Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 26/04/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Thông điệp này đến được bạn tôi không?

11/07/2023 lúc 08:57

Lời B.B.T: Nhà văn Cao Hạnh - Phó Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Cửa Việt, là một cây bút trưởng thành từ cơ sở. Để có được cương vị như hiện nay, ông đã từng làm đủ nghề như: Cày ruộng, buôn rắn, bán ếch, phát hành sách báo, viết kịch, đạo diễn..vv.. Nhưng kỷ niệm lớn nhất trong đời văn, đời làm quản lý của ông là những năm ông làm Giám đốc Trung tâm Văn hóa Vĩnh Linh. Đó là những tháng năm thăng trầm, nghiệt ngã, là sự cạnh tranh kịch liệt giữa đơn vị ông và Công ty Chiếu bóng Bến Hải. Giờ đây, sự được mất ông không lấy làm cay cú, ăn thua. Mà tất cả đều trở thành nỗi đau giằng xé trong cõi lòng nhà văn. “Thông điệp này đến được bạn tôi không?” là một hồi ký thấm đẫm chất nhân văn.
BBT xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc tác phẩm của ông.





N





ăm 1986 - 1993 tôi làm Giám đốc Nhà VHTT huyện Vĩnh Linh. Đó là những năm đầu tiên Nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN. Các ngành các cấp gặp rất nhiều khó khăn. Riêng ngành văn hóa do tính chất lao động đặc thù phải gặp những trở ngại, thách thức lớn hơn. Nhà văn hóa trung tâm chúng tôi có 11 biên chế. Nhà nước chỉ trả lương cho CBCNV, còn mọi khoản kinh phí khác, đặc biệt là kinh phí hoạt động sự nghiệp thì đơn vị tự cân đối lấy thu bù chi.
Với hai nhiệm vụ: Vừa phải hoạt động sự nghiệp, vừa phải tổ chức kinh doanh tạo ra nguồn kinh phí. Hai nhiệm vụ này có một mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau, làm cơ sở cho nhau phát triển. Buông lỏng một trong hai nhiệm vụ là Nhà văn hóa triệt tiêu.
Công tác nghiệp vụ thì chúng tôi quá thành thạo, vì phần lớn anh em đều có bằng cấp và rèn luyện qua thực tế. Nhưng với việc kinh doanh thì chúng tôi thật lạ lẫm...

Cồn cỏ, ngày mới

11/07/2023 lúc 08:57






C





ồn Cỏ xa mà gần
“Con đường nào mà thay đổi liên tục và lần nào đi cũng mới?”. Câu hỏi thú vị mà Bí thư kiêm Chủ tịch huyện đảo Cồn Cỏ, anh Lê Quang Lanh đưa ra, khi con tàu gỗ của ngư dân Cửa Việt đưa đoàn chúng tôi ra thăm huyện đảo đang chồm trên sóng trắng của ngày biển “rêm” trước những cơn gió chuyển mùa. Cả thuyền sôi động hẳn lên. Anh Thế, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị bảo: Đó là muôn mặt con đường miền núi những ngày mưa trắng trời, trắng đất Quảng Trị ở Hướng Hoá, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà... Nhà báo Hữu Thành khéo tưởng tượng bay bổng khi nghĩ đó là con đường trời của mây trôi và những túi khí dằn xóc đổi thay qua mỗi chuyến bay. Vẫn cái cười rất trẻ của một bí thư đoàn ngày nào, anh Lanh chỉ vào những con sóng bạc đầu đang vỡ tung trước mũi tàu cười: “Đó! Chính là con đường đó đó!”. Tất cả cùng “À!” lên. Phải, chính con đường mà hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đưa người, đưa lương thực, thực phẩm, đưa vật liệu xây dựng, đưa dầu, đưa cả những lá thư đất liền ra đảo là con đường độc nhất vô nhị trên thế giới này thay đổi từng giờ, từng phút, nhưng lại nối gần hơn lòng người của đất liền và đảo nhỏ Cồn Cỏ. Đảo Cồn Cỏ, theo dư địa chí Quảng Trị còn có tên là Hòn Cỏ, Thảo Phù, Hòn Con Hổ. Có diện tích tự nhiên hai trăm hai mươi bảy ha...

Thưởng rượu với Mê-công

11/07/2023 lúc 08:57






M





ặt trời vàng rực phía trái hông xe chạy dọc sông Mê Công. Làn gió mang hơi nước từ vịnh Thái Lan, và cả từ mặt nước sông  phả ào ạt qua cửa kính hé mở.
Sông Mê Công, con sông mà ba lăm năm trước tôi chỉ được thấy thấp thoáng mặt nước loang loáng sau tán lá rừng và có lúc đã dựng lên từng cột nước do pháo nổ, do bom rơi, giờ đây trông  hiền hoà như bao con sông tôi đã từng qua. Mặt sông trải rộng dưới ánh nắng loang loáng soi bóng làng mạc, núi rừng và đôi ba toà nhà cao vút trên nền xanh của cây cối ruộng đồng ở phía bên kia. 
Nước Lào mênh mông là rừng. Quốc lộ 13 chạy suốt từ bắc xuống nam như sợi chỉ xuyên suốt  tấm áo xanh mướt của rừng. Những trận mưa đầu mùa đã kịp phủ màu xanh ngọc lên núi rừng. Xe chạy 110 km/ giờ  chẳng gợn một cú xóc. Phong cảnh núi rừng  lướt ngoài cửa xe. Vẫn liên tiếp là rừng. Có thể đã bị khai thác rất nhiều nhưng rừng Lào vẫn là nguồn tài nguyên đang rất dồi dào. Nếu được giữ gìn và khai thác có kế hoạch thì gỗ ở đây là vô tận. Gỗ được xác định là nguồn tài nguyên số một của Lào, đứng trên cả điện và khoáng sản.

       Rất khác ở quê nhà về sự ồn ã náo động từ rất sớm, có thể từ lúc nửa đêm, của tiếng người, của các loại xe cộ. Viên Chăn tĩnh lặng đến không ngờ. Đã năm giờ sáng mà đường phố vẫn còn vắng tanh. Các công sở, biệt thự, khách sạn, chùa chiền vẫn như đang thiêm thiếp. Trời đã sáng và nắng sớm đã chan hoà. Mấy chiếc xe máy đến giao lộ gặp đèn đỏ dừng lại trước vạch ngăn cách. Sáu giờ, trung niên, nam nữ thanh thiếu niên dày ba ta, quần áo thể thao, hàng trăm người chạy thể dục trên đại lộ Lạng Xạng, con đường chính chạy suốt dọc thủ đô của đất nước Triệu Voi. Dọc hè phố, các sư sãi nối nhau đi khất thực. Dòng người tu hành lặng lẽ, họ đang đi ban phát niềm an ủi. Đức phật đã dạy muốn được giàu có thì phải biết cho đi.
 Ánh nắng ban mai càng làm cho Pa Tu Xay thêm rực rỡ. Theo nghĩa tiếng Lào đây là cổng đài chiến thắng, công trình kiến trúc được coi như Khải Hoàn Môn ở thủ đô Pari của nước Pháp uy nghi trầm mặc vươn lên nền trời trong xanh của buổi bình minh. Một không gian thoáng đãng, tĩnh lặng đến lạ lùng. Cả thành phố suốt từ tối qua đến sáng nay không hề nghe lấy một tiếng còi xe, không hề nghe tiếng gầm rú của xe trọng tải lớn. Vừa được chiêm ngưỡng một Viên Chăn đêm lung linh, một quảng trường Pa Tu Xay, tĩnh lặng thầm thì. Và bây giờ…Không một tiếng nói to, không một tiếng động lớn. Đoàn người chạy thể dục buổi sáng. Các em nhỏ rảo bước cùng người lớn sải những bước chân khoẻ khoắn bên mép đường. Cảm giác như lúc này tuổi trẻ của thành phố hơn sáu mươi vạn dân này đang đổ ra đường để rèn luyện sức khoẻ. Thành phố không có nhà hàng lớn, không có sự ồn ã tấp nập của cảnh ăn uống. Không có tụ tập đông người. Một môi trường  trong lành tĩnh lặng đến lạ lùng. Khắp các đường phố của thủ đô Lào khó mà tìm thấy một mẩu rác. Hôm qua, trên đường từ cửa khẩu sang, khi lên đỉnh một con đèo, sau chặng đường ngót cả trăm km nắng nóng, chúng tôi được nghỉ lại chốc lát. Người ta xây dựng một ngôi nhà ở nơi lộng gió cho khách nghỉ chân. Những Xả Lá được làm bằng gỗ, mái tôn, có sàn thấp, bốn phía để trống có ghế tựa để du khách có thể phóng tầm mắt. Bên cạnh cầu thang thấp người ta cũng đặt một thùng rác. Chúng tôi hít căng lồng ngực không khí trong lành mát mẻ của rừng Lào.
Rừng Lào ba mươi lăm năm trước, khi còn là người lính vượt Trường Sơn, đoạn đường này tôi đã đi qua. Hồi đó tôi đâu được quan sát phong cảnh. Rừng bịt bùng, máy bay địch luôn bám sát mỗi bước chân. Mấy chục năm đã đi qua, trong ký ức mịt mờ của tôi vẫn là những cánh rừng Lào hoang vắng và trùng điệp. Hồi đó chúng tôi như lút chìm giữa “đại dương” rừng già. Chẳng thấy đâu một làng bản dọc đường, hoạ hoằn lắm mới có bóng một người dân trên dọc đường đi. Vậy mà giờ đây...Tôi đã ngỡ ngàng với thị trấn Lạc Xao. Ngày đó nơi đây cũng chỉ là một đoạn đường đá khuất trong rừng cây hoang vắng. Lạc Xao bây giờ có đường phố chính, có bến xe, có ngôi chùa rất đẹp. Khu chợ buôn bán sầm uất với hàng hoá phong phú. Dân từ các làng bản xa mang sản phẩm xuống chợ bán mua tấp nập. Bữa cơm trưa ở Lạc Xao có thịt gà ác, có cà dòn chấm mắm tôm, có bia Lào thơm ngon đậm đà mỗi chai khoảng mười hai ngàn tiền Việt. Ngày đó, ngay tại đây chúng tôi mắc võng cạnh đường, nhá lương khô, nghe tin hội nghị Pa Ri trong niềm mong mỏi không cùng cho ngày hoà bình của hai nước Lào Việt. Sân bay Na Pê bỏ hoang hồi đó nay đã thành một cánh đồng lúa. Còn Lạc Xao, ngày đó tôi đâu nghĩ rằng ba lăm năm sau nơi đây là một thị trấn. Thời gian đã kịp làm vật đổi sao dời. Qua Lạc Xao đến bến vượt Nậm Thơn, đoạn đường rừng bằng phẳng ngày đó luôn bị máy bay L19,  OV10 và T28 của nguỵ Viên Chăn rình rập dòm ngó. Bến vượt Nậm Thơn, vì chưa có phà  nên chúng tôi phải tạt và rừng tìm chỗ trú...Nước Nậm Thơn vẫn trong xanh, giờ đây qua sông đã có cây cầu sừng sững. Nậm Thơn đâu rộng và âm u như trong ký ức. Chẳng còn cảnh hoang vắng gợi sự nguy hiểm rùng rợn nữa. Và tôi được biết thêm rằng nước sông Nậm Thơn đang sinh lợi. Nhà máy thuỷ điện Nậm Thơn có công suất xấp xỉ thuỷ điện Nâm Ngừm. Từ trên ngọn đèo lộng gió nhìn xuống dòng sông tôi bất chợt nhận ra là mình đã nhầm. Chả trách gì đầu chiều tôi đã ngỡ ngàng với dãy lèn đá sừng sững theo suốt mặt bắc của con đường. Tôi vẫn còn nhớ rằng hồi đó, từ hậu cứ, vị trí đầu tiên của đơn vị, tôi đã được cùng các anh trong ban chỉ huy tiểu đoàn đi dự hội nghị quân chính mặt trận. Phải chờ gần bốn tiếng đồng hồ chúng tôi mới qua được sông. Qua sông một quảng mấy chục cây số là cao nguyên Na Kay sát chân đèo Phu Hắc. Đoạn đường này bịt bùng rừng thông. Những cây thông cao vút đến hàng người ôm mọc tập trung từng vùng rộng lớn thoáng đãng. Chẳng biết cái khu rừng bên trái đường nơi bến vượt Nậm Thơn có còn không. Đèo Phu Hắc, nơi chúng tôi đặt đài trung chuyển liên lạc với Xê 10 cắm chốt bảo vệ bến vượt Nậm Thơn. Tiểu đoàn chẳng cách xa lắm Xê 10, nhưng do địa hình phức tập nên liên lạc chập chờn tín hiệu. Bên kia đèo là Nhom Ma Rát, lúc qua sông, tôi vớt được mấy con cá bị bom, mang lên góp chung vào bữa ăn với mấy bác người Lào Lùm đang thu hoạch lúa bên đường. Gọi là thị trấn mà Nhom Ma Rát chỉ hoang vắng mấy dãy me già và vài nền nhà bỏ hoang bên cạnh đường đi. Từ Nhom Ma Rát xuôi xuống là trùng trùng lèn đá. Và cái thị trấn Nhom Ma Rát ấy bây giờ ra sao. Thị trấn Ma Hả Xay nữa, cái thị trấn bên tả ngạn sông Sê Băng Phai ấy. Hẳn rằng đó là một thị trấn rất đẹp. Chắc rằng giờ đây...Tôi cố hình dung ra một Ma Hả Xây tươi vui đang như một người đẹp, chiều chiều mơ màng soi bóng xuống dòng sông. Ma Hả Xây có những ngôi chùa đổ nát vương vãi tượng phật, có những hàng dừa hàng me rợp bóng và cả những khu rừng khộp  bao quanh...Giá như bây giờ được đến đó nhỉ. Nếu được đến đó, chẳng biết tôi có còn nhận ra vị trí của trận địa hôm bị bom B52 trùm kín. Và cả nơi tôi lăn mình từ trên võng xuống đất khi T28 nã từng tràng 20 li đỏ lừ xuống vùng ngoại vi thị trấn. Và nữa, tôi có nên tìm gặp Bun Xi không. Để rồi có một bà già  ngơ ngác trước một lão đàn ông xa lạ. Không, Bun Xi trong tôi vẫn là một thiếu nữ Lào nhỏ nhắn e lệ khi nhờ tôi giảng giải công thức tính diện tích toàn phần của hình lập phương. Ngày đó Bun Xi xinh xắn lắm. Hàng ngày cô thoăn thoắt bước chân trên những bậc đá dẫn xuống dòng sông mà bế lên những ống nước mát lành. Bun Xi học bổ túc lớp năm bên này sông. Hàng ngày cô chèo thuyền độc mộc qua đi học, gặp tôi cô chắp hai tay trước ngực và khẽ cúi mình chào Xam bai đi. Xăm bai đi, câu chào cửa miệng của người Lào khi gặp nhau có một sức âm vang lan toả suốt mấy chục năm trong tôi. Ngày đơn vị tôi xếp hàng lên xe trở về, Bun Xi đứng lẫn trong đoàn người đưa tiễn mà bần thần nhìn đoàn xe lăn bánh. Một nửa đời người rồi còn gì, sao bao kỉ niệm hãy vẫn còn tươi rói trong tôi thế này...
Con đường vẫn mải miết trải dài ra tít táp giữa bạt ngàn cây lá. Đường nhựa rải thảm phẳng lì cho phép xe chạy với tốc độ cao. Suốt dọc đường đi, dù rừng Lào chẳng còn mịt mùng như hơn ba mươi năm trước nhưng vẫn cho ta cái cảm giác được đi giữa xứ sở của núi rừng trùng điệp.
Một mùa mưa mới đã tới. Những cơn mưa đầu mùa làm dịu mát bầu trời, làm xanh mướt rừng cây. Nước Lào là đất nước của rừng. Dọc đường, những khu rừng, những thảm cỏ sạch bong và mượt mà. Những cơn mưa đầu mùa như gột rửa hết bụi bặm của bầu trời suốt mấy tháng mùa khô, cả núi rừng trở nên trong trẻo như một tấm gương mới được lau chùi. Màu xanh mượt mà của cây cỏ cho ta cảm giác về sự hồi sinh mạnh mẽ của núi rừng sau một thời gian bị chặt phá. Nước mưa hãy còn lênh láng mặt ruộng. Người dân Lào bắt đầu vào một vụ mới. Những chiếc máy làm đất cầm tay đang xình xịch cày bừa. Những lán nghỉ rải rác giữa đồng thấp thoáng dưới tán cây. Một cảnh sắc thanh bình hiếm thấy. Chúng tôi no mắt nhìn phong cảnh núi rừng. Đất nước chỉ hơn sáu triệu dân với diện tích gần như trăm phần trăm là đất rừng, Lào có một môi trường thật trong lành và khoáng đạt. Chính phủ Lào đã có lệnh cấm khai thác gỗ. Nhà máy chế biến gỗ tại thị trấn Lạc Xao, dù đã tốn không ít tiền bạc để xây dựng vẫn phải đóng cửa. Người Lào đang bỏ đi cái lợi trước mắt cho tương lai lâu dài. Dọc đường đi chúng tôi không hề thấy đâu một cảnh cây rừng bị chặt phá. Lâu lâu, chúng tôi mới bắt gặp một cụm dân cư. Bám dọc đường là vài thị trấn nhỏ, những cụm nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện dưới bóng cây rừng. Những ngôi nhà xinh xắn, lâu lâu bắt gặp dưới gầm mỗi nhà có một chiếc xe bán tải. Và ở đâu cũng có chùa, những ngôi chùa hãy còn tươi rói màu sơn.
 Đường phố thủ đô hầu hết là xe bán tải. Xe bán tải rất được ưa chuộng và tiện dụng cho dân Lào. Giờ cao điểm, ô tô du lịch nối đuôi nhau trên đường phố Viên Chăn. Khu chợ trung tâm, xe du lịch, xe bán tải đỗ từng bãi rộng. Không hề trông thấy một xe tải nào trên đường phố thủ đô. Một thành phố yên tĩnh và thanh bình. Lái xe ở Lào không có thói quen bấm còi. Các trạm tín hiệu chỉ huy giao thông được bố trí rất khoa học và tỉ mỉ. Đường phố không có nạn kẹt xe hay va quệt. Dòng xe cộ trình tự trôi trong một trật tự hiếm thấy.
 Người Lào không biết nói tục, không chen lấn xô đẩy, không cãi cọ to tiếng và có nếp sống thanh thản. Buổi sáng tám giờ công sở mới mở cửa, bốn giờ chiều đã tan tầm. Người kinh doanh cũng nghỉ hai ngày một tuần. Cuộc sống thanh tịnh, phong thái nhàn nhã đến kinh ngạc khiến  ta có cảm giác con người nơi đây ít quan tâm đến đời sống.
Thủ đô của nước Lào không có nhà cửa đồ sộ. Duy nhất chỉ có ngôi nhà 10 tầng. đó là Đon Chăn Hotel. Đon Chăn Hotel, nơi nghỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia trong các hội nghị quốc tế cách trung tâm Viên Chăn gần hai mươi km. Độ cao của ngôi nhà chẳng làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc của thủ đô. Thủ đô nước Lào có một không gian thoáng đãng, thấp thoáng biệt thự, chùa chiền, cây xanh và thảm cỏ. Đi trên đường phố Viên Chăn ta được chiêm ngưỡng những mái chùa cong vút, những tường rào mang dáng dấp kiến trúc phật giáo, tiếng mõ cốc cốc tụng kinh niệm phật và dìu dặt các giai điệu Lăm vông.
Hướng dẫn viên cho chúng tôi tới các điểm du lịch ở Viên Chăn là một người Lào, chị Ja Mon đưa chúng tôi thăm ngôi chùa lớn ở thủ đô. Chùa Me Xỉ Mường dập dìu du khách. Chùa ở trung tâm thủ đô nên rất tiện cho du khách. Người ta có thể đến đây vãn cảnh và cầu mong những điều tốt lành. Chúng tôi như đắm chìm trong không khí u tịch và trầm mặc. Ngôi chùa lớn với mái vòm cong vút vàng rực trong buổi bình minh. Nơi đây, du khách và phật tử có thể giao lưu và cầu nguyện về những điều tốt lành nơi cửa phật. Chị Ja Mon là người Mông Xiêng Khoảng. Người phụ nữ Lào khá lớn tuổi này có một vốn  ngôn ngữ Việt đáng ngạc nhiên. Chị nói tiếng Việt như một người Việt  thực thụ. Ja Mon cho biết rằng chị đã được lớn lên ở Việt Nam. Ấy là những ngày chị cùng hàng ngàn người dân Xiêng Khoảng sơ tán sang miền Con Cuông, Tương Dương tỉnh Nghệ An. Bom đạn Mỹ cùng bọn phỉ Vàng Pao tàn phá quê hương, chị và đồng bào Lào đã được bà con Việt Nam cưu mang đùm bọc. Chị bảo gặp chúng tôi như là được gặp những người anh em. Thực sự trong tiềm thức mỗi người dân Lào thì Việt Nam đã là một người bạn lớn. Lịch sử đã gắn bó hai dân tộc trong cùng một vận mệnh nên dễ đồng cảm và trách nhiệm sẻ chia. Ngoài sân chùa, tôi được làm quen với một thiếu nữ Lào xinh đẹp. Cô gái có đôi mắt tròn đen, nước da rám nắng, sống mũi thẳng với nụ cười khả ái. Vốn tiếng Lào ít ỏi chỉ đủ cho tôi hỏi tên và địa chỉ của cô. Cô gái lấy bút mạnh dạn ghi địa chỉ mạng và số Tel xong rồi chắp tay cúi mình. Một cô gái Lào hiện đại, một cô gái Lào truyền thống. Khuôn mặt với vẻ thông minh và đầy tự tin cho tôi thêm một sự lạ nữa.
Nằm cạnh sông Mê Công, bãi phật Vắt Xi Khuôn cách trung tâm Viên Chăn khoảng hai mươi lăm km. Ngay lối vào bãi phật là một lò bát quái đồ sộ. Trên đỉnh hình cầu khổng lồ có một phương trượng chọc thẳng lên bầu trời, chỉ con đường lên thiên đàng dành cho những ai có tâm hồn trong sạch. Còn phía dưới, giữa lò bát quái là lối xuống địa ngục, nơi sẽ hoá kiếp những tâm hồn tội lỗi. Lò bát quái như một lời nhắc nhở chúng sinh trong kiếp sống gửi thác về. Vắt Xin Khuôn có hàng trăm tượng phật giữa một bãi cỏ rộng xanh mướt, rải rác những những vòm cây, những cụm hoa. Có hàng trăm pho tượng lớn nhỏ. Tượng trăn tượng ngựa, tượng cá sấu, tượng voi bốn ngà, tượng rắn ba đầu... Tất cả quỉ ma ác thú đều cúi đầu trước lòng thành của phật. Và nhiều nhất là tượng người mặc áo cà sa. Những khuôn mặt trầm tư đầy vẻ lưu tâm giác ngộ... Ngôi tượng phật nằm đồ sộ dài hai lăm mét, áo cà sa trải dài, một tay chống cằm nâng bộ mặt trầm tư. Sao dáng nằm thì thanh thản mà phật lại có nét mặt thế kia. Phải chăng ngài chưa thể yên lòng trước bao sự đời ngổn ngang nơi trần thế? Tượng phật nghìn tay nghìn mắt đầy quyền năng...Toát lên tất cả là những bộ mặt từ bi, như muốn nhắc nhở chúng sinh buông xả mọi vọng tưởng giả dối, hãy sống một đời sống an lành trong cái bình lặng của tâm tư.
 Bờ bên kia là đất nước Thái Lan, cũng thấp thoáng những mái nhà cong vút, cũng làng mạc xanh tươi. Dòng Mê Kông mùa này đang kỳ đỏ nước. Ranh giới tự nhiên này đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử của vùng đất này. Chỉ cách một con sông, phía bên kia vẫn đang đắm mình trong triền miên bao cơn biến động. Còn bên này, một nước Lào nhỏ bé mà bất khuất, một nước Lào bình thản ưu tư như vầng trán phật trước cõi đời.
Cửa khẩu hữu nghị Lào Thái. Chiếc cầu nối hai bờ Mê Công sừng sững ngang trời. Khu vực cửa khẩu khang trang hiện đại tấp nập du khách. Người Thái, người Căm Pu Chia, người Việt, người phương Tây...Cánh cửa nước Lào đang rộng mở. Nước Lào đang là điểm đến của mọi người dân trên thế giới. Vẫn những bãi xe và dòng người nhộn nhịp mà không ồn ã. Vẫn những quảng trường, những đại lộ tươi tốt lá hoa, những siêu thị đầy ắp hàng hoá, thoả mãn mọi nhu cầu của du khách đến với Lào.
Bảo tàng Cay Xỏn Phôn Vi Hản. Phía trước toà nhà mang đậm phong cách kiến trúc Lào, pho tượng đồng vị lãnh tụ đáng kính cao lớn uy nghi dưới vòm trời cao rộng của nước Lào tự do. Toà nhà toạ lạc trên một không gian bát ngát, phía trong toà nhà vàng rực màu của các bức phù điêu, của cột gỗ chạm trổ các hình ảnh các miền đất của nước Lào. Và vàng rực màu áo cà sa của hàng trăm tăng ni phật tử. Những phật tử nhỏ tuổi theo dòng Đại thừa đang vừa chiêm ngưỡng vừa dán mắt vào các hiện vật và các hình ảnh tìm hiểu truyền thống đất nước. Các sư tiểu vừa quan sát vừa ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ tay. Như vậy là trước lúc được làm nghĩa vụ với đất nước, công dân nhỏ tuổi của nước Lào đã được học những bài học đầu tiên về đạo làm người, về truyền thống quê hương. Sau biết bao biến động phân chia, cuối cùng đất nước Lào vẫn trở lại là một quốc gia tự do và độc lập. Không khí linh thiêng bao trùm toàn bộ không gian của bảo tàng. Triết lý nhà phật với ý thức công dân đang hoà hợp sinh động. Phật giác ngộ chúng sinh lánh xa nơi trần tục, không tranh giành vật chất, không ham hố quyền lực thì tâm hồn được thanh thản siêu thoát. Hãy tránh mọi cám dỗ, rời bỏ chốn tham lam dục vọng. Dù kiếp sống có ngắn ngủi đến đâu cũng phải giữ lấy tiếng thơm nơi trần thế. Phải chăng triết lý sống muôn đời đó đã tạo cho dân tộc này có một phong thái tự tại an nhàn.
Thạt Luổng, ngôi tháp lớn, biểu tượng của nước Lào, không gian phật giáo trải ra bát ngát và vàng rực trong ánh vàng của buổi trưa. Cái nắng chói chang càng làm khu vực quảng trường ngôi “Tháp Lớn” đầy vẻ tôn nghiêm. Ngôi tháp thật đường bệ, uy nghi như biểu tượng cho vẻ tự tại tôn nghiêm và trầm tĩnh của tâm hồn Lào. Chị Ja Mon cho biết, nếu du khách đến Lào vào những dịp như Bun Bi May, Bun Thạt Luổng... sẽ hiểu hơn về người Lào, về văn hoá Lào. Nước Lào đang bảo tồn, lưu giữ được rất nhiều những giá trị văn hoá đặc sắc mà những gì chúng tôi được thấy chỉ là số ít. Bên trái quảng trường Thạt Luổng là toà nhà Học viện Phật giáo sắp được khánh thành. Ngôi nhà đồ sộ có những tầng mái đỏ xếp lớp và cong vút nằm giữa một quần thể kiến trúc được bao bọc bởi những cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ.
 Chợ trung tâm thành phố, vào ngày cuối tuần nên tĩnh lặng đến không ngờ. Mặt trước của khu chợ là một bãi xe xếp hàng trật tự. Trong chợ hàng hoá được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ. Ở đây không có cảnh mời chào chèo néo khách. Tôi dừng lại một quầy hàng bán đồ lưu niệm bằng bạc. Chủ của cửa hàng này là một người Việt. Chàng trai trẻ người thành phố Vinh rất vui khi biết tôi từ bên “nhà” sang. Anh cho biết ở Viên Chăn, cộng đồng người Việt có đến cả chục ngàn, hầu hết là kinh doanh buôn bán trong chợ. Riêng anh đã cùng vợ sang đây làm ăn đã mấy năm. Vợ chồng anh rất thoả mãn với cuộc sống nơi đây. Anh nói việc kinh doanh ở đây rất dễ chịu. Đồng kíp Lào có mệnh giá bằng một phẩy bảy đồng tiền Việt Nam và rất ổn định. Anh nói người dân Lào thân thiện và tốt bụng. Ở đây không có nạn mất cắp, không chửi bới, không nói tục, không có tranh giành chụp giật, không có cảnh ăn uống xô bồ. Thật là một lối sống có thể làm tăng thêm tuổi thọ cho con người.
Tối cuối ở Viên Chăn, một bữa ăn theo thực đơn Lào dọn ra trong ánh đèn mờ ảo soi bóng xuống Mê Công. Rượu nhà mang sang mà hương vị giờ đây như đã khác. Thịt nướng thơm, rau ghém đắng, ớt Lào cay... Chúng tôi, những thực khách như lạc lõng giữa không gian ẩm thực của phố đêm. Anh bạn nhà thơ dốc ngược chén rượu xuống dòng nước đang âm thầm chảy dưới chân và nói. Anh nói thật tiếc không được lên nơi ngọn nguồn của dòng sông.
Hai ngày hai đêm, đó là tôi tính cả hai nửa ngày cho sự đi, về từ Viên Chăn đến cửa khẩu Cầu Treo. Như thế là chúng tôi chỉ có mặt ở Viên Chăn một ngày và hai đêm. Một ngày trong sự khẩn trương thích thú, hai đêm trong tĩnh lặng dưới không gian huyền bí của đêm Lào trầm mặc. Cái đất nước vừa lạ vừa quen. Một ngày hai đêm, cái quen chưa thể nói nhiều mà cái lạ vẫn còn nguyên đó. Đã biết gì về nước Lào đâu mà tôi chỉ tin rằng những gì vừa được chứng kiến rồi sẽ ám ảnh bao người.
               N.N.L

Người tâm huyết vì quê

11/07/2023 lúc 08:57






T





ừ giữa năm 2005, trên một khu đất rộng hai héc ta bên cạnh tỉnh lộ bảy đi lên các xã miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh, người ta thấy xuất hiện một cơ sở sản xuất kinh doanh mñ cao su. Cả miền đất hoang hoá, nhấp nhô cồn, đống một thời, nay đang được đánh thức bằng tiếng người, tiếng máy trong không khí tấp nập, khẩn trương. Đứng từ rất xa, mọi người vẫn nhìn thấy rõ dòng chữ vàng in đậm và rất to lên tường nhà máy: “Vì quê hương giàu đẹp”. Nhìn cơ ngơi này, ai cũng ngạc nhiên và đặt dấu hỏi: “Sao lại có người khờ khạo ném tiền vào vùng đất hoang vu để lập cơ sở sản xuất kinh doanh? Thật là hoang tưởng…”. Nhiều lời xì xào, bàn ra tán vào, không tin sự thành công của cơ sở này. Sự bán tín, bán nghi đó không phải không có căn cứ, vì trên đất Quảng Trị đã có người bỏ ra hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ nghiệp làm ăn lớn nhưng rút cuộc bị đổ vì bởi không thành thạo việc kinh doanh, thua lỗ đậm, chấp nhận “chết yểu”. Đằng này, chế biến mñ cao su thì thị trường đã đi vào sản xuất, kinh doanh ổn định, bạn hàng đã đâu vào đấy cả rồi, liệu người đi sau có cơ chen chân lọt không? Nếu không lường tính cụ thể thì chuyện bỏ ra nhiều tỷ đồng để rồi húc đầu vào đá là điều không thể tránh khỏi… Thương trường là như thế.
Chỉ chưa đầy nöa năm, cơ sở chế biến mñ cao su đi vào hoạt động. Người ta thấy rõ ý chí quyết tâm rất cao của ông chủ doanh nghiệp này. Cũng không ít người ngẫm nghĩ: “Có chí làm quan, có gan làm giàu” và họ bắt đầu chú ý đến ông chủ có gan đến vùng đất gò đồi này để làm một sự thay đổi trong tư duy nhiều người. Ông chủ này không lặp lại một số người đi trước bị thất bại trên thương trường. Toàn bộ hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến mñ cao su đều mua tại Việt Nam, do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đã có bài học đắt giá bày ra trước nhãn tiền là...

Huế, "Vòng nguyệt quế" của mùa xuân năm ấy

11/07/2023 lúc 08:57






T





rong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm Mậu Thân (1968), Huế thực sự là chiếc vòng nguyệt quế của quân và dân miền Nam. Chỉ với bốn ngàn tay súng đã giải phóng thành phố, thành lập chính quyền cách mạng, bẻ gãy nhiều cuộc tiến công của hơn 20 ngàn quân Mỹ nguỵ và bom đạn từ B.52, xe tăng, pháo hạm, hiên ngang như một “Stalingrat” trong Thế chiến thứ 2.
QUYẾT TÂM “VỪA ĐÁNH VỪA LỚN LÊN”
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, năm 1966 chiến trường và Khu uỷ Trị Thiên Huế được thành lập từ nam Vĩ tuyến 17 vào đến bắc đèo Hải Vân. Chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968 lấy Huế làm tâm điểm và giao cho Khu uỷ Trị Thiên Huế trực tiếp lónh đạo.
Thường vụ Khu uỷ phân công đồng chí Lê Minh, Phó Bí thư Khu uỷ, kiêm Bí thư Thành uỷ Huế giữ trọng trách Chỉ huy trưởng chiến dịch, đồng chí Lê Chưởng làm Chính uỷ, Phó Tư lệnh là đồng chí Nam Long và đồng chí Đặng Kinh giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.
Đồng chí Lê Minh kể lại rằng, khó nhất của chiến dịch Mậu Thân ở Huế là hậu cần. Trong khi địch có đến 20 ngàn tên dưới sự yểm trợ của B.52, xe tăng và pháo hạm thỡ ta chỉ cú gần bốn ngàn tay sỳng. Đạn chỉ hơn một cơ số, lương thực chỉ ăn đủ vài hôm và quân dự bị thỡ khụng cú. Để chuẩn bị đánh chiếm Huế, trước giờ nổ súng, bộ chỉ huy chiến dịch điện ra Trung ương xin tiếp viện một sư đoàn quân...

Chúng tôi đi đại học

11/07/2023 lúc 08:57






B





ây giờ người ta nói vào đại học nhưng thời còn chiến tranh chống Mỹ, chúng tôi nói "đi đại học". Chẳng phải vì sự vận động của ngôn ngữ qua nhiều năm tháng mà cách nói khác nhau. Thi vào đại học là khó nhưng "đi đại học" là việc khó hơn. Từ Vĩnh Linh chúng tôi ra trường đại học gần nhất - Đại học Sư phạm Vinh (đã sơ tán ra huyện Thạch Thành - Thanh Hóa) - cũng hơn bốn trăm kilômét, ra đến Hà Nội gần sáu trăm kilômet. Đấy là một quảng đường phải đi bộ, phải vượt qua hàng chục con sông mà các cây cầu đã bị máy bay đánh sập, vượt qua hàng trăm tọa độ lửa, lúc nào trên đầu cũng có máy bay gầm gào, lúc nào cũng có thể dính bom đạn, tên lửa của kẻ thù.
Đó là một ngày đầu thu 1966, chúng tôi tập trung dưới rặng cây trâm bầu và những bụi tre lớn ven một xóm nhỏ ở Vĩnh Tú. Thầy hiệu trưởng nói:
- Các em là tốp cuối cùng đi đại học của khóa này. Đoàn do thầy Lê Duy Ưng phụ trách (thầy Ưng cũng là thầy giáo đáng kính dạy toán của tôi năm lớp bảy, khóa này thầy đi đại học để nâng cao trình độ). Đi đường phải giúp đỡ lẫn nhau, dũng cảm mưu trí để vượt qua sự đánh chặn của kẻ thù. Các thầy chúc các em đi tới đích an toàn, học giỏi để ngày chiến thắng trở về xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá...

Anh Duật

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





ọc anh Duật thấy nói nhiều đến lửa, chỗ nào cũng lửa, lửa trong từng câu, trong từng bài và ở ngoài bìa những tập thơ. Lửa đèn, Vầng trăng quầng lửa, Đường dài và những đốm lửa. Về sau này còn có Tiếng bom và tiếng chuông chùa viết vào những ngày hòa bình mà vẫn cứ bập bùng ánh lửa. Lửa với anh Duật là những kỷ niệm không phai nhạt, là một biểu tượng sống, một phẩm chất làm nên cốt cách của anh. Trong anh Duật có một ngọn lửa vẫy gọi và nâng bước. Nhiều trang ở tập văn xuôi Kim cương bất hoại còn đang dở dang và tập Vừa làm vừa nghĩ in năm trước anh đã dành nhiều đoạn mang trí tuệ cao để luận về lửa. Lửa nóng và lửa lạnh, vĩnh hằng biến ảo, sắc sắc không không, lửa trong đống nhấm bên đường của người đi gửi lại cho người đến, lửa chuyện trò cùng bạn bè và lũ con trẻ mai này. Dễ hiểu thôi vì Phạm Tiến Duật là người sống trong lửa, bước vào lửa và từ lửa lại bước ra.
Đầu tháng tám năm 1964 nổ ra sự kiện Vịnh Bắc bộ, tàu khu trục Madoc của Hải quân Mỹ xâm phạm hải phận ta, tảng sáng có đánh nhau, các vạn chài không ra khơi, được lệnh ẩn nấp. Trên vùng trời những tốp phản lực Mỹ vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc dọc duyên hải từ Vĩnh Linh tới Hòn Gai. Pháo phòng không đồng loạt bắn trả. Đấy là sự khởi đầu cho một cuộc chiến tranh leo thang khốc liệt kéo dài suốt tám năm...

Đi bạn

11/07/2023 lúc 08:57






Đ





i làm thuê đánh bắt hải sản nhiều nơi gọi là “đi bạn”. Đi bạn kéo lưới, chèo thuyền, chạy máy...xưa và nay không có gì thay đổi. Những năm gần đây cùng với công cụ và kỹ thuật nhập ngoại, đề ra thêm cái nghề đi bạn lặn bắt hải sản.
Trước đây ngư dân cũng lặn bắt hải sản nhưng chỉ thực hiện được ở vùng nước nông, ven bờ, hiệu quả rất thấp, chưa thể gọi riêng là một nghề. Ngày nay những người lặn bắt hải sản được trang bị nhiều loại công cụ khá hiện đại và đắt tiền. Bình dưỡng khí, áo lặn, kính đeo mắt, dèn pha dưới nước và những phương tiện liên lạc từ dưới đáy biển lên tàu... Tuỳ mức độ giàu có và sự đầu tư người đi bạn sẽ được trang bị ít hoặc nhiều loại phương tiện lặn bắt đắt tiền hoặc rẻ tiền. Sự chênh lệch đắt rẻ này cũng khá cao. Mỗi bộ áo lặn bình thường gần chục triệu đồng, loại tốt lên tới mười lăm hai mươi. Tất nhiên càng trang bị nhiều công cụ tốt hiệu quả lặn bắt càng cao. Một bình dưỡng khí loại xoàng chỉ giúp thợ lặn hoạt động dưới nước không quá ba mươi phút, sử dụng loại bình tốt, đắt tiền có thể lặn nhiều thời gian hơn...

Hoa cỏ "Nghĩa trũng đàn"

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi vẫn tự thầm trách mình rằng là người Quảng Trị nhưng lại biết về nơi chốn này quá muộn. Nhưng đôi khi sự muộn màng làm con người ta phát hiện ra vẻ lắng sâu của những di tích mà có thể nếu biết sớm quá chưa hẳn đã tìm thấy được. Hoá ra Nghĩa Trũng đàn nằm cách căn nhà cũ của tôi  ở thị xã Quảng Trị không xa lắm- chỉ  có một quảng đồng,  bên kia con kênh Nam Thạch Hãn, và tôi sửng sốt khi nghe nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng đấy là một trong những nghĩa trang liệt sĩ đầu tiên của nước ta. ..
VIỆC “NHÂN” DÙ NHỎ KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM…
Lần giở những sử liệu mới hay tấc đất nào nơi Thành Cổ này đều quá đỗi thiêng liêng. Một sự ngẫu nhiên của lịch sử chăng ? Hay có sự sắp đặt nào mà mảnh đất Quảng Trị này luôn là nơi để những liệt sĩ chọn để nằm lại? Nghĩa trũng được lập từ 1872, đúng 100 năm sau, ngay trên vùng đất với  ngôi làng có Nghĩa Trũng này một cuộc chiến  đã diễn ra ròng rã 81 ngày đêm để rồi  đi vào lịch sử như một trận chiến khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ: Thành cổ Quảng Trị - mùa hè đỏ lửa 1972..

Khi đàn bà ra biển...

11/07/2023 lúc 08:57






"Ở





 vùng biển Gio Linh này chuyện phụ nữ đi biển không phải là chuyện hiếm. Nói đâu xa, chú cứ lên thôn Quy Hà (xã Gio Việt), bây giờ vẫn có rất nhiều chị em phụ nữ hàng ngày cùng chồng ra biển...nhưng họ cũng chỉ đánh bắt cá, mực cách bờ có vài hải lý. Riêng tôi, không phải tự hào với chú chứ mỗi chuyến ra khơi là phải đánh bắt ở ngư trường cách bờ đến 40 - 50 hải lý. Khi thuyền buông neo, chợt ngoái nhìn lại đến đảo Cồn Cỏ cũng không nhìn thấy mà xung quanh chỉ là một màu xanh của bao la đại dương" - Bà Lê Thị Thẻo (60 tuổi) ở khu phố 2 (thị trấn Cửa Việt, Gio Linh) đã cởi mở với tôi như vậy khi nói về nghề biển mà bà gắn bó gần 50 năm.
Đi biển ngày xưa...
Ngồi giữa đống lưới chất đầy xung quanh mình, bà Thẻo vẫn không phút ngơi tay vá lưới. Vừa làm, bà vừa kể cho tôi nghe chuyện bà đi biển hồi còn chiến tranh. Bởi như cách nói vui của bà thì tất cả mọi chuyện đều phải "có đầu, có đuôi". Bà kể: "Tôi bắt đầu đi biển từ khi mới 10 tuổi (khoảng năm 1963). Khi đó, ngư dân như gia đình tôi đi biển cơ cực trăm điều bởi bọn Mỹ - ngụy nó chèn ép đủ đường. Chú nói không cực sao được khi mà muốn đánh bắt nhiều cá thì phải nương theo con nước để thả lưới. Nhiều lần vì theo luồng cá, thuyền vào khu vực mà bọn Mỹ - ngụy cấm đánh bắt, vậy là chúng lên thuyền lục soát và bắt cả nhà phải xếp hàng để chúng khám người vì nghi thuyền của gia đình tôi đi tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Lúc ấy, còn nhỏ nên tôi sợ quá, cứ nép vào cha tôi mà khóc thút thít. Hồi đó, thuyền chèo bằng tay hoặc căng tấm buồm nâu vá víu nương theo hướng gió nên chỉ đánh bắt gần bờ với nghề lưới gấc, câu mực...Rồi quê hương hoàn toàn giải phóng, gia đình tôi vẫn tiếp tục nghề đi biển cho đến năm 1974 thì tôi lấy chồng. Cứ tưởng lấy chồng sẽ hết theo nghề biển, nhưng rồi gia đình chồng neo người, vậy là tôi lại lên thuyền cùng chồng ra khơi."
Năm 1975, khi Hợp tác xã (HTX) Long Hà (lúc đó còn thuộc xã Gio Việt) được thành lập, bà cùng chồng tham gia HTX. Ở quy mô HTX nên công suất của đội thuyền cũng lớn hơn con thuyền của gia đình bà trước đó nhưng không có nghĩa là những phụ nữ theo nghề biển hết vất vả. Theo dòng ký ức của bà Thẻo thì những năm đi làm công (tính công điểm) trên thuyền của HTX Long Hà vất vả nhất là những hôm gặp mưa giông. Thuyền không có ca bin nên mấy chị em (lúc đó ở HTX Long Hà có 3 - 4 phụ nữ tham gia) ôm nhau lạnh run cập cập ở đầu mũi thuyền, còn phía cuối thuyền là cánh nam giới. Rồi những hôm thuyền HTX gặp giông tố, thuyền cứ chao đảo và nước biển tràn vào khoang, lúc ấy mấy chị em cũng phải cùng cánh nam giới mặc áo mưa xuống khoang thuyền tát nước suốt đêm. Thuyền vào đến bờ, mới biết mình còn sống nhưng hai cánh tay tát nước mỏi đến tê cứng từng sợi cơ. Hồi đó, nghề đánh bắt thủy sản mà các HTX thường làm là nghề đánh lưới rê.
   Vất vả như vậy, nhưng công điểm HTX tính cho không đủ tiền đong gạo. Con cái thì cứ lần lượt từng đứa ra đời, nên gia đình tôi cứ mãi trong vòng vây thiếu đói. Mãi đến năm 1989, thì gia đình tôi ra khỏi HTX rồi vay mượn bà con, họ hàng khoản tiền để đầu tư mua sắm thuyền, ngư lưới cụ. Có thuyền, cả gia đình gồm hai vợ chồng cùng hai đứa con hợp  thành một đội thuyền đạp sóng ra khơi. Nghề đánh bắt lúc đó là câu mực bằng đèn măng xông, vó mực, câu vàng... Có thuyền riêng nên thu nhập của gia đình cũng khá giả hơn so với hồi còn làm công điểm trong HTX bởi sản lượng cá, mực... đánh bắt được có chia phần cho ai đâu. Sau này, khi hai vợ chồng tích cóp được một khoản tiền thì bắt đầu đầu tư mua sắm thuyền lớn, ngư lưới cụ hiện đại hơn để đánh bắt ở các ngư trường cách xa đất liền hàng chục hải lý" - Bà Thẻo nhớ lại.
Khi tôi hỏi bà công việc của một phụ nữ khi làm ngư dân đánh bắt trên biển. Bà cho biết: "Phụ nữ đi biển thì cũng có khác gì nam giới. Cứ chiều đến là tôi cùng với chồng con lên thuyền ra biển. Đến nơi đánh bắt, tôi có nhiệm vụ nấu cơm tối, còn chồng và các con thì tranh thủ câu mực, câu cá. Đêm xuống, đèn măng xông được thắp sáng cũng là lúc cả gia đình cùng buông cần câu mực... Nhiều đêm, câu không có mực nên chồng con ngủ hết, tôi ngồi câu một mình. Câu mực luôn phụ thuộc vào từng thời khắc lưu chuyển của dòng hải lưu trong đêm cũng như khi mực bám ánh sáng đèn, ăn mồi nên phải chịu khó ngồi câu suốt đêm thì mới chớp được thời khắc đó. Khi mực bắt đầu bám ánh sáng đèn, ăn mồi, tôi mới thức chồng, con dậy câu. Còn câu vàng thì phải đợi đến 4 giờ sáng mới thả câu. Để chú tiện hình dung ra công việc thả câu vàng, tôi miêu tả chi tiết một chút cho chú hiểu. Câu vàng là một đoạn dây to bằng đầu đũa, có chiều dài khoảng 3 - 4 hải lý và ở các đầu đoạn dây được gắn phao đánh dấu. Trên đoạn dây đó, cứ khoảng cách 2 m thì buộc một sợi dây câu nhỏ hơn có gắn lưỡi câu. Công việc trước khi thả câu là phải dùng số mực, cá câu được trong đêm đem cắt nhỏ để móc vào lưỡi câu. Thả câu vàng phải cần đến sự tỉ mỉ trong từng công đoạn nếu không dây câu sẽ bị rối là không thả câu được. Từ 3 - 4 giờ sáng bắt đầu thả câu thì phải đến 6 giờ sáng mới xong. Thả câu xong, cả thuyền ngồi chờ khoảng vài tiếng đồng hồ mới tiếp tục làm công việc kéo câu lên. Thả câu vàng thường bắt các loại cá như cá đổng, cá mú... Nhiều lần kéo câu trúng vài tạ cá đổng, cá mú là chuyện bình thường. Khoảng vài năm trở lại đây, nhiều tàu, thuyền ở vùng biển Gio Linh không còn làm câu vàng nữa mà tập trung đầu tư mua sắm các loại hình ngành nghề đánh bắt thủy sản hiện đại hơn như lưới rê bùng nhùng, pha xúc, vây rút chì...bởi sản lượng đánh bắt nhiều hơn nghề câu vàng. Nhớ lại, những năm đó mực, cá nhiều lắm chứ không như bây giờ."
"Kình ngư" cuối cùng
Tôi hỏi bà Thẻo "bí quyết" để trở thành một "kình ngư" thạo nghề trên biển, bà cười rồi bảo rằng: "Có gì mà "bí quyết" chú. Muốn đi biển được thì điều đầu tiên là phải đối diện với say sóng đến nôn ra mật xanh, mật vàng với cảm giác lâng lâng, nao nao khó tả lắm... Người nào có thể trạng tốt thì thời gian bị say sóng ngắn, tức là khoảng 2 - 3 ngày đi biển là hết say, còn người nào yếu thì say sóng cả tuần. Vượt qua được giai đoạn say sóng rồi thì ở giữa biển cũng giống ở đất liền thôi. Một yếu tố cần thiết để trở thành ngư dân nữa đó là phải biết bơi lội giỏi, bởi không biết bơi nếu thuyền gặp giông tố hoặc sơ sẩy bị rơi xuống biển thì chỉ có cầm chắc cái chết. Còn để trở thành một ngư dân lão luyện trong nghề biển thì phải biết học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như học cách đoán được hướng lưu chuyển của dòng hải lưu, hướng gió, thủy triều lên xuống, phán đoán được hướng đi của đàn cá, xác định được thời điểm nào buông câu thì cá, mực ăn và khi nào thì không...Nói chung là có nhiều thứ để học và thậm chí học cả đời cũng không hết đâu chú".
Ngừng công việc vá lưới để đưa tôi ra thăm chiếc tàu xa bờ có công suất hơn 90 CV của đứa con trai bà mới mua trong năm 2010. Bà nói: "Tôi nghỉ nghề biển khoảng 3 năm nay, bởi các con khuyên nên ở nhà chăm sóc các cháu và tôi cũng tự thấy mình tuổi già sức yếu ra biển không giúp gì được cho con mà nhiều khi còn vướng tay, vướng chân mấy đứa. Chú xem, tàu mấy đứa là tàu đánh bắt xa bờ loại lớn nên mỗi lần đi đánh bắt phải từ 15 - 17 ngày mới về bến. Ngư lưới cụ trên tàu toàn là loại nặng cần đến sức trai tráng mới làm nổi chứ như sức lực của tôi cầm đến cục chì của vàng lưới cũng cầm không nổi rồi. Không đi biển nữa thì ở nhà chăm mấy đứa cháu rồi vá lưới giúp các con."
"Bây giờ không chỉ ở khu phố 2 mà cả thị trấn Cửa Việt không có phụ nữ đi biển nữa. Có lẽ tôi là người phụ nữ cuối cùng ra biển ở thị trấn này. Từ ngày không còn ra biển, nhiều khi tôi nhớ quay quắt từng con sóng, nhớ ánh đèn giăng mắc giữa trùng khơi cứ như thành phố nổi trên biển. Nhớ quá, nên hai vợ chống bàn nhau sắm chiếc thuyền nhỏ đêm đêm ra sông Hiếu thả lưới, câu cá mòi....Không đánh cá trên biển thì đánh cá trên sông chú nhỉ!" - bà Thẻo tâm sự với tôi trong sự tiếc nuối về quãng đời gắn bó với biển khơi. Tôi biết trong tận đáy sâu tâm hồn bà từng giờ, từng phút vẫn hướng về biển cả, nơi các con của bà cũng như những ngư dân vùng biển đang hàng ngày đánh bắt từng luồng cá để làm giàu cho gia đình và quê hương.
 
H.T.S

Những người con "đất thép" ở Trường Sa...

11/07/2023 lúc 08:57

1. Những ngày ra với quần đảo Trường Sa, dù chon von trên đảo Đá Lớn, đảo Tốc Tan, “đảo nhỏ quá, nói một câu là hết” hay thả bộ dọc những triền cát miên man của đảo Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn...tôi đã bắt gặp những người lính Hải quân đa cảm mà rắn rỏi, kiên nghị mà thân gần như người trong một nhà. Họ, nói như nhà văn Đỗ Chu, là lớp người nghĩ ngợi lớn, lo âu lớn, yêu thương lớn, sức gánh vác lớn. Quần đảo Trường Sa của chúng ta có khoảng 130 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm với diện tích vùng biển rộng 160.000-180.000 km2. Hiện trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo có quân và dân sinh sống, xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội nhiều nhất (21 đảo, đá với 33 điểm đóng giữ). Trong lực lượng hùng hậu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, cùng với con em khắp mọi miền đất nước, những chàng trai “đất thép” Vĩnh Linh đã phát huy truyền thống trung dũng, kiên cường của quê hương, ngày đêm vững vàng tay súng, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc ở quần đảo Trường Sa...

"Đuổi" nghèo từ cái chuồng heo

11/07/2023 lúc 08:57






H





ồ Nhân khuôn mặt đen sạm, ốm nhom hí hửng chạy vào nhà, cầm tờ giấy khen được bố đóng khung cẩn thận đem khoe: “Cháu đã là học sinh tiên tiến, được nhận giấy khen và phần thưởng của trường”. Nhân nói như hét, như muốn cả bản biết về “chiến công” mình vừa lập được. Ông Hồ Doi, nhà ở ngay bên cạnh cũng “ném” sang một câu hớn hở đùa cợt, nhưng chẳng liên quan gì đến tờ giấy khen mà Nhân cầm trên tay: “Bố cũng thoát nghèo, cứ đà ni e vài năm nữa không thoát khỏi... giàu mô mấy eng hi”.
Bản Ma Lai, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thuộc diện nghèo có tiếng cách đây mấy năm ở năm xã miền núi thuộc khu vực biên giới Bắc Hướng Hóa. Nhưng bây giờ, nhìn cách cháu Hồ Nhân - học sinh lớp 7 kể vừa thoát học lực yếu tiến lên khá, ông Hồ Doi thoát nghèo và đang dần dà tiến lên... giàu. Đủ nói, vùng đất trước đây “nặng trĩu” nghèo đói này đã và đang thay áo...

Đô thị trẻ nở hoa...

11/07/2023 lúc 08:57






N





ăm 1956, mẹ tôi-một phụ nữ miền Nam không chịu nổi sự kìm kẹp, áp bức của Nguỵ quyền, được tiếp sức bởi lòng nhớ thương người chồng mới cưới đang ở miền Bắc đã vượt qua đường dài, sông rộng và muôn sự hiểm nguy để vượt tuyến ra Bắc. Hồ Xá- Vĩnh Linh và người dân luỹ thép đã giang rộng vòng tay chở che, cưu mang mẹ cùng nhiều người con miền Nam ruột thịt khác để rồi mảnh đất đầu cầu giới tuyến đã trở thành quê hương yên bình, là nơi đau đáu nhớ về mỗi lúc đi xa.
Mẹ kể: Hồ Xá trước kia là làng Hồ Xá, làng do một nhóm dân thuộc triều Hồ di cư vào lập nghiệp. Về mặt địa lý, Hồ Xá nằm rất gần với địa danh Truông Nhà Hồ, địa danh đi vào giai thoại: "Thương em anh chẳng dám vô. Sợ Truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang..." Ngày đầu đến Hồ Xá, thị trấn còn nghèo và đơn sơ lắm. Trung tâm thị trấn là dãy nhà tranh nằm kề nhau cạnh Quốc lộ 1A. Chợ Hồ Xá chỉ có một dãy nhà gạch, trước đây là nơi kinh doanh của một gia đình Hoa Kiều. Tuy nghèo nhưng cuộc sống rất lạc quan và tràn đầy niềm vui...

Học trò trường huyện

11/07/2023 lúc 08:57






H





ọc hết năm lớp nhất bậc tiểu học, tôi thi đổ vào trường Trung häc Gio Linh. Năm ấy toàn huyện tôi (thực ra hai quận Gio Linh và Trung Lương) chỉ có một ngôi trường Trung học.
Nhiều học sinh ở các xã như Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Gio Hà, Gio Hải, Gio Mỹ đều cách xa trường hơn mười cây số. Vì thế, nhiều học sinh đi học phải đi bằng xe đạp. Thời bấy giờ có xe đạp là sang trọng lắm. Học sinh nhà nghèo phải cuốc bộ tíi trường, phải đi từ gà gáy sáng mới kịp buổi học. Đi học, ngoài chiếc cặp da đựng sách vở, còn phải đèo thêm một mo cơm. Cơm đựng trong chiếc mo cau độn khoai, sắn. Thức ăn là gói muối gừng hoặc muối sã ớt. Tan học, nhiều học sinh tìm ra vệ cỏ có bóng râm, ngồi xếp bằng an nhiên ngồi ăn ngon lành. Còn cậu nào con nhà có khá hơn thì ra quán chợ ăn quà thay bữa. Quà là bánh bột lọc, bánh tày, bánh rán, cháo vịt, cháo lòng,... thích thứ gì thì dùng thứ đó. Dấu ấn sâu đằm nhất vẫn là bánh bột lọc bọc nhân tôm mà quê tôi thường gọi là bánh sắn. Bánh sắn bà Thẻo nổi tiếng. Bánh được làm bằng tinh bột sắn bên trong nhân tôm thịt heo rim, tinh bột trong suốt nhìn rõ mình con tôm khoanh tròn đỏ thắm. Bánh được bày ra đĩa rưới lên một lớp mỡ lợn phi với lá ném, trộn ớt bột đỏ hồng. Bánh bột lọc kẹp với bánh tráng nướng dòn ăn rôm rốp, thật khoái miệng. Hôm mới rồi tôi gặp lại anh Đổng, anh LÔ... những cựu học sinh Gio Linh từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm quê đã hỏi tôi, Bà Thẻo nay còn không? Tôi hỏi lại: “Bà Thẻo nào?” Các anh liền đáp: Bà Thẻo bánh sắn chị Cậu chứ Bà Thẻo nào. Hoá ra các anh ấy còn nhớ kỷ niệm hơn tôi.
Tôi ngộ ra rằng, trời ơi! Món ăn dân dã quê nghèo của tôi lại có dư vị lâu bền đến thế ư! Mà có phải chỉ bánh bột lọc đâu. Tôi có cảm giác món ăn gì của tuổi thơ quê kiểng đều ngon hết thảy. Không biết vì sao bây giê biết bao nhiêu sơn hào hải vị với những tên gọi mỹ miều lạ lẫm nhưng ăn chẳng thấy ngon, tôi không giải thích được.
Trường tôi, một dãy nhà trệt chỉ có bốn phòng học. Trường lợp ngói hồng, tường quét vôi màu vàng, cửa sổ sơn xanh, trông uy nghiêm đường bệ. Lớp học sinh chúng tôi cảm thấy tự hào khi được đặt chân lên bậc thềm tráng bằng xi măng láng bóng. Tiếng gót dày "côm cốp" của Thầy giáo mỗi lần đi qua sao nghe oai vệ lÉy lừng trong niềm cảm khoái bất tận. Sân trường rộng tho¸ng nhưng thiếu vắng những hàng cây. Cỏ ống, cỏ lia thia mọc thành thảm dày, trổ hoa lấm tấm mang hồn vía học trò ngây thơ mà hoang hút. Đáng ghét là những bãi cỏ may xác xơ dưới gót chân. Tội cho các nữ sinh mỗi khi quét tà áo vào, bông cỏ găm chi chít, phải ngồi nhổ hàng giờ mới sạch. Phía sau lưng trường là những hàng phi lao cao vút vi vu rì rào hun hút gió. Đây là nơi chơi đùa của học sinh chúng tôi vào giờ nghỉ học.
Đường tới trường, dẫu đi từ phía nào đến cũng đều có dấu ấn vui buồn đời thơ trẻ, dẫu chỉ là một bóng cây, một tảng đá, một lạch nước hay một bờ cỏ nghỉ chân.
Từ phía làng Hà Thượng đi xuống, băng qua cầu Bến Sanh đến chợ Quận. Con đường đất đỏ Biên Hoà mùa khô thì tung bụi mịt mù nhuộm đỏ hàng dứa dại mọc bên bờ, mùa mưa lại nhảo nhoét vì những bánh lốp ô tô đè lăn qua, lç chç những hố gà, hố vịt. Học sinh chúng tôi đi học phần lớn mang dép Nhật chỉ có hai quai trước nên ống quần lúc nào cũng bị bùn đất bắn lên, đỏ loét. Khu phố nhỏ bao bọc xung quanh quán chợ. Những cửa hiệu của mấy gia đình thương nhân giàu có nhất vùng, bán nhiÒu hàng hoá đối với chúng tôi là những thứ sang trọng, mình không dám hỏi tới. Quán chợ có đình lợp bằng mái tôn, để trống, không có tường và cao vòi vọi. Những dãy quán làm bằng tre nứa, lợp mái tranh, bán hàng tạp hoá, hàng gia vị, áo quần may sẵn và đồ chơi trẻ con. Tôi mê nhất là hiệu bán đàn và những quả bóng tròn bằng nhựa, mà mỗi lần đi qua chỉ biết đứng nhìn. Hàng bày trời là bán nông sản. Những gánh chuối, chè xanh, bầu bí bày la liệt.
Nếu đi từ phía làng NhÜ Th­îng lên là qua cầu Bến Ngự. Nghe nói nơi đây ngày xưa các vua triều Nguyễn thường ra ngự lãm. Cạnh cầu là làng Lại An, làng có nhiều cô gái răng trắng má hồng nổi tiếng xinh đẹp. Chiếc cầu nhỏ trùm bóng những hàng dừa. Đứng nghỉ chân vào mùa hè, chúng ta có cảm giác mát lành gợi nçi nhớ xa vời hun hút hương vị tuổi thơ. Dọc hai bên đường là những hàng dương liÔu, học sinh thường chọn nơi cắm trại những ngày hè. Đất ở đây là cát pha nên rất thích hợp với loài cây dương liÔu. Dương liÔu mọc thẳng tắp vươn ngọn tới tận mây xanh, ở những gốc cây này là những điểm hẹn lý tưởng của tình nhân. Chiếc nón trắng, tà áo dài đứng tựa lưng vào gốc liÔu là hình ảnh đẹp nhất tuổi học trò.
Đi từ làng Mai Xá hoặc An Mỹ lên phải băng qua trảng cát rộng dài mông lung với những lạch nước trong như lọc, lăn tăn gợn sóng. Cây Tràm ở đây mọc thành từng khoảnh, cây lµ chất đốt cho vùng cát và nguyên liệu cho thứ tinh dầu dùng bôi rốn cho trẻ con khỏi bị cảm gió. Những trảng cát bằng phẳng rộng mông mênh, là sân bóng đá của học sinh chúng tôi. Miền đất này có chç tựa như cảnh cụ Nguyễn Du tả trong trường đoạn Kiều đi hội đạp thanh bởi nhiều mồ mả và gò đống.
Học sinh của Trường hàng ngày phải mặc áo trắng quần xanh nếu là con trai cßn con gái mặc áo dài trắng tinh tươm, quý phái. Ngực áo đều được đeo biển hiệu thêu tên họ và lớp học. Kiến thức nhà trường truyền thụ đối với chúng tôi môn nào cũng mới mẽ, thú vị và đầy hào hứng. Để cho dÔ nhớ bài học, nhất là các môn tự nhiên, học sinh chúng tôi đều soạn các công thức bằng văn xuôi. Tôi còn nhớ môn toán lượng giác có câu...

Cựu chiến binh Cồn Cỏ về thăm lại đảo Tiền tiêu

11/07/2023 lúc 08:57






T





rần Văn Thà cùng các bạn chiến binh thân thiết tìm được địa chỉ mét tr¨m s¸u m­¬i chiến sĩ năm xưa của đảo Cồn Cỏ, các anh mừng lắm, ríu rít bàn cách gọi nhau ra thăm đảo Tiền Tiêu, nơi các anh đã chiến đấu ngoan cường, in lại dấu son đậm trong đời. Các anh liền làm đơn gởi ra Tỉnh đội Quảng Trị giúp đỡ, tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này, song Chính ủy Tỉnh đội Quảng Trị trả lời bằng văn bản: Chúng tôi chưa thể giúp đỡ được. Nhận thư, các anh ngồi lặng người, nghe buốt trong tim.
Đợi đủ thời gian ba năm, năm 2007, các anh làm đơn lần thứ hai, Trần Văn Thà với tư cách đảo trưởng thời đạn bom ra tận Đông Hà gặp gỡ, thuyết phục, mới được Tỉnh đội chấp nhận.
Mừng vui, thư tới tấp gởi đi, như những cánh bướm phất phới bay về khắp cả Bắc - Trung - Nam. Trong hai ngày chÝn, m­êi tháng 6 năm 2007, các cựu chiến binh Cồn Cỏ tấp nập đổ xe xuống Đông Hà.
Cuộc gặp gỡ vui mừng khôn xiết, thật không có ngôn ngữ nào tả nçi. Họ hét gọi tên nhau, chạy ào tới, ôm chầm lấy nhau, ghì chặt, nâng bổng nhau lên vai. Cầm tay nhau chạy tung tăng. Thật không thể nghĩ trên nhà khách Tỉnh đội này là các ông già tóc bạc phơ, toàn cỡ b¶y m­¬i tuổi trở lên, mà đúng hơn là sân nhà trẻ ngày Tết Trung thu của các cháu nhận quà. Họ hầu như quên tuổi tác của mình; đang sống hết lòng mình với tuổi trẻ một thời chia nhau miếng nước, chia nhau lửa đạn. Bùi Thanh Phong hồn nhiên tới mức anh ôm cổ, nhảy lên lưng hết người này đến người khác, vật bạn xuống giường, đè lên, day day hàm râu vào má bạn, tôi nhìn anh, cứ nhớ Bùi Thanh Phong bèn m­¬i năm trước đây là một trong những người đầu tiên bắn đạn vào máy bay phản lực gầm rú trên bầu trời Cồn Cỏ.
Vui quá trời. Ba đêm trong nhà khách Tỉnh đội hầu như không ngủ. Trưa không ngủ. Họ nói chuyện với nhau không phải thầm thì đâu, mà oang oang như chợ vỡ vậy. Đúng là phải dốc hết lòng mình ra mới đã, 40 năm mới gặp được nhau chứ dễ dàng gì.
Ông Sửu, đảo phó năm ấy, giờ đã t¸m m­¬i t­ tuổi nói nghẹn ngào:
- E đây là lần cuối cùng chúng ta đoàn tụ với nhau đông đúc như thế này.
Không phải chỉ ông Sửu nghĩ như vậy đâu. Đó là ý kiến đa số. Bởi người lính rời quân ngũ về với ruộng đồng, biết bao nhiêu điều chất lên vai họ, không dễ gỡ mình ra lúc nào cũng được. Mỗi chuyến xa nhà là một bài tính riêng, dẫu kỷ niệm cũ không bao giờ quên. Những bộ quần áo lính ngày ấy mang về, giặt giũ, cất kín như của gia bảo, bây giờ mới có dịp mang ra mặc. Hầu như không có ai không có chiếc mũ mềm gắn quân hiệu đã đi với họ suốt đời lính. Đội trên đầu lúc này đây như một niềm kiêu hãnh không bao giờ phai.
Đoàn cựu chiến binh Cồn Cỏ của Thanh Hóa có hai m­¬i l¨m người, khoe: Trước khi đoàn đi, Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh Thanh Hóa gặp gỡ chúc chuyến đi thành công, không chỉ cho xe chở đi, mà còn cử riêng một phóng viên truyền hình mang theo máy đặc chủng, ghi hết mọi hoạt động của anh em trong cuộc gặp gỡ này, rồi in riêng cho mỗi người một đĩa làm kỷ niệm.
Buổi hẹn gặp gỡ với tỉnh, dự định 7 giờ 30 phút vào hội trường, nhưng sáng đó chiến sĩ Cồn Cỏ của Vĩnh Linh, Quảng Trị mới tới, không có chỗ đón tiếp, nên đành đến muộn, họ ào vào nhau, không dứt ra được, mãi 9 giờ 15 phút mới ngồi ngay ngắn trong hội trường.
Cuộc tiếp xúc này anh Trần Văn Thà, nguyên đảo trưởng Cồn Cỏ có bèn đề nghị:
Một là: Nên có một bảo tàng cho đảo Cồn Cỏ. Vì lý do gì đó không làm ở đảo được thì thu xếp một phòng riêng cho Cồn Cỏ ở Bảo tàng Quảng Trị.
Hai là: Cồn Cỏ cần có một tượng đài làm biểu tượng cho mình, và nên giữ nguyên những địa danh ở đảo như đã đặt ra trong chiến tranh.
Ba là: §ề nghị nên có kỷ niệm chương cho các chiến sĩ Cồn Cỏ nhân kỷ niệm n¨m m­¬i năm thành lập. Ai không còn nữa thì gửi về gia đình họ.
Bốn là: Hiện còn có một số chiến sĩ bị thương trên Cồn Cỏ, vì lý do này, lý do khác chưa làm được chính sách thương tật, đề nghị Tỉnh đội giúp đỡ. Vì chúng tôi còn sống đây, sẽ xác nhận được cho nhau.
Sáng ngày m­êi mét th¸ng s¸u, chỉ có b¶y m­¬i cựu chiến binh ở xa được lên tàu ở Cửa Việt ra đảo. Họ tranh nhau ngồi trên ván gỗ mũi tàu, không phải để hóng gió mát, mà để nhìn thấy đảo Cồn Cỏ từ xa. Nhác thấy bóng đảo mờ mờ nơi chân trời, ai đó nói như reo lên:
- A, đảo kia rồi!
Thế là cả con tàu xôn xao. Nhao nhao nói: Mỏm cao bên tay trái đó là Hải Phòng, mỏm cao bên phải là Mũi Si… Đâu đâu, bến Nghè đâu, bến Nghé đâu?... Mỗi người đều tìm trong ký ức mình những kỷ niệm riêng nơi Cồn Cỏ. Rõ ràng Cồn Cỏ đang sống dậy trong từng người. Khi bước lên tàu, mọi người đều ngỡ ngàng vì màu xanh ngan ngát của Cồn Cỏ. Bởi ngày ấy chia tay Cồn Cỏ, thì Cồn Cỏ hố bom chồng lên hố bom. Mảnh đất hơn ba cây số vuông đang bị bom đạn địch cày nát, có đâu màu xanh như bây giờ...

Trở lại Trí Bưu

11/07/2023 lúc 08:57






T





ôi là một trong số những người may mắn còn có diễm phúc được nhìn thấy thị xã Quảng Trị vẹn nguyên sau ngày giải phóng 1-5-1972. Mùa hè ấy sắc hoa phượng vĩ trên thị xã như rực rỡ hơn. Đường phố ngày mới giải phóng tuy thưa  người nhưng không vì thế mà bớt đi vẻ nhộn nhịp, hồ hởi. Hào khí chiến thắng, không khí đoàn viên, ngập tràn thị xã. Lúc ấy, với tầm nhìn một người lính binh nhì của đạo quân chiến thắng, tôi chưa đủ chín để nhận thức ra rằng: Ánh hoa rực rỡ phát tiết ra ngoài của thị xã Quảng Trị vào thời khắc ấy mấy ngày sau chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức của những người yêu Quảng Trị mà thôi.
Bây giờ Đông Hà đã thay Quảng Trị đảm nhiệm vai trò thị xã tỉnh lỵ và đang tiến nhanh lên thành phố trực thuộc tỉnh. Tôi có một nhận xét nhỏ: Nếu như Đông Hà mang dáng dấp của một đô thị trẻ, tân kỳ thì thị xã Quảng Trị  vẫn giữ nguyên vẻ trầm lắng suy tư duyên dáng bên dòng Thạch Hãn với nét văn hóa đặc trưng đầy chất thị dân riêng có của mình: “ Người Quảng Trị hiền từ mà thanh lịch, quảng giao mà sâu lắng, nhạy bén nhưng không xu thời”
Cách kinh đô Huế sáu mười cây số về phía Bắc, mấy trăm năm làm phên dậu cho xứ Đàng Trong nhưng người Quảng Trị không muốn nhuốm màu vương giả kinh kỳ. Người dân thị xã sống đôn hậu dịu dàng, hồn nhiên tươi mát như đôi bờ sông Thạch Hãn quanh năm ngút ngát một màu xanh diệu vợi của lúa ngô rau đậu nối nhau chuyển mùa.
Nhưng với tôi, nhắc đến thị xã Quảng Trị, ấn tượng nhất vẫn là tiếng chuông từ nhà thờ Trí Bưu trầm ấm ngân nga, cứ mỗi sớm mỗi chiều đồng vọng gửi vào thinh không thông điệp thanh bình vĩnh cữu. Ngoài phần máu thịt thiêng liêng, tôi yêu thị xã Quảng Trị một phần bắt đầu từ tiếng chuông nhà thờ thanh tịnh ấy.
Làng Trí Bưu có tên trong địa bạ Quảng Trị từ thế kỷ XVI; là một làng thuần nông, mọi người cần cù chịu khó, thương yêu đùm bọc nhau và mưu sinh bằng những nghề hết sức lương thiện: trồng trọt, chăn nuôi, hái củi, bán than… Cần kiệm, đoàn kết nên làng Trí Bưu sớm trở thành giàu có, sầm uất nhất vùng. Và Trí Bưu cũng là nơi có họ đạo sớm nhất trong hạt Dinh Cát, thời các Chúa Tiên..
Cuối năm 1975, tôi đến xứ đạo Trí Bưu trong sứ mạng của một người lính thời bình. Trung úy Trần Văn Nụ - Chính trị viên phó tiểu đoàn, bảo tôi:
- Chú đi với anh ra nhà thờ Trí Bưu liên hệ xin đất cho đơn vị tăng gia, cấy lúa.
Ông Nụ gốc gác là dân quê lúa Thái Bình, đi bộ đội khi mười tám tuổi. Vào Nam chiến đấu từ chiến sĩ cho đến khi lên đến chức chính trị viên phó tiểu đoàn, trận nào ông cũng đảm nhiệm chân xạ thủ chính súng chống tăng B41 vì ông Nụ có biệt tài sử dụng loại súng này. Trong mỗi trận tập kích, lính ta biết phía ngoài cửa mở có ông Nụ ôm B41 yểm trợ ai cũng yên tâm. Bởi vì nhiều trận đánh công đồn hỏa điểm địch xuất hiện thì cũng chỉ mấy giây sau B41 của ông Nụ bịt được ngay. Ông phát hiện ụ súng, lô cốt của địch ban đêm rất nhanh và tác xạ bách phát, bách trúng. Cái lô cốt mẹ trước cổng chi khu quân sự quận lỵ. Mai Lĩnh đối diện UBND xã Hải Phú bây giờ mang nhiều vết đạn toang toác trong đó có vết đạn B41 của ông Nụ. Bộ sưu tập thành tích chiến đấu của ông có tới tám cái Huân chương chiến công, trông đó theo ông khẳng định có tới sáu Huân chương chiến công hạng ba vì thành tích tiêu diệt nhiều mục tiêu của địch bằng súng B41, yểm trợ cho xung lực hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp gay cấn nhất.
Trong chiến tranh xứ đạo Trí Bưu bị tàn phá không thua gì ngoài Cổ Thành Quảng Trị. Cả xứ đạo không còn bóng cây to. Tre pheo bị bom pháo phát hiện tiện sát gốc, xơ xác toe tua. Cả thôn không một ngôi nhà nguyên vẹn, nhà thờ cũng bị hư hại nặng nề. Dân li tán sau chiến tranh mới trở về làng cũ, cuộc sống dưới những mái tôn rách che tạm bợ khó khăn trăm bề...

Tư liệu cho một bài báo chưa viết

11/07/2023 lúc 08:57






S





o với 162 làng của huyện Vĩnh Linh được lập ra, sớm nhất từ thế kỷ XI, gần nhất cũng vài chục năm nay thì ngôi làng ấy quả là rất mới, mới ngay từ tên gọi, làng Tân Thủy. 'Tân' chữ Hán nghĩa là mới, 'Thủy' là gọi tắt tên xã Vĩnh Thủy. Ghép hai chữ ấy hiểu nôm na là làng mới của xã Vĩnh Thủy, một xã bán sơn địa thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp với chiến khu Thủy Ba và chiến thắng một ngày bắn rơi tại chỗ sáu máy bay, bắt sống năm phi công trong kháng chiến chống Mỹ.
Vào một ngày đẹp trời tháng 4 năm l 993 nơi bốn mươI bảy năm trước là chiến khu Thuỷ Ba đã diễn ra một sự kiện lịch sử, ấy là hàng chục hộ nông dân của nhiều xã đồng bằng huyện Vĩnh Linh thực hiện chủ trương di dãn dân của Đảng náo nức lên đây lập nghiệp. Nhiều hộ cùng lập nghiệp trên vùng đất nào đó thì phải lập làng. Làng phải có tên gọi. Nhưng có điều không bình thường là cái tên 'Tân Thủy' hay ho là vậy mà dân bản địa ít dùng, họ gọi là làng Mới cho gọn. Rồi cũng từ cách gọi ngắn gọn ấy mà đầu óc tưởng tượng của dân gian có lúc gọi chệch đi một cách vui đùa làng Mạt. Họ nói dân làng Mạt, học sinh - làng Mạt, cao su làng Mạt, trâu bò làng Mạt... Nghe vậy vài người dân Tân Thủy bứt rứt khó chịu vì người ta coi thường mình quá nhưng đa phần thì vô tư, nghĩ mình đang mạt quá người ta gọi thế cũng có phần đúng chứ có sao đâu. Làng nào chẳng thế. Những khó khăn, thiếu, đói thậm chí có lúc nhếch nhác lúc mới khai thiên lập địa làm sao tránh khỏi.
'Cơ cực lắm bác ơi'! Đó là câu trả lời thường trực của những người dân Tân Thuỷ khi tôi hỏi thăm tình hình lúc mới lên lập nghiệp.

- Cực ra làm sao? Tôi hỏi thử anh Thử....

Các anh đi ngày ấy...

11/07/2023 lúc 08:57






T





iết trời đã vào cuối xuân, nắng trải vàng au trên từng mái nhà, góc phố. Trên các ngã đường của thị trấn huyện lỵ Gio Linh, đâu đâu cũng thấy phấp phới cờ đỏ sao vàng. Màu vàng của nắng và màu đỏ của cờ như hòa quyện lại tạo nên một cảnh sắc yên ả, thanh bình. Gio Linh- mảnh đất từng bị bom cày, đạn xới, làng mạc xác xơ, tiêu điều trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, giờ đã hồng da, thắm thịt sau hơn ba mươi năm lăm dựng xây với những cánh đồng lúa mượt mà, xanh biếc ở Trung Sơn, trung Hải, Gio Mỹ, Gio Quang...và những vườn cao su, hồ tiêu ngút ngàn, trù phú ở Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Hải Thái...

« 6768697071 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

27/04

25° - 27°

Mưa

28/04

24° - 26°

Mưa

29/04

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground