16/08/2022 lúc 10:53
07/10/2021 lúc 10:07
C
huyện trong nhà ông Đặng Giàu thôn trưởng thôn hai làng Ái Loan nằm sát thành phố về phía đông nam, có nhiều điều đáng suy nghĩ. Trước tiên hãy nói về thằng con trai út của vợ chồng ông. Út nhưng là thứ thôi, bởi vì ông Giàu chấp hành rất đúng chế độ chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình; ông chỉ có hai đứa con, một trai một gái.
Đó là thằng cu Bơ – tên gọi ở nhà. Còn tên trong giấy khai sinh đàng hoàng ràng rẽ là Đặng Trần Anh Tuấn. Ở vùng quê này nói riêng và cả tỉnh nói chung, người ta hay ghép cả họ cha họ mẹ vào tên con. Có những cái tên viết ra nhiều ký tự, đọc lên nghe dài ngoằng ngoẵng, nhiều khi mệt tưởng chừng hụt hơi.
Cu Bơ năm nay lên chín, học lớp ba. Thằng bé dáng đậm, mắt rất sáng nhưng nhìn kỹ hơi lơ, mồm luôn bậu bậu. Tuy mới chín tuổi (là kể tuổi mụ bà) nhưng mỗi khi nó nằm duỗi chân ngủ nom cũng dài như một người lớn rồi. Vậy mà đêm đêm, nó chuyên môn ngủ trong lòng bố thay vì lòng mẹ như những đứa trẻ út ít khác. Không biết cu Bơ muốn thế hay ông Giàu bắt phải thế, có lẽ cả hai.
Ở cái làng này, không biết do đâu mà người ta có thói quen là ăn ngày hai bữa, sáng khoảng sáu giờ, chiều khoảng hai giờ; từ đó cho đến khi đi ngủ không ăn thêm cái gì nữa cho đến tận sáng hôm sau. Thảng hoặc lắm mới có củ khoai, củ sắn hoặc vài múi mít, miếng dưa hấu, quả cam quýt vân vân... nhưng không thành lệ và cái chính là không thành bữa. Nghe nói cái tục lệ lạ lùng này bắt nguồn từ ngoài Bắc, đâu như Hà Tây, do cụ Thành Hoàng làng là người từ ngoài đó vào, xưa, xưa lắm rồi.
Ông Giàu có một nỗi khổ là mỗi buổi sáng không làm sao “mời” được cậu con trai dậy đúng bữa ăn. Trong lúc hai mẹ con thản nhiên ngồi mâm để kịp giờ con gái đi làm việc nhà nước trên huyện, mẹ ra đồng cấy hái hoặc việc xóm việc làng; thì người cha đi vào đi ra, thấp tha thấp thỏm ở cái giường đang buông màn kín nơi ông đã rời nó từ năm giờ kém mười lăm kia. Ông nửa muốn đập con dậy, nửa muốn để cho nó ngủ thẳng giấc rốn. Khốn một cái thằng con của ông ngủ hay dậy, chẳng có “quy luật” nào cả, hôm kịp bữa hôm không. Mà nó có thức rồi chăng nữa cũng vậy, bữa thót ra khỏi giường tức khắc bữa nằm im tít trong màn như đang bất tỉnh. Thành ra hôm nào cũng vậy, ông Giàu đâm lúng ta lúng túng. Lỡ đánh tiếng, phá giấc ngủ đang ngon lành của thằng con cục cưng, nó càu nhàu cho thì khổ. Còn cứ im lặng ăn phần mình, để phần cho nó, đến tám chín giờ nó dậy, cơm nguội canh lạnh, nó ăn vào đau bụng đau dạ, lại càng khổ hơn! Thế cho nên, mặc cho vợ càu nhàu “ông nuông chiều nó vừa vừa chớ, lớn lên thành thằng hư hỏng, mới biết!” ông cứ phớt lờ, coi như không điếm xỉa đến. Lạ, cái con mụ ăn nói! Hư là hư thế nào? Xã hội bây giờ mà lo chuyện con cái hư hỏng, rõ là đầu óc đàn bà... Và ông cứ im lặng không thèm trả lời, bưng bát cơm vừa ăn vừa đi ra đi vào ba bốn lượt ở giường thằng cu Bơ đang nằm. Mãi đến khi cả nhà buông đũa, dọn dẹp xong hai người đàn bà đã ra khỏi nhà, ông Giàu ghé mắt vào nơi cái màn màu khói thuốc đang trùm kín giường. Thấy không có dấu hiệu gì của thằng cu Bơ đã thôi ngủ, ông thở dài một cái đầy lo lắng và tội nghiệp, trở ra gian nhà giữa ngồi uống nước. Hôm nay ông rảnh rỗi, thôn xóm chẳng có việc chi cần đến người đứng đầu...
07/10/2021 lúc 10:07
E
m không tin khi nghe Linh nói về anh như vậy, nhưng rồi em không thể bao biện cho anh nữa khi tận mắt em nhìn thấy. Bầu trời sập đổ trước mắt em.
Em đã rất vui khi gặp lại anh. Năm năm rồi còn gì! Thực ra, lúc đầu gọi điện cho anh, em chỉ muốn hỏi thăm cuộc sống hiện tại của anh như thế nào. Nhưng khi biết anh vẫn còn độc thân, và khi nghe anh nói vẫn mong đợi em, lần thứ ba tim em như ngừng đập.
Quán cà phê tối thứ bảy đông đúc, nhưng anh đã chọn một bàn trong góc khuất, khá yên tĩnh; vừa đủ ánh sáng để chúng ta nhận ra những thay đổi trong nhau. Anh già đi một ít. Em thì xinh hơn, cứng rắn hơn nhiều. Anh giờ đã là một bác sĩ tài giỏi. Em cũng đã là cô sinh viên năm thứ ba. Đó là tất cả những thay đổi giữa hai chúng ta. Ánh mắt anh nhìn em đắm đuối sau bao năm xa cách làm em ngượng ngùng quên đi những câu hỏi mình đã sắp đặt từ nhà. Đang luống cuống chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì anh nói:
-Nói cho anh biết về em trong năm năm qua?
-Em ư? Sau khi bị anh bỏ rơi, em gần như chết đi sống lại mấy lần. Em đã rất hận anh. Sau đó em quyết định đi học lại, và bây giờ thì em đang ngồi trước mặt anh.
-Hãy tha lỗi cho anh. Thực ra anh vẫn dõi theo từng bước chân em.
-Tại sao? Tại sao ngày đó anh lại bỏ rơi em?
-Anh...
-Nói đi, có phải vì em không có bằng cấp, không nghề nghiệp. Hay tại em không cho khi anh đòi “chuyện ấy”?
Em xúc động lay lay chiếc bàn làm hai ly cốc tai chênh chao. Nước mắt lặn xuống đáy cốc.
-Em bình tĩnh, nghe anh nói đã. Tại vì...
-Vì sao? Vì em không môn đăng hộ đối, hay...
-Đừng nghĩ thế tội anh, vì ...tại vì có lần em đến nhà anh, lúc ra về em đá con MiLu nhà anh, rồi chửi thề nữa. Em nhớ không? Mà anh thì rất yêu con MiLu.
Em không bao giờ làm thế. Mà em không nhớ là mình có làm như thế hay không. Nhưng rồi em dường như bỏ qua tất cả khi anh nói rằng anh vẫn rất nhớ em, vẫn dõi theo bước chân em. Anh muốn chúng ta làm lại từ đầu. Những mặc cảm, bao mối nghi ngờ trong em tan biến. Chỉ còn lại trong đêm bên ly cốc tai là nụ hôn ngọt ngào.
-Anh vẫn chưa lấy vợ thật ư?
-Em quên đây là nơi dành riêng cho những người độc thân hẹn hò à? Không phải vô tình mà anh chọn quán này đâu.
Lời nói, ánh mắt anh lại dịu ngọt như lần đầu anh tỏ tình với em. Tim em rộn lên. Em muốn sà vào vòng tay anh, em muốn đấm vào lưng anh cho thoả sự nhớ nhung lẫn oán trách. Những ánh mắt bên ngoài đổ dồn về bàn chúng ta.
-Tôi đã tha thứ cho anh ấy một cách nhanh chóng. Tôi vẫn yêu anh ấy bà ạ.
-Bà ngốc lắm. Tại sao bà dễ tin như thế nhỉ. Nếu hắn yêu bà, thì tại sao hắn bỏ rơi bà suốt năm năm trời? Với lại chuyện bà đá con chó nhà hắn, giả sử có thật thì lý do đó cũng rất vô lý.
Linh nói đúng, nhưng em đã biện hộ cho anh rằng anh rất yêu con MiLu. Linh lại càng có lý hơn khi đưa ra dẫn chứng rằng con MiLu không thể hơn em được. Em và con MiLu ai quan trọng hơn hả anh? Nhưng em không muốn tin điều đó. Em chấp nhận lời đề nghị của anh là chúng ta làm lại từ đầu. Nhưng, sau những nụ hôn say đắm của buổi hò hẹn cuối trước lúc em ra lại trường, anh nói: “Ngày mai anh bận trực không đi tiễn em được, em ra học giỏi, giữ sức khoẻ nhé”. Một chút thất vọng dấy lên trong em, nhưng em lại bỏ qua. Với em, cứu người là trên hết. Anh cũng hứa là sẽ gọi điện và lên mạng “chát” sau. Em tin anh....
07/10/2021 lúc 10:07
M
ùa xuân này Đào có nhiều niềm vui. Tốt nghiệp đại học xong được nhận ngay vào Đoàn nghệ thuật thành phố. Đoàn trưởng ra tận trường xin Đào về. Ông nói với Ban giám hiệu và bạn bè làm Đào vô cùng xúc động. Đào là tài năng trẻ từ nhà văn hoá thiếu nhi, bây giờ thành tài rồi. Về đóng góp cho quê hương. Các bạn tốt nghiệp cùng khoá với Đào ở lại Hà Nội. Chúng nó bảo, về quê là dại. Bọn tốt nghiệp các trường kinh tế, mấy năm đầu ra trường chạy vào làm cho các liên doanh nước ngoài. Kiếm được thật nhiều tiền rồi hãy xin vào nhà nước. Tụi mình cũng phải đi hát xô. Hát xô cho nó dạn dĩ ra. Biết đâu gặp ông Bầu dô lên, có danh tiếng rồi lo gì người ta không chiều. Thế là chúng xin tiền bố mẹ, may sắm các bộ cánh, các mốt để xuất hiện trên các bar bia chai, sân khấu trong vườn, ngoài hè. Đoàn trưởng như đoán được ý nghĩ, hỏi Đào:
- Em về tỉnh có buồn không?
- Không ạ! Em có nhiều người quen biết... Vã lại tầm của em cũng chỉ hoạt động ở thành phố quê mình thôi ạ!
- Đào đừng nghĩ thế... Sau này thành tài em có thể đi hát bất cứ nơi nào... Em không nhớ ư, cái dạo em đi biểu diễn ở nhà văn hoá thành phố, tác phẩm được ghi hình phát trên cả nước. Chả nhận được vô khối thư của khán giả. Lại còn có ông Việt kiều muốn bao cho học nhạc viện Sít Nây là gì?
- Đó là thời trẻ! Đào tư lự nhìn người đoàn trưởng, thế hệ cha chú từng dìu dắt mình đến với nghệ thuật - Bây giờ đâu còn là cô bé Bích Đào ngày xưa nữa...Có nhiều chất giọng lạ lắm.
- Lạ gì thì lạ, tiếng hát phải vào được lòng người, cái hay có biên giới đâu. Cứ hét lên trên máy, nghe đinh tai nhức ốc lắm.
- Em cũng nghĩ thế đấy thầy ạ!
- Thế là tốt rồi. Thầy có công việc cho em đây!
- Việc gì đấy ạ! Giọng Bích Đào run run, hồi hộp.
- Vũ khúc mùa xuân! Nhạc phẩm mới ra đời của nhạc sĩ nổi tiếng Tôn Phong, viết tặng quê hương mình, dịp ông về đây. Em sẽ là người mở màn cho dạ hội mùa xuân này.
- Em! - Bích Đào không nín được xúc động.
- Chứ ai! Đây là tiết mục chào mùa xuân mới, cũng là báo cáo cùng thính giả Bích Đào được nuôi dưỡng, ăn học trở về.
Ngày tháng chậm chạp trôi đi. Bích Đào chưa kịp về quê chào bà ngoại. Lòng dặn rằng, cháu sẽ gửi bà tiếng hát của cháu lúc giao thừa. Mẹ bảo, mẹ được tiền thưởng, hay may cho con bộ mốt nhất, con vẫn ao ước mà. Đào nói cùng mẹ, lúc khác mẹ ạ. Con muốn xuất hiện với bộ áo dài màu hoa đào mà mọi người ưa nhìn. Điều quan trọng là tiếng hát của con có đến được lòng người không mẹ ạ! Tuỳ con, mẹ chợt nhoẻn miệng cười: Mẹ thật vớ vẫn, có may cũng không kịp.
Đào đến đoàn nhận việc. Nhạc công quen biết Đào tự dạo Đào nhí.
- Đào nhí đâu?
- Đào hạt mít đâu?
- Bích Đào nhà văn hoá đâu!
Một phút ngập ngừng, Đào bạo miệng:
- Chào các chú, các cô, các anh, các chị Đào hạt mít xin trình diện.
Mọi người trầm trồ khen, đã bỏ cái vẻ hạt mít của Đào nhí rồi. Bây giờ Bích Đào trước nắng xuân.
Đoàn trưởng công bố nhân viên mới. Giao nhiệm vụ cho mỗi người chuẩn bị tiết mục đón giao thừa. Ông nói với giọng hết sức trịnh trọng, như thể sắp mở màn biểu diễn: - Tôi xin giới thiệu ca sĩ trẻ Bích Đào sẽ trình diễn nhạc phẩm Vũ khúc mùa xuân của nhạc sĩ Tôn Phong!...
07/10/2021 lúc 10:07
C
ăn nhà ấy ở cuối làng, chỉ là hai mái lá gối đầu vào nhau, nằm nép mình giữa những cụm chuối xanh rờn và mấy cây sầu đông đang mùa rụng lá. Chủ nhân căn nhà là chị Liên và đứa bé gái chừng bốn, năm tuổi. Cũng như cây sầu đông khẳng khiu trong vườn nhà mình, người đàn bà tuổi trung trung này cũng nhỏ bé, gầy guộc. Càng có tuổi, chị càng gầy và nhỏ hơn. Nhưng bù lại, trời phú cho chị một đôi mắt đen và hiền. Đôi mắt ấy lúc nào cũng mở to như là ngỡ ngàng, ngơ ngác với tất cả xung quanh. Càng như thế, đôi mắt chị càng đẹp thêm. Và ai đã một lần gặp chị, nhìn vào đôi mắt ấy sẽ khó lòng quên ngay được. Nghe nói chị tuổi rồng. Người ta bảo, tuổi rồng thì số sang, cuộc sống sẽ giàu có, sung sướng. Sao tuổi rồng của chị tôi thấy thật lao đao!
Tôi biết chị Liên từ ngày tôi còn nhỏ. Đó là vào những năm chiến tranh ác liệt, trẻ con làng tôi phải tản cư đến một nơi khác để sinh sống, học tập. Nơi ấy, tôi may mắn được ở cùng chị Liên một nhà. Năm ấy, tôi lên chín tuổi và chị Liên đã là một thiếu nữ mười tám tuổi phụ trách chúng tôi. Chị có dáng người mảnh mai, tính tình dịu ngọt và lại rất chăm học, chăm làm. Những ngày chủ nhật, chị thường gánh đôi quang treo cùng bà chủ nhà ra tận bờ đê cắt những bó cỏ xanh mượt về cho trâu. Lần nào chị cũng mang về nhà vài đẫn mía, làm quà cho tôi. Những lần tôi ốm đau, dỗi hờn hay bỏ học, thì chị, bao giờ cũng là người đầu tiên chăm sóc và dỗ dành tôi. Năm ấy, có một đơn vị bộ đội từ chiến trường miền Nam ra tập kết ăn dưỡng. Bộ đội chọn ngôi đình làng làm nơi đóng quân. Làng vốn đã vui, nay có thêm các chú bộ đội càng vui hơn. Tôi nhớ, có một chú còn rất trẻ tên là Hoàng thường lui tới nhà tôi và chị Liên ở. Mỗi lần đến, chú lại ngồi nói chuyện với chị Liên rất lâu. Tôi không biết hai người nói với nhau chuyện gì, chỉ thấy chị Liên hay đỏ mặt và mỗi lần chú Hoàng ra về, chị Liên lại tiễn chú ra tận đầu ngõ. Sau này, tôi biết chú Hoàng yêu chị Liên, chị Liên cũng yêu chú. Hai người yêu nhau tha thiết lắm! Có lần đi học về, vừa bước chân vào nhà, tôi bắt gặp chú Hoàng và chị Liên đang ôm nhau ngồi trên giường. Lúc ấy, tôi khựng lại, mắt nhìn đi chỗ khác và tay thì đưa lên gãi gãi đầu. Chị Liên hốt hoảng rời chú bộ đội, đi đến cạnh tôi, tay vuốt nhẹ lên tóc tôi và hỏi tôi quấy quá. Một lần khác, cũng trên đường đi học về, tôi nghe loáng thoáng mọi người nói chuyện với nhau rằng các chú bộ đội không đóng quân ở đây nữa, đang chuẩn bị hành quân đến một nơi khác, rất xa. Tôi vội phóng như bay về nhà hỏi chị Liên. Đến nơi, đã thấy chú Hoàng mang ba lô đang đứng với chị Liên trong nhà. Hai người đứng sát vào nhau, sát đến nỗi, thoạt nhìn, tôi chỉ thấy cái ba lô to xù sau lưng chú Hoàng mà không thấy chị Liên. Chú Hoàng quay lại, cúi xuống, bế bổng tôi lên, hôn lên má tôi rồi hạ xuống. Chị Liên dắt tay tôi, tiễn chú Hoàng ra ô tô. Hôm ấy, chị Liên đã khóc rất nhiều. Chị cứ đi theo ô tô, một tay nắm tay tôi, một tay đưa lên vẫy vẫy cho đến lúc chiếc ô tô chở chú Hoàng rẽ vào khúc ngoặt của con đường. Khi chú Hoàng đi rồi, chị Liên ít nói hơn, mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Và tất nhiên, chị không còn vui đùa, thậm chí có lúc còn chẳng để ý gì đến tôi nữa. Nhiều lần, tôi thấy chị lấy ảnh chú Hoàng ra ngắm nghía hàng giờ. Một lần, chị gọi tôi lại, chìa ảnh cho xem. Thấy chị vui vui, tôi liền hỏi chị chú Hoàng đi đâu và bao giờ thì chú quay lại nơi này? Câu hỏi của tôi khiến chị thở phào, nét vui vui chợt biến mất, mãi một lúc, chị mới nhỏ nhẹ nói với tôi: “Chú vào chiến trường rồi, vào chỗ quê hương chị em mình và còn vào xa trong miền Nam nữa. Chỉ khi nào nước nhà thống nhất chú mới quay lại thôi Hà ạ!”. Chừng một năm sau, cũng trong một lần đi học về, tôi giật mình khi thấy chị Liên nằm úp mặt trên giường khóc nức nở, đôi vai gầy của chị run lên từng đợt. Ngồi bên chị là bà chủ nhà và cô con gái của bà. Hai người đang dỗ dành chị và cả hai cũng đang sụt sịt khóc. Trên giường, ngay chỗ chị Liên nằm là một phong thư mới bóc. Thấy tôi về, chị Liên ngửng lên nhìn tôi, rồi vùng dậy, hai mắt đỏ hoe, tóc rối bời xoả kín lưng, chị nhảy đại xuống đất chạy ào tới ôm lấy tôi, gục đầu vào vai tôi, cả người chị rung lên khiến tôi lảo đảo, tiếng chị nghẹn ngào, đứt quãng: “Em ơi! Chú Hoàng… chú Hoàng… chú… chú hy sinh rồi…”. Tôi không khóc, nhưng có một cái gì đó dâng lên, chẹn ngang họng tôi. Tôi bồi hồi lặng đi. Tôi biết tôi không khóc được nhưng tôi đã đau nỗi đau của chị, nỗi đau mà chỉ có ở những người như chị mới có thể làm rung động được tâm hồn những đứa trẻ như tôi. Tôi đứng yên trong lòng chị, mặc cho người tôi cũng rung lên và mặc cho những giọt nước mắt nóng hổi của chị chảy đầm đìa trên vai tôi.
Chiến tranh đi qua, chúng tôi lần lượt trở về quê hương. Chị Liên và tôi chia tay nhau từ đấy. Chị về nhà chị, tôi về nhà tôi. Những kỷ niệm xa quê ăn học rồi cũng phai nhạt dần trong ký ức tuổi thơ của tôi. Còn chị, tôi nghĩ là chị sẽ không bao giờ quên được. Bởi, nơi mảnh đất xa xôi ấy, không như bọn trẻ con chúng tôi, chị còn có những kỷ niệm gần như máu thịt, là tình yêu. Mối tình đầu đã mang lại cho chị niềm hạnh phúc và cả nỗi khổ đau không thể có gì bù đắp được. Tôi đã ngây thơ nghĩ rằng, chị Liên sẽ sống mãi với mối tình ấy. Nào ngờ, khi tôi chuẩn bị lên đường nhập ngũ, thì có tin chị sắp sửa lấy chồng. Vì vội lên đường nên tôi không biết gì thêm. Ở bộ đội, khi nghĩ về quê hương, thực tình, tôi có nghĩ đến chị. Tôi hình dung chị đang sống hạnh phúc cùng chồng con...
07/10/2021 lúc 10:07
L
àng có hai con đường, Một con đường đi vào trong những đồng ruộng thênh thang, đi vào trong cánh rừng cũng thênh thang. Vào mùa xuân, những bông hoa dại hững hờ nở bung ven đường, cả cánh rừng cũng ngập tràn các loại hoa. Nhưng mùa xuân chỉ là cách gợi nhớ cho những con người xa quê trở về. Bởi biết bao ngày, con đường ấy đã vẹt mòn các ngọn cỏ xanh vừa mới nhú lên bởi những bàn chân trần dẫm đạp. Cả làng sống nhờ bốn mùa mưa nắng của đất trời để gieo những hạt mầm vào lòng đất, để vào tận rừng sâu lượm củi, hái măng hay nói đúng hơn là tìm bất cứ thứ gì để có thể bán ra thành tiền cho cuộc mưu sinh. Làng còn có một con đường khác, con đường lên phố thị. Đó là con đường nhựa băng qua làng, mà chỗ tiếp giáp với làng là bụi tre vàng toả rợp bóng mát cho khách có chỗ ngồi đợi những chuyến xe qua.
Những chuyến xe ấy đôi khi lấy đi của làng những con người, đi biệt. Những chuyến xe đôi khi thả xuống luỹ tre um tùm lá ấy dăm người. Họ vào làng để thu mua hàng hoá, để tìm người thân hay để buôn bán.
Làng nghèo, nhất định là thế. Dẫu làng cũng có một cái chợ ven bờ sông ồn ào vào buổi sáng. Chợ cũng bán đủ mọi thứ trên đời, nhưng vui nhất là khi có những chuyến hàng của người buôn bán từ thành phố theo xe đổ về. Chợ khi ấy rộn lên. Nhất là các cô gái trong làng, xôn xao ra chợ để ngắm nhìn những chiếc áo, chiếc quần may theo kiểu thời trang. Hay đôi khi tò mò mua mấy chiếc vòng đá, chiếc túi xách theo mốt để làm duyên.
Miên sinh ra và lớn lên ở làng quê ấy. Vẫn thích thú cùng bạn bè ra chợ dòm ngó vào những món hàng đem từ phố về. Hay đôi khi theo bạn đi xem ca nhạc do một đoàn diễn nào đó dựng lều ngoài bãi đất trống, gọi mời. Cuộc sống của Miên trôi êm đềm theo bốn mùa mưa nắng. Bốn mùa mưa nắng ấy như các cô gái làng, lớn lên, học dăm ba mặt chữ, lấy chồng rồi sinh con đẻ cái tiếp tục vòng quay cơm áo.
Sau khi học xong lớp 10, Miên được xã cử đi học lớp kế toán. Học kế toán thì phải lên Huyện. Dẫu huyện vẫn chưa bằng thành phố, vẫn chỉ dăm ba con đường băng qua, nhưng ở huyện vẫn là nơi chốn của rộn ràng. Ít nhiều Miên đã ảnh hưởng cuộc sống ở nơi đó. Miên luôn khắc khoải về một sự bức lìa.
Nhưng cuộc sống luôn có ngoại lệ. Từ cái hôm internet về làng, cuộc sống của nhiều thanh niên trong làng trở nên xáo trộn. Và Miên, cũng đã thay đổi cái nhìn về cuộc sống của mình. Trong làng quê êm ả với hai con đường đi về hai phía khác nhau ấy, hiếm gia đình nào có một chiếc máy vi tính nối mạng trong nhà. Bởi họ cho rằng như thế là xa xỉ phẩm, bởi gạo còn phải đong từng bữa, ra chợ còn phải cân đong đo đếm từng bó rau, con cá, thì tiền đâu để trả cho những thứ kiểu thời thượng như thế. Khi bên thông tin Huyện quyết định lập Trạm bưu điện văn hoá xã, lắp đặt vào đó bốn chiếc máy vi tính nối mạng, có nhiều thanh niên tìm tới tò mò khám phá, nhưng mấy người biết sử dụng, và họ nản lòng. Miên nhờ đã học qua vi tính, nên khi Bưu điện văn hoá xã mở ra. Miên trở thành người quản lý và hướng dẫn cho già trẻ lớn bé trong làng cách sử dụng máy.
Nhưng với làng quê có tên rất đẹp: Thuỵ Nguyên thì sự hấp dẫn của những máy tính nối mạng không bằng đi vào rừng kiếm rau rừng về bán cho các nhà hàng đặc sản. Bởi không hiểu tại sao bây giờ người dân thành phố lại chọn ăn rau rừng, loại rau mà ngày xưa chỉ dành cho người nghèo, không có tiền ra chợ, đi hái về cho có chất xanh trong bữa cơm gia đình. Vì thế mà cả làng đổ nhau đi hái rau rừng.
Miên không vào rừng đi hái rau, Miên có công việc riêng của mình. Bưu điện văn hoá xã vắng khách, rảnh, Miên vào mạng, và trong mênh mông của thế giới ảo ấy, tình cờ Miên và Minh gặp nhau với hai cái nick rất dễ bắt mắt người khác. Nick của Miên là Thuỷ Tiên. Còn nick của Minh là Mây lang thang.
Cuộc gặp nhau của họ trên mạng khiến cho trái tim Miên rộn ràng. Bao lâu rồi Miên chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời mình đẹp và vui đến thế. Bởi Miên muốn thoát ra khỏi cái chốn Miên đã sinh ra và lớn lên, thật sự muốn thoát ra như thể một ngày nào đó có một chàng Hoàng Tử trong câu chuyện cổ tích xuất hiện, với con ngựa trắng xinh đẹp, trong buổi chiều nắng chỉ vừa đủ đẹp như những sợi lụa vàng dát lên trên những hàng cây. Hoàng Tử sẽ dừng ngựa trước ngôi nhà Miên đang ở, ngôi nhà phía trước có giàn bầu luôn trĩu trái; Khi đó có thể Miên đang tưới cây hay lặt lá sâu cho những cây cảnh trước nhà. Hoàng Tử sẽ hỏi: “Em có đồng ý theo ta về cung điện của ta không? Ở đó em sẽ được hát ca, em sẽ được ngắm mặt trời mọc mỗi ngày. Em sẽ được đi dạo trong vườn hoa với đủ loại kỳ hoa dị thảo.” Miên sẽ gật đầu, gật đầu không phải vì những điều Hoàng Tử nói. Mà Miên chỉ cần một cái nắm tay của ai đó để đưa Miên ra khỏi chốn này.
Minh bảo: “Anh sẽ đưa em đi. Em tin anh đi. Em sẽ sống tốt hơn cách mà em đang sống.” Ừ, ai lại không thích sống tốt hơn cái mà điều mình không chấp nhận. Con đường làng có hai nhánh rẽ. Mãi mãi Miên chỉ thích đi về hướng thành phố. Ở nơi đó. Miên biết rồi, người ta có thể ung dung ngồi uống cà phê sáng dưới hàng cây cao râm mát. Buổi sáng Miên sẽ đi làm trên chiếc xe tay ga được lau bóng. Ở phố có nhiều cửa hàng với đầy ắp hàng hoá, mà ta chỉ cần ngắm nhìn cũng đã thoả thuê đôi mắt. Ôi, ở phố còn có Minh...
...
07/10/2021 lúc 10:07
B
uổi tối, cha và mẹ đi dự một cuộc họp mặt long trọng để Bé ở nhà một mình ; cửa ngoài và cổng sắt khoá kĩ. Mỗi khi như vậy, Bé ngồi trong phòng riêng chỉ biết làm bạn với lũ đồ chơi các loại, trò chơi điện tử và phim vi-đê-ô. Bé khoái nhất là những trò đánh đấm. Gần đây, cha đưa về cho Bé món trò chơi ảo. Ngồi một chỗ trước máy vi tính mà tha hồ phiêu lưu, kể cả làm người hùng. Bé vừa làm một chuyến như thế trở về. Khoái thì khoái thật song, như khi ăn quá no, bải hoải cả người. Ngoài kia trăng tỏ, cả một vườn cây chơi vơi trong ánh trăng. Bé muốn ra đấy quá chừng.
Bé đang thiu thiu chợt nghe : “Chào cậu!”. Bé ngơ ngác nhìn quanh. Trên nóc máy vi tính có con gì đang ngọ nguậy. “Tôi đây mà. Cậu quên rồi ư?”. À, con bọ ngựa. “Ở đây bí quá chẳng hơn cái hộp cậu dành cho tôi”.
Bé vừa mở túi quà cha trao đã kêu lên kinh ngạc pha chút sợ hãi. Một chú bọ ngựa chui ra giương đôi mắt như hai hột bi tí hon nhìn ngơ ngác. Cha của Bé không biết con bọ này bám theo mình như thế nào. Cha vừa đi nước ngoài về, một xứ xa tít mù tắp phải ngồi hai lần máy bay mới tới. Cha nhớ lại hôm trở về đang trên cao cả chục ki-lô-mét mải dò nhìn biển xa xanh phía dưới qua những kẽ hở của tầng mây trắng chợt thấy một con bọ ngựa đậu mé trên ô cửa kính tàu bay. Một con bọ ngựa rất khác thường chẳng biết ở đâu tòi ra. Cha bắt lên xem bị nó cắn cho một phát toé máu ngón tay. Cha nghĩ bụng : Khỏe gớm! Thuở nhỏ mình bị bọ ngựa ở nhà cắn chỉ hơi đau tí ti thôi. Cha thả nó ra rồi quên luôn. Hẳn đúng là con này? Bé có cảm tình với bọ ngựa từ ngày mẹ đọc truyện “Võ sĩ bọ ngựa” để ru Bé ngủ. Ngày ấy chưa lâu, Bé hay vòi mẹ khi đi ngủ và mẹ còn quí truyện văn học cho thiếu nhi. Bây giờ mẹ chẳng muốn Bé mất thì giờ vào việc đọc truyện sợ ảnh hưởng đến việc học ; mà Bé cũng không thích đọc truyện nữa. Nhưng con bọ ngựa-võ sĩ lại là chuyện khác. Thêm nữa, các đồ chơi, dù là tự động, dù là điều khiển từ xa, cũng chỉ là vật vô tri ; các trò điện tử dù là “siêu cực” cũng chỉ nhoáng nhoàng trên màn hình ; cả món trò chơi ảo nữa khi ra khỏi biết ngay là giả. Con bọ ngựa thì khác, nó là vật sống, nó là võ sĩ trong thế giới của nó. Nó đến từ cây cối xanh tươi và đất trời thoáng đãng. Con này nom lạ hoắc. Nó là bọ ngựa ngoại, bọ ngựa Tây,-gọi vậy để phân biệt với bọ ngựa ta tức bọ ngựa “nội”, theo cách người mình bây giờ gọi bất cứ người nước ngoài nào cũng là Tây. Nó lại đã từng ở cao trên chín tầng mây. Ờ, phải rồi! biết đâu...
Bé làm một cái “nhà” sang trọng cho con bọ ngựa bằng một hộp bìa cứng có một mặt bên lắp kính trong suốt. Nó ăn gì nhỉ? Hãy cứ cho vào hộp một chén nhỏ nước đường đã. Nước thì dứt khoát cần rồi. Đường thì nuôi sống được, chắc thế, và chẳng riêng con người mới thích. Những con vật làm xiếc chẳng vẫn được thưởng đường là gì! Cứ vậy đã. Chưa biết sẽ chơi với nó ra sao ; với lại nó đang có dáng lử khử, hẳn là đường xa vất vả, mệt.
Làm sao nó ra đây được nhỉ? Ờ, có khi nó đúng là sinh vật từ ngoài trái đất sa vào trong cái máy bay cha Bé đã đi , hoặc là... Ờ, một siêu-bọ-ngựa, có thể lắm chứ! Con bọ ngựa bỗng bay vù lên về phía cửa sổ để mở thấp thoáng hình cô mặt trăng đang nhòm qua song.
- Giá mình được như con bọ ngựa kia! –Bé ước.
- Cầu được, ước thấy. –Bé nghe văng vẳng lời phán.
Bé bỗng cảm thấy người nhẹ tênh. Trong gương trên cánh cửa tủ, một con bọ ngựa đang ngự trên chiếc ghế Bé vẫn ngồi. Con này vóc dáng giống con vừa bay đi, chỉ khác ở bộ cánh màu lơ, màu của chiếc áo cậu mặc tối nay.
Bé-bọ ngựa chỉ bật mình một cái và đập cánh đã bay lên được bèn qua cửa sổ thoát ra ngoài. Chú đậu lên giàn thiên lí nghỉ lấy hơi. Ánh trăng rười rượi, gió se se, không khí thoảng thơm, người nhẹ lâng, đầu óc nhẹ lâng, khoái quá chừng! Chú có ý tìm con bọ ngựa Tây , à, con siêu-bọ-ngựa...
07/10/2021 lúc 10:07
T
rên đường ra trận, đơn vị của Tiến nghỉ lại trong một cái thôn nhỏ. Thôn có cái tên nghe ngọt ngào đáo để: thôn Cam Đường. Phía sau thôn Cam Đường có dòng sông xanh biếc - gọi là sông nhưng kỳ thực nó còn mang nhiều dáng dấp của một con suối lớn - chảy len giữa những vỉa sỏi trắng, khóm nứa tép và bãi lau cờ. Sát bên con sông ấy là nhà mẹ Triêm. Khẩu đội ĐK của Tiến ở trong nhà mẹ. O con gái lớn của mẹ tên là Sen. O Sen có dáng người dong dỏng cao. O có đôi mắt nhỏ, hai đường lông mày thoáng trông như nét vẽ cong vòng hết hai đuôi mắt. Và cái sống mũi thẳng, nhỏ trong nghịch ngợm. O Sen có tiếng là thạo bơi bè kéo tôm trên sông vào loại nhất nhì thôn Cam này.
Bà con cả thôn Cam cũng như O Sen, không ai nói ra nhưng đều có cái nhạy cảm “đặc biệt” – cái nhạy cảm ở “vùng cửa ngõ”, nên đều biết rõ đây là đoàn quân sắp ra trận.. Ai cũng sốt sắng muốn mình làm được việc gì để giúp anh em, gọi là tấm lòng thơm thảo của người phía sau. Mẹ Triêm bảo: “...Đây gần sông, rộng rãi, sẵn con cá, lá rau mình chăm chút anh em cho bõ những ngày sau anh em chịu kham, chịu khổ nơi mũi tên hòn đạn...”. Còn O Sen thì thích thú với việc thêu giúp anh em cái phiên hiệu của đơn vị lên mép túi áo và tên người vào gấu áo. Làm việc đó đáng ra dùng loại chỉ nào chả được, bởi mai kia khói đạn, đất bùn ở chiến hào lấm láp đi thôi. Nhưng O Sen thì nghĩ khác, O chọn chỉ bền màu và thêu thật đẹp, thật tròn nét, O xem việc đó như một thứ trang điểm, một vẻ đẹp, vẻ làm duyên cho anh em. Ấy, cũng do cái việc O Sen thêu tên vào áo đó mà khẩu đội trưởng Tiến đã tròn một buổi cứ đỏ mặt tía tai lên với anh em. Chả là khi thêu tên Tiến vào áo, không biết O Sen có thâm ý gì không mà O chọn loại chỉ khác màu. O lại không thêu dấu mà thêm hai chữ “e” trước chữ “n” và thêu một chữ “S” in thật sắc nét vào sau cùng. “Sự kiện” đó làm cho cả khẩu đội ĐK cứ thầm thì, nhấm nháy nhau. Chiến sĩ Sang vốn đã được anh em tặng cho sáu chữ “Mồm cá chép, mép ông Sang”, chả ý tứ quái gì cả, cứ bô bô:
- Thâm thuý quá! “Đất sỏi mà có chạch vàng” đó các cậu ơi! Chỉ màu xanh da trời, đúng là màu hi vọng, lại thêu tên cả hai người liền nhau nữa mới “tình củm” làm sao! Còn hai chữ “e” trong đến mềm mềm là, cứ như đang “tẽn tò” đứng bên nhau. Các cậu có biết không “e-em-mờ-em đó, eo ơi!”
Khẩu đội trưởng Tiến lại càng đỏ gay mặt lên, hai tay anh hệt như hai cánh hoa bông bụt. Mấy lần anh toan dùng mũi dao găm gẩy đứt chữ “S” đi cho xong. Nhưng anh em đều can lại: “Ai lại làm thế, phụ lòng người ta...”
Thực tình mà nói, thâm tâm anh khẩu đội trưởng chưa hề nghĩ đến những chuyện đâu đâu ấy. Nhưng - Ấy, ở đời lại có chữ “nhưng” kia chứ - Đôi lúc rỗi rãi, hình ảnh O Sen có những cử chỉ ngúng nguẩy, nhưng là cái ngúng nguẩy dễ mến, dễ nhớ; có giọng nói mà cậu Sang bảo là “khá nhiều chất mỳ chính” đã len vào chiếm nơi ẩn náu trong lòng anh!
Biết chuyện đã vỡ lỡ, O Sen đâm khó xử. O lúng ta lúng túng phân trần với anh em:
- Nó phải như rứa mô, em thêu hai chữ “e” là để thay cho chữ “ê”, còn chữ “S” là để thay dấu sắc đó!
- Phải rồi, phải rồi, tôi đã hiểu rõ “cái tổ con chuồn chuồn” nó ở đâu rồi mà! - Sang nháy mắt với anh em, rồi liếm mép tinh nghịch - O Sen nỏ có bụng dạ như rứa mô! (Anh uốn tiếng nói theo giọng địa phương) O thêu chữ “S” là thêu tên tôi đó. Bởi tôi là Sang, đồng chí Minh Sang lao đạn mà, ở cùng khẩu đội trưởng Tiến lâu, lại thân nhau lắm nhưng không cắn nhau đau, nên O thêu hai chữ liền nhau để chúng tôi thêm gắn bó đó mà. Thế là vui đáo để!
Cả khẩu đội cười ran nhà. Sang còn tán phễu thêm vào nữa làm cho anh em cứ ôm nồng súng mà cười. Cả khẩu đội ĐK này ai cũng bảo: “Có Sang không khí thêm ấm cúng, thêm vui!”. Đi đâu về chỉ mới xa ngót buổi, Sang cũng “thết” anh em được vài câu chuyện vui. Cậu ta kể có duyên, chi tiết sống cứ nảy tanh tách. Có khi biết tỏng tòng tong là cậu ta khịa ra nhưng nghe cứ thấy như thật, anh em cứ ôm lấy nòng súng, vịn lấy hòm đạn mà cười. Và lúc nào cũng vậy, cuối buổi “thết” đó, Sang chiết miệng bằng câu: “Thế là vui đáo để!”. Lúc này O Sen lườm Sang một cái rõ dài rồi cười nụ. O bỏ đi. Cái chuôi tóc dày, mượt óng có chiếc khăn tay in hoa buộc ngang, bỏ lửng cứ đung đưa trên tấm lưng mềm như tàu lá mía uốn cong, cũng đang ngúng nguẩy, nghịch ngợm.
- Cái nhà anh Sang “họ Trần” này chỉ đến là quấy!
- Ái chà, thấy chưa, nồng nàn chưa?
Sang đứng ngây ra như nòng súng vừa lau dầu. Và, cả khẩu đội cũng ngớ ra, chẳng ai ngờ Sen lại hóm và “nồng nàn” đến nước ấy! cũng từ hôm đó, Sang lém nhà ta được mang thêm cái họ “Trần”. Chả là Sang hay cởi trần lắm, lau súng cởi trần, vác gạo cởi trần, đào hầm, chuyển đạn cởi trần, đi cày, lợp nhà, trát vách… giúp dân cũng đều phơi cái lưng trùng trục, vạm như tấm phản gụ. Có ai nhắc, Sang chỉ tặc lưỡi: “Mình vốn là họ nội với cá biển nên lắm mồ hôi muối, mặc vào chỉ tổ làm áo phai màu, bở vai…”....
07/10/2021 lúc 10:07
H
oàng đưa con gái Huyền Thư đi ăn sáng ở quán. Mấy năm gần đây hai bố con mới được mẹ chi thêm cho khoản này vì tình hình tài chính của gia đình có cải thiện được đôi chút. “Chi thêm mười nghìn mỗi ngày cho hai bố con là để đầu tư cho tương lai”. Mẹ vừa đùa, vừa thật bảo thế.
Quán khá đông khách và ai cũng ăn vội để còn đi làm. Duy chỉ có một cặp ngồi kề bên bố con Hoàng là không có vÎ gì bận rộn. Họ ăn xong đã lâu nhưng vẫn ngậm tăm nấn ná ngồi uống nước chưa chịu trả chç. Nàng không còn trẻ nữa nhưng trên gương mặt vẫn còn phảng phất nét thanh tú của một thời thiếu nữ vàng son. Cách trang điểm khá kü, chứng tỏ nàng có ý thức lượng giá được sắc đẹp của mình trong cuộc sống.
Chàng ít hơn nàng dăm bảy tuổi trông có vÎ rất hyp-py nhưng vẫn xưng hô với nàng là anh em. Họ không phải là vợ chồng, không phải bồ bịch, tình nhân, theo trào lưu thời cơ chế thị trường: Đàn ông có quyền có tiền thường cặp với những cô gái trẻ có lối sống thực dụng: lấy tình đổi tiền...
07/10/2021 lúc 10:07
Ở
thị trấn xép này đời sống của dân còn thấp, nhiều người cho rằng bà là người giàu có, sung sướng nhất. Có người còn mơ ước bản thân mình được như thế.
Sự giàu có của bà cũng dễ nhận thấy. Một biệt thự ba tầng, sơn tít màu hồng, cửa sổ màu xanh nổi bật giữa những dãy nhà đổ bằng, hình ống đơn điệu. Bà nói với các con: Mẹ già rồi, leo nổi đâu mà xây lầu, ở một mình nhà càng rộng càng thấy trống trãi. Thắng con thứ cười hề hề: Mẹ lo gì, cứ để con đầu tư, nay mai mẹ chết “ Cổ phần” con lớn, đương nhiên con là “Chủ tịch Hội đồng quản trị” cái gia tài này. Nếu không, ông cả có quyền của ông cả, thằng út lại có sự ưu tiên truyền thống “con út trút gia tài” con biết bấu víu vào đâu mà chia. Bây giờ giá đất ở đây rẻ, nay mai thị trấn xép sẽ phát triển nối liền với thành phố như Hà Nội và Hà Tây bây giờ một tấc đất trăm tấc vàng đấy. Bấy giờ bán đi không biết mấy chục tỷ.
Ngoại trừ xe máy và ô tô bà không biết sử dụng, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, máy sấy tóc, máy đánh kem, điện thoại bàn, điện thoại di động, đủ cả. Bà còn có dăm chục triệu gửi ngân hàng và một chiếc lọ thuỷ tinh đựng đầy những khâu vàng nhét sâu ở góc tủ...
07/10/2021 lúc 10:07
V
ới cái bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, coi như hắn thành kẻ thất học, thất nghiệp. Thời gian đó, hắn được vận động tham gia sinh hoạt đoàn ở khu phố, nơi hắn sinh sống. Sau hai kỳ đại hội, hắn được giữ chức vụ bí thư chi đoàn. Vì trong các buổi sinh hoạt hắn đi đầy đủ, nhiệt tình. Lại năng nổ và có chút ít khiếu văn nghệ. Đại hội xong, còn lại bộ máy ‘lãnh đạo” ngồi trà dư tửu hậu. Đồng chí nguyên bí thư nói:
-Chúc mừng đồng chí tân bí thư. Đồng chí thấy chưa? Mới ngày mô đồng chí còn rụt rè e dè ngại ngùng khi tôi tới vận động đi họp đoàn. Rứa mà chừ lên chức lên quyền rồi!
-Thì, cũng nhờ có đồng chí dìu dắt.
-Thế thì tân bí thư phải có chút “lòng thành” để “đáp lễ” nguyên bí thư đi chứ nhể!- Đồng chí ủy viên ban chấp hành nói.
-Đúng rồi. Rứa mới phải phép chứ!
-Ok luôn. Nói rồi, cả lũ kéo nhau ra quán nhậu bên rìa mép sông.
-Chức quyền chi chứ chức bí thư chi đoàn thì không lương, mà trách nhiệm cũng nặng nề chẳng thua kém chi các vai trò lãnh đạo khác. Hất ngược chén rượu. Khà.
-Tôi biết. Cái vai trò lãnh đạo ni, tôi chưa quen, còn nhờ đồng chí dìu dắt nhiều. Nào, uống...
07/10/2021 lúc 10:07
S
au cả một ngày dưới tiết trời nống nực, người chênh vênh giàn giáo tay bay tay thước, người đánh hồ xách vữa kéo lên thả xuống nhức cứng chân tay, họ lại ngồi bên nhau. Người là thợ lành nghề, kẻ lao động phổ thông. Bao bọc hai người là một không gian nồng ấm. Họ cứ như đôi bạn thân mới tìm ra nhau sau thời gian kẻ chân trời người góc bể.
Trời cuối chiều đang vần vũ. Chưa đến bữa, Lý thợ nề sang nhà người phụ hồ chơi như thường lệ. Sang để uống ngụm chè xanh. Sang để đùa vui với mấy đứa nhỏ dễ thương. Sang để được sống trong không khí thân thương của một gia đình. Trưa sang, chiều sang, có bữa tối tôi cũng sang. Rảnh lúc nào sang lúc ấy. Gặp bữa ăn chén cơm, nếu có uống chén rượu...
Lý thợ nề lơ đãng, vừa nghe vừa lật lật cuốn an-bum nhỏ trên bàn. Gã lôi ra một tấm ảnh nhỏ ngắm nghía mặt trước mặt sau, hỏi:
- Ông đây ư? Như không thể tin. Gã hết nhìn ảnh rồi nhìn sang người, ánh mắt dò tìm những nét của ngày xưa còn lưu lại trên khuôn mặt bạn...
07/10/2021 lúc 10:07
Tin nhắn
H
ọ quen nhau trong một cuộc hội thảo về môi trường do Bộ tổ chức tại khu vực miền Trung. Quen nhau rất nhanh, tất nhiên rồi, vì trong hội thảo chỉ có chàng và nàng là hai cán bộ trẻ nhất, và còn nữa, nàng không những xinh mà trông rất hiền, rất thông minh. Còn chàng, chẳng kém, rất cao ráo, mặt mày, râu tóc trông rất đàn ông. Hội thảo hai ngày, thêm một ngày tham quan, lúc nào họ cũng chọn chỗ để gần nhau, nhỏ to, hết chuyện này đến chuyện khác.
Đã sang tuổi hai tám, song chuyện tình duyên của nàng chưa đâu vào đâu. Mẹ nàng thường khuyên, con gái không được vồ vập, phải cẩn thận, ý tứ trong chuyện tình cảm. Tất nhiên, nàng nghe lời và bản thân nàng cũng ý thức rất rõ về điều đó. Tuy nhiên trong trường hợp này, mặc dù là lần đầu, nhưng gặp chàng, trò chuyện với chàng, nàng cảm thấy có cái gì đó rất khó diễn tả. Qua những câu hỏi mang tính thăm dò của nàng, chàng cho biết mình chưa lập gia đình và người yêu cũng chưa có nốt. Nàng đã đọc nhiều sách...
07/10/2021 lúc 10:07
Đ
ôi lúc tôi tự hỏi người ta sinh ra văn chương hay văn chương tự nó sinh ra để làm cái gì ? Ngày còn bé thơ, bà và mẹ hay ru tôi ngủ bằng những câu hát ví von, sau này đi học cô giáo bảo đó là văn chương, rồi những gì tôi đã học được trong cái hành trình làm người, tất cả cũng là văn chương.
Tôi biết chữ, bập bẹ tập làm thơ để… ba tôi đem khoe với mọi người trong những cuộc trà dư tửu hậu. Mười tám tuổi, có một cô bé dễ thương trên gác hai kia cứ làm tôi thơ thẩn và… thành thơ. Tôi vào đại học, nhà nghèo chắp bút kiếm thêm tiền và lâu lâu cũng được lãnh vài đồng nhuận bút. Có khi tôi viết văn chỉ để đổi một cái cười của em… Nhưng như thế tôi vẫn không tự trả lời được câu hỏi của chính mình “Văn chương sinh ra để làm gì?”.
Và bây giờ, khi đã thành một ông lão gần đất xa trời, tôi mới hiểu…
07/10/2021 lúc 10:07
C
ăn hộ của Hoàng ở tầng trệt, bù xù, rệu rạo như tổ chim vừa trải qua một mùa đông dài. Bích nhớ lần đầu tiên, khi băng qua những dãy hành lang tối om, ẩm ướt để đến nơi ở của Hoàng, Hoàng đã nhìn Bích lưng lẻo ngập ngượng: Chỉ gắng sống ở đây thêm một vài năm nữa, sau đó sẽ kiếm thuê căn hộ khác khá hơn. Ở đây, điện nước phập phù, nhà cửa ọp ẹp, chung cư được xây từ thập niên sáu mươi, bảy mươi, bây giờ đã "oải" và xuống cấp lắm rồi.
Ngày đó, Bích mới hai mươi tuổi và hôm nay đã gần đầu bốn. Ngày đó Bích là cô gái xuân tươi hơ hớ, đang trong tầm ngắm tán tỉnh của Hoàng, còn giờ thì đã sắp trở thành "con mẹ sề" theo kiểu nói của mấy cô Bắc Kỳ sống cùng chung cư. Vậy mà nghiệt ngã thay, đến tận hôm nay, Bích vẫn ở cùng Hoàng trong căn hộ cũ xì mốc mếch, tàn tạ như một bà già bị bệnh hen suyễn kinh niên.
Sau một ngày quay cuồng với đủ công việc bà rằn ở cơ quan, vượt qua những tuyến phố nghìn nghịt người, thường xuyên tắc đường và ồn ào điếc óc, quẹo qua rất nhiều con hẻm sâu hun hút bốc mùi nước cống khăm khẳm thối, Bích mới đến được "tổ ấm" với những bức tường loang lổ đầy rẫy vết rạn nứt, kèm theo vô số phiền toái, ngột ngạt của cuộc sống tạp cư. Bích bực nhất là lúc phải hứng chịu những trận "bom nước" hoặc" bom rác" của một kẻ vô ý thức nào đó bất thần dội xuống từ tầng trên, sợ những đôi mắt lấm lét xoi mói của hàng xóm mỗi khi vợ chồng to tiếng...
07/10/2021 lúc 10:07
1.
Sau cái tát tai như trời giáng vào khuôn mặt đểu cáng, bỉ ổi của Khánh, Khang vội vã về nhà vơ lấy mấy bộ áo quần cho vào túi xách rồi lên chuyến xe khách rời bến khi chiều muộn. Chiếc xe như con quái thú nuốt vội mấy chục hành khách với đủ trạng thái buồn vui lẫn lộn xuyên qua hoàng hôn lừng lững đi vào đêm. Thoáng chốc, dòng sông, cánh đồng, thành phố ẩn náu bao phận người quen lạ là nơi chốn đi về của đời Khang bỗng hoá thành dòng suối chảy trôi sau cửa kính mờ ánh trăng lạnh. Khang châm cho mình điếu thuốc rồi nhả khói qua cửa xe để mặc cho ý nghĩ rong ruổi về miền đất có cái tên Đại Ngàn gần nơi Khang từng đóng quân cách đây hai mươi lăm năm. Chính mảnh đất ấy đã gieo vào đời Khang nổi ám ảnh, sự dày vò của nhiều đêm mất ngủ. Khang phải về để tự thú trước người thợ săn đã gánh lấy năm tháng tù tội oan nghiệt thay Khang. Tháng năm tù tội mà lẽ ra Khang phải nhận lãnh nhưng rồi chính sự đớn hèn cùng lời khuyên đồng loã của Khánh đã giúp Khang trốn chạy khỏi miền đất ấy. Hai mươi lăm năm trôi qua như váng bọt biển tan nhanh sau lớp sóng dâu bể đời người. Tuổi trẻ với giấc mơ danh lợi vụt tan biến để mặc nhiên nhường chổ cho tuổi già quay đầu nhìn lại quá khứ mà suy ngẫm, ưu từ về “bản lai diện mục” của chính mình...
07/10/2021 lúc 10:07
Buổi sáng bắt đầu bằng tiếng lợn ré bên lò mổ. Sau khi chuyến tàu S2 chạy tuyến Nam Bắc qua khoảng hai phút, dàn đồng thanh lợn rống lên. Hình dung những con lợn hàng tạ, chỉ một cái thọc mạnh con dao phay nó lăn đơ ra, trắng hếu. Làng Hà nằm sát mép đường ray, bên cái lò mổ...
07/10/2021 lúc 10:07
T
ôi sinh ra từ một vùng cát, khi nói đến cát dễ khiến người ta nghĩ đến một vùng nắng gió dãi dầu, con người trần lưng khổ ải. mà quả thiệt, mới bảnh mắt đã thấy cát đến khi nằm xuống sau một ngày lại ở bên cát. Cát với người, người với cát, hai trong một bấu víu chẳng rời. Triền dốc nào không in bóng người và bóng người ở trên bóng cát. Cát chập chùng, cát lô nhô hết quãng này đến đồi nọ, hết làng này sang làng kia bao bọc trong cát. Theo lời nội khi còn sống thường kể, nơi này trước kia là rừng, có muôn thú từ rắn rít đến cọp beo, vùng đất Hoành Lâm hay rừng Ngang xanh thẳm bóng cây lâu dần bị sa mạc hóa tạo nên từng ốc đảo là làng bây giờ. Dòng sông năm xưa với nhiều nhánh rẽ giờ là con lạch bầu Hạ vắt ngang nước trôi như cọng chỉ ngoằn ngoèo, nóng đến tê dại vào hè, sùng sục ầm ào thoáng chốc vào mùa lũ với không gian cát. Xa thật xa là biển và gần thật gần là đồng, ruộng lúa toàn phèn ăn nước trời mỗi năm một vụ còn lại dành cho cát trôi cát phủ với cỏ úa lưa thưa cằn cỗi, con cua con rạm nhỏ như ngón tay trỏ nhưng chiếc mai thì dày cộp vùi mình trong cát. Dân ở đây thuộc dạng bám đất chịu đựng như chấp nhận mảnh đất mình được sinh ra, đói no là lẽ thường tình...
07/10/2021 lúc 10:07
“Tôi là bờ em ra đi. Em là bến tôi ghé lại.
Con đò ghé qua bờ nọ nhưng sẽ đậu lại ở một bến kia”
(Trịnh Công Sơn)
C
hị nằm yên, đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Trăng lùa vào phòng run rẩy. Tấm rèm cửa không che bớt được ánh trăng chiếu nhờ nhờ vào hai tấm thân trần truồng. Chị nhẹ gỡ bàn tay to bè của chồng ra khỏi vú mình, len lén trở dậy mặc áo quần vào người rồi bước ra phòng ngoài. Một ánh mắt nồng nàn rọi thẳng vào tấm thân rực lửa của chị, như một luồng điện, chị vụt quay lại, thảng thốt, bàng hoàng, chị bắt gặp đôi mắt của anh. Nhưng đôi mắt ấy ở trên cao, cao lắm. Tê tái và rã rời, chị bước đi. Anh không còn là của chị nữa, vĩnh viễn không bao giờ còn là của chị nữa.
Biển đêm. Từng con sóng vỗ bờ, nát vụn hàng triệu mảnh. Lại vỗ bờ, lại nát vụn. Nhưng con sóng tham lam kia vẫn quấn riết lấy bờ. Gió lùa làm làn tóc chị rối tung lên song chị cũng chẳng buồn vuốt mà cứ chầm chậm bước. Trăng mười sáu viên mãn, tròn đầy đang đùa giỡn với từng con sóng bạc. Chị không thích như vậy. Cái gì trọn vẹn quá thường hay dang dở. Phải hao khuyết để có một điều gì đó lấp vào. Anh chính là phần “lấp vào” trong những điều hao khuyết của cuộc đời chị. Chị chợt nhớ đến ánh mắt tha thiết, ấm áp của anh, cơ hồ anh ở đâu dây rất gần bên chị. Quờ tay sang phái, phía anh vẫn thường để chị khoác tay khi đi lang thang dọc biển, chỉ có gió và gió...
Hiện tại
26°
Mưa
07/07
25° - 27°
Mưa
08/07
24° - 26°
Mưa
09/07
23° - 26°
Mưa