Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 02/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Học trò trường huyện

02/10/2023 lúc 08:55






H





ọc hết năm lớp nhất bậc tiểu học, tôi thi đổ vào trường Trung häc Gio Linh. Năm ấy toàn huyện tôi (thực ra hai quận Gio Linh và Trung Lương) chỉ có một ngôi trường Trung học.
Nhiều học sinh ở các xã như Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Gio Hà, Gio Hải, Gio Mỹ đều cách xa trường hơn mười cây số. Vì thế, nhiều học sinh đi học phải đi bằng xe đạp. Thời bấy giờ có xe đạp là sang trọng lắm. Học sinh nhà nghèo phải cuốc bộ tíi trường, phải đi từ gà gáy sáng mới kịp buổi học. Đi học, ngoài chiếc cặp da đựng sách vở, còn phải đèo thêm một mo cơm. Cơm đựng trong chiếc mo cau độn khoai, sắn. Thức ăn là gói muối gừng hoặc muối sã ớt. Tan học, nhiều học sinh tìm ra vệ cỏ có bóng râm, ngồi xếp bằng an nhiên ngồi ăn ngon lành. Còn cậu nào con nhà có khá hơn thì ra quán chợ ăn quà thay bữa. Quà là bánh bột lọc, bánh tày, bánh rán, cháo vịt, cháo lòng,... thích thứ gì thì dùng thứ đó. Dấu ấn sâu đằm nhất vẫn là bánh bột lọc bọc nhân tôm mà quê tôi thường gọi là bánh sắn. Bánh sắn bà Thẻo nổi tiếng. Bánh được làm bằng tinh bột sắn bên trong nhân tôm thịt heo rim, tinh bột trong suốt nhìn rõ mình con tôm khoanh tròn đỏ thắm. Bánh được bày ra đĩa rưới lên một lớp mỡ lợn phi với lá ném, trộn ớt bột đỏ hồng. Bánh bột lọc kẹp với bánh tráng nướng dòn ăn rôm rốp, thật khoái miệng. Hôm mới rồi tôi gặp lại anh Đổng, anh LÔ... những cựu học sinh Gio Linh từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm quê đã hỏi tôi, Bà Thẻo nay còn không? Tôi hỏi lại: “Bà Thẻo nào?” Các anh liền đáp: Bà Thẻo bánh sắn chị Cậu chứ Bà Thẻo nào. Hoá ra các anh ấy còn nhớ kỷ niệm hơn tôi.
Tôi ngộ ra rằng, trời ơi! Món ăn dân dã quê nghèo của tôi lại có dư vị lâu bền đến thế ư! Mà có phải chỉ bánh bột lọc đâu. Tôi có cảm giác món ăn gì của tuổi thơ quê kiểng đều ngon hết thảy. Không biết vì sao bây giê biết bao nhiêu sơn hào hải vị với những tên gọi mỹ miều lạ lẫm nhưng ăn chẳng thấy ngon, tôi không giải thích được.
Trường tôi, một dãy nhà trệt chỉ có bốn phòng học. Trường lợp ngói hồng, tường quét vôi màu vàng, cửa sổ sơn xanh, trông uy nghiêm đường bệ. Lớp học sinh chúng tôi cảm thấy tự hào khi được đặt chân lên bậc thềm tráng bằng xi măng láng bóng. Tiếng gót dày "côm cốp" của Thầy giáo mỗi lần đi qua sao nghe oai vệ lÉy lừng trong niềm cảm khoái bất tận. Sân trường rộng tho¸ng nhưng thiếu vắng những hàng cây. Cỏ ống, cỏ lia thia mọc thành thảm dày, trổ hoa lấm tấm mang hồn vía học trò ngây thơ mà hoang hút. Đáng ghét là những bãi cỏ may xác xơ dưới gót chân. Tội cho các nữ sinh mỗi khi quét tà áo vào, bông cỏ găm chi chít, phải ngồi nhổ hàng giờ mới sạch. Phía sau lưng trường là những hàng phi lao cao vút vi vu rì rào hun hút gió. Đây là nơi chơi đùa của học sinh chúng tôi vào giờ nghỉ học.
Đường tới trường, dẫu đi từ phía nào đến cũng đều có dấu ấn vui buồn đời thơ trẻ, dẫu chỉ là một bóng cây, một tảng đá, một lạch nước hay một bờ cỏ nghỉ chân.
Từ phía làng Hà Thượng đi xuống, băng qua cầu Bến Sanh đến chợ Quận. Con đường đất đỏ Biên Hoà mùa khô thì tung bụi mịt mù nhuộm đỏ hàng dứa dại mọc bên bờ, mùa mưa lại nhảo nhoét vì những bánh lốp ô tô đè lăn qua, lç chç những hố gà, hố vịt. Học sinh chúng tôi đi học phần lớn mang dép Nhật chỉ có hai quai trước nên ống quần lúc nào cũng bị bùn đất bắn lên, đỏ loét. Khu phố nhỏ bao bọc xung quanh quán chợ. Những cửa hiệu của mấy gia đình thương nhân giàu có nhất vùng, bán nhiÒu hàng hoá đối với chúng tôi là những thứ sang trọng, mình không dám hỏi tới. Quán chợ có đình lợp bằng mái tôn, để trống, không có tường và cao vòi vọi. Những dãy quán làm bằng tre nứa, lợp mái tranh, bán hàng tạp hoá, hàng gia vị, áo quần may sẵn và đồ chơi trẻ con. Tôi mê nhất là hiệu bán đàn và những quả bóng tròn bằng nhựa, mà mỗi lần đi qua chỉ biết đứng nhìn. Hàng bày trời là bán nông sản. Những gánh chuối, chè xanh, bầu bí bày la liệt.
Nếu đi từ phía làng NhÜ Th­îng lên là qua cầu Bến Ngự. Nghe nói nơi đây ngày xưa các vua triều Nguyễn thường ra ngự lãm. Cạnh cầu là làng Lại An, làng có nhiều cô gái răng trắng má hồng nổi tiếng xinh đẹp. Chiếc cầu nhỏ trùm bóng những hàng dừa. Đứng nghỉ chân vào mùa hè, chúng ta có cảm giác mát lành gợi nçi nhớ xa vời hun hút hương vị tuổi thơ. Dọc hai bên đường là những hàng dương liÔu, học sinh thường chọn nơi cắm trại những ngày hè. Đất ở đây là cát pha nên rất thích hợp với loài cây dương liÔu. Dương liÔu mọc thẳng tắp vươn ngọn tới tận mây xanh, ở những gốc cây này là những điểm hẹn lý tưởng của tình nhân. Chiếc nón trắng, tà áo dài đứng tựa lưng vào gốc liÔu là hình ảnh đẹp nhất tuổi học trò.
Đi từ làng Mai Xá hoặc An Mỹ lên phải băng qua trảng cát rộng dài mông lung với những lạch nước trong như lọc, lăn tăn gợn sóng. Cây Tràm ở đây mọc thành từng khoảnh, cây lµ chất đốt cho vùng cát và nguyên liệu cho thứ tinh dầu dùng bôi rốn cho trẻ con khỏi bị cảm gió. Những trảng cát bằng phẳng rộng mông mênh, là sân bóng đá của học sinh chúng tôi. Miền đất này có chç tựa như cảnh cụ Nguyễn Du tả trong trường đoạn Kiều đi hội đạp thanh bởi nhiều mồ mả và gò đống.
Học sinh của Trường hàng ngày phải mặc áo trắng quần xanh nếu là con trai cßn con gái mặc áo dài trắng tinh tươm, quý phái. Ngực áo đều được đeo biển hiệu thêu tên họ và lớp học. Kiến thức nhà trường truyền thụ đối với chúng tôi môn nào cũng mới mẽ, thú vị và đầy hào hứng. Để cho dÔ nhớ bài học, nhất là các môn tự nhiên, học sinh chúng tôi đều soạn các công thức bằng văn xuôi. Tôi còn nhớ môn toán lượng giác có câu...

Cựu chiến binh Cồn Cỏ về thăm lại đảo Tiền tiêu

02/10/2023 lúc 08:55






T





rần Văn Thà cùng các bạn chiến binh thân thiết tìm được địa chỉ mét tr¨m s¸u m­¬i chiến sĩ năm xưa của đảo Cồn Cỏ, các anh mừng lắm, ríu rít bàn cách gọi nhau ra thăm đảo Tiền Tiêu, nơi các anh đã chiến đấu ngoan cường, in lại dấu son đậm trong đời. Các anh liền làm đơn gởi ra Tỉnh đội Quảng Trị giúp đỡ, tạo điều kiện cho cuộc gặp gỡ này, song Chính ủy Tỉnh đội Quảng Trị trả lời bằng văn bản: Chúng tôi chưa thể giúp đỡ được. Nhận thư, các anh ngồi lặng người, nghe buốt trong tim.
Đợi đủ thời gian ba năm, năm 2007, các anh làm đơn lần thứ hai, Trần Văn Thà với tư cách đảo trưởng thời đạn bom ra tận Đông Hà gặp gỡ, thuyết phục, mới được Tỉnh đội chấp nhận.
Mừng vui, thư tới tấp gởi đi, như những cánh bướm phất phới bay về khắp cả Bắc - Trung - Nam. Trong hai ngày chÝn, m­êi tháng 6 năm 2007, các cựu chiến binh Cồn Cỏ tấp nập đổ xe xuống Đông Hà.
Cuộc gặp gỡ vui mừng khôn xiết, thật không có ngôn ngữ nào tả nçi. Họ hét gọi tên nhau, chạy ào tới, ôm chầm lấy nhau, ghì chặt, nâng bổng nhau lên vai. Cầm tay nhau chạy tung tăng. Thật không thể nghĩ trên nhà khách Tỉnh đội này là các ông già tóc bạc phơ, toàn cỡ b¶y m­¬i tuổi trở lên, mà đúng hơn là sân nhà trẻ ngày Tết Trung thu của các cháu nhận quà. Họ hầu như quên tuổi tác của mình; đang sống hết lòng mình với tuổi trẻ một thời chia nhau miếng nước, chia nhau lửa đạn. Bùi Thanh Phong hồn nhiên tới mức anh ôm cổ, nhảy lên lưng hết người này đến người khác, vật bạn xuống giường, đè lên, day day hàm râu vào má bạn, tôi nhìn anh, cứ nhớ Bùi Thanh Phong bèn m­¬i năm trước đây là một trong những người đầu tiên bắn đạn vào máy bay phản lực gầm rú trên bầu trời Cồn Cỏ.
Vui quá trời. Ba đêm trong nhà khách Tỉnh đội hầu như không ngủ. Trưa không ngủ. Họ nói chuyện với nhau không phải thầm thì đâu, mà oang oang như chợ vỡ vậy. Đúng là phải dốc hết lòng mình ra mới đã, 40 năm mới gặp được nhau chứ dễ dàng gì.
Ông Sửu, đảo phó năm ấy, giờ đã t¸m m­¬i t­ tuổi nói nghẹn ngào:
- E đây là lần cuối cùng chúng ta đoàn tụ với nhau đông đúc như thế này.
Không phải chỉ ông Sửu nghĩ như vậy đâu. Đó là ý kiến đa số. Bởi người lính rời quân ngũ về với ruộng đồng, biết bao nhiêu điều chất lên vai họ, không dễ gỡ mình ra lúc nào cũng được. Mỗi chuyến xa nhà là một bài tính riêng, dẫu kỷ niệm cũ không bao giờ quên. Những bộ quần áo lính ngày ấy mang về, giặt giũ, cất kín như của gia bảo, bây giờ mới có dịp mang ra mặc. Hầu như không có ai không có chiếc mũ mềm gắn quân hiệu đã đi với họ suốt đời lính. Đội trên đầu lúc này đây như một niềm kiêu hãnh không bao giờ phai.
Đoàn cựu chiến binh Cồn Cỏ của Thanh Hóa có hai m­¬i l¨m người, khoe: Trước khi đoàn đi, Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh Thanh Hóa gặp gỡ chúc chuyến đi thành công, không chỉ cho xe chở đi, mà còn cử riêng một phóng viên truyền hình mang theo máy đặc chủng, ghi hết mọi hoạt động của anh em trong cuộc gặp gỡ này, rồi in riêng cho mỗi người một đĩa làm kỷ niệm.
Buổi hẹn gặp gỡ với tỉnh, dự định 7 giờ 30 phút vào hội trường, nhưng sáng đó chiến sĩ Cồn Cỏ của Vĩnh Linh, Quảng Trị mới tới, không có chỗ đón tiếp, nên đành đến muộn, họ ào vào nhau, không dứt ra được, mãi 9 giờ 15 phút mới ngồi ngay ngắn trong hội trường.
Cuộc tiếp xúc này anh Trần Văn Thà, nguyên đảo trưởng Cồn Cỏ có bèn đề nghị:
Một là: Nên có một bảo tàng cho đảo Cồn Cỏ. Vì lý do gì đó không làm ở đảo được thì thu xếp một phòng riêng cho Cồn Cỏ ở Bảo tàng Quảng Trị.
Hai là: Cồn Cỏ cần có một tượng đài làm biểu tượng cho mình, và nên giữ nguyên những địa danh ở đảo như đã đặt ra trong chiến tranh.
Ba là: §ề nghị nên có kỷ niệm chương cho các chiến sĩ Cồn Cỏ nhân kỷ niệm n¨m m­¬i năm thành lập. Ai không còn nữa thì gửi về gia đình họ.
Bốn là: Hiện còn có một số chiến sĩ bị thương trên Cồn Cỏ, vì lý do này, lý do khác chưa làm được chính sách thương tật, đề nghị Tỉnh đội giúp đỡ. Vì chúng tôi còn sống đây, sẽ xác nhận được cho nhau.
Sáng ngày m­êi mét th¸ng s¸u, chỉ có b¶y m­¬i cựu chiến binh ở xa được lên tàu ở Cửa Việt ra đảo. Họ tranh nhau ngồi trên ván gỗ mũi tàu, không phải để hóng gió mát, mà để nhìn thấy đảo Cồn Cỏ từ xa. Nhác thấy bóng đảo mờ mờ nơi chân trời, ai đó nói như reo lên:
- A, đảo kia rồi!
Thế là cả con tàu xôn xao. Nhao nhao nói: Mỏm cao bên tay trái đó là Hải Phòng, mỏm cao bên phải là Mũi Si… Đâu đâu, bến Nghè đâu, bến Nghé đâu?... Mỗi người đều tìm trong ký ức mình những kỷ niệm riêng nơi Cồn Cỏ. Rõ ràng Cồn Cỏ đang sống dậy trong từng người. Khi bước lên tàu, mọi người đều ngỡ ngàng vì màu xanh ngan ngát của Cồn Cỏ. Bởi ngày ấy chia tay Cồn Cỏ, thì Cồn Cỏ hố bom chồng lên hố bom. Mảnh đất hơn ba cây số vuông đang bị bom đạn địch cày nát, có đâu màu xanh như bây giờ...

Trở lại Trí Bưu

02/10/2023 lúc 08:55






T





ôi là một trong số những người may mắn còn có diễm phúc được nhìn thấy thị xã Quảng Trị vẹn nguyên sau ngày giải phóng 1-5-1972. Mùa hè ấy sắc hoa phượng vĩ trên thị xã như rực rỡ hơn. Đường phố ngày mới giải phóng tuy thưa  người nhưng không vì thế mà bớt đi vẻ nhộn nhịp, hồ hởi. Hào khí chiến thắng, không khí đoàn viên, ngập tràn thị xã. Lúc ấy, với tầm nhìn một người lính binh nhì của đạo quân chiến thắng, tôi chưa đủ chín để nhận thức ra rằng: Ánh hoa rực rỡ phát tiết ra ngoài của thị xã Quảng Trị vào thời khắc ấy mấy ngày sau chỉ còn là kỷ niệm trong ký ức của những người yêu Quảng Trị mà thôi.
Bây giờ Đông Hà đã thay Quảng Trị đảm nhiệm vai trò thị xã tỉnh lỵ và đang tiến nhanh lên thành phố trực thuộc tỉnh. Tôi có một nhận xét nhỏ: Nếu như Đông Hà mang dáng dấp của một đô thị trẻ, tân kỳ thì thị xã Quảng Trị  vẫn giữ nguyên vẻ trầm lắng suy tư duyên dáng bên dòng Thạch Hãn với nét văn hóa đặc trưng đầy chất thị dân riêng có của mình: “ Người Quảng Trị hiền từ mà thanh lịch, quảng giao mà sâu lắng, nhạy bén nhưng không xu thời”
Cách kinh đô Huế sáu mười cây số về phía Bắc, mấy trăm năm làm phên dậu cho xứ Đàng Trong nhưng người Quảng Trị không muốn nhuốm màu vương giả kinh kỳ. Người dân thị xã sống đôn hậu dịu dàng, hồn nhiên tươi mát như đôi bờ sông Thạch Hãn quanh năm ngút ngát một màu xanh diệu vợi của lúa ngô rau đậu nối nhau chuyển mùa.
Nhưng với tôi, nhắc đến thị xã Quảng Trị, ấn tượng nhất vẫn là tiếng chuông từ nhà thờ Trí Bưu trầm ấm ngân nga, cứ mỗi sớm mỗi chiều đồng vọng gửi vào thinh không thông điệp thanh bình vĩnh cữu. Ngoài phần máu thịt thiêng liêng, tôi yêu thị xã Quảng Trị một phần bắt đầu từ tiếng chuông nhà thờ thanh tịnh ấy.
Làng Trí Bưu có tên trong địa bạ Quảng Trị từ thế kỷ XVI; là một làng thuần nông, mọi người cần cù chịu khó, thương yêu đùm bọc nhau và mưu sinh bằng những nghề hết sức lương thiện: trồng trọt, chăn nuôi, hái củi, bán than… Cần kiệm, đoàn kết nên làng Trí Bưu sớm trở thành giàu có, sầm uất nhất vùng. Và Trí Bưu cũng là nơi có họ đạo sớm nhất trong hạt Dinh Cát, thời các Chúa Tiên..
Cuối năm 1975, tôi đến xứ đạo Trí Bưu trong sứ mạng của một người lính thời bình. Trung úy Trần Văn Nụ - Chính trị viên phó tiểu đoàn, bảo tôi:
- Chú đi với anh ra nhà thờ Trí Bưu liên hệ xin đất cho đơn vị tăng gia, cấy lúa.
Ông Nụ gốc gác là dân quê lúa Thái Bình, đi bộ đội khi mười tám tuổi. Vào Nam chiến đấu từ chiến sĩ cho đến khi lên đến chức chính trị viên phó tiểu đoàn, trận nào ông cũng đảm nhiệm chân xạ thủ chính súng chống tăng B41 vì ông Nụ có biệt tài sử dụng loại súng này. Trong mỗi trận tập kích, lính ta biết phía ngoài cửa mở có ông Nụ ôm B41 yểm trợ ai cũng yên tâm. Bởi vì nhiều trận đánh công đồn hỏa điểm địch xuất hiện thì cũng chỉ mấy giây sau B41 của ông Nụ bịt được ngay. Ông phát hiện ụ súng, lô cốt của địch ban đêm rất nhanh và tác xạ bách phát, bách trúng. Cái lô cốt mẹ trước cổng chi khu quân sự quận lỵ. Mai Lĩnh đối diện UBND xã Hải Phú bây giờ mang nhiều vết đạn toang toác trong đó có vết đạn B41 của ông Nụ. Bộ sưu tập thành tích chiến đấu của ông có tới tám cái Huân chương chiến công, trông đó theo ông khẳng định có tới sáu Huân chương chiến công hạng ba vì thành tích tiêu diệt nhiều mục tiêu của địch bằng súng B41, yểm trợ cho xung lực hoàn thành nhiệm vụ trong những trường hợp gay cấn nhất.
Trong chiến tranh xứ đạo Trí Bưu bị tàn phá không thua gì ngoài Cổ Thành Quảng Trị. Cả xứ đạo không còn bóng cây to. Tre pheo bị bom pháo phát hiện tiện sát gốc, xơ xác toe tua. Cả thôn không một ngôi nhà nguyên vẹn, nhà thờ cũng bị hư hại nặng nề. Dân li tán sau chiến tranh mới trở về làng cũ, cuộc sống dưới những mái tôn rách che tạm bợ khó khăn trăm bề...

Tư liệu cho một bài báo chưa viết

02/10/2023 lúc 08:55






S





o với 162 làng của huyện Vĩnh Linh được lập ra, sớm nhất từ thế kỷ XI, gần nhất cũng vài chục năm nay thì ngôi làng ấy quả là rất mới, mới ngay từ tên gọi, làng Tân Thủy. 'Tân' chữ Hán nghĩa là mới, 'Thủy' là gọi tắt tên xã Vĩnh Thủy. Ghép hai chữ ấy hiểu nôm na là làng mới của xã Vĩnh Thủy, một xã bán sơn địa thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp với chiến khu Thủy Ba và chiến thắng một ngày bắn rơi tại chỗ sáu máy bay, bắt sống năm phi công trong kháng chiến chống Mỹ.
Vào một ngày đẹp trời tháng 4 năm l 993 nơi bốn mươI bảy năm trước là chiến khu Thuỷ Ba đã diễn ra một sự kiện lịch sử, ấy là hàng chục hộ nông dân của nhiều xã đồng bằng huyện Vĩnh Linh thực hiện chủ trương di dãn dân của Đảng náo nức lên đây lập nghiệp. Nhiều hộ cùng lập nghiệp trên vùng đất nào đó thì phải lập làng. Làng phải có tên gọi. Nhưng có điều không bình thường là cái tên 'Tân Thủy' hay ho là vậy mà dân bản địa ít dùng, họ gọi là làng Mới cho gọn. Rồi cũng từ cách gọi ngắn gọn ấy mà đầu óc tưởng tượng của dân gian có lúc gọi chệch đi một cách vui đùa làng Mạt. Họ nói dân làng Mạt, học sinh - làng Mạt, cao su làng Mạt, trâu bò làng Mạt... Nghe vậy vài người dân Tân Thủy bứt rứt khó chịu vì người ta coi thường mình quá nhưng đa phần thì vô tư, nghĩ mình đang mạt quá người ta gọi thế cũng có phần đúng chứ có sao đâu. Làng nào chẳng thế. Những khó khăn, thiếu, đói thậm chí có lúc nhếch nhác lúc mới khai thiên lập địa làm sao tránh khỏi.
'Cơ cực lắm bác ơi'! Đó là câu trả lời thường trực của những người dân Tân Thuỷ khi tôi hỏi thăm tình hình lúc mới lên lập nghiệp.

- Cực ra làm sao? Tôi hỏi thử anh Thử....

Các anh đi ngày ấy...

02/10/2023 lúc 08:55






T





iết trời đã vào cuối xuân, nắng trải vàng au trên từng mái nhà, góc phố. Trên các ngã đường của thị trấn huyện lỵ Gio Linh, đâu đâu cũng thấy phấp phới cờ đỏ sao vàng. Màu vàng của nắng và màu đỏ của cờ như hòa quyện lại tạo nên một cảnh sắc yên ả, thanh bình. Gio Linh- mảnh đất từng bị bom cày, đạn xới, làng mạc xác xơ, tiêu điều trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, giờ đã hồng da, thắm thịt sau hơn ba mươi năm lăm dựng xây với những cánh đồng lúa mượt mà, xanh biếc ở Trung Sơn, trung Hải, Gio Mỹ, Gio Quang...và những vườn cao su, hồ tiêu ngút ngàn, trù phú ở Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Hải Thái...

"Cuộc giải cứu BAT 21" và nắm đất của mẹ Gio Linh

02/10/2023 lúc 08:55






C





hiến đấu nhiều năm trên chiến trường Quảng Trị và có hơn hai năm phụ trách Tư lệnh Phòng không của Quân khu IV, tôi nay là Đại tá đã về hưu, tám mươi tuổi, sinh sống với con cháu tại Hà Nội. Kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Quảng Trị, tôi có hai mẫu chuyện kÓ về chiến trường xưa. Hẵn là không có gì li kỳ, song cực kỳ thú vị vì câu chuyện từ cuối thế kỷ XX, nay được sống lại ở đầu thế kỷ XXi. Tất cả họ và chúng tôi đều là những nhân chứng lịch sử, vừa gặp lại nhau mới đây trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng....

Tết sum họp bên dòng Bến Hải

02/10/2023 lúc 08:55

Tết Đinh Mùi 1967 là cái tết đầu tiên xã Trung Giang của tôi cùng với các xã vùng giới tuyến, dọc bờ Nam sông Bến Hải thuộc huyện Gio Linh được giải phóng, người dân quê tôi sung sướng được tắm mình trong không khí tự do của mùa xuân dân tộc. Tiếng cười tiếng nói lại rộ lên khắp thôn cïng, xóm vắng, xua tan sự trầm uất của những năm tháng phải sống âm thầm lặng lẽ như những chiếc bóng dưới thời Mỹ-Nguỵ kiểm soát. Nét mặt mọi người hân hoan rạng rỡ, thắm tươi như hoa lá mùa xuân. Đây cũng là cái tết đầu tiên sau mười ba năm nước nhà tạm thời chia cắt, những gia đình ở bờ Nam được đoàn tụ với người thân sèng trên đất Bắc... 

Bàn thêm về Kinh đô kháng chiến Cần Vương

02/10/2023 lúc 08:55

Kinh đô kháng chiến Cần Vương mà tôi nhắc tới đây là kinh đô Tân Sở, thuộc vùng Cùa, Cam Lộ. Đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tích Quốc gia vì tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó, song nếu xếp chỉ để mà xếp thôi thì chưa đủ. Ba mươi lăm năm qua, tôi có dịp theo dõi, đọc hàng chồng báo cáo khoa học từ vùng miền, quốc gia về kinh đô kháng chiến này nhưng có đến Tân Sở một lần mới thấy nổ lực của các học giả xưa nay cũng chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết. Lý thuyết sôi động bao nhiêu thì hiện trạng kinh đô kháng chiến  Cần Vương này trầm mặc bấy nhiêu. Tự thân nó đã, đang và sẽ lùi sâu vào quá vãng, vì đã phủ lên đấy lớp bụi mờ thời gian để hoang hoá, phế tích, điêu tàn; thật sự con người đã hoàn toàn bỏ ngõ.

Quê nhà - dự cảm yêu thương

02/10/2023 lúc 08:55






N





ghề nghiệp cho tôi nhiều chuyến đi đây đó, và trong bao nhiêu cuộc vui nơi đất khách quê người gặp bà con cùng xứ, bao lần phải nao lòng vì một câu hỏi: Quê miềng, làng miềng, chừ ra răng?
 Có phải quan san cách trở gì đâu, chỉ 24 giờ tàu lửa hay xe đò là từ Sài Gòn ra đến Đông Hà, mười phút xe ôm là về tới làng, người làm ăn khấm khá thì với hơn mét giờ bay Airbus là đến Phú Bài, thêm một giờ taxi nữa là đến quê, là nghe vang lên những địa danh nằm lòng tận cội nguồn ký ức: Chợ Phiên, cầu Đuồi, là Đầu Mầu, Tân Lâm, là chợ Sòng, An Lạc, là xứ Cùa thơm tiêu ngọt mít… Cam Lộ làng xưa đây, bây giờ thì khó mà nhận ra dấu cũ. Tôi sống ở Đông Hà, xa xôi gì đâu vậy mà vẫn cứ thèm những ngày phiên lên chợ ngồi “chò hỏ” ăn bánh ướt, thứ bánh ướt rất riêng của chợ này mà đi nhiều xứ chưa thấy đâu có được...

Con tôm, hạt muối Tường Vân

02/10/2023 lúc 08:55






T





ôi ngồi với Minh trong suốt buổi chiều chỉ để ngắm từng đoàn thuyền từ phía Lông Hà, Tân Lợi, Hà Lộc, Đại Lộc (xã Do Hải và Gio Việt) bên kia sông và Phù Hội, Hà Tây, An Lợi (xã Triệu An) bên này sông đang cùng nhau hối hả hướng về Cửa Việt đê vượt sóng ra khơi. Người bạn cùng chăn trâu, tắm sông của tôi thuở thơ ấu cứ mân mê mãi trên tay những hạt muối trắng tinh khôi lấy từ đồng muối cuối làng và khẳng định từ năm mươi phần trăm mồ hôi người làm muối, phần còn lại là nước biển. Chính cái vị mặn ấy là nỗi nhớ miên trường của Minh và người làng Tường Vân trong những ngày xa xứ, trong nhiều đêm mất ngủ ở quê người. Cả buổi chiều hôm đó, tôi lặng lẽ ngồi nghe Minh say sưa kể về cách làm muối của người làng và hiểu rằng để làm ra hạt muối, người làng Tường Vân phải dầm mình trong cái nắng tháng bảy, tháng tám đổ lửa để tinh luyện, cô đặc giọt nước biển thành váng muối rồi hạt muối. Minh buồn buồn đọc cho tôi nghe hai câu ca dao mà theo Minh đã vận vào đất làng rằng “Tường Vân là làng éo le/ Lấy đất làm muối, lấy tre làm nồi” rồi giải thích cho tôi hiểu rằng “éo le” cũng bởi làng nằm trên bán đảo được bao phủ ba bề là sông nước và choải mình ra phía hợp lưu của hai con sông Thạch Hãn, sông Hiếu trước khi xuôi về Cửa Việt, đổ vào biển đông. Rằng mặc dù sông gần Biển nhưng người làng Tường Vân không làm biển mà làm ruộng một vụ, làm muối, nuôi vịt. Rằng ngày xưa các cụ thường dùng nồi đất để nấu nước biển thành muối như chứ chưa làm ô, chạt phơi nước bển như bây giờ. Nấu muối, phơi muối, một đời người dân có khi nào giàu lên được từ hạt muối bao giờ, như người mẹ già nua của Minh, đôi chân phỏng rốp, đôi tay sần chai, cứ quần quật suốt ngày trên sân phơi muối đến cuối ngày cũng chỉ đủ tiền đong gạo. Ngày mai, Minh lại lên đường vào TP. Hồ Chí Minh, nơi Minh quyết tâm bám trụ lập nghiệp. Mười một năm trôi qua, mỗi đưa một phương, tôi chỉ còn biết vài thông tin mù mờ từ người làng rằng Minh đã lấy vợ và thi thoảng lắm mới ghé về quê dăm bữa rồi lại ra đi. Mảnh đất nghèo khó dù là quê hương khó nguôi ngoai trong tâm cảm vẫn không thể nào níu giữ Minh khi trong Minh, cái khát vọng lập nghiệp, làm giàu ở đất khách còn bùng cháy. Tôi từng nghĩ thế về Minh và mới đây, trong lần ghé thăm gia đình Minh, tôi đã nạc nhiên khi nghe tin Minh mấy tháng nữa sẽ đưa vợ con trở về quê hương sinh sống...

Bức tranh

02/10/2023 lúc 08:55






B





ức tranh của Võ Xuân Huy như một mẩu ký ức đau đớn của tôi treo trên tường, về những ngày Thành Cổ Quảng Trị.
Tranh sơn mài, với hai màu đỏ vàng truyền thống. Màu đỏ là nền choáng ngợp cả bức tranh, mở ra một không gian có vẻ lạ lẫm với cuộc sống thường ngày của tôi bây giờ. Đó là không gian của máu, của lửa và của một sức đấu tranh nhằm, giành giật nhau từng tấc đất để sống. Tình cờ đứa bạn cũ mời đi uống nước ở một quán du lịch phía sau lưng Thành Cổ, tôi mới nhận ra điểm nhìn tổng quát của bức tranh. Nó trông giống và đẹp hơn so với bút pháp hiện thực muốn đưa người ta đắm chìm vào những chi tiết quá cụ thể. ở đây là phong cách trừu tượng nhằm tái sinh lại một thực thể bỗng nhiên đã bị trừu tượng hoá bởi chiến tranh.
Trước mắt tôi, ở cuối bức tranh là một đường thẳng hàng gợi nhớ lại một bức tường của Thành Cổ thuở bom đạn chưa huỷ diệt, trên đó những mảng vôi vữa vẽ nên những hình thù lở lói và ở bìa trái, một vết gì còn nguyên vẹn, gợi nhớ một con đường. Tiếp theo những hình ảnh quen thuộc của một ngôi thành bị tàn phá, là một mặt nước xanh biếc và phẳng lặng mà có lẽ là cái hào hộ thành. Trí óc tôi cứ liên tưởng về sông Thạch Hãn, đoạn sông đẫm máu khi bộ đội phải qua lại Thành Cổ dưới làn pháo địch. Cuối cùng bên mép rìa của con sông Thạch Hãn tưởng tượng, là một hàng lô xô những bụi lau vàng chói trong ánh nắng, những bụi lau anh hùng còn đứng vững trên mặt đất...

Bay theo những cánh diều

02/10/2023 lúc 08:55

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
(thơ Đỗ Trung Quân)





N





ắng đã ươm lên một màu đỏ chói, nghe văng vắng đâu đây tiếng động khẽ của mùa hè bật lên dưới những đóa hoa tulip xứ tuyết.  Ở làng chắc đang vào vụ gặt, gió tháng ba phây phẩy thổi một chút xao xuyến đồng đất quê nhà. Bỗng nhiên, nhớ! Một cánh diều chéo xém qua khoảng trời tuổi thơ tôi.
Ai dăng mắc ngọn gió trời cho chiều trĩu xuống một thảm màu xanh? Ở đó, cánh diều tuổi thơ tôi mười mấy năm cứ phấp phới bay theo từng ngọn khói đồng. Ông nội tôi nhóm lửa đột thứ rơm rạ sau mùa gặt, khói bay lên giỡn đùa với cánh diều trên kia. Chú bé tôi ngày ấy thích thả mình với đồng cỏ quê nhà, nằm vất vưỡng trên cánh đồng làng cũng lũ trẻ chăn bò.
Con nít ở làng có lắm trò để chơi. Người nhà quê thì mùa nào thức nấy, “đáy đĩa đi nhịp hải hà”. Trẻ con cũng vậy, mỗi trò chơi vào một dịp riêng. Diều thường chơi vào mùa hè. Độ này nắng ráo, gió thổi mạnh, đồng đã gặt xong, trẻ con không phải đến trường nên tha hồ mà chạy nhảy.
Miền Trung từ tháng ba tháng tư là đã có gió thổi mạnh, sang tháng năm thì gió thổi thành luồng. Cái gió quê tôi cứ quấn lấy nắng mà hành hạ cong người ta, thế nhưng lũ con nít thì không ngại, ban trưa đứng bóng vẫn có thể cởi trần trùng trục mà chạy đi dong diều. Khi ấy, mẹ tôi đứng ở trước cây vú sữa nhà dên lúa, sảy từng thúng theo gió, đưa mắt nhìn lũ trẻ chúng tôi âu yếm. Không ai dám trách cái gió ở đây mà ngược lại, còn phải cảm ơn ông trời ấy chứ! Gió thay cánh quạt phe phẩy che cha tôi ra đồng gặt lúa. Vào độ chiều, đang nắng cháy da đầu mà có cơn gió thoảng qua thì mát lịm cả người, mát đến độ có người thốt lên “gió thế này thèm gặt quá bà con ơi!”. Và tôi nghe được những tiếng cười giòn tan trong nắng, vỡ ra trên cả khoảnh ruộng mới gặt...

Những ngày bên anh Hoàng Phủ

02/10/2023 lúc 08:55






N





hà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người anh khả kính của anh em văn nghệ Quảng Trị. Từ những ngày làm tạp chí Cửa Việt, anh đã vun trồng cho vườn cây văn nghệ quê nhà tốt cành xanh lá.Nhiều nhà văn nhà báo đã trưởng thành từ quê hương ra đi và họ đã làm nên chuyện ở nhiều vùng đất khác ít nhiều cũng có âm hưởng về phong cách, lối tư duy khúc triết của anh. Tình cảm của anh dành cho quê hương nặng sâu trong trái tim nồng nàn của một con người đầy nhân hậu.
Cứ đọc bút ký của anh , chúng ta sẽ thấy ngồn ngộn hình ảnh, sắc màu quê hương thấm đẫm trong từng trang viết. Anh dùng cây bút xiên ngang vào tim giặc vì tội ác gây ra cho mảnh đất quê nghèo khó mà hết mực ân tình. Anh ngợi ca lòng quả cảm của những chàng trai cô gái chân chất , bình dị can trường trong lửa đạn. Anh nhớ hương sả, hương chanh trong nồi xông của mẹ Gio linh khi anh cảm gió. Anh nhớ trái dưa hồng mọng nước nằm trên trảng cát trong những ngày hè bỏng nắng. Anh nhớ và anh nhớ nhiều lắm ! Mỗi bước đi lên của anh em văn nghệ đồng hương anh đều rõi mắt trông theo và khấp khởi vui mừng...

Thư Quảng Trị

02/10/2023 lúc 08:55






B





ạn thân mến,
Như mọi lần, tôi một mình chạy xe vào thị xã Quảng Trị. Mới hôm trước, gió Lào và nắng nóng tới 40,80C, vậy mà bữa nay trời xuân ở đây đẹp mát tỏa sắc bâng khuâng lên đất đai, cây cỏ. Nhưng, điều khác biệt lớn nhất là hôm nay có rất nhiều người cùng về với nơi từ trong ba mươi lăm năm trước đã ký âm những nét nhạc bất tử của khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn và ngôi Thành Cổ vinh quang từng tuẫn đạo vì hòa bình và thống nhất của đất nước, vì tự do của dân tộc Việt Nam.
Một nỗi xốn xang nhanh chóng lan tỏa khi từ bến Vượt, những người lính trẻ măng mang ba lô, mũ cối của các chiến sĩ giải phóng bước lên bờ kè, đi sau lá cờ Tổ quốc đến tháp chuông giữa lòng thị xã Quảng Trị trong giọng ngâm bồi hồi: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đáy sông còn đó bạn tôi nằm- có tuổi hai mươi thành sóng nước- vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm“...

Đất thép - Đất hoa

02/10/2023 lúc 08:55






K





hông rực rỡ và gây chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên như dã qùy khi tôi đặt chân đến Tây Nguyên, cúc dại mềm mại nằm hiền hòa bên đường ray xe lửa chở tôi từ phương xa đến thị xã Đông Hà. Nó làm tôi nhớ lại thuở bé thơ về quê nội với những triền đê vàng trong nắng chiều. Cúc dại được người dưng hàng xóm kết thành chiếc vương miện xinh xinh đội trên đầu và làm cả chiếc nhẫn lồng vào ngón tay xiu xiu của con bé gầy còm, đen nhẻm. Thế nên, ngay ánh mắt đầu tiên của tôi khi đặt chân đến Quảng Trị là ánh mắt thân thiện và trìu mến!
Khi tàu chưa đổ tại ga Đông Hà, bao ý nghĩ cứ đan xen, dù biết rằng người chờ ở ga là người thân thiết và gần gũi lắm. Khi ấy tôi nghĩ, đến nơi này chắc là tôi rụt rè lắm vì cảnh vật qúa lạ lẫm so với miền sông nước của mình và vì nơi ấy qúa nổi tiếng. Có lẽ, chính tôi cũng không thể ngờ rằng những bông hoa vàng bé bỏng này lại là sợi dây kết nối vô hình... 

Mùa xuân đầu tiên

02/10/2023 lúc 08:55

Mùa xuân mơ ước ấy, đang đến... (Văn Cao)





1





- Đã có biết bao mùa xuân đi qua trên đất này trong vô hồi vô hạn  thời gian và năm tháng từ bấy đến giờ, nhưng thời khắc sau Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, năm 1973, đối với thị xã Đông Hà, hình như mới đích thực là mùa xuân đầu tiên.
Trong bút ký:"Đông Hà, con người và thời gian", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có ghi lại những cột mốc đáng nhớ của đất này: Ngày 12 tháng 3 năm 1973, cảng Đông Hà bắt đầu hoạt động. 21  giờ ngày 14 tháng 2 năm 1973, cầu Đông Hà thông xe. Ngày 24 tháng 3 năm 1973, chợ Đông Hà họp phiên đầu tiên...

Mê Kông - Dòng sông tự chảy

02/10/2023 lúc 08:55

Tôi tin những dòng sông chảy ngược
Là những dòng sông tự chảy
                                                                                       Võ Văn Luyến
1/ Tôi đã ngồi hàng giờ để ngắm hoàng hôn đang lịm dần trên mặt sông Mê Kông. Ở thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm, lòng Mê Kông lênh loang một ráng hồng rực rỡ. Ánh hồi quang còn sót lại dường như cũng ướt đẫm màu nước. Bờ sông hút tắp với những triền cỏ mướt mát. Tiếng cỏ lào thào như vọng lại từ một nhịp chèo quá vãng. Giữa dòng sông nhìn từ bến phà Savẵn sang Mục, loi thoi một cồn hoang cô độc. Cái cồn hoang này chắc chắn không có ai cư ngụ do ở vào khu vực phên dậu nhạy cảm của hai quốc gia láng giềng, vậy nên nghe nói có rất nhiều loài chim đến tá túc. Chiều về, có khi cả cồn hoang đầy ắp, lảnh lói tiếng chim...

Ra biển "mùa bão tố"

02/10/2023 lúc 08:55

Mùa này, theo kinh nghiệm của những ngư dân lão luyện trong nghề biển thì thường là trước và sau khi những cơn bão quét qua biển Đông cũng là lúc dòng hải lưu luân chuyển, xáo động mạnh mang theo những luồng cá, mực di cư kiếm mồi. Chính sức hấp dẫn của luồng cá, mực...nên ngư dân vùng biển đã bất chấp sóng to, gió lớn để ra khơi. Nhiều người may mắn "trúng đậm" cá, mực  thu về hàng trăm triệu đồng thì trở nên giàu có nhưng cũng không ít người bỏ mạng trong cơn cuồng nộ của đại dương bởi họ dám ra biển trong "mùa bão tố".
Cứu người giữa biển khơi
            "Trước đại dương bao la nếu không biết đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có lốc tố, giông bão xảy ra trên biển thì khó mà trụ lại với nghề biển. Từ thực tế đó, Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố 5, thị trấn Cửa Việt (Gio Linh) ra đời theo Quyết định số 16/QĐ - UBND ngày 5/5/2009 của UBND thị trấn Cửa Việt. Qua năm năm hoạt động, các thành viên của Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố năm đang bám biển trên bốn mươi con tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 300 - 600 CV đã cứu giúp hàng chục ngư dân bị hoạn nạn trong lốc tố, giông bão " - Ông Bùi Đình Sành, Trưởng Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố 5 đã cho tôi biết như vậy...

« 6768697071 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

03/05

25° - 27°

Mưa

04/05

24° - 26°

Mưa

05/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground