Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 05/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Truyện ngắn

Hoa hồng mùa Vu Lan

16/08/2022 lúc 10:53

Nhân vật chính

07/10/2021 lúc 10:07






1





. -   Thằng quỷ, mày khá lắm! – Bác sĩ Trương Đình Hùng âu yếm nhìn vào khuôn mặt rộng bản, có cặp lông mày cong cong một cách nho nhã và đôi tai to như tai Phật của nhà văn Lưu Ngọc Tuyến – “Thức tỉnh” là cuốn tiểu thuyết thứ hăm lăm của mày, phải không? Hăm lăm cuốn, bình quân mỗi cuốn năm trăm trang! Chữ nghĩa đâu trong đầu mà tuôn ra lắm thế không biết. Tao rất tự hào có thằng bạn nối khố xuất chúng như mày!
-   Thôi đi Hùng ơi! – Nhà văn dở cười dở mếu – Tao đang khốn nạn đến mức này mà mày còn… còn…
-   Khốn nạn được như mày thì khối người quyền cao chức trọng, bạc lắm tiền nhiều thèm nhỏ dãi! – Bác sĩ vân vê hàng ria mép ngạnh cá trê, hất hàm – Này, bây giờ đã vào Sài Gòn chơi với tao được chưa? Cách đây hai năm, mày đã hứa, bao giờ cuốn “Thức tỉnh” ra lò, mày sẽ chơi xả láng một thời gian, nhớ không?
-   Nhớ chứ. Nhưng mà…
-   Lại còn “nhưng mà…”. Nói là mời mày vào chơi, kỳ thực, tao muốn đưa mày vào Sài Gòn chữa bệnh. Chẳng lẽ mày không tự biết, so với thời gian trước, thì hiện tại, da dẻ mày nhợt nhạt, mặt mũi mày hốc hác đi nhiều sao? Biết hả? Nếu biết thì vào trong ấy khám xem mắc bệnh gì?
-   Chậc! Vẫn chỉ di chứng mấy căn bệnh tao mắc hồi còn ở bên Lào ấy mà. Bao giờ trầm trọng quá, tao nhờ tay y sĩ trên trạm xá xuống tiêm cho vài phát là ổn. Thời gian này tao ngại nhất là đến các trung tâm y tế, dễ bị bới béo ra bọ. Ngộ nhỡ các nhà thông thái nọ phát hiện tao mắc một thứ bạo bệnh gì đó thì... hết hơi.
-   Trời hả? Giả sử mắc bạo bệnh như ung thư chẳng hạn mà biết chính xác để lo chữa trị chẳng hơn là mù tịt, ngồi chờ chết sao?
-   Nếu đã bị bệnh ung thư thì biết chính xác để làm gì? – Nhà văn vẫn cãi bướng – Thà cứ bán tín bán nghi còn có năm mươi phần trăm hi vọng an toàn, chứ đã toạc móng heo, biết chắc lưỡi hái tử thần lửng lơ trước mặt, thì hồn vía đâu mà lo công này việc nọ. Trong khi đó tao đang muốn tập trung tinh lực để viết cuốn tiểu thuyết mới mà tao rất yêu thích.
-   Thì ra vì thế đấy! – Bác sĩ Hùng la lên và biết chắc lúc này dù có bị buộc dây vào cổ mà kéo, nhà văn cũng chẳng thể vào Sài Gòn với mình được.
Trương Đình Hùng với Lưu Ngọc Tuyến là bạn cùng xóm, hai nhà chỉ cách nhau một con hói nước đục lờ nhờ có chiếc cầu khỉ bắc qua. Hồi nhỏ, hai đứa từng mút chung một chiếc kẹo kéo mẹ cho, cắn chung một quả ổi hái trong rừng; từng giang nắng đỏ đầu đi bắt châu chấu cào cào nuôi chung một con chim sáo; từng học cùng lớp cùng trường từ cấp một đến hết cấp ba. Chớm tuổi thanh niên chẳng biết trời xui đất khiến sao đó mà Hùng với Tuyến trúng tuyển nghĩa vụ quân sự một lúc, được biên chế cùng đơn vị tác chiến, xông pha trên các mặt trận B­2, B3. Mãi đến tết Mậu Thân 1968, Hùng bị thương được chuyển ra Bắc; còn Tuyến thì được thăng lên chức đại đội trưởng, dẫn quân qua Lào giúp bạn tiễu trừ bọn phỉ Vàng Pao. Hai người tạm thời mất liên lạc với nhau từ bấy. Sau hòa bình thống nhất, Lưu Ngọc Tuyến có năng khiếu văn chương, đã chọn nghề cầm bút làm nguồn sống chính. Trương Đình Hùng, tuy đã “tam thập nhi lập”, vẫn miệt mài ôn tập, thi đỗ vào trường Đại học Y Dược, ra trường với chức danh bác sĩ, được điều vào công tác tại Sài Gòn. Tuy cách xa nhau hàng nghìn cây số, hai người vẫn liên lạc với nhau đều đặn. Hùng đặc biệt quan tâm đến việc viết lách của Tuyến. Mỗi lần nhận được tập sách nào đó do bạn gửi tặng, bác sĩ nhảy cẫng lên hò reo như cậu học trò nhỏ nhận được bằng khen, rồi cầm nó đi khoe hết người này, người nọ. Ông cất công vận động vài cây bút phê bình có uy tín viết bài “lăng xê” đứa con tinh thần yêu quý của bạn lên mặt báo. Chưa hết, ông còn tìm đến mấy vị đồng hương cùng tỉnh thuộc loại có máu mặt trong đó quyên tiền ủng hộ nhà văn. Bao giờ gom được một khoản kha khá, bác sĩ làm một chuyến hồi hương, tiếng là thăm xóm làng nội ngoại, nhưng thực chất chỉ để chuyện trò bù khú với thằng bạn nối khố vài đêm. Những lúc đó, dù cả hai này đã ngoại lục tuần, họ vẫn xưng hô mày tao chi tớ như hồi để chỏm, và xem đó là điều vui thích đặc biệt....
 
 
 

Bài thơ tình Simonov

07/10/2021 lúc 10:07






Đ





ứa con cả, giám đốc CTTNHH một thành viên nói: “Hình như cha có vấn đề về thần kinh. Con nói mong cha đừng giận. Con đã đi nhiều nước trên thế giới, cũng biết rằng các bà già, ông già cưới nhau là chuyện thường thấy. Đó là phương Tây, là Âu Mỹ, nhưng đây là Việt Nam. Ở làng quê mình chưa có chuyện ông già, bà già sắp xuống lỗ còn cưới nhau. Cha đã từng dạy chúng con: Học tập nước người phải chọn cái mà học. Có cái ở nước người là tiến bộ nhưng ở nước ta không phù hợp hoặc chưa phù hợp. Con nghĩ, ông già, bà già cưới nhau ở Việt Nam, chí ít, ở làng quê mình là chưa phù hợp. Cha cưới vợ, cả làng rồi cả tỉnh dị nghị. Ở trong cái nhốn nháo mỉa mai ấy, chúng con làm thế nào mà sống được.”
Đứa con trai thứ, càng căng thẳng hơn: “Con không hiểu cha lấy vợ để làm gì. Con trai, con gái, dâu rể, cháu, đề huề. Người có hiếu, người chăm sóc cha không thiếu. Người già như cha không còn có nhu cầu tình dục. Trên bảo dưới không nghe tình dục cái nỗi gì. Cái bà già bán nước ấy nữa, người khô quắt, lưng sắp còng, mắt sắp mờ. Cha cứ khen: bà ấy pha trà ngon. Con thì không thể ngồi vào đấy, uống nổi một ly. Tự nhiên bây giờ, bà ấy còm còm, lù lù, về sống ở cái nhà này, chịu chi nổi.”
Ông muốn nói với con: “Không được hỗn với cha. Không được chê người khác khi chưa hiểu họ”. Nhưng ông không thể nói xen vào được. Chỉ mới nghe ông nói đúng một câu: “muốn cưới bà bán nước chè chén làm vợ” là chúng nó đã hoảng hốt, đã nhao lên phản đối. Chúng nó vốn lễ độ, luôn nhã nhặn với cha, nhưng bây giờ không đứa nào chịu nghe ông nói thêm một câu, đủ biết trong lòng chúng, sự phản ứng mạnh mẽ đến ngần nào. Đứa này chưa dứt lời đứa khác đã lên tiếng. Dứt khoát không là không!
Con dâu cả nói như muốn kết luận: Già rồi, không cưới xin gì hết. Nếu cha lấy bà ấy, tất cả chúng con sẽ bán nhà lên thành phố, để cho mấy cái mặt này sạch tro, sạch trấu.
Đứa con dâu thứ, xưa nay có tiếng là bép xép còn mang nội dung cuộc họp gia đình phổ biến ra cả làng. Hắn bình thêm: ”Ông già đờ người không nói được một câu. Cưới hi? Cưới chi mà cưới, con cháu nói cho xấu hổ, cưới cái cổ tích.”
 
Thế mà chuyện diệu kỳ đã diễn ra. Ông và bà già bán nước chè chén  cưới nhau. Con cháu, dâu rể ông đã về đầy đủ. Chúng ăn mặc sang trọng và rực rỡ như đi hội hè. Những ông cụ, bà cụ xung quanh, đều mặc trang phục lính, huân chương, huy chương, kiêu hãnh trên ngực. Chúng vui vẻ, tươi tỉnh, chào hỏi cô bác, bắt tay người này, cám ơn người khác. Cô dâu lắm lời còn nói: “Chuyện tình như của cha chồng cháu, đời này làm gì có. Hôm trước cháu có nói rứa hi? thì chỉ thấy đơn giản, ông già lấy bà già, buồn cười”. Đứa con cả thưa: “Các bác đã đăng cai tất, cháu chỉ xin thuê một cái rạp hoa trên tỉnh, cho nó lộng lẫy”. Ông hội trưởng hội Cựu chiến binh, khi tại ngũ là chính ủy trung đoàn nên mọi người vẫn quen gọi là ông Chính ủy, lắc đầu: “Chú mày yên tâm. Lễ cưới này hội Cựu chiến binh và hội Cựu thanh niên xung phong cùng phối hợp tổ chức, thống nhất theo phong cách lính. “Kịch bản” có rồi, không thay đổi. Chú mày sẽ nhìn thấy cái rạp cưới có một không hai trong thời đại này.”...
 
 
 

Chuyện tình của lính

07/10/2021 lúc 10:07






T





ốt nghiệp ra trường, Thường về nhận công tác tại một đơn vị quân đội  đang đóng quân ở một thành phố miền Trung. Theo dư luận, thì Thường thuộc vào hàng sỹ quan có tuổi đời trẻ nhất, được đào tạo bài bản, chính quy nhất, ngoài ra anh còn có thêm đôi chút “râu ria” đi kèm là khỏe mạnh, thông minh và khá bảnh trai. Con đường phía trước của anh - cũng theo dư luận - còn rất dài và còn rất nhiều tương lai. Nghĩa là ở anh đã quy tụ được tương đối đầy đủ những phẩm chất cần thiết cho một sỹ quan quân đội trong tình hình hiện nay.
Thường không mấy quan tâm đến những tán tụng, bình phẩm có ý “thêm thắt” rất chi là lính của anh em trong đơn vị. Anh chỉ thấy mình là người may mắn. Và cuộc đời, dẫu không thiên vị, cũng luôn mang đến cho anh  những niềm vui bất ngờ. Thường vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ trước đây cũng từng là lính, lại là lính chiến hẳn hoi. Bố Thường hồi còn công tác đã từng đeo quân hàm thượng tá, làm đến chức chủ nhiệm hậu cần sư đoàn. Đồng đội ông hồi đó phần lớn lăn lộn, trưởng thành trong chiến đấu, có người đang tại ngũ, trở thành những tướng lĩnh và hiện đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong các quân, binh chủng. Ngay lớp chiến sỹ của ba Thường ngày ấy giờ có người đã là chính ủy, trung đoàn trưởng, thậm chí có người đã là chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Ngay từ khi đang học phổ thông, Thường đã có ước mơ sau này được trở thành sỹ quan phục vụ lâu dài trong quân đội. Vì thế anh đã miệt mài học tập và đã thi đỗ vào một trường đào tạo sỹ quan. Rồi khi ra trường, Thường lại được điều động về công tác ngay chính tại đơn vị ngày trước của bố anh. Và người chỉ huy trực tiếp của anh bây giờ, không ai khác, mà là một trung tá còn rất trẻ, từng là chiến sĩ của bố anh trước đây.
Hồi còn ở nhà, Thường cũng đã yêu. Nhưng tình yêu hồi ấy, nói như  văn thơ sách vở, thì đó chỉ là thứ tình yêu “hoa lá bướm cành” cho vui. Nghĩa là chỉ yêu theo cảm tính, yêu mà chưa xác định một tý ty gì cho tương lai. Mẹ anh động viên: “Chuyện ấy con hãy học hành cho đến nơi đến chốn rồi hẵng tính sau. Con trai bây giờ phải tuổi hâm, thậm chí hơn thế xây dựng gia đình vẫn chưa muộn”. Còn bố Thường thì bao giờ cũng khề khà cười bảo: “Tao với mẹ mày ngày trước ở chiến trường có biết tuổi tác là cái gì. Lúc mười tám đôi mươi thì bám trụ ở chiến hào, đạn dưới bom trên, cái sống cái chết không có phân định, ranh giới. Được cái lúc nào cũng lạc quan yêu đời, coi thường cái chết và xem đó là sự hy sinh vì mục đích và lý tưởng của cuộc đời. Rồi đến khi mẹ mày và tao gặp nhau thì cả hai đã ngoài ba mươi. Đấy là tao mới chỉ nói là gặp và yêu nhau thôi, chứ để thành vợ thành chồng có được anh em chúng mày thì phải đợi đến khi miền Nam giải phóng. Nghĩa là lúc ấy mẹ mày và tao cũng đã băm mấy tuổi rồi”. Theo như bố mẹ kể lại thì tình yêu của bố mẹ hồi ấy tuy điều kiện chiến tranh, bom đạn, nhưng cũng tình cảm và đẹp lắm! Mẹ là nữ lái xe Trường Sơn, đã gặp và yêu bố trong những lần vận chuyển lương thực vào chiến trường. Tình yêu của hai người ròng rã năm này qua năm khác chủ yếu qua những lá thư viết vội gửi cho nhau. Còn gặp nhau thì mỗi năm họa hoằn lắm mới có một lần. Có lần để gặp được mẹ, bố đã phải băng rừng vượt suối, đi bộ gần nửa ngày đường trong điều kiện máy bay địch oanh tạc dữ dội mới đến được chỗ mẹ giao hàng. Nửa ngày cho một chuyến đi, nhưng chỉ được ở cạnh người yêu có vài tiếng đồng hồ để rồi phải chia tay trở về đơn vị ngay trong đêm cho kịp ngày mai làm nhiệm vụ. Kỷ luật chiến trường hồi ấy rất nghiêm khắc. Và cũng không ai dám trái lệnh chỉ huy. Lại có thời kỳ do tin đồn thất thiệt, rằng người này hy sinh, người kia hy sinh mà rồi bố mẹ vẫn vững dạ chờ nhau cho đến ngày đất nước thống nhất. Tình yêu thời chiến tranh có thể nói đẹp hơn bất cứ lúc nào. Và đẹp nhất vẫn là những chuyện tình của lính. Nghĩ thế và Thường lại nhớ đến Hiền. Giờ này ở nơi xa Hiền đang làm gì nhỉ? Cô có biết rằng lúc này đây anh đang nhớ đến cô không?..
 
 
 

Tết Núi Đền

07/10/2021 lúc 10:07






T





hằng Đờ! Anh bạn thợ săn có cái hai lỗ mũi hứng nước mưa thường gọi tôi như thế. Thằng Đờ, gã săn khỉ là tiểu sử thứ hai của tôi. Thật ra tôi cũng không biết tiểu sử thứ nhất, một thầy giáo quê lúc nào cũng đạo mạo, áo trắng cổ cồn cài nút tận cổ tay, mới là tư cách làm người của tôi hay chính tiểu sử thứ hai này, một gã săn khỉ đầy mưu mô mới là chân dung thật của mình. Đôi khi tôi ước mình đừng dính dáng gì đến gã săn khỉ, dù chỉ trong mơ, nhưng thật khó để chạy trốn, nó là loại tiểu sử ám, một góc khuất đầy những bóng ma và nặng nề khí âm, là mâm chén bát lạnh tanh đêm ba mươi, là sự thôi thúc đến quýnh quíu khốn nạn của cái dạ dày lép xẹp, là âm mưu rách thêm chút nữa, tả tơi không còn chỗ tả tơi của chiếc áo duy nhất vốn đã chua khoắm trên cơ thể. Loại tiểu sử cha ăn mặn con khát nước, con ăn mặn cháu khát nước, tổ tiên ăn mặn đời đời chắt chít khát rã họng rã hầu.  Loại tiểu sử có khả năng dựng đầu con người ta dậy giữa đêm bởi một mùa đông xa lắc xa lơ nào đó.
Bướm đầy trời. Chẳng đợi đến tháng ba mùa sâu nở, mới cuối chạp mà bướm đã đầy trời, những cánh bướm vàng mỏng như cánh bông mai vàng, mai trắng chập chờn, như tro tàn giấy bay mộng mị, như tuyết rơi, như mây rã. Tựa như có ai đó trên trời vừa mở cửa đổ cả vương quốc bướm xuống khu rừng khộp núi Đền. Bướm sa vào mặt. Bướm vướng gót chân. Bướm chui vào nách kín, túi rỗng. Bướm bám đầy nóc lều. Căn lều chẳng ra hình dáng gì, na ná khối chóp tam giác méo mó, từ một tấm bạt màu xanh dương cũ kỹ căng chéo, chằng đụp mà thành, bên ngoài phủ lớp chà lá mỏng và những cánh bướm đổ bóng lỗ chỗ, những vùng sáng chết lịm, những đốm tối nhảy múa kỳ quái. Lòng căn lều như lòng bếp nướng, nhiệt độ xung quanh so với thân nhiệt chênh lệch quá lớn nên bao nhiêu nước trong người chực tuôn ra bằng hết. Hai cái xoong trong góc méo mó, đen nhẻm khép nép cạnh đống bao lưới, dường như mọi vật đều héo co lại trong cái sức nóng khủng khiếp. Ba khuôn mặt mồ hôi nhễ nhại méo mó, lốm đốm xanh dương thập thò nơi ba cái chỗ thủng bằng bàn tay. Ba con người thở thật nhẹ, nói thều thào, đái rỉ từ từ ra một ống tre bắt sẵn, bữa ăn không chén đĩa đũa muỗng, ăn bóc, cố gắng nuốt tọng cơm và ít muối mè, cố trệu trạo, cố nuốt cả những âm thanh vào trong để tránh lộ hơi hướm, động tĩnh con người. Nén. Nén mình thành một khối co rúm, đầu gối quá mang tai, vai so cổ rụt. Ngay cả việc nghĩ ngợi gì đó cũng không nên vì sợ sẽ mất tập trung trong lúc quan sát. Tịt. Đầu óc đặc sệt, âm u, phẳng dẹt. Con người đang cố gắng che dấu mình, cố mường tượng ra chiếc áo tàn hình biến mình thành cái bóng ma mờ nhạt nhất trong khu rừng khộp này để chứng minh bằng được sự tinh khôn bậc nhất của mình so với các loài ở đây. Quá nhiều lần cuộc đọ trí diễn ra qua cái bẫy bắp, con người đã thất bại, cuối cùng con người đã nghĩ ra việc đánh lừa qua nhiều bước. Dân nghề gọi là chiêu độc. Nói “ăn quen” là nói gọn, đúng ra phải nói là ăn quen nhịn không quen. Ghiền. Sớn sác. Đối với loài khỉ chết vì miếng ăn thì ít khi vì khả năng lanh lợi và cẩn trọng vượt xa các loài khác. Kể cả với con người, cái chết vì lí do tồi tàn này vẫn nhiều hơn. Treo bắp ba lần, lần thứ tư bao lưới tạo ra vùng tử địa rồi mới giật sập bẫy, bắt một lúc cả bầy. Quá tam ba bận, mưu mô được thực hiện đến bốn bước thì ngay cả đối tượng có giác quan thứ sáu thứ bảy còn phải chịu đưa đầu vào rọ, huống chi. Nhưng ở đời mọi chuyện đều không đơn giản. Miếng ăn là miếng tồi tàn. Thật sự là tồi tàn...
 
 
 

Lễ chùa

07/10/2021 lúc 10:07






T





háng chạp, mưa phùn dườn dượt còn  gió mùa đông bắc thì thổi thông thống. Làng ướt át, sâm sẫm. Chùa Nàng Hương ngự trên sườn núi Tượng Sơn cách làng  con sông Duềnh và một cánh đồng hẹp thì khô ráo, quang đãng. Hoa đại rụng trắng mấy dãy sân gạch rêu phong.
Chùa vắng khách, chỉ mỗi tôi và chị Hoài. Phải đến gần chục năm, nay hai chị em mới ở cạnh nhau. Chị chăm chăm nhìn tôi, cái nhìn thật lạ, hút hoẵm. Bỗng chị thở dài, cúi nhanh xuống, sẽ sàng nhặt những bông hoa đại rụng bỏ vào giỏ tre màu nâu sẫm. Chị nói, mỗi ngày một giỏ đầy. Tôi hỏi, nhặt cất làm chi? Chị cười buồn, nói là chẳng để làm chi cả, nhưng lâu rồi, mấy năm rồi nhặt vậy, thành quen. Tôi không hỏi gì thêm. Tiếng giỏ tre miết trên sân gạch lạt xạt khiến bầu yên tĩnh bốn phía chung quanh thêm vẻ bí ẩn.
Ngày chị lên chùa tôi còn ở chiến trường. Hết giặc tôi về, mẹ tôi nói, giọng buồn không chịu được, chị Hoài đi tu rồi. Tôi không tin vào tai mình, hỏi mẹ bảo sao? Mẹ tôi lén lau nước mắt, giọng gần như những tiếng thì thào: Bom rơi trúng vào nhà, chẳng còn ai chờ nó về. Anh Ninh (anh em sinh đôi với tôi, giống tôi như hai giọt nước) cũng nằm lại trong rừng không về. Nó lẻ loi, nó cô đơn quá mà. Tội nghiệp, đi đông, về tây, bom đạn chừa ra mà phận làm vậy?  Hôm ấy, tôi thập thững lên núi Tượng Sơn. Thấy chị mặc bộ quần áo nhà chùa rộng thùng thình, lòng tôi nhói đau, chợt nhớ dáng vẻ chị ngày xưa. Ngày xưa chị thon thả, xinh đẹp, nhanh nhẹn làm sao. Tôi vét hết lời trong gan ruột bàn chị hoàn tục. Chị nhìn những ngón tay của mình đặt hờ trên cái mõ gỗ, nói chú cho chị yên…Cho chị ngày ngày cầu cho anh Ninh theo nẻovề cõi Trời… Xong,  bỏ tôi đứng lại một mình, đi vào điện thờ.
Lần này gặp chị tôi không nhắc chuyện cũ, không nói gì về anh Ninh, cũng chẳng hiểu vì sao nữa. Khi cánh cửa lim nặng nề dửng dưng khép lại sau lưng áo màu vàng, tôi rùng mình, dón chân giữa những bông đại trắng đi ra cổng, xuôi theo  con đường mấp mô bậc đá xuống sông Duềnh. Cữ nước cường, sông mênh mông. Hoa bần tung nhuỵ như những cái kim khâu đỏ màu máu bay lăm răm khắp nơi. Bến đò có ba bậc đá, rêu viền chung quanh, ngọn rêu vật vờ trong nước xanh nom buồn thiu. Người chèo đò là chị Ngọc, đi Thanh niên xung phong cùng đợt, chiến đấu trong cùng một đơn vị với chị Hoài.  Nghe kể, chị Hoài bỏ làng lên chùa được một năm thì chị Ngọc bỏ nhà xuống sông, thay mẹ chèo đò ngang. Ba khoang thuyền có một khoang được che chắn kín đáo làm nơi ăn, ngủ cho chị. Một lần, chị Ngọc nói với tôi, bao nhiêu là người người đến luỵ tôi để sang sông, cơ mà đến nay vẫn không có thằng đàn ông nào ở lại thuyền. Chị cười, tiếng cười nghe sao mà đắng đót.
Tôi đứng ở bậc đá thứ hai. Chị Ngọc ở bờ bên kia, quay thuyền. Khuôn ngực ngồn ngộn, phập phồng của chị bặn lên tay chèo. Mũi thuyền cập bậc đá thứ ba, khựng lại. Chị gác chèo lên mạn thuyền, găm sào tre rồi đứng chạng chân trên sạp gỗ, ưỡn cái bụng lùm lùm, vui vẻ nói với tôi là đã có một người đàn ông ở lại trên thuyền mấy ngày đêm. Áp tết, chị sẽ lên chùa nhờ sư Hoài cầu an. Tôi nói, mồng 5 tết mới lễ cơ mà. Chị bảo, biết thế nhưng chị lên trước để có thời giờ cùng chị Hoài ôn chuyện xưa cũ. Chị bát mạnh thuyền, ngửa mặt nhìn đâu đó giữa khoảng không, nói nay lên chùa không còn phải lủi thủi một mình nữa mà hai mẹ con, hai mẹ con nhé…Tôi nói, mừng cho chị nhiều. Nói xong thì chạnh buồn,  nhớ chị Hoài se sắt.
Chị Ngọc nhìn tôi,  bỗng nói, giọng như trách cứ, chú và anh Ninh giống nhau quá thể. Lặng một lúc lại nói rừng Trường Sơn mênh mông làm vậy biết anh Ninh ở chỗ nào, hở trời?
Tôi bỗng thấy lòng buồn nẫu và một ám ảnh tội lỗi day dứt. Con thuyền đến giữa sông, gió nhẹ, không có sóng nhưng chẳng biết vì sao nó cứ chòng chành, chòng chành…
 
 
 

Gái Hương

07/10/2021 lúc 10:07






C





ó lẽ trong xóm này chẳng ai có nhiều tên gọi như chị. Người thì gọi gái khùng, người thị gọi đồ động kinh, người ác ý hơn thì gọi đĩ Hương, nhưng với nhà tôi thì luôn gọi chị với một cái tên thân mật – gái Hương
Nhà chị và nhà tôi đối diện nhau, nên những lần buồn chị đều chạy qua nhà tôi để uống chén trà, hút điếu thuốc, chị ngồi hàng giờ chỉ để nói dăm câu ba sợi với bà ngoại tôi, còn đâu chị nhìn lơ đãng ra ngoài đường. Chả biết chị hút thuốc lúc nào mà hút ghê thế. Hôm nào mà không có chị đi lang thang la cà đến những quán cà phê bên đường xin khách điếu thuốc. Nhiều lần tôi khó chịu nhắc nhở “nhà có em bé chị đừng hút”. Chị nghe lời dụi điếu thuốc vào gạt tàn ngồi im chẳng nói, nhưng khi không có tôi chị lại lén hút. Con gái về nhà méc mẹ “sáng nay cô gái Hương lại hút thuốc trong nhà mình”. Sợ người quen đi ngang nhìn vào thấy một người phụ nữ hút thuốc thì mang tiếng, nên tôi phải dùng biện pháp mạnh cấm tiệt luôn. Hút thuốc thì không vào nhà, vào nhà thì ko hút thuốc. Đã ghiền thì ko bỏ được, chị lại lén gia đình ra  bãi đất trống sau khu nhà tập thể để hút. Hút xong chị lại vào nhà tôi ngồi vắt vẻo hai chân thoải mái.
Chị lớn hơn tôi không bao nhiêu, nhưng trông già đi rất nhiều. Da mặt sạm đen, chân tay đầy vết sẹo. Ngày nắng hay mưa chị chỉ có một mốt trang phục áo thun đóng thùng cùng với chiếc băng đô to tướng trên đầu. Trông thật ngộ nghĩnh và tội tội làm sao. Học xong lớp ba, gia đình phát hiện chị bị bệnh động kinh, đầu óc không ổn định, có lúc như người ngu ngơ mất hồn, ánh mắt hoang dại. Chị có cái nhìn nghiêng đầu khiến người khác phải chột dạ, cái nhìn như soi mói thấu vào suy nghĩ của người khác. Đang ngồi nói chuyện bình thường tự dưng chị lăn đùng ra ngã ngửa, co giật, mắt trợn trần, bọt mép chảy ra. Không quen cảnh này có người sợ phát khiếp bỏ chạy. Tôi cũng sợ, tôi không dám lại gần chị, chỉ vội vàng chạy nhanh vào nhà gọi mẹ chị chạy ra. Bà mẹ quần ống thấp ống cao đang nấu ăn trong bếp vội vàng chạy lại gần đỡ đầu con mình trên cánh tay gầy guộc. Nằm như thế cho đến khi qua cơn, chị đờ đẫn ngồi dậy dưới sức kéo nặng nề của người mẹ.
Không được học chữ nhiều nhưng chị lại thích đọc sách, cứ đọc bập bà bập bõm như mấy đứa nhỏ tập đọc. Vậy mà đọc hết, có khi ngồi đọc đánh vần từng chữ chỉ để kể cho con gái tôi nghe hết câu chuyện. Chị lại còn có tài thêu thùa. Điều này tôi cũng không biết chị học ở đâu, chị thêu rất đẹp. Nhất là những đôi cánh bướm màu vàng lượn lờ chuyền cành, từng nét thêu của chị thật sắc sảo, không lộ đường chỉ trên nền vải trắng. Những chiếc khăn tay của con gái  tôi đều do chị thêu cho. Có lẽ đó là điểm nổi bật mà ít người biết được ở chị .
Những người ở xóm rất ngại khi chị vào nhà chơi. Có người háy nguýt, có người đuổi thẳng. Họ sợ chị lấy vặt đồ. Mà trước đây thôi, chứ giờ chị chỉ cần ai đó ân cần, nói năng dịu dàng với chị thế là chị vui lắm rồi. Tuổi mới lớn chị cũng thích diện những bộ đồ đẹp, cũng thích có người yêu mình, thích được tụ tập bạn bè, thích được ngồi cà phê, quán nhậu. Những lần đi như thế phải có tiền, tiền thật nhiều, không có  chúng không cho  theo. Chính điều này làm cho người khác lợi dụng, họ bảo chị lấy cắp tiền của người nhà đi ăn chơi, tiêu xài. Nhà không lấy được thì chuyển sang lấy nhà hàng xóm. Bao nhiêu lần bị đánh, bao nhiêu lần hàng xóm đến mắng nhưng chị vẫn chứng nào tật nấy. Những chiếc áo thun, những chiếc băng đô trên đầu mỗi ngày mỗi kiểu. Nhà tôi cũng không ngoại lệ với chị. Buổi chiều đi làm về, mệt mỏi, đang thiêm thiếp trên chiếc võng tôi nghe có tiếng bước chân rón rén, giật mình mở mắt thì ra chị gái Hương đang đứng cạnh bàn nơi có chiếc túi xách lúc nãy vì mệt tôi vứt đại chưa kịp cất. Bị bắt gặp chị trở nên lúng túng, ú ớ trong miệng, tôi chưa lên tiếng thì chị đã nhanh chân chạy ra ngoài cửa rồi mất hút trong bóng tối. Những ngày kế tiếp tôi chẳng thấy chị đâu. Mẹ chị nói nó đi với đám bạn, toàn những đứa lộn xộn tóc xanh mỏ đỏ, có ngăn cũng không được. Tôi thấy trong đôi mắt người mẹ  ẩn nỗi buồn thăm thẳm, lầm lũi....
 
 
 

Thương nhớ hoàng mai

07/10/2021 lúc 10:07






B





uổi sáng. Trời còn mờ sương, cha bảo:
- Năm hết, tết đến rồi con.
Đang định dắt xe để tới cơ quan, tôi liền quay lại. Cha đang ngồi nơi bộ sa lon bên cạnh bình trà nóng nhưng mắt thì nhìn ra ngoài, phía có giò lan và chậu mai đặt nơi góc sân. Tôi cười khi đến bên cha:
- Con định ngày kia tuốt lá mai nhà mình.
-Năm nay nắng rộ, trời ít lạnh, chậm xuống lá cho kịp tết. - Cha nói.
Cha rót nước vào tách đưa tôi. Hương trà lài phảng phất dễ chịu. Tôi nhìn cha, dáng ông ngồi cui cúi, mắt nhìn vào một điểm nhưng đầu lại nghĩ vẩn vơ đâu đây mà tôi thường bắt gặp, nhất là vào lúc trời đang giao mùa, lúc chuẩn bị giỗ chạp, lúc nắng xuân chầm chậm len vào cửa nhà sau những ngày đông giá lạnh. Và bất chợt tôi lại thảng thốt nhớ hình ảnh ông tôi ngày cũ; cũng dáng ngồi như cha nhưng ở một thời điểm khác, một vùng đất xa xôi khác mà đón những cái tết buồn, vui khác. Hơn 40 năm trôi qua, thời gian đăng đẳng dài với bao biến cố, bao thăng trầm cuộc sống trong gia đình này. Ông mất, cha lại già da mồi tóc bạc và tôi cũng lớn, trưởng thành để đang dần về độ tuổi của cha ngày cũ, những ngày tôi thường nhìn cha và ông bên một bàn trà mỗi độ xuân về.
- Con có đặt trước cành mai núi, dặn cành nhánh phải đều sung mãn, không cần cao lắm, định sẽ đặt cạnh bàn thờ ông.
- Ừ, để cha trui gốc ngâm nước trước đã. Thôi con đi đi…
Tôi đưa xe ra cổng, đường phố đang tấp nập dòng người qua lại, hầu như ai cũng hối hả đi trong nắng hanh vàng, trong những ngày tháng chạp. Xe qua cầu, qua chân tháp cổ xuôi về phía biển. Tôi vẫn an nhiên chạy xe và mắt đang nhìn một điểm là con đường có dòng người xuôi ngược mà miên man nhớ. Bất chợt, tôi sực tĩnh khi biết mình cũng như cha, như ông là luôn nhớ đến se thắt những hình ảnh còn đọng khi thời gian đi qua và thời gian đang đến.
Tuần sau, cành mai tôi đặt mua đã được người bạn mang đến. Cha cầm săm soi từ gốc đến ngọn, gật gật đầu. Cành mai tận miền tây giáp ranh Mađêlắc mịt mù khí núi, trùng trùng mây phủ. Nhưng cha thay đổi ý định ban đầu, là chậu mai ngoài sân vẫn được đặt bên bàn thờ ông như mỗi năm, còn cành mai núi này, sẽ để bên bộ sa lon tiếp khách. Tôi im lặng nhưng vẫn gật gật đầu. Buổi chiều, trên ban công tôi nhìn xuống thấy cha, ông cầm trên tay chiếc bao gai đi dần ra cổng. Tôi biết, ông sẽ sang bên kia sông, đến nhà chú Tư người bạn cũ để uống ly rượu cuối năm, trò chuyện một lát rồi mang ít đất phù sa mà về bón vào chậu mai góc sân. Lại dáng đi cui cúi, lại những bước chân soãi rộng nhưng chậm đi nhiều và cho tôi hình ảnh của 40 năm trước cũng đang chầm chậm quay về…
 
 
 

Sen

07/10/2021 lúc 10:07






N





gày áp Tết, một ông cụ đứng tần ngần chỗ nối nhau giữa chợ hoa Hàng Lược sang Hàng Rươi. Trời lạnh. Những hạt bụi li ti của phấn mưa hay phấn hoa lãng đãng đậu trên tóc ông  làm trắng nốt những sợi đã ngả vàng còn lại ít ỏi trên đầu. Dường như không quen với cái lạnh cắt da đất Bắc, thỉnh thoảng ông cụ lại co ro trong bộ vét cũ. Ngoái ngược ngoái xuôi như tìm người quen trong cái dòng sông hoa đỏ khé trôi đi trôi lại trước mặt.
- Bác mua cho cháu cành này đi. Nụ cho giao thừa đấy bác.
Cành đào tròn như chiếc đèn lồng ấp e xoay xoay trước mặt. Tiếng mời nhỏ nhẹ chao nghiêng khiến ông cụ khẽ giật mình gọi dậy trong ông  ký ức về một thời quá vãng.
- Đào phai của nhà đấy, cháu không lấy đắt đâu.
Như có luồng điện chạy dọc sống lưng, lời mời của cô bé  níu chân ông cụ lại. Một làn khói táp, len lỏi trong sống mũi, dồn ứ lên hai khóe mắt. “Đào phai của nhà đấy, cháu không lấy đắt đâu”...Ông cụ nhìn như thôi miên vào gương mặt cô bé. Đôi mắt nai chợt ngơ ngác, cô bé lúng túng. Mầu hồng của nụ đào như chườm sang làn da trắng ngần rồi lan sang hai má, xuống cái cổ tròn thon như tượng nặn bằng thạch cao của cô bé. Môi ông chợt thốt lên
- Đúng rồi. Cháu người làng Nghi Tàm?
Hai vành mi cong dướn lên trên đôi mắt nai tơ.
- Cháu là con gái bà Sen?
Ông cụ hấp hả nói như sợ cô bé biến đi mất. Mắt ông chớp chớp cố xua đi cái cảm giác vướng bận chỉ trực trào ra nơi khóe mắt. Không biết cảnh đó sẽ diễn ra bao lâu nếu không có tiếng cô bé hỏi lên như reo:
- Ôi! Bác biết mẹ cháu ạ. Bác có phải là ... bác Trình?
Ông cụ gật gật mái đầu.
- Thế mà mọi người cứ bảo bác Trình mất rồi. Tết nào mẹ cháu cũng nhắc đến bác. Nhà cháu vẫn có ảnh bác thời trẻ... Giọng cô bé ngây thơ như sợi dây vô hình kéo ông cụ trở về với những ngày ông không thể nào quên ấy.
   
Tết năm nào cũng vậy. Từ hai hai hai ba tháng chạp, một dòng sông hoa từ Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá ...lại chảy về chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược, tràn sang Hàng Rươi. Anh phu Trình như lạc vào cái không khí náo nức của ngày xuân Hà thành. Thuyền buôn mà anh làm thuê vừa từ trong Nam ra cập bến Phà Đen. Chủ thuyền cùng vợ con đã vào phố ăn tết. Quê anh tận trên miền ngược. Bố mẹ đã về với tổ tiên cả nên năm nào anh cũng ở lại thuyền cùng với mấy anh em xa quê đón xuân. Lững thững vào chợ hoa xem không khí bán mua ngày cuối năm. Cũng là nhàn rỗi đi chơi chợ thôi chứ chẳng mua bán gì. Chợt một giọng con gái thoảng bên tai:
- Cậu mua cho em cành này đi. Đào phai của nhà đấy, em không lấy đắt đâu.
Hai mươi tuổi, chưa một lần được nghe giọng thiếu nữ ngọt ngào, dịu nhẹ đến thế, anh phu thuyền cứ ngẩn ngơ. Cành đào tựa chiếc đèn lồng xoay xoay huyền hoặc trên những búp tay trắng nhễ nhượi. Anh phu Trình không dám động vào cành đào, cũng không thể quay đi. Tiếng người con gái cứ  quấn quýt quanh anh:
- Nụ cho giao thừa đấy cậu. Trả dùm em một câu kẻo ế hoa em...
Chàng trai nghèo đỏ mặt, ân hận. Nhìn đôi môi khép mở kia. Những búp tay khiến anh không thể rời mắt kia. Đôi mắt nai trong trắng hút hồn kia... Anh phu Trình bất giác thò tay vào túi lấy tiền đặt vào tay cô bé rồi đón lấy cành đào. Cái chạm tay vô tình vào những ngón tay búp măng mát rượi của cô, ánh mắt gặp nhau như một tia chớp... khiến anh run lên. Cả hai người cùng thoáng chút ngượng ngùng, anh phu Trình vội quay người đi như ma đuổi về phía bến phà. Tiền công hàng tháng anh cũng chẳng mua sắm gì ngoài đóng tiền ăn như mọi phu thuyền khác. Anh cũng chẳng còn ai là người thân để chu cấp. Cờ bạc, rượu chè không. Cành đào tết năm ấy có lẽ là món hàng xa xỉ nhất trên cái thuyền buôn của các chàng phu nghèo. Nhưng với Trình, ánh mắt cô gái, khôn miệng xinh như mộng cùng lời mời thoảng nhẹ bên tai: đào phai của nhà đấy, em không lấy đắt đâu... giống như sợi dây định mệnh buộc lòng anh lại với mảnh đất này...
 
 
 

Cánh đồng truyền thuyết

07/10/2021 lúc 10:07

Cứ như các cụ truyền lại thoạt kỳ thủy đồng làng ta được gọi là đồng bà chúa. Thuở ấy làng thưa vắng lắm, trên dưới vài mươi nóc nhà, nhà nào cũng chỉ tranh tre mành liếp, phần lớn ruộng vườn là của bà chúa cả. Ruộng bà miên man từ núi ra soi từ soi qua bãi từ bãi vào đê. Một miền đất lần lần thành trù phú, theo năm tháng con cháu cứ đông đàn dài lũ, nhà lên san sát chen chúc nhau mà sống...

Mùa Xuân sẽ mang em đi

07/10/2021 lúc 10:07






E





m nói với tôi: “Anh có tin rằng mùa xuân này sẽ mang em đi xa?”. Tôi trả lời: “Không tin”. Cuối cùng thì em gởi qua điện thoại di động của tôi lời nhạc chuông: “Bình minh sẽ mang em đi”. Sau đó em gởi địa chỉ email của tôi một lá thứ: “Mỗi người đều có một quá khứ. Quá khứ là kỷ niệm. Em sẽ mang kỷ niệm của mình theo trong buổi bình minh này. Anh nhớ cài bản nhạc chuông: “Bình minh sẽ mang em đi” vào điện thoại anh nhá. Để lúc nào em cũng ở bên anh. Em chỉ mong rằng nếu gặp và yêu thương một người nào khác em, anh đừng bao giờ lục tìm quá khứ. Bởi em cũng đã là quá khứ của anh rồi”. Vậy mà tôi định sẽ cùng em vui một cái tết thật lạ ở Đắc Lắc. Em vẫn nói với tôi rằng em thích chèo thuyền độc mộc trên hồ Lắc. Tôi đã hứa với em là sẽ đi bơi thuyền cùng em.
Tôi bỏ không gian tràn ngập mùa xuân quanh mình đã tìm tới phòng trọ em ở. Một căn phòng nhỏ nằm giáp với nhiều căn phòng khác. Tôi phải lách qua những chậu hoa cảnh được chủ các căn phòng để dựa vào vách tường để tới được căn phòng đã đóng kín cửa. Những chậu cây nhỏ trong không gian chật chội kia khiến cho tôi có cảm giác là dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi người đều yêu đời. Ngay cả trước phòng em cũng có chậu cây nhỏ xíu, đó là một cây rau muống cảnh. Cây rau muống cảnh đang héo rũ đi vì thiếu nước. Tôi ngần ngừ trước căn phòng đã khóa cửa thì tiếng mở cửa phòng bên cạnh, cô gái phòng bên ló đầu ra: “Anh là Viên phải không?” Tôi gật đầu: “Cô Hương ở phòng này đi rồi phải không em?” Cô gái gật đầu: “Nó đi rồi. Nó không nhắn gì cho anh sao? Nó dặn nếu anh ghé tới thì mang cây rau muống biển về chăm sóc hộ nó”. Tôi cúi xuống cầm chậu cây đang héo lá: “Em có biết Hương đi đâu không?”. Tiếng cô gái: “Hình như nó đi Kon Tum. Không biết con nhỏ lên Kon Tum làm gì nữa?”
Tôi mang cây rau muống cảnh về, tưới ngập nước cho cây sống. Rau muống cảnh là loại cây thân rỗng, háu nước cho nên những chiếc lá đang gục xuống no nước mau chóng xanh tươi trở lại. Tôi để cây ngay cửa sổ, giống như tôi đang nhìn thấy em nói cười. Và mỗi khi ai gọi tôi, tiếng nhạc chuông vang lên bài: “Bình minh sẽ mang em đi” là lòng tôi lại nhớ về kỷ niệm.
Tôi không dối lòng tôi rất yêu em. Tôi yêu em hơn hết thảy những ai tôi đã gặp, đã từng rung động. Tuy nhiên, tôi đã gặp trong một hoàn cảnh trớ trêu.
Hôm đó tôi gặp em tại bến xe. Em vừa bước xuống xe thì bị bọn cướp giật tạo ra một vụ cãi vã như thật. Bọn chúng giả vờ xô đẩy nhau, chen lấn, rồi một tên phóng thật nhanh đến bên cạnh em, giật chiếc túi em đang cầm hững hờ vì bận chú ý đến vụ cãi lộn. Chiếc túi xách là cả gia tài của em mang theo khi đến thành phố này. Do tên cướp giật quá mạnh tay, em bị ngã xuống đất, một viên đá nằm ở đất tình cờ đã làm cho đầu em chảy máu. Hôm đó cùng tình cờ tôi ghé bến xe sau khi ghé thăm nhà một người bạn. Tôi đã chở em vào bệnh viện. Càng bất ngờ hơn khi tôi biết được em không có một người thân nào ở thành phố này. Em ở quê tìm ra thành phố kiếm sống, nơi em nương tựa chính là nhà một cô bạn gái cùng quê. Cô bạn đang làm đông lạnh. Có thể lúc đầu khi chở em đến bệnh viện theo bản năng cần phải giúp đỡ người của tôi. Nhưng khi phát hiện ra rằng em chẳng có nơi nương tựa nào, tôi đã trở thành một “hiệp sĩ” lo cho em những ngày đang nằm bệnh. Bởi em chẳng có tiền bạc mang bên người, thậm chí giấy tờ tùy thân cũng mất hết. Nếu tôi không giúp đỡ em thì em sẽ phải rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Cũng chính những ngày lo bệnh cho em, tình cảm của tôi với em cứ tràn dâng, như thể cuộc gặp trong tình huống khá bất ngờ kia là định mệnh đã đem em đến cho tôi.
Mấy ngày sau, bên công an đã bắt được bọn ăn cắp tại bến xe, nhưng chỉ thu lại được cho em số giấy tờ đã mất, còn tiền bạc và tư trang thì không còn. Sau đó theo địa chỉ em cho, tôi tìm tới nhà cô bạn của em đang ở trọ. Điều không may cho em là cô bạn của em lại đang về quê, chưa lên lại, em lâm vào cảnh không nơi nương tựa. Tôi đã quyết định gởi em về nhà cô Hạnh của tôi đợi bạn về. Ít lâu sau thì em về nhà bạn của em. Em bắt đầu đi làm việc ở một cơ sở đông lạnh. Công việc của em theo cá, khá cực nhọc, nhưng rõ ràng là với em đó là công việc em thích. Những khi em rảnh rỗi, tôi cùng dạo phố, vào quán cà phê nghe nhạc. Đôi khi tôi lại cùng em vào chơi, chen giữa đông đúc trả giá mua những món hàng, hay mua những thứ gì đó làm một bữa cơm, tôi cùng ăn với em những bữa cơm do chính tay em nấu ở nơi em ở trọ. Em nói: “Anh ăn chắc dỡ lắm phải không? Em là một đứa con gái không biết nấu nướng mà.” Thực ra thì chỉ cần được so đũa cùng mâm, được ngồi cùng chỗ với em là lòng tôi đã ngập tràn hạnh phúc, em nấu ăn có ngon hay dỡ cùng đâu làm cho tôi muộn phiền. Đó là những phút giây hạnh phúc của em và của cả tôi.
Sau đó cô bạn em về quê hẳn, còn lại một mình em trong phòng trọ. Mỗi ngày em đạp chiếc xe đạp cũ do cô bạn cùng quê để lại đi làm. Em nói: “Đi làm đông lạnh có cực, nhưng lòng mình trong sáng anh à. Anh không biết đâu, ở quê em kiếm một việc làm như thế này rất khó. Tôi và em trở thành một đôi tình nhân. Tôi hạnh phúc xiết bao khi nghĩ đến một ngày tôi và em tập gọi nhau là chồng là vợ.”...
 
 
 

Nỗi buồn gửi lại

07/10/2021 lúc 10:07






E





m à, phải em không? Sao lâu nay em không liên lạc gì với anh. Em biết anh đã đợi em bao lâu, lâu thế nào không em?
- Em, anh nhớ em nhiều lắm. Em biết anh yêu em và muốn có em thế nào không? Sao ngày đó em ra đi như vậy chứ? Em à…
- Vậy sao……..
- Hạnh im lặng.
- Ủa không phải em. Là ai vậy?
- Em đây.
- Ôi em sao.  Không phải … Thế mà anh cứ tưởng ….
Hạnh nghe từng tiếng hỏi dồn dập của anh, cô đắng lòng lau khẽ hàng nước mắt cứ vô duyên chảy tràn trên má. Chẳng lẽ những lời nói rằng anh sẵn sàng hy sinh cuộc sống của anh để dành cho cô có được hạnh phúc trọn vẹn là bịa đặt, giả dối. Thế mà cô tin. Tin anh nhiều lắm. Anh tạo sự tin cậy vu vơ và đặt nó vào bản thân anh để lừa dối cô.
- Hi... hi em thật là... Sao gọi điện mà không nói gì với anh lại còn thay số nữa chứ. Bữa sau không được thế nữa nha! Làm anh cứ ngỡ… Hạnh chưa kịp hỏi. Mà biết hỏi gì đây? Anh tiếp lời vừa nói dở: - Anh sẽ không thích tí nào đâu.  Đừng có trêu anh như vậy. Em biết tính anh mà. Hạnh biết tính anh không thích đùa. Nhưng Hạnh đâu có đùa. Có lẽ anh quen nghĩ vậy rồi chăng?
Khẽ mỉm cười xót xa. Anh lắng nghe tiếng Hạnh cười vẫn nụ cười khỏe khoắn có lẽ ngày ấy vì thế anh đã yêu. Yêu vội vàng. Mân mê tình cảm của Hạnh nhanh chóng. Anh luôn biết cách chiếm ngự trái tim cô khi nhìn vào gương mặt và đôi mắt buồn như ngấn lệ.
Nhưng giờ hai người đang cách xa nhau bằng khoảng cách khó định hình và lúc này đây anh không hề nhìn rõ khuôn mặt Hạnh. Tái xanh nhợt nhạt, cảm giác hẫng hụt đến tội nghiệp.
Mình trêu anh sao? Hạnh tự hỏi. Anh không thích điều đó. Đúng. Ai thích bị nhầm như vậy. Bởi niềm vui trong anh hoài niệm về người xưa ấy vỡ vụn. Anh luôn đợi một cuộc gọi dù ngắn ngủi của người nào xưa ấy. Anh chưa khi nào tỏ ra vui như vậy nếu biết là số điện thoại của Hạnh gọi.
- Nhưng tại sao, tại sao anh lại nhầm Hạnh với một ai đó?
Hạnh yêu anh nhiều, tin anh cũng lắm. Lần này Hạnh thay số điện thoại. Đơn giản chỉ để làm anh bất ngờ. Nhưng mọi sự không đơn giản như Hạnh nghĩ…
Ngày quen nhau anh tặng Hạnh chiếc sim có dãy số nối tiếp dãy số của anh. Và anh luôn muốn cô phải dùng số đó. Dù đôi lúc Hạnh hỏi: Vì sao? Anh chỉ trả lời. Em nên nghe lời anh. Thế thôi. Yêu anh em đừng hỏi những điều vặt vãnh tương tự như thế. Rồi những lần Hạnh thờ ơ với chiếc điện thoại anh lập tức tỏ thái độ giận dữ.
    Có lần Hạnh đến nhà anh và vô tình thấy trên bàn trong phòng khách đặt một chiếc điện thoại đã cũ cạnh một bức thư:
Anh đừng làm em thất vọng thêm nữa. Em xin lỗi. Vì phải ra đi lúc này. Anh hiểu vì sao mà? Anh hãy sống thật hạnh phúc với con đường sự nghiệp anh đã lựa chọn. Cô ấy có điều kiện hơn em. Em không chấp nhận điều kiện anh đưa ra. Em không muốn anh lừa dối bất kì ai hết và em không thể đồng lõa cùng điều anh nghĩ… Em biết mình không giỏi giang để cùng anh xây lên hoài bão mà anh hằng ấp ủ muốn trở thành một doanh nhân thành đạt. Em không thể chịu được cảnh chung người tình chỉ vì lợi ích vật chất. Anh luôn bảo em hãy cố gắng. Nhưng em không thể, hãy xem như chúng ta chưa từng đi chung trên con đường trước đây… Chúc anh hạnh phúc! Đừng tìm em....
 
 
 

Âm thanh đổ bóng

07/10/2021 lúc 10:07

 





M





ười ngón tay Trần Vũ đang bị một thứ ma lực cuốn đi trên bàn phím, những chiếc búa gõ dường như được điều khiển bởi bàn tay vô hình nào đó. Bản Xô-nat Ánh trăng, chính nó, âm thanh đã tái hiện mồn một khí, hồn và ảnh của một đêm thanh, ánh trăng đang lắng xuống từng lớp, từng lớp, trước cửa ngôi nhà ấy. Ánh trăng lắng xuống, trầm tích ánh trăng dày lên, dày lên thời gian chờ đợi, rạo rực chờ đợi, mòn mỏi chờ đợi, chìm, tan trong bản hoan ca chờ đợi.
 Chính nó, bản nhạc Vũ đàn thực hành hơn ba năm, bản nhạc mà vị nhạc sĩ gia sư được mời với giá cao ngất ngưởng ấy khi Vũ yêu cầu quá tha thiết đã chìu theo mà ngắt ra từng phân đoạn muốn Vũ đàn như một bài tập chạy ngón. Theo lời vị nhạc sĩ ấy, dù có năng khiếu nhưng Vũ sẽ không bao giờ sạch nước cản với kiểu học “chưa đi đã chạy” này, mà cái vị trí đứng đầu huyện trăm công ngàn việc của Vũ cũng không cho phép tập trung hơn. Thoạt đầu cái ý mời gia sư về nhà dạy đàn cho cả hai vợ chồng chỉ vì một cán bộ đàn em tặng vợ Vũ cây dương cầm, loại đàn đắt tiền và có hệ thống âm giai phong phú, phức tạp nhất trong các loại đàn, gọi là biết ơn về vụ đất đai vừa qua và “biết chị nhà rất thích cây đàn này”. Thật ra ý nguyện có được cây dương cầm của ông trưởng chi Thanh niên ngày xưa là ý nguyện của Vũ. Người đàn em của Vũ biết rõ điều đó nên đã vất vả theo đuổi thực hiện hết thủ đoạn này tới thủ đoạn khác mới có được. Một lý do nữa ngoài chuyện tình cảm sâu kín của Vũ còn do tính tình của vị đứng đầu huyện này, ai cũng biết Vũ là người thích hoàn hảo, hoàn hảo hoặc cố ra vẻ hoàn hảo suốt ngày và từng giờ, từ việc kí chuyển một công văn đến chuyện xuất hiện ra mắt cử tri, cả trong những bàn nhậu với đồng sự cùng cánh. Vũ thích và muốn tạo dựng một hình ảnh chủ tịch văn võ song toàn, tính tình này của Vũ như một sự bù trừ cho tính nhút nhát thâm căn cố đế một thời thanh niên của mình.
 Các ngón tay của cả hai vợ chồng cứ đơ đơ lóng ngóng, học trước quên sau, những nốt nhạc chui từ tai này qua tai khác, những âm giai chỉ là những chuỗi âm thanh kèn kẹt đùng đục khó tính trơ lạnh. Người lớn tuổi như vợ chồng Vũ mà phải tập luyện để có được đôi bàn tay mềm dẻo, có được đôi tai biết thẩm âm thật khó.
 Vậy mà đêm nay nó như người chết sống dậy hay như một hoài thai định mệnh. Sự sống và ma lực duyên phận gì với nhau mà đêm nay căn phòng Vũ tràn ngập ánh trăng, mát lạnh hồn trăng. Bàn tay Vũ cuống cuồng bấn loạn, tâm hồn Vũ lúc chìm trong nỗi sầu man mác lúc lặng đi trong cô đơn tận cùng, chỉ có âm thanh huyền bí của bản nhạc cứ bật lên réo rắt như phát ra từ một cõi xa xôi nào đó. Chợt khựng lại. Chỉ có trăng suông thì chưa đủ làm nên đêm tình ái. Chỉ có trăng suông thì tâm hồn ta mãi chỉ là một bến đợi, đợi đến mãn kiếp. Những gì lắng đọng qua tháng năm của một người chờ đợi? Một bó hồng móc hờ trên chiếc bản lề rỉ sét? Một tiếng mở cửa khẽ khàng chỉ có trong tưởng tượng khát khao? Một cánh chim vụt bay đi giận dỗi để lại vệt sáng ảo mờ trong đêm? Không gì cả. Nói cách khác chỉ là những bông phong du ảo mờ, mỏng manh đến như vô ảnh. Nhắm mắt. Nhắc nhở hơi thở mình dịu nhẹ, dịu nhẹ, những ngón tay Vũ bị điều khiển rải nhẹ trên phím, lướt nhẹ, lướt nhẹ… Trong lớp lớp trầm tích ánh trăng, Vũ quay ánh mắt vào bên trong, lắng, thật lắng để khẽ khàng mở ngăn tủ kí ức chính mình, càng cố gắng càng chỉ nhìn thấy những hình bóng ảo mờ lung linh thoắt hiện lên thoắt lại biến tan lộn vòng theo dải âm thanh kêu đòi thao thiết, khiến con người chết lặng yên từ sâu thẳm, chết lạnh cóng giữa sa mạc cát cháy, chết thiêu tro giữa hồ xanh nước mát. Từ cõi ấy, những bông phong du giờ đã chịu hiện dần, những đốm trắng vẫn còn nhảy nhót, lung linh, bay lượn qua nhau, kí ức đang chơi trò trốn tìm ngày xưa nhưng dù sao những bông hoa bé xíu mỏng manh tinh tuyền ấy cũng đã hiện lên. Phong du trắng trời. Phong du trắng. Chỉ có phong du ngày ấy mới trắng như vậy...
 
 
 

Mùa cao su thay lá

07/10/2021 lúc 10:07

 





L





úc Phúc rời khỏi lô cao su thì mặt trời đã chìm nghỉm từ lúc nào và bầu trời đã trở nên u ám. Gió mùa về, Phúc lẩm bẩm. Khí lạnh theo từng đám mây xám tràn tới, gió thổi u u suốt dọc con đường trước mặt, gió luồn trong các lô cuốn tung bụi đỏ mịt mờ. Phúc nhìn vào lô, cao su đổ lá, từng đợt, từng đợt rào rào trút xuống, mặt đất xào xạc tơi bời. Những đám lá vàng tía cuồn cuộn quay tròn di chuyển theo dọc những hàng cây.
Đã bao lần Phúc theo mẹ vào lô cao su. Cô mê những hàng cây mập mạp, xanh thẫm và thẳng tắp như những hàng quân đang lặng lẽ náu mình. Vùng đồi mênh mông, màu xanh phủ tràn tận thị trấn phía đông, lan ra sát bờ sông phía bắc. Hồi còn nhỏ Phúc bám áo mẹ, lớn thêm lên chút nữa Phúc biết xách ấm nước theo mẹ đi lô. Đất đỏ mới vỡ, cao su mới trồng, bước chân Phúc trầy trật trên những luống cày do máy mới lật. Rồi Phúc lớn lên cùng với những hàng cao su của mẹ và trở thành thiếu nữ từ bao giờ. ......

Đêm miền biên ải

07/10/2021 lúc 10:07






T





iệc rượu kéo dài tới mười một giờ khuya vẫn chưa kết thúc. Năm Tuấn ngồi ở mũi thuyền ngắm nhìn những khuôn mặt xung quanh qua ánh sáng nhợt nhạt hắt ra từ một ngọn nến lớn. Sông Hậu về đêm, nơi tiếp giáp với đất bạn Campuchia phong cảnh thật thanh bình, yên ả. Có lẽ, chỉ có tiếng gió lao xao trên ngọn cây ven bờ và tiếng sóng dập dìu, eo óc dưới mạn thuyền lúc này là những thứ âm thanh nghe rõ hơn tất cả. Một phần vì ngồi ôtô trên một chặng đường ngót nghét cả nghìn cây số để vào đây, phần vì chất men đã bắt đầu ngấm sâu vào lục phủ ngũ tạng nên Năm Tuấn đã cảm thấy rất mệt. Nhưng chả nhẽ đánh bài chuồn, bỏ dở cuộc vui người ta tổ chức ra để mừng cho mình, một cựu chiến binh vào thăm lại chiến trường xưa. Thôi thì hãy cố gắng ngồi lại một lúc nữa với những con người tốt bụng để vừa nhâm nhi vừa trò chuyện. Năm Tuấn tự đặt ra cho mình điều kiện là phải uống vừa phải, nói vừa phải, để luôn luôn giữ cho tâm trí mình tỉnh táo, chững chạc.
Một người nữa vừa bước xuống thuyền. Đó là một người đàn ông trạc độ năm lăm tuổi. Ông ta chào chung tất cả mọi người một câu rồi ngồi xuống khoang thuyền, hai chân xếp bằng lại, mặt hướng về Năm Tuấn. Thái độ của ông ta có vẻ rất tự tin. ......
 

Người làng Bãi Trữ

07/10/2021 lúc 10:07






T





ôi trở lại quê lúc trời đã về chiều. Làng tôi - làng Bãi Trữ, trước mặt là sông, sau lưng là núi, nằm lọt thỏm trong khúc ngoặt con đê vòng vòng ngăn nước lũ.
Đứng trên đê nhìn vạt nắng cuối thu vàng vàng vương trên ngọn tre và xóm làng lô nhô
 
những mái ngói, mái tranh, tự nhiên tôi thấy buồn muốn khóc.
Bốn năm học đại học, nghỉ hè, nghỉ tết năm nào tôi cũng về quê. Nhưng lần nào trở về làng, tôi cũng thấy rưng rưng. Tôi học sử, thầy giáo của tôi dạy rằng: Nước ta chinh chiến liên miên, đã nhiều lần mất nước, nhưng chưa bao giờ mất làng. Riêng tôi, tôi còn thấy: Làng không mất bởi một phần người đi giữ nước có tuổi thơ ở làng.
....
 

Gái quê

07/10/2021 lúc 10:07






T





hời gian đẩy lão lệch ra bên lề cuộc sống. Ông già bà cả lũ lượt rủ nhau sang thế giới bên kia, đồng bọn của lão ngày càng thưa thớt đi. Đám trẻ lớn lên nhìn lão như một di tích của làng. Chúng cư xử với lão ngày càng khả ố. Chán. Lão chuyển lên ụ pháo đầu làng gần khu đầu mả. Giá mỗi mình lão thì chỉ có ma đầu mả vào chơi nhưng vấn đề là con gái lão đương độ xuân thì… Nó càng lớn, càng đẹp ra mới chết chứ. Con gái hồng nhan bạc mệnh, đa đoan lắm, các cụ đã nói cấm có sai.
Thế nên lão lo
Thế nên lão rào dậu.
Lão huy động cả chó ra canh chừng đám trai làng dập dìu bên bờ dậu nhấp nhử cò cưa con gái lão. Lão ghét cay ghét đắng cái lũ chơi bời lêu lổng vô công rồi nghề ấy. Hình như trên đời chúng chỉ có mỗi một việc làm chim gái hay sao ấy… Mà sao chúng nó mặt dạn mày dày thế không biết, thằng nào thằng nấy, mặt mày nhâng nhâng nháo nháo như mặt giặc, trông gian gian là. Chúng cứ làm bộ làm tịch vâng vâng dạ dạ trước mặt lão, nhưng hễ lơ là sơ sểnh liền lập tức mắt là mày lét dắt con gái lão trốn bay trốn biến. Chẳng may lão bắt gặp, hễ động hỏi một câu, lại giật bắn lên y sỳ phoóc có tật giật mình.
Cái Lý nhà lão thật có lớn mà chưa có khôn. Con gái đương thì xinh tươi hơ hớ mà chả có biết giữ gìn ý tứ gì cả, nghe nó ngon ngọt rủ rê là nhất nhất đi theo lại còn cả gan cãi lại nào là: “Bố gàn, bố cổ hủ, bố lạc hậu, bố “Khốt Ta Bít”. Ngày nay tân thời, tự do luyến ái, trai gái bình quyền, thanh niên nam nữ phải cùng hoạt động xã hội. Bố cứ ngồi ôm khư khư cái ngày xưa của bố thì có mà chết con”.
Chết thật! Rõ loạn từ trong mà ra, nó nói thế khác gì “Trứng khôn hơn giận”, ai đời con gái trong nhà dám cả gan “bày đường cho hươu chạy”. Cứ dân chủ với bay rồi có mà tự do quá trớn. Thói thường “Kính quý thân nhờn”, hèn gì dân gian chả bảo: “Dao sắc không gọt được chuôi”. Trai to, gái nhớn xí xớn dắt nhau ra đường thì ắt có chuyện chẳng lành, rồi ra tệ nạn xã hội cũng nảy sinh từ đấy. “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”. Lão răn dạy, đe nẹt suốt nhưng nó vẫn chứng nào tật ấy. Lão nghĩ mà tức, mà điên lắm cơ. Đã tức thì lão phải tố, tố khổ thật to, càng to càng tốt cho nó mất sỹ diện. Nó tiệt nọc. Nó chừa thói đi. Nhưng lão chưa kịp cất tiếng thì con gái lão đã làu nhàu ca thán rằng: “Bố làm cha mà nói ngoa, tự dưng vật áo cho người xem lưng, chuyện trong nhà mình chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường…”
Ờ đấy! Lại chẳng phải gào à? Lão phải gào cho cả xóm này người ta biết, cả cái đám tà lưa con gái lão phải chờn. Không gào thì chúng đố có chịu nghe, đố có chịu sợ. Có khi chúng còn lên nước, còn cười vào mũi lão chứ chẳng chơi. Bọn trẻ bây giờ ghê gớm ghê lắm, được đằng chân chúng sẽ lân đằng đầu cho coi. Con gái lão chứ có phải là cái kẹo trong túi nhà chúng nó đâu mà nó muốn móc ra lúc nào cũng được, muốn bóc ăn kiểu gì cũng được. Lão phải mạnh tay thiết quân luật, chứ không người ta lại bảo lão nhu nhược. Lão từng chiến đấu mấy chục năm trời thằng Tây, thằng Mỹ còn cóc sợ huống hồ giống ngựa non háu đá, mới nứt mắt, mặt còn búng ra sữa, suốt ngày loanh quoanh đồng nhà như gà què ăn quẩn cối xay.
Kể cũng lạ chả hiểu sao ban ngày ban mặt nhà lão to tướng đấy chúng nó không vào? Nước nôi đầy đủ, bàn ghế đàng hoàng cứ việc ngồi tâm sự (chả hiểu có chuyện gì mà tâm sự lắm thế không biết!) hà tất cứ phải đêm hôm hò hẹn, kéo nhau ra đầu bờ cuối bụi mà dấm dấm dúi dúi như buôn ma túy ấy nhỉ? Lại còn bày đặt vấn đề “tìm hiểu” nữa chứ, con gái lão chứ có phải “thế giới động vật” (trên ti vi) đâu mà chúng nó mổ xẻ “tìm hiểu”, sốt ruột! Lão còn lạ cái dã tâm chim chuột của chúng! Lão ghét cay ghét đắng ba cái trò mèo ấy. Bây giờ chúng nó ăn sung mặc sướng rững mỡ quá, chứ như lão thời xưa ở rể đào ao đóng gạch mửa mật ra, tối đến mệt phờ phạc, ngủ li bì, say như chết luôn, nào được ngồi thảnh thơi tán gẫu nhàn cư vi, nghĩ những trò bất thiện như chúng bây giờ đâu. Đành rằng cưa gái cũng phải mưu nọ, mẹo kia. Thời trai trẻ, lễ giáo ràng buộc, lão cũng từng phải mưu mô lắm chứ không thì làm sao mà lấy được vợ đẹp. Thực ra chinh phục mỹ nhân không khó, chỉ khó vì tình địch mà thôi. Thù trong giặc ngoài nhiều khôn xiết kể, người xinh ai chả đem lòng ước ao, làm xiêu lòng người đẹp không khó, giữ được nàng mới khó, đối thủ nhòm ngó mà con gái nhà người ta vẫn còn son rỗi ai đâu cấm được. Mình giỏi đã đành, thiên hạ khối đứa còn giỏi hơn, giàu hơn, choảnh chọe hơn, chả biết đằng nào mà lần.
Nhưng lão chả hiểu tại làm sao đám thanh niên làng thằng Tà, thằng Tản, thằng Tưởng đứa nào cũng cứ đưa đẩy, lần lữa, vào ra, đò đưa, cò cử. Chẳng như lão ngày trước cứ phải áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”, lăm lăm sập bẫy ngay, lấy vợ phải lấy liền tay, chứ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha lại be bét cả. Thâm tâm lão cũng chỉ muốn có đứa tử tế đến rước đi chứ trai to dựng vợ gái lớn gả chồng, bom nổ chậm gìn giữ trong nhà mà làm gì. Giá kể có đứa nào gặp gỡ thưa thốt tử tế chắc chắn lão sẽ tay trong cho, đánh đổ thành  ngay nhưng lũ chúng cứ trốn lão như trạch. Thành thử lão lại càng ngờ. Hình như chúng chủ định chơi bời giỡn hoa thưởng nguyệt thôi chứ chả mặn mà trăm năm giao ước kết duyên gì đâu. Bọn trẻ bây giờ ma lanh lắm, đố mà lường hết được, con mình “khôn ba năm dại một giờ” cứ nghe chúng nó tán tỉnh đường mật rót vào tai, nhỡ có ngày ễnh cái bụng ra thì có mà khốn, có mà độn thổ cũng chả thoát hết nhục. Chuyện vỡ lở ra thì đẹp mặt ai? Lại chỉ lão chường cái mặt ra chứ còn ai!...
 
 
 

Một chuyện bất ngờ

07/10/2021 lúc 10:07






G





ặp con đò nhỏ vào chỗ có cây sung cổ thụ thân vỏ xù xì đổ oam oam ra ngoài sông, ông Tín cắm sào định nghỉ ngơi tí chút rồi mới tiếp tục bủa lưới, đánh mẻ cá cuối cùng trong ngày. Nhưng ông chưa hút xong điếu thuốc, thì đã thấy thằng Hiếu đầu trần chân đất, quần cộc xệ rốn, áo cánh hở bụng từ trong ruộng dâu trên bờ nhào ra, vừa nói vừa khóc tức tưởi:
- Bác ơi! Bác qua xóm… Bùi cứu mẹ… cháu với. Ông Ngạnh đánh… đánh mẹ cháu đau… đau lắm.
- Thím Tần ơi là thím Tần! Lấy ai không lấy lại đi lấy cái thằng một phần người mười phần chó lợn ấy! - Ông Tín thít tha như người đau răng, rồi đánh chiếc cằm đầy râu màu muối tiêu sang thằng Hiếu - Sao cháu biết lão Ngạnh mới đánh mẹ cháu?
- Dạ… trên đường đi… học về, cháu nghe mấy người đi chợ Mới… kháo nhau: “Chị Tần bị… lão Ngạnh đánh cho thừa… sống thiếu… chết”. Tức thì… cháu chạy qua… xóm Bùi…
- Sự việc thế nào?
- Dạ - thằng Hiếu cố nuốt tiếng nấc vào bụng – Cháu đến nơi thì… ông Ngạnh đã… lôi mẹ cháu vào nhà, khóa trái… cửa lại. Rồi ông đấm, ông đá, ông thụi, ông tát mẹ cháu không còn khóc được nữa…!
- Trời ơi! Thế hàng xóm láng giềng ở đó không ai can ngăn gì cả sao?
- Dạ, trước đây thì có… nhưng mỗi lần ai đến can ngăn, đều bị ông Ngạnh chửi tục, nên dần dần đâm ngán, không muốn dây vào ông ấy để khỏi… bẩn mồm – Thằng Hiếu lại cố nuốt tiếng nấc vào bụng – Nào, đi bác. Bác qua ngay bên ấy cha rồi, giờ mất thêm… mẹ nữa thì cháu… sống sao nổi, bác ơi!
Ông Tín có cảm giác tiếng kêu của thằng Hiếu đủ sức làm cho đá cũng phải mềm lòng.
- Thế này nhé – ông nói – Bác qua xóm Bùi ngay bây giờ về chuyện mẹ cháu. Còn cháu có phận sự chèo đò về xóm Trại, vớt cá dưới khoang đem vào nhà cho bác gái đi chợ. Trong thời gian bác gái đi chợ thì cháu ngồi học bài. Tối nay bác kiểm tra mà cháu chưa thuộc bài thì liệu hồn, nghe chưa?
- Dạ… nhưng… nhưng…
- Còn nhưng cái gì nữa hả? Cháu sợ bác không cho lão Ngạnh được một bài học nhớ đời chứ gì? Đừng lo! Nên nhớ bác Tín của cháu từng là anh lính đặc công nội ở Sài Gòn đấy nhé. Ngoài ra, bác còn đủ sức lôi cỗ lão Ngạnh lên ủy ban để họ làm việc với lão.
- Phải bắt ông ấy viết cam đoan từ đây về sau không đánh mẹ cháu nữa!
- Dĩ nhiên! Nói tóm lại, bác đã “xuất chiêu” thì cháu yên tâm – Ông Tín tiếp – Nhiệm vụ nặng nề nhất của cháu là học. Học, học nữa, học mãi. Học cho cháu. Học cho người mẹ khốn khổ của cháu. Học cho người cha bạc mệnh của cháu. Học cho cả chị họ Phan Trung của nhà ta được mở mày mở mặt với thiên hạ, rõ chưa?
- Dạ, rõ rồi!
- Rõ rồi thì phải chấp hành. Quân lệnh nhự sơn! Bắt đầu đi!
Ông Tín thay quần áo. Nghĩa là ông trút bỏ bộ áo quần làng chài ra và lấy bộ áo quần lính giải phóng đã cũ mèm nhưng còn lành lặn mặc vào. Ông bỏ áo vào quần. Ông đeo dép cao su đủ bốn quai. Ông ụp chiếc mũ cối bạc phếch lên đầu. Xong xuôi đâu đấy, ông ngoái lại nhìn thằng Hiếu “bác đi nhé”, rồi nhảy phóc lên bờ, mất hút vào ruộng dâu. Thoát cái, ông đã đi trên con đường liên xã, chân bước huỳnh huỵch, tay đánh xa nhịp nhàng, nom hùng dũng oai phong như một anh lính trẻ trong đội ngũ duyệt binh.
Ông Tín, tên đầy đủ: Phan Trung Tín, là bác ruột thằng Hiếu, từng có trên dưới ba chục năm trong quân ngũ. Vợ ông cũng có trên dưới ba chục năm là thanh niên xung phong. Họ thành lập gia đình quá muộn, khi cả hai đều đã ngoài tuổi năm mươi. Có lẽ vì thế mà họ không có con....
 
 

Nợ trần

07/10/2021 lúc 10:07






N





ghe một ông bạn đi du lịch nhiều khen cảnh chùa X., vốn mộ cảnh chùa chiền, tuy không mộ đạo, tôi cất công tới vãng cảnh. Ngôi chùa cổ kính, thanh tĩnh, không xô bồ khách lễ bái. Trước sân chùa là một cái ao hình bán nguyệt, một cây đại già soi bóng, sen đang ló bông. Quanh chùa là một khuôn viên khá rộng nhiều cây cổ thụ, “thấp thoáng” tiếng chim. Tại đây, tôi bất ngờ gặp Liên, con Vũ Ninh, bạn cũ của tôi. Buổi cầu kinh sáng đã xong từ lâu mà trước Phật đài vẫn còn một người quỳ gối chắp tay khấn nguyện. Người này mặc quần áo nhà chùa, chiếc khăn nâu đội đầu không che hết bộ tóc có thể nói là đẹp. Nhìn thoáng qua tôi thấy quen quen. Trong lúc đàm đạo, tội gợi chuyện sư cụ. Sư cụ cho biết sự thể và nói thêm: “Cô ta muốn quy y nhưng xem ra duyên tục chưa dứt nên nhà chùa khuyên thong thả hãy xuống tóc”.
Tôi lặng đi, bởi tôi không nghĩ cháu lại tuyệt vọng như vậy. Dù sao thì Ninh đang là mẫu người được ngưỡng mộ của giới làm ăn, cả quan lẫn dân. Cả nhà ông ta, như người ta nói, đều có phúc, có phận.
Ninh xưa là bạn học của tôi, cùng đi bộ đội một đợt, các lượt được nâng cấp sĩ quan không chênh nhau lắm, chuyển ngành gần như cùng dịp. Ninh vào tiếp quản Sài Gòn ngay sau ngày 30 -4 -1975. Bước vào thời kỳ “đổi mới”, anh chuyển qua làm kinh tế, khi sắp lên cấp Tướng. Tôi chuyển ngành từ ngoài Bắc. Năm ấy, cơ quan Ninh chấn chỉnh theo hướng cơ chế mới. Tôi được điều vào chuẩn bị thay anh ta. Ninh lên nắm cấp cao hơn, cấp “tổng”. Nhưng tôi bị một “trục trặc” nhỏ. Đảng bộ cơ quan họp đại hội, tôi bị một “cú” thư nặc danh tố cáo những việc đẩu đâu, bây giờ nghĩ lại thấy buồn cười. Dù vậy, vẫn phải “chờ điều tra”. Việc “vào cấp ủy” của tôi phải gác lại. Và gác luôn chức vụ “sắp sửa” của tôi. Một cấp phó trước đây của Ninh lên thay. Tôi thành lỡ dở. Người ta khó xếp ghế cho tôi. Ghế cũ thì đã có người ngồi ngay khi tôi vừa rời đi. Tôi nói: Tôi làm gì cũng được, thậm chí làm nhân viên. Nói mạnh vậy nhưng cũng thấy là khó chấp nhận, với tôi, với họ. Tình thế ấy, tôi xin về hưu non. Mối liên hệ giữa tôi và Ninh lơi dần. Tất nhiên, anh bạn có những bận tâm riêng mà tôi khó chia sẻ cùng. Tôi vẫn dõi theo được về đại thể bước thăng tiến của anh ta. Đất nước tiến mạnh vào thời mở cửa. Ồn ào những “kinh tế thị trường”, những “liên doanh”, “liên kết”. Ninh vẫn được tín nhiệm đều đều, - khỏi phải hỏi ai tín nhiệm, - dẫu có những xầm xì này khác. Tình thân giữa chúng tôi lỏng, tôi vẫn giữ cho âm ỉ trong lớp tro kỷ niệm thiếu thời, được Ninh hâm nóng trong mấy lần đích thân đến nhà tôi.
Lần thứ nhất, Ninh đột ngột đến nhà tôi vào lúc tôi “về vườn” gần chẵn năm. Tôi thành thực vui đón bạn. Người về hưu chẳng phải “vô công rồi nghề”, tuy vậy cũng thích thăm thú bạn bè nhưng lại ngại ám công chuyện làm ăn của người ta, cho nên có khách là mừng rồi. Ninh thoạt đầu hơi kém tự nhiên. Tôi đã tưởng một sự ăn năn do tình bạn khơi nên. Nhưng không phải vậy. Tuy nhiên, phút lúng túng qua nhanh. Cũng phải thôi, với một người quen có công chuyện không chỉ với người trong nước. Sau vài lời “giao đãi” gọn nhẹ, ông bạn cũ của tôi nói thẳng vào việc. Nhờ tôi làm “đại diện đặc mệnh” cho một “tư vụ” khó khăn và tế nhị.
Đứa con trai một của vợ chồng Ninh “đổ đốn ra” đâm mê một cô giáo cấp hai chưa hết tập sự. Nếu chỉ kể riêng “con bé” thì cũng đáng “được bước vào cửa” nhà ông ta. Sắc, tài, đức “tạm” được cả. Hiềm một nỗi “thằng bố nó” đã có lần đi tù hình sự. “Tôi có thể không chấp địa vị xã hội, gia cảnh hắn ta. Nhưng… chẳng nhẽ trong lý lịch con tôi không ghi gì về bố vợ. Nông nổi ấy rồi còn đeo đến đời các cháu tôi. Mà thôi, chuyện lý lịch ngày nay chẳng đáng sợ, ít ra là với những người như chúng ta, phải không anh? Chuyện “cùng ngồi với nhau” thì có thể tránh được. Chuyện này mới gay. Rồi đây trong tộc phả họ tôi sẽ ghi thế nào về tiểu sử một nàng dâu như thế. Chẳng lẽ ghi: “Bà vốn là con nhà tội phạm!” (Xem ra ông bạn đang chuẩn bị những trang gia phả, tộc phả để đời!). Vợ chồng Ninh khuyên giải con không được, cấm đoán không xong, bà vợ bèn cho đánh xe đến tận nhà “kẻ kia” bảo thẳng: “Ông bà không đáng làm thông gia với chúng tôi”. Ninh bảo ông ta không xui vợ, nhưng hẳn rằng ít nhất ông ta cũng đã không can ngăn. Họ chẳng làm thế nào lay chuyển được Tân, cậu con. Đến một hôm, Tân tuyên bố: “Cô ấy đã mang thai bốn tháng. Nếu không cưới thì con sẽ đi xa cùng cô ấy, không bao giờ trở về nhà này nữa”. Đành xuống nước: “Thôi được! Cứ đưa con nó về đây! Rồi sẽ tổ chức tiệc tùng sau”. “Không cưới hỏi đàng hoàng thì cô ấy không bước chân vào nhà này đâu”. Bà mẹ bĩu môi: “Đã ễnh bụng ra, người ta đón cho đã phúc, còn kênh kiệu!”. “Chúng con đã đăng ký kết hôn rồi. Phải có chạm ngõ! Phải có rước dâu! Con nói hết!”. Rõ là nòi cha, giọng quân sự: một là một, hai là hai. Việc chẳng thể đừng. Khốn nỗi nhà gái khăng khăng: “Ai đã nói chúng tôi không đáng làm thông gia thì phải có nhời nói lại mới rước được con gái chúng tôi về”. Không muối mặt thì không xong. Đang lúc vô cùng khó xử, Ninh nảy ra được một “giải pháp tình thế” (không đa mưu túc kế thì làm sao ông bạn trụ được mãi trong “trường làm ăn”, mà lại trụ giỏi nữa?): Xin đối phương cho được cử người thay mặt, thay nhời. Mãi mới được người ta chịu, nhưng chẳng sang: Phải là người cùng vai vế với người được “thế mạng”. Đã ướm cử mấy trường hợp mà bên kia cứ lắc. Chẳng hiểu do đâu mà Ninh lại nghĩ đến tôi, - tôi đâu dám sánh với ông ta, về mọi phương diện! – và được gật. Chắc là vì con tôi học cùng khóa Cao đẳng Sư phạm với cô giáo nọ. Vậy là tôi đã đóng vai “sứ giả”, thú thật là chẳng mấy vui. Tình thân giữa Ninh và tôi được nhen lại. Và rồi như một cái “nghiệp”, tôi còn phải dính vào chuyện nhà của ông ta....
 
 
 

« 4546474849 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

06/05

25° - 27°

Mưa

07/05

24° - 26°

Mưa

08/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground