Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 07/05/2024 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Tổ quốc ở phía Đông

02/10/2023 lúc 08:55

Không ít lần khi đi qua Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội tôi lại ngoái nhìn mái nhà hình sóng lượn. Chủ ý sâu xa của người thiết kế thế nào, có phải đó là hình tượng của Biển Đông dậy sóng được thể hiện bằng ngôn ngữ kiến trúc? Cái vùng nước mặn mênh mông ở phía Đông dải đất cong cong chữ S, một phần thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ yên ả...
Đã có bao ngọn sóng dựng cao bởi xoáy lốc bão tố của thiên nhiên. Từ xưa đến nay, đã từng xảy ra những cuộc đối chiến đầm đìa máu giữa những người yêu nước và quân xâm lược ở đây. Cuộc chiến giữ gìn biển đảo của Tổ quốc đã, đang và sẽ vô cùng nghiệt ngã, vô cùng phức tạp, vô cùng dài lâu. Xét về mặt thời gian, có lẽ đây sẽ là cuộc chiến dằng dặc nhất, tính bằng con số hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể hàng nghìn năm. Biển, từng ấy cây số vuông. Đảo, nổi chìm ngần ấy hòn. Nhưng, thời gian sẽ là thăm thẳm với những thách thức khổng lồ mà dân tộc Việt này nếu nhụt ý chí, non bản lĩnh, kém khôn ngoan sẽ bị lấn lướt, áp đặt, thua thiệt. Hình như, hình tượng Biển Đông dậy sóng trên mái nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã “vận” vào số phận định mệnh dân tộc ta ở hai chiều quá khứ và tương lai. Số phận của một dân tộc, đất không rộng lắm, người không đông lắm, đến đầu thế kỷ 21 mới rụt rè bước qua ngưỡng những nước có thu nhập trung bình đã từng, đang và sẽ gắn mãi với Biển Đông. Danh dự của dân tộc sẽ là đây, tương lai của dân tộc cũng sẽ là đây; nhất định như thế, không thể nào khác được.
... 

Bên triền sông Ô Lâu

02/10/2023 lúc 08:55

 





Đ





ầu năm nay tôi có dịp đi dọc sông Ô Lâu, một vùng đất mà nhiều lần qua lại chứ chưa có cơ hội để hiểu sâu hơn về vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Thú thật tôi thực sự ngạc nhiên về những nẻo đường làng quanh co, những đình chùa miếu mạo, những bến sông huyền hoặc khói sóng. Ẩn tàng sâu hút trong những thôn xóm yên bình dân dã là những tầng sâu văn hoá riêng biệt mà cổ kính, khiêm tốn mà tự tin, khép kính mà bình tâm như vại cho dẫu làn sóng đô thị hóa cứ chực chờ dòm ngó. Cái chợ Mỹ Chánh vẫn vậy, xôn xao thị tứ bên quốc lộ mà quê kiểng vẹo xiêu như không thèm đếm xỉa tới thời gian, tới biến động hừng hực quanh mình. Có người cứ bảo sao mà chậm phát triển, sao mà cổ lổ sĩ đến vậy trong khi cuộc sống cứ lao về phía trước. Nhưng không hiểu sao trong nét cổ xưa ấy tôi lại tìm thấy bóng mình với một nỗi niềm an ủi. Nhớ ngày còn trẻ cùng người bạn về đây lục dưới tủ thờ trong căn nhà của Nguỵ Ngữ, những trang viết đánh máy dở dang mà nhà văn còn bỏ lại. Nơi bến chợ này là bối cảnh những truyện ngắn đầy ray rứt ngập ngụa bi kịch, ám ảnh của chiến tranh trong một không gian vang vọng những ý thức phản tỉnh đầy nhân văn cuốn hút bạn đọc miền Nam từ cuối thập niên 60 của nhà văn sinh ra trên vùng đất Ô Lâu, đặc biệt là truyện ngắn Con thú tật nguyền được chuyển thể thành phim. Ngày ấy tôi còn nhớ đứng bên này cầu Mỹ Chánh nhìn ra bến sông, chiều chưa kịp xuống mà nhìn đâu cũng thấy một không khí ngột ngạt chiến tranh
...
 

Mà thương mà gió

02/10/2023 lúc 08:55

“...Đố ai ngăn gió, gió đừng rung cây...”(Ca dao)Hình ảnh thơ chuyển tải những thông điệp mỹ học quan trọng nhất trong thi ca cổ điển là hệ thống các biểu tượng “phong,...

Một lần lên Lũng Cú

02/10/2023 lúc 08:55

  





G





iữa tháng 9/2011, mấy anh em cựu chiến binh - Cục Kỹ thuật Phòng không rủ nhau ngược lên Hà Giang, một chuyến đi thật bổ ích và kỳ thú. Tôi nhận ra được một điều: “Trong cuộc đời, bạn hãy lên với mảnh đất cao nguyên ấy ít nhất một lần”. Lên với Hà Giang là lên với Lũng Cú - nơi địa đầu Tổ quốc, là lên với cao nguyên đá Đồng Văn - nóc nhà Việt Nam.
...
 

Trầu quế

02/10/2023 lúc 08:55

 





T





ừ bé tôi đã thấy mẹ tôi nghiện trầu, ở góc vườn đã có giàn trầu lúc nào cũng xanh tốt. Loại trầu này lá dày không to, gân lá nổi, ngọn lá nhọn cong. Lá vừa tới ăn cay nồng, lá lốm đốm vàng ăn cay ngọt, đấy là Trầu Quế. Giàn trầu ấy được trồng từ ngày mẹ tôi về làm dâu. Nghe nói bố tôi đã lên tận Chèm xin về ươm cho mẹ.
..............
 

Tò he thương nhớ

02/10/2023 lúc 08:55

 





K





hông biết tự bao giờ, nghề nặn tò he thân thương đã ra đời và gắn bó thân thuộc với người dân thôn Bích La Đông như máu thịt. Dưới bàn tay tài hoa của những “nghệ nhân” nông dân thực thụ nơi đây, những con tò he đủ hình thù, dáng vẻ, màu sắc ra đời, làm xao xuyến tâm hồn biết bao thế hệ người làng và khách du xuân qua vùng đất này mỗi dịp tết đến xuân về...
 .............
 

Miền cát xanh

02/10/2023 lúc 08:55

 
                                       Thuở từ bờ Bắc trông sang
                                  Cát Sơn ơi! Cả miền Nam đó rồi.
           





N





hà thơ Xuân Hoàng đã bồi hồi thốt lên nỗi niềm xúc động bằng câu thơ ấy khi đặt chân đến Cát Sơn - xã Trung Giang sau những năm Quảng Trị giải phóng. Đã qua rồi một thuở địch ngăn sông cấm tuyến, dân đôi bờ không được qua lại giao lưu, cùng đi một chợ, cùng sang một đò từ thuở xa xưa. Đã lùi xa những tháng năm phải sống cảnh bị đè nén áp bức, uất ức, ngột ngạt trong lòng địch: “Gần gia đình mà không được gặp, thấy quân thù mà không được bắn” (Thơ Chế Lan Viên). Đây là một miền quê nằm ở bờ Nam Cửa Tùng - nơi cuối nguồn của dòng sông Bến Hải hòa nhập vào biển Đông. Xã Trung Giang thuộc huyện Gio Linh, một thời là vùng đất của miền Nam máu lửa trong nỗi niềm thao thức của nhân dân các xã đối diện bên kia dòng sông là Vĩnh Quang, Vĩnh Giang thuộc huyện Vĩnh Linh ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chỉ cách nhau một dòng sông mà ngót hai mươi năm đất nước cắt chia, Trung Giang thuộc quận Trung Lương do Mỹ - ngụy lập ra để dễ bề cai quản, kìm kẹp hà khắc. Miền cát hoang lạnh bởi thép gai của quân thù vây bủa, nhức nhối lòng người. Thép gai vây bủa xóm làng nhưng làm sao giam hãm được trái tim yêu thương, khát vọng độc lập tự do của người dân xứ cát miền Nam một lòng trung kiên với Đảng? Cách một dòng sông mà bên Nam bên Bắc. Hai nửa yêu thương chỉ cách nhau mấy nhịp chèo khua mà đằng đẵng chuỗi tháng năm dài đợi chờ mỏi mòn, khắc khoải:
             ...
 

Đô thị vàng Lao Bảo

02/10/2023 lúc 08:55

 





Đ





ầu tháng 7 -2011, đoàn nhà báo già của Huế rủ nhau đi thăm Lao Bảo và Nghĩa trang Trường Sơn nhân ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7). Tôi lại được đến Lao Bảo, và lần này tôi rất ngỡ ngàng, ấn tượng khi phát hiện ra tầm vóc và chiều sâu của đô thị mới ở miền Tây Quảng Trị này. Mùa nóng, gió lào tràn qua Lao Bảo xoáy cuộn hừng hực trước khi đổ về đường 9 Đông Hà. Nhưng Lao Bảo từ xa xưa đã là con đường buôn bán huyết mạch của nước ta với Lào và nhiều nước  Đông Nam Á.      
...........

Nhớ về ngày xưa

02/10/2023 lúc 08:55

 Ngày xưa thật tuyệt, dù vui buồn sướng khổ đều nhớ về ngày xưa. Hai từ ngày xưa ai đó thốt lên dễ làm người ta bùi ngùi, xúc động. Đã bao năm trôi qua, cuộc sống đổi thay từng ngày, hễ đến mùa Xuân cây cối đâm chồi, nẫy lộc mình lại gặm nhấm về ngày xưa.

Mảnh đất cuối đời

02/10/2023 lúc 08:55

none

Biển mời trăng

02/10/2023 lúc 08:55

none

"Minh oan" cho dòng sông

02/10/2023 lúc 08:55






C





ần mần chắt chiu trong lòng sỏi đá của núi rừng Trường Sơn từng giọt phù sa lắng đọng, mỡ màu, sông Sê Pôn đã kịp trao gửi lại cho biền bãi mọc lên xanh mướt nương ngô, sắn, chuối nằm cạnh những ngôi nhà sàn, nhà ngói đỏ tươi tựa lưng vào bóng núi, đẹp như bức tranh sơn thủy bên này đất Việt trên hành trình tìm về sông mẹ Mê Kông trên đất Lào. Trước khi chảy hẳn vào đất Lào, sông Sê Pôn tự thực hiện nghĩa cử cao đẹp cuối cùng của đời sông là uốn mình chảy qua tám xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa để tạo nên ranh giới Việt - Lào bằng đường sông mà góp phần trấn giữa miền biên ải của Tổ quốc yêu thương. Từ nghĩa cử cao đẹp đó, mà bao năm qua sông phải nhọc nhằn chảy trong nổi hàm oan là dòng sông nhức nhối nạn buôn lậu, gian lận thương mại…

Có những dòng sông

02/10/2023 lúc 08:55


'Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy.
Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi'
Lời người xưa mãi vang vọng, dòng chảy những con sông cũng như dòng đời mỗi con người ở chốn nhân gian này có bao giờ trở lại? Có còn chăng những âm vang lưu dấu ngọt bùi. Dòng sông nào cũng từ nguồn ra biển cũng như đời người phải có gốc gác cội nguồn. Có ai đó đã nói quê hương không phải là nơi ta sống lâu nhất nhưng ký ức về quê hương thì cứ mãi sâu đậm trong mỗi tâm hồn của người vọng cố hương. Buồn thay cho ai không có một dòng sông quê hương, một dòng sông thơ ấu để ngày sau đan nỗi nhớ và ước mơ một thuở quay về...
 

Còn mãi với thời gian

02/10/2023 lúc 08:55

Cả đoàn thăm quan Thành Cổ Quảng Trị của chúng tôi ngày hôm ấy lặng đi vì xúc động khi nghe anh thuyết minh đọc lá thư mới tìm được trong lòng đất của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh. Chị Hoàng Điệp, phóng viên báo “Người Hà Nội” không nén nổi xúc động dúi máy ghi âm và tay tôi chạy ra ngoài lau nước mắt. Anh thuyết minh còn cho chúng tôi biết sau khi tìm được lá thư, ban quản lý di tích đã phô-tô một bản tìm về địa chỉ quê nhà của anh Huỳnh trao cho gia đình.Cũng tại nơi đây các anh đã gặp lại chị Nguyễn Thị Xơ, người vợ mới cưới được bảy ngày của anh Huỳnh. Bây giờ người thiếu phụ ấy đã bước sang bên kia con dốc cuộc đời. Ba mươi năm đã trôi qua, mai tóc chị điểm nhiều sợi bạc, chị vẫn ở vậy thờ chồng dù không có được hạnh phúc làm mẹ.
....
 

Giữ gìn hồn bản, hồn làng

02/10/2023 lúc 08:55

“Phải cố gắng mà lưu giữ truyền thống văn hoá bản làng chứ. Không mai này, người già các bản lần lượt về với Giàng hết thì không khéo người PaKô không còn là người PaKô nữa”. Câu nói cửa miệng của Kray Sức (hiện là Trưởng Ban Văn hoá UBND xã Tà Rụt, huyện Đakrông) mà tôi được nghe khi vừa đặt chân đến mảnh đất Tà Rụt thật hồn nhiên, mộc mạc nhưng cũng hàm chứa cả sự quyết tâm của người PaKô “thương nguồn, nhớ cội” trước sự lãng quên của lớp trẻ đối với văn hoá dân tộc mình. “Muốn hiểu được phong tục, tập quán cũng như văn hoá nguồn cội của người PaKô thì phải mất cả tháng trời tìm hiểu chưa chắc đã hiểu hết. Thôi cứ đến nhà miềng uống rượu rồi miềng nói sơ qua cho nhà báo biết vậy”.
...
 

Chỉ còn trong ký ức

02/10/2023 lúc 08:55

none

Đêm chong đèn nhớ Trịnh

02/10/2023 lúc 08:55

none

« 6768697071 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

08/05

25° - 27°

Mưa

09/05

24° - 26°

Mưa

10/05

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground