PV: Thưa đồng chí! Vĩnh Linh là một địa phương có bề dày văn hóa và truyền thống lịch sử. Trước hết, xin đồng chí cho biết xuất xứ tên gọi Vĩnh Linh cũng như nét văn hóa đặc trưng của đất và người Vĩnh Linh...
Phóng viên: Kính thưa đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, Xuân Tân Mão đang về khép lại một năm đầy ắp những sự kiện trọng đại đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà. Xin đồng chí cho biết một cách khái quát nhất, những thành tựu quan trọng của tỉnh ta trong năm vừa qua?
Đ/c Nguyễn Đức Cường
Đ/c Nguyễn Đức Cường: Năm 2010 là năm đất nước ta có nhiều sự kiện trọng đại và nhiều ngày lễ lớn của dân tộc; Năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ KT- XH 5 năm (2006 - 2010), tạo thêm điều kiện, nguồn lực phát triển vững chắc cho giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo....
LST: Trong chặng đường 20 năm phát triển, Ngành Công Thương có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của tỉnh. Nhân kỷ niêm 20 năm ngày lập lại tỉnh Quảng Trị (01/7/1989 - 01/7/2009), phóng viên chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Giám đốc Sở Công Thương về những thành tựu của Ngành qua 20 năm thành lập. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
PV: Nhìn lại chặng đường phát triển và trưởng thành của ngành công thương Quảng Trị trong 20 năm qua, xin ông cho biết đâu là những kết quả cần được ghi nhận?
Ông Thái Vĩnh Kháng: Mặc dù điểm xuất phát của nền kinh tế tỉnh nhà rất thấp, nhưng nhìn lại chặng đường 20 năm - một chặng đường xây dựng đầy cam go và trưởng thành rất đáng trân trọng của ngành công thương Quảng Trị, có thể đánh giá tổng quát trên một số lĩnh vực sau: Thứ nhất là công tác xây dựng quy hoạch: Phải nói rằng trong 10 năm đầu ngành chủ yếu tập trung lựa chọn hướng đi và 10 năm sau ngành công thương tỉnh nhà có những vóc dáng khác. Trong gần 20 năm đó với sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, ngành đã quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác giai đoạn đến năm 2010 và đến năm 2020 lần lượt được phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện. Đặc biệt là Nghị quyết 13/NQ-TU về phát triển CN-TTCN đến năm 2010 và Nghị quyết 01/NQ-TU về phát triển ngành thương mại Quảng Trị đến năm 2010. Đây là những mốc son quan trọng ghi nhận sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, quyết tâm cao trong hành động đối với hai lĩnh vực quan trọng CN - thương mại của nền kinh tế tỉnh nhà. Thứ hai là việc đầu tư phát triển CN và thương mại đã đạt những thành tựu quan trọng. Trong đó giá trị ngành CN năm đầu lập lại tỉnh (1990) vỏn vẹn 100 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 vừa qua giá trị ngành đã đạt 1.246 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân trong 20 năm là 15,7%. Nhất là giai đoạn 2001 - 2008 tăng bình quân 20,64%. Tỷ trọng CN-xây dựng trong GDP của tỉnh là 8,9% năm 1990 và lên 32% năm 2008. Thu hút hơn 24.000 lao động với hơn 6.712 cơ sở. Sản phẩm CN ngày càng phong phú với hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao. Đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nông - lâm - nghiệp, CN Quảng Trị đã có những bước phát triển nhảy vọt, với các nhà máy có công nghệ tiên tiến với chất lượng sản phẩm cao, được xếp hàng đầu tại khu vực như: dây chuyền sản xuất ván sợi ép áp lực (với công suất 60.000m3/năm) của công ty MDF, nhà máy tinh bột sắn của Công ty CP thương mại Quảng Trị, dây chuyền chế biến cà phê của Công ty Thái Hoà, nhà máy sản xuất lốp cao su, phân bón Bình Điền - Quảng Trị...
Đặc biệt là tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt (KKT-TMĐB) Lao Bảo, sau 10 năm hoạt động đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nơi đây không chỉ là khu kinh tế cửa khẩu mà còn là KKT-TMĐB, vì đây không chỉ là trao đổi, buôn bán hàng hoá phi thuế quan mà còn là khu vực sản xuất, phát triển CN. Tính đến nay đã thu hút được 50 dự án sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó có 30 dự án đã đi vào hoạt động khá hiệu quả và đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nhà. Về lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Thị trường nội địa, mạng lưới chợ, cửa hàng buôn bán phát triển rộng khắp và luôn đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như đời sống của nhân dân. Tổng mức bán lẻ năm 1990 chỉ đạt 64,8 tỷ đồng thì năm 2008 đạt 6.700 tỷ đồng. Xuất nhập khẩu (XNK) có nhiều tiến bộ và đạt một số thành tựu quan trọng, nhất là hoạt động XNK qua cửa khẩu Lao Bảo ngày càng sôi động, kim ngạch 2008 đạt 150 triệu USD...
LTS: Sáng ngày 1/9/2008, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị chính thức phát động cuộc thi sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Nhân sự kiện có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc này, Toà soạn Tạp chí Cửa Việt có cuộc phỏng vấn NSƯT Hoàng Sĩ Cừ - Chủ tịch Hội. Dưới đây là nội dung cuộc đối thoại:
PV: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Hội Văn học nghệ thuật chúng ta phát động cuộc thi viết về đề tài này, ngoài việc hưởng ứng chung còn có thêm mục đích ý nghĩa nào khác?
NSƯT. HSC: Đúng là cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở tỉnh ta đang có sức lan toả sâu rộng trong đời sống xã hội và đang chuẩn bị Hội nghị sơ kết. Có được điều đó chính là do ý thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã dày công vun đắp, trong đó có phần đóng góp quan trọng và tích cực của đội ngũ Văn nghệ sĩ và các cơ quan truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó thường trực Ban chỉ đạo thì việc tuyên truyền mới được bề rộng, chưa đi vào chiều sâu. Vì vậy rất cần đội ngũ Văn nghệ sĩ chúng ta bằng vào thiên chức cao quý của mình, bằng vào tài năng của mỗi Văn nghệ sĩ ở mọi chuyên ngành tham gia vào việc sáng tác và quảng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật...
LTS: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (9.7.1968 – 9.7.2008) là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với huyện nhà, với tỉnh Quảng Trị và cả nước nói chung. Nhân dịp này huyện Hướng Hóa được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. CV. Xuất bản số báo chuyên đề nhằm thông tin đến bạn đọc một Khe Sanh – Hướng Hóa anh hùng từng được cả nước và thế giới biết đến, 40 năm là cả một chặng đường dài trong việc phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí tự lực tự cường nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng Hướng Hóa thành một huyện miền núi kiểu mẫu như lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Chuyên mục SK&ĐT của số báo đặc biệt này, CV. Có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Quân Chính, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa xung quanh việc phấn đấu để trở thành một huyện miền núi kiểu mẫu. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn (đầu đề do Tòa soạn đặt)
PV. Thưa đồng chí Chủ tịch, chiến dịch Khe Sanh – Hướng Hóa lừng danh cách đây 40 năm, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc bằng nhiều tác phẩm như bút ký, truyện ký, thơ ca, phóng sự ảnh…
LTS.Nhiệm kỳ III (2003-2007) đã kết thúc. Nhân dịp Hội văn học nghệ thuật chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ IV (2007-2012) phóng viên Cửa Việt có cuộc đối thoại với NSƯT Hoàng Sĩ Cừ, Chủ tịch Hội. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
PV. Thưa NSƯT Hoàng Sĩ Cừ, một chặng đường hoạt động văn học nghệ thuật (VHNT) sôi nổi đã đi qua, để lại những thành tựu xuất sắc trên hành trình lao động sáng tạo say mê của Văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Với tư cách là Chủ tịch Hội, xin đồng chí cho biết nhiệm kỳ III có những thuận lợi gì căn bản và những thành tựu gì nổi bật?
NSƯT. Hoàng Sĩ Cừ: Theo tôi, nhiệm kỳ qua có mấy thuận lợi căn bản. Dưới ánh sáng của NQTW 5 (khoá VIII); kết luận của Hội nghị TW 10 (khoá IX); Chỉ thị 18 của Ban Bí thư về việc “Tiếp tục xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, và Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ XIV, lực lượng Văn nghệ sĩ (VNS) tỉnh ta đã thực sự về với cơ sở, bám lấy cơ sở, hoà nhập vào tiến trình đổi mới sâu sắc và toàn diện của Đảng để sáng tạo và phát hành tác phẩm. Có thể khẳng định đây là hướng đi đúng đắn. Mỗi một nghệ sĩ ở mỗi bộ môn nghệ thuật đều có tài năng riêng, phong cách riêng, đặc thù riêng song mọi sự thành bại đều có một cái gốc chung là vốn sống; không ai thoát ly khỏi cuộc sống của nhân dân mình và thời đại của mình để có những tác phẩm đỉnh cao. Xác định được tầm quan trọng đó nên nhiệm kỳ qua Ban Thường vụ (BTV) Hội đã đưa tất cả các trại sáng tác với nhiều loại hình như Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật…
hân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập (3-2-1930-3-2-2007), Đảng ta đó phỏt động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau gần 9 tháng triển khai cuộc vận động, tỉnh ta đó gặt hỏi một số kết quả bước đầu, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
Nhân dịp này, Cộng tác viên Tạp chí “Cửa Việt” đó phỏng vấn đồng chí NGUYỄN VĂN HÙNG, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh.
Sau đây, là nội dung cuộc phỏng vấn.
CTV:Thưa đồng chí ! Xin đồng chí đánh giá khái quát tỡnh hỡnh triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh ta ?
Đồng chíNGUYỄN VĂN HÙNG, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh(Đ/C N.V.H):...
Trên giá sách Cửa Việt
Tranh & Ảnh Nghệ thuật
Thống kê
Bài
đăng :
11036
Người online: 20
Truy cập trong ngày: 165
Lượt truy cập