên của một người con gái, cả cánh đồng ngô cũng đến mùa trổ bông. Hương ngô thơm ngào ngạt, ngọn gió mang hơi nước từ con sông quê mát lành. Chị nằm xuống trên một thảm cỏ xanh, mảnh đất lọt thỏm giữa cánh đồng được che chắn bởi ba gốc cây cổ thụ nên người dân không canh tác. Rồi chị ngủ một giấc ngon lành, những ngày sau chị vẫn nằm ở đó. Người dân nơi đây đưa cho chị những nắm cơm được trích ra từ khẩu phần ăn của gia đình họ và những người đưa cơm không khỏi chậc lưỡi “Trời, con nhà ai mà đẹp đến thế! Chỉ tiếc rằng điên”.
Nhưng những người đàn ông trong xóm mới thật sự điên với lòng mình. Ngày ngày, họ cố đi ngang qua con đường ấy để nhìn chị, để được một chút phiêu du trong thế giới hôn nhân đầy rêu phong một thủa. Đêm về, họ nằm hững hờ trên chiếc giường thân quen mà nghe gió xào xạc từ cánh đồng ngô thổi vào lồng ngực. Rồi một người đàn ông, hai người đàn ông đến đó nhưng họ không đủ dục tính để biến chị thành đàn bà. Bởi đôi mắt ấy chứa một niềm thánh thiện, một sự yêu thương đánh chìm cả bản năng xác thịt của họ. Những người đàn ông thất thểu ra về vào mỗi sớm mai để rồi những người đàn bà hỏi “đêm qua ông ở đâu?” thì chắc rằng các ông ậm ờ như người mất vía. Và tiếp sau đó mà một ngày dài không nói mặc cho những bà vợ khóc than. Chỉ khi lập đàn khấn, các ông mới mở khẩu: “Tội! Mất vía mà mình nghi oan cho mấy ông, tưởng là lạc vào cánh đồng ngô…” Nhưng những người đàn ông biết, cần có sự im lặng trong một khoảng thời gian nếu không bịa ra được chuyện gì hay ho hơn đổ tội cho thần cướp vía. Sau một đêm sâu thăm thẳm, họ trắng mắt nhìn cánh đồng ngô mà nghe những hương sắc thơm ngầy ngậy, nghe gió thả ra mênh mang, nghe bàn tay năm ngón không đủ sức để chạm ngỏ cõi hồng hoang. Nghe lòng như vừa bước ra khỏi cửa phật lại gặp cây bồ đề đứng chắn. Lá vàng rơi khắp nẻo.
Nhưng không phải mùa thu…
Đêm tháng ba, những bắp ngô bây giờ đã thôi ngậm sữa. Cả cánh đồng ú mềm bởi những sinh sôi đã đến thì no hạt. Hắn bước đi trong ướt đẫm sương đêm. Cũng như những người đàn ông ở xóm này, hắn bước đến chỗ chị rồi ở lại đó. Đêm, tiếng dế đồng gọi bạn. Vầng trăng sáng đủ để hắn nhìn thấy một người con gái phủ một lớp sương và bên dưới lớp sương lộ ra thân hình trắng nõn. Hắn nhìn thấy, rồi vầng trăng chạy tuốt vào trong đám mây nhường chỗ cho một thân hình lực lưỡng. Hắn đổ ụp lên người chị, những ngón tay của họ đan vào nhau. Chị đón nhận tình yêu ở hắn từ từ, không phải những giằng xé từ một chuyến đi nhờ xe tải đường dài. Ba thằng đàn ông đầy thú tính muốn nuốt chị, chị lao xuống đường để thoát thân và bọn hắn tưởng rằng chị chết. Mà chị cũng đã từng chết đấy thôi, bao nhiêu năm giờ mới ý thức được rằng mình có tên trên dòng đời xuôi ngược.
Hắn cũng nghe mình trở thành người đàn ông khi gửi tình yêu vào người chị. Bây giờ hắn nghe như mình từng có gia đình, có những yêu thương, có men say không phải của những ngày chìm trong men rượu. Của bố, của mẹ và sau đó là của hắn. Bố mẹ hắn chia tay, hắn bị dạt ra xa cái bến bờ hạnh phúc. Không ai muốn nuôi hắn, vì cấn dì dượng. Từ thành phố, hắn lạc về cái miền quê heo hút. Năm lên 18 tuổi hắn bắt đầu say. Cái ngày hắn đi có mưa, nhưng được hơn mươi phút thì trời nắng. Thằng con trai 14 tuổi hắn cười khà khà “Trời điên hèn chi người cũng điên! Ba mẹ đang sống bên nhau, đùng một cái hai người chia tay rồi dẫn hai người lạ mặt về. Chỉ tích tắc như ông trời cao ngạo”. Hắn có vai trò gì trong gia đình hắn?..
 
 
 

Anh còn nợ em

07/10/2021 lúc 10:07






B





ao năm rồi tôi mới đặt chân đến nơi này. Nói đúng hơn năm nào tôi cũng đến nhưng chỉ đến duy nhất một “ngôi nhà”, nơi có em tôi. Còn tham quan xứ sở mà có một thời tôi đã gắn bó thì lại quên bẵng. Ngày đó, tôi yêu nơi này lắm, yêu cánh đồng lúa bạt ngàn, yêu những bóng tre xanh mát, yêu con sông quê bên lở bên bồi, yêu những bãi dưa, ruộng ngô dài tít tắp được dòng phù sa nuôi dưỡng, yêu những người nông dân “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, yêu những đồng nghiệp năng nổ, nhiệt tình. Hằng năm, tôi cứ đến từ một nơi và đi cũng từ một nơi, như một quán tính đã được lập trình sẵn. Lần này là ngoại lệ, tôi muốn đi dạo, hình như điều mà một con người không thể bỏ được đó là suy nghĩ, mỗi lần dạo bộ và không suy nghĩ là niềm vui bất tận của từng tế bào trên cơ thể tôi. Tôi đang thả lỏng mình, dạo bộ trên bờ hồ, ngồi nhìn những chùm bằng lăng tím thẫm chợt thấy nao lòng…
Ngày đó, tôi là hiệu phó một trường trung học, em là một cô giáo mới về trường. Về dạy được một tuần, tôi liền đưa lịch dự giờ. Tôi nghĩ bụng: “Một cô tiểu thư với vẻ đẹp đài các, kiêu sa thì chắc đi dạy cũng chỉ là một hình thức chưng diện”. Thế nhưng tôi và cả tổ bộ môn đã ngạc nhiên trước phong thái sư phạm chuẩn mực của em, thao tác rất nhuần nhuyễn, cứ như một giáo viên có thâm niên, kiến thức chuyên môn vững vàng và có một điều đặc biệt là em làm chủ được tiết dạy, không bị học sinh cuốn, tiết học trôi qua nhẹ nhàng và em đã xử lí các tình huống sư phạm rất nghệ thuật.
Chỉ sau một năm công tác, tôi mạnh dạn đưa em đi Hội giảng huyện. Với số điểm cao nhất đợt hội giảng đó, em được chọn đi Hội giảng tỉnh. Tiết Văn của em- “ Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương - một văn bản thơ Đường không dễ dạy nhưng em đã được xếp loại xuất sắc. Sau bao nhiêu nỗ lực và phấn đấu, em đã được Hiệu trưởng bổ nhiệm làm Tổ trưởng chuyên môn trong khi tuổi còn quá trẻ.
Em còn được đưa vào tổ chuyên viên Văn của Phòng giáo dục trong khi tuổi đời còn thua tuổi nghề của nhiều đồng nghiệp. Em rất thẳng tính, mỗi khi đi thanh tra chéo, em góp ý thẳng thắng với mong muốn họ sẽ tiếp thu và tiến bộ chứ không có ý là “bới lông tìm vết” để trù dập. Nhiều lúc, trường này nhìn trường kia nên còn nể nhau nhưng em không màng chuyện đó. Hay thì khen và học hỏi, sai thì góp ý thẳng thắng và đưa ra cách khắc phục. Một anh trong Phòng giáo dục gặp tôi, lắc đầu:
- “Lính” anh giỏi thiệt nhưng thẳng tính quá, đáng lẽ làm giám khảo Hội giảng huyện nhưng bộc trực kiểu này chỉ phù hợp đi thanh tra. Khi thanh tra nên chỉ ra cái sai, người ta sẽ sợ mà lo sửa, còn Hội giảng, sai nói sai, đúng nói đúng thì mấy ai đạt.
Có một năm, trường tôi được thanh tra toàn diện, các đồng nghiệp trách móc:
- Bữa em đi thanh tra, em trù dập người ta, bữa nay tới người ta trù dập mình. Em thì không sao rồi, chỉ tội cho mấy anh chị em trong tổ Văn của em.
- “Cây ngay không sợ chết đứng”. Em cười rất vô tư.
Thanh tra về, rất nhẹ nhàng, đưa lich dự giờ cả tuần, không có tên em, em gặp chị giáo viên là thanh tra thắc mắc:
- Chiều mai em có tiết? Sao chị không dự?
- Em cứ dạy đi nha, chiều mai chị bận rồi.
Chiều đó em cũng dạy bình thường, vì tiết đôi nên em không ra khỏi lớp, trống tiết ngồi giữ máy (em hay dạy giáo án điện tử dù không dự giờ). Trống vào tiết, tự dưng cả lớp đứng dậy. Em ngạc nhiên “Ủa, mình ngồi trong lớp sao các em lại chào?”. Ngước lên, nhìn thấy cô thanh tra bước vào lớp, em ngỡ ngàng nhưng vẫn thực hiện tiết dạy như đã thiết kế. Mặc dù bị động nhưng tiết dạy của em vẫn được xếp loại giỏi. Sau khi góp ý, cô thanh tra nói:...
 
 

 

« 4445464748 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground