Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 19/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truyện ngắn

Hoa hồng mùa Vu Lan

16/08/2022 lúc 10:53

Mê cờ

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi có người hàng xóm mê đánh cờ. Lão bảo: Phải coi đây là chiến trường vì nó có đủ: Sông ngòi, quân tướng, xe pháo, ngựa voi. Bởi vậy không nên để trong nhà mà phải mang ra đầu ngõ, nơi có bóng râm, gió lộng. Dù pháo nổ ầm ầm, vó ngựa khua chan chát, quân lính reo hò ầm ĩ thì cũng không ảnh hưởng đến ai.
Thế là chiều nào cái ngõ của xóm tôi cũng đều tấp nập đông vui. Thực ra trong thôn cũng có mấy bàn cờ nhưng thua xa bàn cờ của lão. Lão kể về lai lịch của nó: Ngày kháng chiến chống Pháp lão là Vệ quốc quân. Lão làm y tá, chức vụ tiểu đổi trưởng. Đơn vị lão đóng quân tại một vùng dân tộc Mường ở Thanh Hóa. Ngôi nhà sàn của trưởng bản rộng rãi. Đàn bà ngủ trong buồng. Đàn ông và lính tráng nằm trên sàn rồi kéo chăn trùm kín đầu mà ngủ. Một đêm sau phiên gác lão lên sàn gọi người thay ca. Lão gãi gãi vào một cái đầu bù xù:
- Dậy! Dậy!
- Sao lại phải dậy?
- Dậy đi gác
- Sao lại phải gác?
- Ơ! Đồng chí này lạ nhỉ? Đồng chí tên gì?
- Tôi tên là ông chủ...

Những mùa hoa muống biển

07/10/2021 lúc 10:07






B





a người ngồi khá lâu trước các vạt muống biển đang ra hoa mùa này từ lúc bóng nắng đổ trên ngọn dương đến lúc bóng nắng chếch dần sang doi cát áp biển. Từ lúc có một màu tím rực như dải thảm miên man hoa nở đến lúc những nụ hoa bắt đầu úp cánh với màu trắng đặc trưng của nó khi dần về đêm. Tháng 5 mùa này, hoa đã nở để đón những đợt gió nồm nam đi ngang, đi dọc nơi vùng đất có nhiều doi cát chạy dài đến sát chân núi Đá Bia với những cụm đá lô nhô cao thấp mọc tràn loại cây dủ dẻ cùng gai mắt mèo đan dày ngút ngát.
- Uống nghe Xuân. Người đàn ông có mái tóc bạc nhất trong ba người đang nghiêng chai rót rượu ra ly cho người đối diện.
- Lại vào mùa hoa muống biển, lại về với một ngày... Người đàn ông tên Xuân lẩm bẩm rồi với tay vào ly rượu và ngửa nhẹ cổ.
- Uống nghe Nam và rót cho Lâm.
Đó là kiểu uống đặc trưng của người miền này, cứ xoay vòng khắp lượt như gió nồm nam đổ từ biển vào, cuộn tròn đập qua mũi Điện rồi thốc tháo quay ngược sang Vũng Rô cuốn tung bụi cát vừa ngột ngạt oi nồng, vừa hanh hao rát bỏng. Gió cứ đến và đi, hoa muống biển cứ mùa gọi mùa qua bao tháng năm đổ xuống dãy Thạch Bi Sơn.
- Ngày mai đến thăm Hiên trước há…-Xuân bảo hai người...

Đức Vua... cũng sợ vợ

07/10/2021 lúc 10:07







N





goài phố, trong lốt áo Viên ngoại, Ngài đã tuyên bố: “… ta cũng không sợ vợ”. Chiều về đức Vua còn nghĩ như vậy. Nhưng chính lời tuyên bố: “ta cũng không sợ vợ” của Ngài đã dội lên chính tâm thức của Ngài gây nên một cuộc tự rà soát lại các khả năng: Phản ứng; Kiềm chế; và Thụ động… Các tình huống từng đối mặt, các hình thái xử lý… cuối cùng Ngài đã nghi ngờ chính điều đã tuyên bố.
Khi vừa bãi triều, Ngài hồ hởi bước và cung Tam phi, tìm sự thoải mái bình yên bên người phi đẹp như tiên nữ để mong tạm quên đi, tạm lắng dịu những giây phút căng thẳng trước bao nhọc nhằn của công việc triều ca, trước các quan Đại thần, trước các bản tấu. Ngài ao ước nhận từ bàn tay ngọc nữ của Tam phi chén rượu ngọt hương tình ái, tràn đầy, rơi vải xuống mặt hồ, từng gợn sóng xua đuổi lẫn nhau như cuộc đuổi bắt của thèm muốn, của khát khao rung lên rưng rức nhiều cung bậc, rộn ràng ngân lên, dội lên, trào lên niềm xúc cảm ngây ngây, vừa dạt dào, vừa dịu êm, vừa hỗn độn… Ngài cảm nhận cánh bướm cợt đùa bên hoa làm xao động lên làn da rân rân hột ốc…

Hai mặt

07/10/2021 lúc 10:07






M





ắt trắng dã thôi miên. Nanh trắng hếu đe doạ. Trời trồng người đàn bà dưới ánh trăng xanh mờ ảo. Đầu tiên là những sợi sắt cong vẹo, rồi cái lỗ trống hoác hiện ra, lệnh từ não truyền liên tục nhưng chân vẫn bất tuân, bất động. Bỗng một vệt tối sầm như trời sập. Con báo hất ngã ngửa người đàn bà thân không manh vải. Khối đen đè tấm thân trắng nõn. Nanh phập phập vào mặt nạn nhân. Bập! Rựp! Âm thanh lạnh toát xương sống ấy phát ra chính là cái kết thúc ghê rợn mà con báo dành cho người đàn bà, nó đã đớp phát tợp hết khuôn mặt. Mi rậm cong, mũi dọc dừa, đoá hoa môi luôn mang nụ cười hàm tiếu… phút chốc chỉ còn vốc thịt lẫn máu đỏ lòm. Người không còn mặt dồn sức tàn vồng nẫy lần cuối rồi cái đầu máu ngoẹo qua. Máu phun xì xì như vòi nước nén để tưới phong lan, những vòi máu phì phì yếu dần, yếu dần, vũng máu dày lên, duềnh lên, lan ra, lan ra…  
Nhận chức hạt trưởng mới được nửa năm, Tuân đột ngột trở thành một con người hoàn toàn khác lạ, từ tính cách, lời ăn tiếng nói, thái độ hành xử như người nhà trời... Và khác lạ hơn hết là Tuân cho xây thành lũy dày cao bọc quanh vườn nhà mới, ngôi nhà mà Tuân vừa tạo cho vợ bé và người mẹ già đã lú lẩn của mình. Trên toàn bộ mặt tường, Tuân cho làm lồng sắt phủ kín, chỉ thiếu cái hào sâu bên trong giống y lũy thành căn cứ địa xưa, nhưng lính tuần bên trên được thay bằng một thứ khủng khiếp hơn cả lính tuần của bất cứ thời đại nào. Một buổi sáng, người ta nghe từ chiếc lồng sắt ấy mấy tiếng kêu lảnh lói, dân làng ngước cổ, không ai tin vào mắt mình nữa: Một con báo gấm hai mặt dị kì, hai miệng, hai mũi, hai mắt, bốn cặp nanh, thân hình dài hơn thước đang trườn thoăn thoắt trên lũy thành. Con báo thấy người dừng lại, nhìn. Kinh hoàng, người người im thin thít, chết đứng, biết là trong lồng sắt nhưng với con báo hai mặt đó, những sợi sắt tám đan dày trên tường chỉ là những sợi cước mỏng manh. Điếng. Lặng. Vì đi từ hướng nào, đi đến đâu họ cũng thấy mấy con mắt trắng hếu của con báo hai mặt nhìn chằm chằm vào mình, họ ù té chạy bỏ cả gùi, bỏ cả rựa. (Nghe đâu con báo đột biến gien đó là do kiểm lâm bắt được của bọn buôn thú rừng, nhưng Tuân đã giữ lại nuôi)...

vọng phu làng cát

07/10/2021 lúc 10:07






M





ạ nói, thằng Văn đi như thế cũng đã được sáu năm rồi, tình nghĩa con dành cho nó mạ thấy không mấy ai bằng, bây chừ có người nào thương yêu thì con cứ nhận lời đi...
Mưa không nói như mạ mà vẫn ngậm ngùi buồn thương, dăng dăng từ cửa sông Linh vào, trắng xóa. Biển, gần thôi, ầm ào sóng dội dưới bầu trời chưa được thắp sáng. Màu trắng của mưa, màu trắng của cát và có lẽ cả màu trắng của những ngọn sóng vỗ bờ nữa đang hòa trộn vào nhau, nao nao trắng, trong nỗi thổn thức của người góa phụ tuổi ba mươi.
Dạ, mạ cứ để từ từ cho con nghĩ, bên con đã có mạ, có thằng Hiếu và cả chồng con nữa...cũng ấm áp lắm rồi. Con chẳng muốn gì hơn, chỉ thương mạ ngày một già yếu thêm, thằng Hiếu mồ côi cha sớm quá. Trà từ tốn trả lời mạ rồi bước đến bàn thờ thắp mấy nén hương cho người đã khuất. Người trong ảnh thờ là một thiếu úy hải quân có  khuôn mặt hiền từ, nở nụ cười nhỏn nhoẻn. Trần Văn. Đôi mắt anh như muốn nói với Trà một điều gì đấy, chân chất và trìu mến như từng đã chân chất và trìu mến với người vợ trẻ của mình...

Con chữ quay về

07/10/2021 lúc 10:07








T





ôi không ưa tính cách của người phụ nữ ấy nhưng hoàn cảnh buộc tôi phải cắp cặp đi theo. 
Tôi - một nhà văn được đào tạo hẳn hoi ở trường viết văn Nguyễn Du, một thời vang bóng, có nhiều truyện, nhiều thơ, nhiều bài báo góc cạnh. Không hiểu sao mấy năm gần đây chữ nghĩa bỏ tôi chạy mất dép. Tôi chán đời, chán cả bản thân. Ôi, cái ngiệp văn chương, không buồn, không vui, không cả lòng trắc ẩn làm sao có tác phẩm?             
Sáng nào cũng vậy, 7 giờ sáng mọi người phải có mặt ở cơ quan để đọc báo, chấm công rồi ai về phòng nấy. 9 giờ sáng, không ai bảo ai tất cả đều lục tục ra bàn uống trà. Đây là lúc cao điểm của mọi ý tưởng.  
Cơ quan tôi thuộc dạng lấy thu bù chi. Thu chủ yếu là tờ báo. Mỗi tháng một kỳ, tiền thu về không đủ để trang trải. Đồng tiền nhuận bút còm cõi đến mức cộng tác viên chán viết, tờ báo ngày càng vắng bóng cây đa cây đề. Tội nghiệp nhất là bộ phận phát hành, đôi khi như đi ăn xin. Những giám đốc thân thiết với cơ quan chúng tôi thì dễ dàng, nhưng với những nơi khác được họ đặt mua báo thuờng xuyên bộ phận phát hành phải tốn bao công sức. Tội nghiệp cô Hoa, mỗi lần xong việc, cô ấy về mồm cứ ngoai đi ngoai lại đến chục lần ”Em phải thể dục không thì sái cả mồm. Các anh, các chị có cách gì không chứ đi phát hành kiểu này em không còn sức nhai cơm được nữa”....

Thi nhân

07/10/2021 lúc 10:07






B





à chủ quầy sách béo phục phịch. Nếu bà ngồi, người ta sẽ tưởng bà không thể đứng được, càng không thể đi được vì chính sức nặng của bà. Không thèm nhìn khách, bà vừa lục lọi cái gì đó dưới hộc bàn, hỏi trống không:
- Bán sách?
Người đàn ông đứng ngoài quầy, đối diện bà, có một cơ thể đối lập: Gầy nhẵng. Đầu dài. Thân dài. Tay chân dài. Rất có thể người ta nghĩ rằng anh  thuộc loại “Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”, khó tin rằng anh là một thợ nề. Nghe hỏi: “Bán sách?” anh ngạc nhiên. Anh đã nói gì đâu? Túi sách nặng, kè kè bên hông, sách chưa lôi ra khỏi bao.
Dạ!
Thơ?
Dạ, thơ!
Lại thơ. Nhà thơ làm thơ. Nhạc sĩ, họa sĩ làm thơ. Nông dân làm thơ. Bà bán nước mắm, chị bán thịt heo làm thơ. Người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Thơ đầy trời đầy đất. Chẳng ai mua, chẳng ai đọc...

Thực hay mơ?

07/10/2021 lúc 10:07






D





ù người người thường đóng cửa bảo nhau: cha mẹ sinh con trời sinh tính, tâm tình nàng lại có phần tương đồng với cái tên bố mẹ gửi trao: Mơ. Quả vậy, từ nhỏ đến lớn, nàng vốn dĩ đã yêu mơ mộng.
Ngày bé, nàng nghĩ ra những người bạn nhỏ, sống riêng trong thế giới của mình. Từ chú gấu Misa chuyên rơm rớm nước mắt nếu không được thường xuyên quan tâm ẵm bồng cho đến cô bạn thân – chẳng bao giờ lớn lên – Mị.
Mãi đến khi gia đình chuyển nhà, nàng buồn bã khóc lóc mãi cả nhà mới vỡ lẽ ra làm gì có cô bé hàng xóm nào tên Mị trong lời kể của con gái suốt ngày qua bên nhà cùng nhau chơi trò búp bê.
Tuổi biết yêu biết nhớ, giấc mộng về một chàng hoàng tử ghé thăm nàng đều đặn. Mỗi sáng hễ mở mắt ra thì chàng biến mất. Cả ngày nàng tiu nghỉu, bồn chồn. Nàng mong thời gian trôi mau mau, đêm nhanh nhanh ghé đến để khuya về nàng lại thiếp đi trong cơn mơ có chàng lần nữa. Trong giấc mơ ấy nàng là công chúa Mộng Mơ, sánh vai cùng chàng hoàng tử của vương quốc Ảo Ảnh.
Sau cùng nàng gặp anh, không phải trong mơ mà qua lời giới thiệu của người họ hàng. Anh tên Thực, cái tên phần nào nói lên con người vậy...

Lạc

07/10/2021 lúc 10:07






M





ặt lão có màu da chì còn xung quanh khóe mắt có màu đồng nát. Tôi không dám nhìn thẳng vào mặt lão, tôi sợ!
Tôi đi ngang qua đó mỗi trưa còn lão thì mắc võng nằm. Tôi nhìn xéo qua, hai cái đinh to tướng được đóng vào thân cây rồi đập cong trơ lại để lão mắc võng. Từ chỗ đóng đinh nhựa cây bạch đàn chảy ra tựa như là máu. Điều đó khiến tôi sợ!
Ở cạnh đó bức tường tủn mũn kiểu như tái mặt khi mỗi ngày nhìn lão. Bức tường cũng sợ!
Con đường ở đó rộng chừng mười hai mét, đường đầy lá bạch đàn, bao thuốc lá nằm dẹp lép và đường có nhiều bơm kim tiêm vứt ngổn ngang. Ở cây bạch đàn lão nằm cũng có mấy cái bơm kim tiêm đã được sử dụng cắm vào đó. Ở chỗ kim tiêm cắm vào máu cây bạch đàn trào ra, ai cũng sợ!
Nhưng có một thằng nhỏ không sợ. Nó chừng sáu bảy tuổi, mặt mày cũng đáng yêu. Nó đi chân trần đến bên lão, nó nằm vắt vẻo lên võng cùng lão rồi nó cười khi thụt vào nách lão. Nó không sợ!
Chẳng có buổi trưa nào tôi không đi qua nơi đó, cũng như lão nằm đó mỗi ngày, cũng như cảm giác về lão trong tôi không đổi. Trưa nay tôi nhìn lão, vì lão đã ngủ say. Ở bờ môi của lão có một màu xanh xám kỳ lạ. Tôi không nghĩ là có nhiều màu như thế trên khuôn mặt của một con người. Tôi không đoán được lão bao nhiêu tuổi. Có ai đoán được tuổi của con tắc kè hoa đâu. Ở ngực lão có mấy hình xăm kiểu như người ta mô phỏng về một thế giới tâm linh huyền bí. Giữa ngực có hình Pharaon, bắp chân của lão có xăm mấy từ Hán, có lẽ lão là người Hoa...

Những bậc thang màu trắng

07/10/2021 lúc 10:07






N





àng ngồi nơi cầu thang, bậc thứ hai từ dưới lên, chân để chạm xuống nền, tay trái vòng ôm bụng, tay phải chống cằm. Ở tư thế ấy, có vẻ như nàng nửa đang suy nghĩ, nửa lại thong thả. Những bậc thang màu đá trắng lạnh toát trong đêm. Trăng ngoài cửa sổ hắt vào, đổ một ít ánh sáng lên phía sau chỗ nàng ngồi, chính xác là trăng quệt một vệt chéo băng qua bốn bậc thang ở giữa. Và cũng nhờ có trăng, nên nàng bớt thấy cô đơn ngay trong căn nhà của mình. Hôm nay nàng chở bé Mầm đi chơi công viên suốt chiều, về đến nhà, ăn cơm xong là Mầm ngủ say giấc. Chỉ còn nàng, một mình nàng thức với ánh trăng đang đổ vệt trên cầu thang trắng.
Ngôi nhà xây cách đây ba năm, màu sơn tường vẫn còn mới, chỉ có một góc phía sau do ẩm nên có đám xỉ xanh nhạt. Nhưng chẳng ai để ý. Cái khiến người ta để ý nhất khi bước vào nhà là cầu thang. Màu trắng. Có người nói màu ấy sạch sẽ, có người lại không thích, bảo màu trắng buồn. Song, với nàng thì màu trắng tượng trưng cho sự thánh thiện. Và nàng có thói quen ngồi nơi thềm cầu thang ấy. Cũng vì sở thích của nàng nên chồng mới đồng ý xây cầu thang, chứ thực ra nó là phần thừa trong căn nhà một tầng này. Nàng nói với chồng, thì cứ xây sẵn cái cầu thang, để khi nào có tiền làm thêm tầng hai luôn. Đằng nào mình chả phải lên lầu, khi con nó lớn. Xây sẵn cái cầu thang để đặt cái tiền đề như thế mà phấn đấu lên được lầu...

Những mảnh vỡ

07/10/2021 lúc 10:07






Đ





êm đã khuya, nó một mình ra chỗ giếng nước, cởi từng chiếc cúc áo, thận trọng, nâng niu. Treo chiếc áo con mỏng dính lên cái cọc có chiếc đinh rỉ, nó nhìn xuống ngực mình, ngắm nghía, thẹn thùng. Ánh trăng hắt vào làm da nó trắng ngần, mát rượi. Nó sờ sờ, nắn nắn, ấn ấn rồi đan chéo hai tay choàng lên vai. Một làn gió thoảng qua làm nó rùng mình. Nó gài áo lại, chiếc áo con vẫn treo ở đấy. Nó đến ngồi lên chiếc chõng tre, bên cạnh giậu quỳnh đang nở hoa trắng tinh khiết rung rinh dưới ánh trăng vằng vặc. Chốc chốc nó lại nhìn xuống, lấy tay kéo áo bó sát vào người. Thì ra thân hình nó đã bắt đầu có những đường cong. Nó ngại.
Chiều hôm đó, nó thấy ngực căng cứng, tựa như muốn nứt ra. Nó chạy nhanh về nhà, nó muốn xin mẹ mua cho một cái áo ngực mới – thứ mà mẹ nó gọi là xu chiêng. Không rõ mẹ nó đi đâu, mãi đến tối mịt mới về. Thấy vợ vừa dừng xe, đầu tóc bù xù, mệt mỏi, dượng nó vụt ngay khỏi chõng tre, đá chiếc xe đạp đổ cái rầm. Mẹ nó nói đứt từng hơi, giọng run run:
- Bố thằng Quân làm gì vậy? Con lợn nái chết rồi, em chở con lợn chạy vù ra lò lợn ông Ba bán rẻ. Em sợ để lâu thì cho không người ta cũng chẳng thèm nên...
- Mẹ kiếp! Sao không nói sớm... Nhưng sao lại chết? Mỗi việc chăm con lợn mà cũng không xong. Đúng là vô dụng hết cả mà. Lảm nhảm một hồi lâu dượng lại xách áo đi, đến tận khuya mới về, mài rựa ken két rồi lăn ra giường nằm ngủ.
Con lợn chết, con gà bị mất trộm, thằng Quân bị ốm…, tất cả đều đổ lên đầu mẹ nó. Nhiều lần nó chứng kiến dượng nó chửi mẹ nó là con đàn bà thối, con mẹ giẻ rách làm hại đời tao. Khi nào cũng thấy mẹ nó câm lặng, cắn răng chịu đựng...

Mưa giăng núi Mục

07/10/2021 lúc 10:07







C





uối cùng, tôi cũng được về nhà, sau sáu năm trồng “cỏ”. Sáu năm với sáu lần nhìn thấy ánh mặt trời. Tôi đã phải bỏ ra hai năm tiền công để tự chuộc mình ra để trở về với nàng. Trước khi rời cái thung lũng quái quỷ- nơi mà không có hạt nắng nào đủ sức len vào ấy, tôi nhìn lại những đóa hoa anh túc. Những sắc tím huế, trắng bong, đỏ đắm quyện vào nhau, đẹp như tranh Van Gogh.
Chưa vội về nhà, tôi hẹn Nương ở bãi Dưới. Nàng vẫn đeo chiếc vòng ngọc men xanh cổ xưa ấy. Nàng xòe đôi bàn tay ra, chiếc nhẫn nơi ngón áp út lấp lánh dưới ánh mặt trời. Đó là chiếc nhẫn trơn bằng vàng ta của mẹ tôi. Trước khi mất, bà tháo ra, đặt vào lòng tay tôi, thằng bé mười tuổi. Thời nay, chẳng ai còn đeo loại nhẫn này. Cổ quái nhất cũng là loại nhẫn vàng đúc kiểu vương miện, có đính hạt đá to. Tôi nhớ nàng từng đeo chiếc nhẫn của mẹ tôi, nhưng ở ngón giữa kia. Tôi cầm ngón tay trống không lên. Nương khóc nức nở “Giá như, anh về sớm hơn”.
   
Đó là một sự trùng hợp không như mong muốn. Cha tôi thật có phúc, hai đời vợ nhưng chỉ cần một chiếc nhẫn cưới. “Em nói rằng mình gom góp tiền, mua lấy chiếc nhẫn cũ này để làm hồi môn. Ông cứ tưởng anh đã bán chiếc nhẫn, cứ xuýt xoa “Châu về Hợp Phố”. Dù sao đó cũng là kỷ vật một thời của mẹ anh và ông. Nhưng sự tái hợp của hai chiếc nhẫn, lại thật tai hại, với anh”, Nương lại khóc, nước mắt nàng tuôn rơi trên áo lụa, thành những vệt thẫm màu như con sông mùa cạn. Giờ nàng là mẹ kế của tôi, và có thể sẽ thành mẹ của các em tôi. Rồi chúng tôi sẽ cùng sống sung túc dưới một mái nhà. Dù phải chi đến hai năm tiền công để được giải thoát, tôi vẫn sở hữu một con số khổng lồ. Tôi gạt những giọt nước mắt hèn yếu. “Thôi! Nương về trước đi. Dù sao cũng không ai biết chuyện của chúng ta. Hãy đưa chúng vào lãng quên. Nếu cha tôi biết, ông cũng chẳng sung sướng gì”...

Người đàn bà ấy…

07/10/2021 lúc 10:07






C





hỉ cần nhìn thật kỹ vào khuôn mặt ả, cái mặt nhòn nhọn, với đôi con mắt ánh lên cái nhìn thăm thẳm, bướng bỉnh, cũng đủ biết ả là người chanh chua, hàm hồ. Cả xóm này không ai lạ gì tính nết của ả. Một ngày mà ả không gây gỗ với ai đó, là hình như ả ăn không ngon ngủ không yên. Một ngày mà ả không mở miệng chửi vu vơ một lần, là hình như ngày đó ả không chịu nổi. Bất kể chuyện gì ả cũng có thể chửi được. Có những việc hết sức nhỏ nhặt như con gà, con lợn hàng xóm, lỡ qua bươi móc vườn nhà ả, ả cũng chửi. Mà ả chửi thì độc địa và sâu cay lắm! Có khi ả còn lôi cả ông bà ông vải nhà người ta lên nữa. Khi chửi tiếng ả cứ sa sả như hắt nước vào mặt người ta vậy. Người bị ả chửi khó chịu đã đành, mà đến cả người nghe cũng không sao chịu nổi. Ai cũng có cảm giác như là ả đang chửi mình vậy. Thì mới hôm kia đấy thôi. Chỉ vì mấy bông hoa mẩu đơn nhà ả không biết bị ai ngắt mất, thế là ả lúc phát hiện ra chửi. Chao, ả chửi như mưa như gió. Chửi như không còn biết giữ mồm giữ miệng là gì nữa. “Tiên sư bố thằng nào, con nào, hái trộm hoa nhà bà. Hoa nhà bà trồng ra chứ đâu phải mọc hoang mà chúng mày muốn hái là hái. Chúng mày hái hoa nhà bà về để thắp hương cho cố tổ, ông bà, cha mẹ chúng mày à? Cha mẹ chúng mày có chết, thì chúng mày lên chợ mà mua, chứ sao lại hái hoa của bà…”. Đấy! Ả luôn chửi vu vơ như thế! Kỳ thực mấy bông hoa đó cũng chỉ hoa ở hàng rào, mấy đứa trẻ chăn trâu đi ngang qua, thấy đẹp thì tắt mắt hái chơi.
        Nhà ả sát với nhà tôi. Thế mới rầy rà to. Mỗi lần nghe tiếng ả gióng lên từ bên ấy, thì bên này, tai tôi cũng như ù đi. Không còn biết phân biệt đâu là âm thanh gì nữa. Nhất là những lúc tôi đang viết lách gì đấy. Những lúc ấy tôi không còn làm được gì nữa, không còn viết được gì nữa. Thần kinh tôi như bị tê liệt hoàn toàn. Tôi quẳng bút đứng dậy, nhìn sang nhà ả mà lòng đầy căm giận. Có người khuyên tôi, nên sang tận nhà góp ý với ả. Còn như không nghe thì cứ đưa ra giữa làng giữa xóm nhờ…can thiệp. Tôi cũng đã mấy lần lựa lời nói với ả. Có lúc gần như cầu xin ả. Rồi cũng có lúc không chịu được, tôi đã nổi nóng, to tiếng quát nạt ả. Nhưng rút cục tôi đã không làm gì được ả. Không những tôi, mà cả xóm này cũng không ai làm gì được ả. Có mấy lần, trong các cuộc họp xóm, người ta đã đưa chuyện này ra kiểm điểm. Ả vâng vâng, dạ dạ, hứa sẽ sửa, nhưng rồi đâu lại hoàn đấy. Ả chửi cứ chửi, người nghe cứ nghe. Và nó đã gần như một thói quen mà ả không thể bỏ được...

Những ngày xưa thật đẹp

07/10/2021 lúc 10:07






M





ạ kêu tôi lấy cái chổi tàu cau quét lại mấy liếp nhà. Mạng nhện giăng đầy và mấy cái lá khô lạc từ mùa hè năm trước còn nằm chỏng chơ trên những thanh gỗ như đưa võng. Tôi cười, gần hết một năm, nay lại lấy chổi quét mái nhà. Đứa con trai như tôi cũng bê bối không kém. Quanh đi quẩn lại gần hết một năm, tiết trời đang ấm dần. Tôi dựng chổi nhìn ra vườn trong cái nắng yếu ớt của những ngày lập xuân, hàng cau im phăng phắc và thẳng tắp đến không ngờ. Hàng cau đã được hơn mười năm, tôi trồng cho cha ăn quả. Cha ăn có hai mùa rồi đi xa hun hút. Để ánh mắt mạ dài ra, mỏi mòn. Để thằng con trai như tôi đến mùa trông tết. Tết về chưa cha?
Buổi sáng hôm đó ánh nhìn mạ mắc lại nơi tấm ảnh cha. Tôi biết, trên đời này nếu có người đàn bà yêu chồng mình nhất đó là mạ. Mãi sau này tôi đi tìm người con gái như vậy về chung chăn sẽ gối. Thằng bạn tôi cười, tầm phào, lật cuốn cổ tích ra. Người ngày xưa khác người nay khác, con gái bây giờ có trình độ rồi không sống như ngày xưa nữa đâu. Và tôi nheo mắt bước qua cầu trong những ngày giáp tết. Ngày tết tôi trồng một cây non lên mảnh đời của mình. Tôi chăm chút, yêu thương và tiến đi chậm rãi. Trên con đường hạnh phúc có cả những niềm đau.
Mạ hay nhắc tôi thay lư hương nhớ để lại một phần ba cát. Đó là cái cốt cách xưa của ông bà để lại cho con cháu từ ngàn năm. Con đổ trụi coi như toi đời đó. Tôi cười, bao giờ nghe mạ nhắc tôi, tôi đều cười. Mạ nói mi in cha mi mần chi cũng cho qua chuyện. Rồi mạ kể chuyện hai người yêu nhau ra sao, chỗ cha nhờ mạ kỳ lưng bên con sông mùa nước thu trong vắt. Kỳ lưng cho cha lần đó rồi mạ về làm dâu nhà này. Năm đó mạ mười tám tuổi, má hồng xinh tươi. Mạ lấy cha người ta đàm chuyện con Thu đẹp mà ham giàu lấy chồng trẹo mắt, cha lấy mạ người ta nhởn nhơ cười lấy người ở về mần vợ rứa bây. Cũng năm đó mạ sinh con đầu lòng, rồi cha giang rộng cánh tay. Mấy anh em tôi nằm thừa ra hai bên chiếu, cha thỏa nguyện yên lòng với một đàn con. Phải chi bây giờ sinh con kiểu đó vướng víu đủ điều và nuôi ăn không nổi. Hồi đó, ăn chi cũng được, mặc chi cũng được, đắp chi cũng được. Đói khổ thương nhau, chăn đắp chung nghe hơi ấm của người!...

Chùm truyện ngắn mi ni

07/10/2021 lúc 10:07






G





iữa buổi chợ trưa, mưa lép nhép, gió lạnh se se, tê cóng. Hầu hết những người đàn bà đi chợ đều lom khom như muốn thu mình lại để tránh rét. Một thằng bé gầy gò, áo quần phong phanh, chân trần bê bết đất. Nó đi ăn xin, hết chìa tay qua người này lại chìa tay qua người khác. Rét quá, không ai chú ý tới nó.
Thằng bé ăn mày nhìn thấy một bà già lưng còng, chống gậy, cũng áo quần phong phanh như nó, cũng chân trần nhem nhuốc đất như nó. Nó chìa tay về phía bà:
- Thưa bà, con đói!
Bà già rướn cặp mắt kèm nhèm nhìn nó. Bà ngạc nhiên, một đời bà chỉ biết xin người, sao lại có người xin bà? Nhìn thằng bé gầy còm, run run, bà lần gấu áo, mò hai túi, cuối cùng cũng tìm được năm trăm đồng. Tờ bạc nhăn nheo, được vo tròn lại ý chừng cho dễ cất giấu. Bà đưa cho thằng bé và nói trong hơi lạnh, giọng run run.
- Phải xin thêm ngàn rưỡi nữa mới đủ mua một chiếc bánh mì con ạ.
Thằng bé vòng hai tay trước ngực:
- Con cảm ơn bà.
Vừa quay lại nó nhìn thấy một người béo mập ăn mặc sang trọng, ấm áp trong bộ bành tô lông thú. Cùng đi với ông có một người đàn bà cũng béo mập và sang trọng như thế. Thằng bé chìa tay ra...

Nước chảy…

07/10/2021 lúc 10:07






N





ăm ấy, có một người đàn bà góa chồng sống vật vờ trong một ngôi nhà gỗ, lợp tranh cỏ nằm nép dưới chân một ngọn núi đá. Một con suối bắt nguồn từ đâu đó trong lòng núi, lượn vòng vèo, rồi như kiệt sức đổ òa xuống bãi sỏi trắng sau làng. Tiếng nước chảy róc rách, đều đều, miệt mài một cách nín nhịn từ bao giờ và cứ kéo dài biền biệt.
Người đàn bà vừa trải qua bao nhiêu năm, không nhớ nổi, thứ công việc chăm sóc người chồng bán thân bất toại, đơn điệu, lặp đi, lặp lại như một lập trình của số phận. Buổi sáng, thức dậy đặt bàn tay lên ngực chồng để nhận biết có còn nhịp tim. Đỡ chồng dậy đi vệ sinh. Rửa mặt, thay quần áo cho chồng. Sau đó, xuống bếp chuẩn bị buổi sáng. Thức ăn khô nhưng mềm. Người đàn bà bón cho chồng ăn trong im lặng. Đến lượt chị tắm giặt, quét dọn trong nhà, ngoài cửa.  Rồi dắt cái xe đạp cọc cạch ra sân, đi đến Trung tâm thú y Thị trấn Cẩm. Chị làm cái việc dán nhãn giấy lên lọ thủy tinh. Nhãn thuốc độc to bằng nửa bàn tay, chữ đen, có đường gạch chéo màu đỏ. Nhãn thuốc bổ chữ xanh, viền nâu… Ban đêm là những giấc ngủ chập chờn, những cơn giật mình, những cơn rối loạn thần kinh…
Mọi chuyện kết thúc trong nước mắt và những tiếng thở dài. Chồng người đàn bà ấy chết. Đám tang diễn ra đầu tháng bảy, mưa sùi sụt và gió lạnh u u lẫn tiếng nước chảy trên núi đá. Những người thân thích nhà chồng cởi bỏ khăn tang phủ trắng một góc bàn thờ cạnh bức hình viền đen bốn phía, rồi biến mất vào mưa. Họ vội về trước khi trời tối. Đường quê, tối trời không thể đi nổi vì những gập ghềnh và quanh co.
Tiếp đó là những ngày tạnh ráo, nhưng bầu trời vẫn lùng nhùng mây đen. Người đàn bà đứng bên cửa sổ nhìn lên núi đá. Chị thấy dòng suối trắng xóa run rẩy giữa vách núi xám và nghe tiếng nước róc rách đều đều, miệt mài… Rồi chị đi ra ngõ nhìn dọc theo con đường dẫn tới cơ quan cũ, nơi suốt ngày lanh canh tiếng chai lọ thủy tinh va nhau. Chị đã không được trở lại đó nữa. Tháng ngày chị túc trực bên chồng thành cái lý lẽ cho người ta bắt chị thôi việc. Vườn xén đến mảnh cuối cùng để bán lấy tiền thuốc thang, chi tiêu. Còn mỗi ngôi nhà nhỏ và một lối ngõ hẹp ra đường làng...

Con búp bê gỗ

07/10/2021 lúc 10:07






H





ồi nhỏ, tôi và gia đình sống ở quê ngoại nằm bên bờ sông Hậu - miền đất có tôm cá nhiều, đồng ruộng thì xanh um. Có lẽ, đó là nơi mà tôi nghĩ là đẹp nhứt mà mình đã từng đến. Nó không có gì đặc biệt lắm, chỉ là một cù lao nhỏ bình thường, nhưng sao tôi lại thấy nó quan trọng trong đời mình. Lật lại những trang kí ức tuổi thơ, hình ảnh quê ngoại có dòng sông dài cứ tới mùa nước nổi - một cụm từ thân yêu và quen thuộc của vùng quê miền Nam - thì cái con sông ấy cứ đỏ ngầu, cuồn cuộn chảy, cuốn theo bao nhiêu bông lục bình trôi tím cả mặt sông. Cứ mỗi buổi chiều, khi ánh nắng vàng úa vừa trải trên một vùng xa thăm thẳm thì tôi lại ra bờ ruộng, mặc cho những ngọn cỏ cao nghều quấn quít lấy mình, đùa giỡn. Nhiều hôm nước lên, tôi cùng lũ trẻ trong làng xắn quần lội xuống sình chơi, rồi ngồi trông những đám mây hồng nghiêng nghiêng trên bầu trời. Ở miền quê đó có cánh đồng rộng, có đôi trâu nhởn nhơ gặm cỏ, có đàn có trắng, có bông sen hồng… Và đặc biệt, ở nơi đó tôi có một người bà.
Bà của tôi, quanh năm lam lũ, tất bật, đầu trần chân đất suốt ngày lặn lội ngoài đồng, bươn chải để nuôi gia đình. Bà hiền lắm, năm nay ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ gầy nhưng nhìn còn rất khỏe. Gương mặt bà đã hằn lên những nếp nhăn, tóc cũng bạc gần hết mái đầu. Bà rất yêu thương tôi, tuy tôi là con gái nhưng bà thương hơn cả những đứa cháu trai con của các cậu trong nhà, tôi muốn gì bà cũng chìu hết. Tình cảm của bà dành cho tôi rất bình dị, mà cũng rất cao cả. Tôi chưa bao giờ quên được những điều ấy...

Một ngày nắng ấm

07/10/2021 lúc 10:07

Màn đêm nhão ra trong hỗn loạn. Mụ Thìn cầm cây đèn pin đỏ tù mù vừa pha vừa chửi: "Đồ chó! Sao có thể cẩu con Vầm của tao đi. Tao già đến độ ni rồi không có tiếng hắn sủa mần răng tao sống nổi?" Trời ơi tức quá! Tức đến nỗi mụ vớ được tên cẩu tặc đó thì mụ sẽ tru lên rồi lao vào để cào cấu hắn cho hả giận...

« 4243444546 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

20/05

25° - 27°

Mưa

21/05

24° - 26°

Mưa

22/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground