Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị 21/03/2023 Danh sách tạp chí Hotline: 02333 852 458 Đặt báo Giới thiệu tạp chí

Tìm kiếm trên website chúng tôi

X

Bút ký

Phóng sự ảnh

Mẹ còn trên mỗi nẻo xuân

11/03/2023 lúc 14:51

Bàn thêm về Kinh đô kháng chiến Cần Vương

12/01/2023 lúc 14:50

Kinh đô kháng chiến Cần Vương mà tôi nhắc tới đây là kinh đô Tân Sở, thuộc vùng Cùa, Cam Lộ. Đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tích Quốc gia vì tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của nó, song nếu xếp chỉ để mà xếp thôi thì chưa đủ. Ba mươi lăm năm qua, tôi có dịp theo dõi, đọc hàng chồng báo cáo khoa học từ vùng miền, quốc gia về kinh đô kháng chiến này nhưng có đến Tân Sở một lần mới thấy nổ lực của các học giả xưa nay cũng chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết. Lý thuyết sôi động bao nhiêu thì hiện trạng kinh đô kháng chiến  Cần Vương này trầm mặc bấy nhiêu. Tự thân nó đã, đang và sẽ lùi sâu vào quá vãng, vì đã phủ lên đấy lớp bụi mờ thời gian để hoang hoá, phế tích, điêu tàn; thật sự con người đã hoàn toàn bỏ ngõ.

Quê nhà - dự cảm yêu thương

12/01/2023 lúc 14:50






N





ghề nghiệp cho tôi nhiều chuyến đi đây đó, và trong bao nhiêu cuộc vui nơi đất khách quê người gặp bà con cùng xứ, bao lần phải nao lòng vì một câu hỏi: Quê miềng, làng miềng, chừ ra răng?
 Có phải quan san cách trở gì đâu, chỉ 24 giờ tàu lửa hay xe đò là từ Sài Gòn ra đến Đông Hà, mười phút xe ôm là về tới làng, người làm ăn khấm khá thì với hơn mét giờ bay Airbus là đến Phú Bài, thêm một giờ taxi nữa là đến quê, là nghe vang lên những địa danh nằm lòng tận cội nguồn ký ức: Chợ Phiên, cầu Đuồi, là Đầu Mầu, Tân Lâm, là chợ Sòng, An Lạc, là xứ Cùa thơm tiêu ngọt mít… Cam Lộ làng xưa đây, bây giờ thì khó mà nhận ra dấu cũ. Tôi sống ở Đông Hà, xa xôi gì đâu vậy mà vẫn cứ thèm những ngày phiên lên chợ ngồi “chò hỏ” ăn bánh ướt, thứ bánh ướt rất riêng của chợ này mà đi nhiều xứ chưa thấy đâu có được...

Con tôm, hạt muối Tường Vân

12/01/2023 lúc 14:50






T





ôi ngồi với Minh trong suốt buổi chiều chỉ để ngắm từng đoàn thuyền từ phía Lông Hà, Tân Lợi, Hà Lộc, Đại Lộc (xã Do Hải và Gio Việt) bên kia sông và Phù Hội, Hà Tây, An Lợi (xã Triệu An) bên này sông đang cùng nhau hối hả hướng về Cửa Việt đê vượt sóng ra khơi. Người bạn cùng chăn trâu, tắm sông của tôi thuở thơ ấu cứ mân mê mãi trên tay những hạt muối trắng tinh khôi lấy từ đồng muối cuối làng và khẳng định từ năm mươi phần trăm mồ hôi người làm muối, phần còn lại là nước biển. Chính cái vị mặn ấy là nỗi nhớ miên trường của Minh và người làng Tường Vân trong những ngày xa xứ, trong nhiều đêm mất ngủ ở quê người. Cả buổi chiều hôm đó, tôi lặng lẽ ngồi nghe Minh say sưa kể về cách làm muối của người làng và hiểu rằng để làm ra hạt muối, người làng Tường Vân phải dầm mình trong cái nắng tháng bảy, tháng tám đổ lửa để tinh luyện, cô đặc giọt nước biển thành váng muối rồi hạt muối. Minh buồn buồn đọc cho tôi nghe hai câu ca dao mà theo Minh đã vận vào đất làng rằng “Tường Vân là làng éo le/ Lấy đất làm muối, lấy tre làm nồi” rồi giải thích cho tôi hiểu rằng “éo le” cũng bởi làng nằm trên bán đảo được bao phủ ba bề là sông nước và choải mình ra phía hợp lưu của hai con sông Thạch Hãn, sông Hiếu trước khi xuôi về Cửa Việt, đổ vào biển đông. Rằng mặc dù sông gần Biển nhưng người làng Tường Vân không làm biển mà làm ruộng một vụ, làm muối, nuôi vịt. Rằng ngày xưa các cụ thường dùng nồi đất để nấu nước biển thành muối như chứ chưa làm ô, chạt phơi nước bển như bây giờ. Nấu muối, phơi muối, một đời người dân có khi nào giàu lên được từ hạt muối bao giờ, như người mẹ già nua của Minh, đôi chân phỏng rốp, đôi tay sần chai, cứ quần quật suốt ngày trên sân phơi muối đến cuối ngày cũng chỉ đủ tiền đong gạo. Ngày mai, Minh lại lên đường vào TP. Hồ Chí Minh, nơi Minh quyết tâm bám trụ lập nghiệp. Mười một năm trôi qua, mỗi đưa một phương, tôi chỉ còn biết vài thông tin mù mờ từ người làng rằng Minh đã lấy vợ và thi thoảng lắm mới ghé về quê dăm bữa rồi lại ra đi. Mảnh đất nghèo khó dù là quê hương khó nguôi ngoai trong tâm cảm vẫn không thể nào níu giữ Minh khi trong Minh, cái khát vọng lập nghiệp, làm giàu ở đất khách còn bùng cháy. Tôi từng nghĩ thế về Minh và mới đây, trong lần ghé thăm gia đình Minh, tôi đã nạc nhiên khi nghe tin Minh mấy tháng nữa sẽ đưa vợ con trở về quê hương sinh sống...

Bức tranh

12/01/2023 lúc 14:50






B





ức tranh của Võ Xuân Huy như một mẩu ký ức đau đớn của tôi treo trên tường, về những ngày Thành Cổ Quảng Trị.
Tranh sơn mài, với hai màu đỏ vàng truyền thống. Màu đỏ là nền choáng ngợp cả bức tranh, mở ra một không gian có vẻ lạ lẫm với cuộc sống thường ngày của tôi bây giờ. Đó là không gian của máu, của lửa và của một sức đấu tranh nhằm, giành giật nhau từng tấc đất để sống. Tình cờ đứa bạn cũ mời đi uống nước ở một quán du lịch phía sau lưng Thành Cổ, tôi mới nhận ra điểm nhìn tổng quát của bức tranh. Nó trông giống và đẹp hơn so với bút pháp hiện thực muốn đưa người ta đắm chìm vào những chi tiết quá cụ thể. ở đây là phong cách trừu tượng nhằm tái sinh lại một thực thể bỗng nhiên đã bị trừu tượng hoá bởi chiến tranh.
Trước mắt tôi, ở cuối bức tranh là một đường thẳng hàng gợi nhớ lại một bức tường của Thành Cổ thuở bom đạn chưa huỷ diệt, trên đó những mảng vôi vữa vẽ nên những hình thù lở lói và ở bìa trái, một vết gì còn nguyên vẹn, gợi nhớ một con đường. Tiếp theo những hình ảnh quen thuộc của một ngôi thành bị tàn phá, là một mặt nước xanh biếc và phẳng lặng mà có lẽ là cái hào hộ thành. Trí óc tôi cứ liên tưởng về sông Thạch Hãn, đoạn sông đẫm máu khi bộ đội phải qua lại Thành Cổ dưới làn pháo địch. Cuối cùng bên mép rìa của con sông Thạch Hãn tưởng tượng, là một hàng lô xô những bụi lau vàng chói trong ánh nắng, những bụi lau anh hùng còn đứng vững trên mặt đất...

Bay theo những cánh diều

12/01/2023 lúc 14:50

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
(thơ Đỗ Trung Quân)





N





ắng đã ươm lên một màu đỏ chói, nghe văng vắng đâu đây tiếng động khẽ của mùa hè bật lên dưới những đóa hoa tulip xứ tuyết.  Ở làng chắc đang vào vụ gặt, gió tháng ba phây phẩy thổi một chút xao xuyến đồng đất quê nhà. Bỗng nhiên, nhớ! Một cánh diều chéo xém qua khoảng trời tuổi thơ tôi.
Ai dăng mắc ngọn gió trời cho chiều trĩu xuống một thảm màu xanh? Ở đó, cánh diều tuổi thơ tôi mười mấy năm cứ phấp phới bay theo từng ngọn khói đồng. Ông nội tôi nhóm lửa đột thứ rơm rạ sau mùa gặt, khói bay lên giỡn đùa với cánh diều trên kia. Chú bé tôi ngày ấy thích thả mình với đồng cỏ quê nhà, nằm vất vưỡng trên cánh đồng làng cũng lũ trẻ chăn bò.
Con nít ở làng có lắm trò để chơi. Người nhà quê thì mùa nào thức nấy, “đáy đĩa đi nhịp hải hà”. Trẻ con cũng vậy, mỗi trò chơi vào một dịp riêng. Diều thường chơi vào mùa hè. Độ này nắng ráo, gió thổi mạnh, đồng đã gặt xong, trẻ con không phải đến trường nên tha hồ mà chạy nhảy.
Miền Trung từ tháng ba tháng tư là đã có gió thổi mạnh, sang tháng năm thì gió thổi thành luồng. Cái gió quê tôi cứ quấn lấy nắng mà hành hạ cong người ta, thế nhưng lũ con nít thì không ngại, ban trưa đứng bóng vẫn có thể cởi trần trùng trục mà chạy đi dong diều. Khi ấy, mẹ tôi đứng ở trước cây vú sữa nhà dên lúa, sảy từng thúng theo gió, đưa mắt nhìn lũ trẻ chúng tôi âu yếm. Không ai dám trách cái gió ở đây mà ngược lại, còn phải cảm ơn ông trời ấy chứ! Gió thay cánh quạt phe phẩy che cha tôi ra đồng gặt lúa. Vào độ chiều, đang nắng cháy da đầu mà có cơn gió thoảng qua thì mát lịm cả người, mát đến độ có người thốt lên “gió thế này thèm gặt quá bà con ơi!”. Và tôi nghe được những tiếng cười giòn tan trong nắng, vỡ ra trên cả khoảnh ruộng mới gặt...

Những ngày bên anh Hoàng Phủ

12/01/2023 lúc 14:50






N





hà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người anh khả kính của anh em văn nghệ Quảng Trị. Từ những ngày làm tạp chí Cửa Việt, anh đã vun trồng cho vườn cây văn nghệ quê nhà tốt cành xanh lá.Nhiều nhà văn nhà báo đã trưởng thành từ quê hương ra đi và họ đã làm nên chuyện ở nhiều vùng đất khác ít nhiều cũng có âm hưởng về phong cách, lối tư duy khúc triết của anh. Tình cảm của anh dành cho quê hương nặng sâu trong trái tim nồng nàn của một con người đầy nhân hậu.
Cứ đọc bút ký của anh , chúng ta sẽ thấy ngồn ngộn hình ảnh, sắc màu quê hương thấm đẫm trong từng trang viết. Anh dùng cây bút xiên ngang vào tim giặc vì tội ác gây ra cho mảnh đất quê nghèo khó mà hết mực ân tình. Anh ngợi ca lòng quả cảm của những chàng trai cô gái chân chất , bình dị can trường trong lửa đạn. Anh nhớ hương sả, hương chanh trong nồi xông của mẹ Gio linh khi anh cảm gió. Anh nhớ trái dưa hồng mọng nước nằm trên trảng cát trong những ngày hè bỏng nắng. Anh nhớ và anh nhớ nhiều lắm ! Mỗi bước đi lên của anh em văn nghệ đồng hương anh đều rõi mắt trông theo và khấp khởi vui mừng...

Thư Quảng Trị

12/01/2023 lúc 14:50






B





ạn thân mến,
Như mọi lần, tôi một mình chạy xe vào thị xã Quảng Trị. Mới hôm trước, gió Lào và nắng nóng tới 40,80C, vậy mà bữa nay trời xuân ở đây đẹp mát tỏa sắc bâng khuâng lên đất đai, cây cỏ. Nhưng, điều khác biệt lớn nhất là hôm nay có rất nhiều người cùng về với nơi từ trong ba mươi lăm năm trước đã ký âm những nét nhạc bất tử của khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn và ngôi Thành Cổ vinh quang từng tuẫn đạo vì hòa bình và thống nhất của đất nước, vì tự do của dân tộc Việt Nam.
Một nỗi xốn xang nhanh chóng lan tỏa khi từ bến Vượt, những người lính trẻ măng mang ba lô, mũ cối của các chiến sĩ giải phóng bước lên bờ kè, đi sau lá cờ Tổ quốc đến tháp chuông giữa lòng thị xã Quảng Trị trong giọng ngâm bồi hồi: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ- đáy sông còn đó bạn tôi nằm- có tuổi hai mươi thành sóng nước- vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm“...

Đất thép - Đất hoa

12/01/2023 lúc 14:50






K





hông rực rỡ và gây chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên như dã qùy khi tôi đặt chân đến Tây Nguyên, cúc dại mềm mại nằm hiền hòa bên đường ray xe lửa chở tôi từ phương xa đến thị xã Đông Hà. Nó làm tôi nhớ lại thuở bé thơ về quê nội với những triền đê vàng trong nắng chiều. Cúc dại được người dưng hàng xóm kết thành chiếc vương miện xinh xinh đội trên đầu và làm cả chiếc nhẫn lồng vào ngón tay xiu xiu của con bé gầy còm, đen nhẻm. Thế nên, ngay ánh mắt đầu tiên của tôi khi đặt chân đến Quảng Trị là ánh mắt thân thiện và trìu mến!
Khi tàu chưa đổ tại ga Đông Hà, bao ý nghĩ cứ đan xen, dù biết rằng người chờ ở ga là người thân thiết và gần gũi lắm. Khi ấy tôi nghĩ, đến nơi này chắc là tôi rụt rè lắm vì cảnh vật qúa lạ lẫm so với miền sông nước của mình và vì nơi ấy qúa nổi tiếng. Có lẽ, chính tôi cũng không thể ngờ rằng những bông hoa vàng bé bỏng này lại là sợi dây kết nối vô hình... 

Mùa xuân đầu tiên

12/01/2023 lúc 14:50

Mùa xuân mơ ước ấy, đang đến... (Văn Cao)





1





- Đã có biết bao mùa xuân đi qua trên đất này trong vô hồi vô hạn  thời gian và năm tháng từ bấy đến giờ, nhưng thời khắc sau Hiệp định Pa-ri có hiệu lực, năm 1973, đối với thị xã Đông Hà, hình như mới đích thực là mùa xuân đầu tiên.
Trong bút ký:"Đông Hà, con người và thời gian", nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có ghi lại những cột mốc đáng nhớ của đất này: Ngày 12 tháng 3 năm 1973, cảng Đông Hà bắt đầu hoạt động. 21  giờ ngày 14 tháng 2 năm 1973, cầu Đông Hà thông xe. Ngày 24 tháng 3 năm 1973, chợ Đông Hà họp phiên đầu tiên...

Mê Kông - Dòng sông tự chảy

12/01/2023 lúc 14:50

Tôi tin những dòng sông chảy ngược
Là những dòng sông tự chảy
                                                                                       Võ Văn Luyến
1/ Tôi đã ngồi hàng giờ để ngắm hoàng hôn đang lịm dần trên mặt sông Mê Kông. Ở thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm, lòng Mê Kông lênh loang một ráng hồng rực rỡ. Ánh hồi quang còn sót lại dường như cũng ướt đẫm màu nước. Bờ sông hút tắp với những triền cỏ mướt mát. Tiếng cỏ lào thào như vọng lại từ một nhịp chèo quá vãng. Giữa dòng sông nhìn từ bến phà Savẵn sang Mục, loi thoi một cồn hoang cô độc. Cái cồn hoang này chắc chắn không có ai cư ngụ do ở vào khu vực phên dậu nhạy cảm của hai quốc gia láng giềng, vậy nên nghe nói có rất nhiều loài chim đến tá túc. Chiều về, có khi cả cồn hoang đầy ắp, lảnh lói tiếng chim...

Ra biển "mùa bão tố"

12/01/2023 lúc 14:50

Mùa này, theo kinh nghiệm của những ngư dân lão luyện trong nghề biển thì thường là trước và sau khi những cơn bão quét qua biển Đông cũng là lúc dòng hải lưu luân chuyển, xáo động mạnh mang theo những luồng cá, mực di cư kiếm mồi. Chính sức hấp dẫn của luồng cá, mực...nên ngư dân vùng biển đã bất chấp sóng to, gió lớn để ra khơi. Nhiều người may mắn "trúng đậm" cá, mực  thu về hàng trăm triệu đồng thì trở nên giàu có nhưng cũng không ít người bỏ mạng trong cơn cuồng nộ của đại dương bởi họ dám ra biển trong "mùa bão tố".
Cứu người giữa biển khơi
            "Trước đại dương bao la nếu không biết đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có lốc tố, giông bão xảy ra trên biển thì khó mà trụ lại với nghề biển. Từ thực tế đó, Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố 5, thị trấn Cửa Việt (Gio Linh) ra đời theo Quyết định số 16/QĐ - UBND ngày 5/5/2009 của UBND thị trấn Cửa Việt. Qua năm năm hoạt động, các thành viên của Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố năm đang bám biển trên bốn mươi con tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 300 - 600 CV đã cứu giúp hàng chục ngư dân bị hoạn nạn trong lốc tố, giông bão " - Ông Bùi Đình Sành, Trưởng Ban tự quản tàu thuyền, giúp nhau làm ăn trên biển khu phố 5 đã cho tôi biết như vậy...

Tổ quốc ở phía Đông

12/01/2023 lúc 14:50

Không ít lần khi đi qua Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội tôi lại ngoái nhìn mái nhà hình sóng lượn. Chủ ý sâu xa của người thiết kế thế nào, có phải đó là hình tượng của Biển Đông dậy sóng được thể hiện bằng ngôn ngữ kiến trúc? Cái vùng nước mặn mênh mông ở phía Đông dải đất cong cong chữ S, một phần thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ yên ả...
Đã có bao ngọn sóng dựng cao bởi xoáy lốc bão tố của thiên nhiên. Từ xưa đến nay, đã từng xảy ra những cuộc đối chiến đầm đìa máu giữa những người yêu nước và quân xâm lược ở đây. Cuộc chiến giữ gìn biển đảo của Tổ quốc đã, đang và sẽ vô cùng nghiệt ngã, vô cùng phức tạp, vô cùng dài lâu. Xét về mặt thời gian, có lẽ đây sẽ là cuộc chiến dằng dặc nhất, tính bằng con số hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể hàng nghìn năm. Biển, từng ấy cây số vuông. Đảo, nổi chìm ngần ấy hòn. Nhưng, thời gian sẽ là thăm thẳm với những thách thức khổng lồ mà dân tộc Việt này nếu nhụt ý chí, non bản lĩnh, kém khôn ngoan sẽ bị lấn lướt, áp đặt, thua thiệt. Hình như, hình tượng Biển Đông dậy sóng trên mái nhà Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã “vận” vào số phận định mệnh dân tộc ta ở hai chiều quá khứ và tương lai. Số phận của một dân tộc, đất không rộng lắm, người không đông lắm, đến đầu thế kỷ 21 mới rụt rè bước qua ngưỡng những nước có thu nhập trung bình đã từng, đang và sẽ gắn mãi với Biển Đông. Danh dự của dân tộc sẽ là đây, tương lai của dân tộc cũng sẽ là đây; nhất định như thế, không thể nào khác được.
... 

Bên triền sông Ô Lâu

12/01/2023 lúc 14:50

 





Đ





ầu năm nay tôi có dịp đi dọc sông Ô Lâu, một vùng đất mà nhiều lần qua lại chứ chưa có cơ hội để hiểu sâu hơn về vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Thú thật tôi thực sự ngạc nhiên về những nẻo đường làng quanh co, những đình chùa miếu mạo, những bến sông huyền hoặc khói sóng. Ẩn tàng sâu hút trong những thôn xóm yên bình dân dã là những tầng sâu văn hoá riêng biệt mà cổ kính, khiêm tốn mà tự tin, khép kính mà bình tâm như vại cho dẫu làn sóng đô thị hóa cứ chực chờ dòm ngó. Cái chợ Mỹ Chánh vẫn vậy, xôn xao thị tứ bên quốc lộ mà quê kiểng vẹo xiêu như không thèm đếm xỉa tới thời gian, tới biến động hừng hực quanh mình. Có người cứ bảo sao mà chậm phát triển, sao mà cổ lổ sĩ đến vậy trong khi cuộc sống cứ lao về phía trước. Nhưng không hiểu sao trong nét cổ xưa ấy tôi lại tìm thấy bóng mình với một nỗi niềm an ủi. Nhớ ngày còn trẻ cùng người bạn về đây lục dưới tủ thờ trong căn nhà của Nguỵ Ngữ, những trang viết đánh máy dở dang mà nhà văn còn bỏ lại. Nơi bến chợ này là bối cảnh những truyện ngắn đầy ray rứt ngập ngụa bi kịch, ám ảnh của chiến tranh trong một không gian vang vọng những ý thức phản tỉnh đầy nhân văn cuốn hút bạn đọc miền Nam từ cuối thập niên 60 của nhà văn sinh ra trên vùng đất Ô Lâu, đặc biệt là truyện ngắn Con thú tật nguyền được chuyển thể thành phim. Ngày ấy tôi còn nhớ đứng bên này cầu Mỹ Chánh nhìn ra bến sông, chiều chưa kịp xuống mà nhìn đâu cũng thấy một không khí ngột ngạt chiến tranh
...
 

Mà thương mà gió

12/01/2023 lúc 14:50

 “...Đố ai ngăn gió, gió đừng rung cây...”
(Ca dao)





H





ình ảnh thơ chuyển tải những thông điệp mỹ học quan trọng nhất trong thi ca cổ điển là hệ thống các biểu tượng “phong, hoa, tuyết, nguyệt...”. Cũng lạ là trong hệ thống biểu tượng ấy, đứng đầu và cũng hình như duy nhất nhà thơ không nhìn thấy đó chính là gió. Nghĩa là thi sĩ chỉ “ru với gió” bằng tất cả các giác quan, bằng trái tim, nhưng cầm nắm, nhìn thấy được như hoa cỏ, vầng trăng, con nước thì không. Vậy mà, cũng thật lạ, là gió tác động mãnh liệt vào cảm xúc thi nhân. Bên cạnh ngọn “gió mùa thu mẹ ru con ngủ...” xao xuyến tấc lòng là những ngọn gió xuân tươi sắc, gió hè mát rượi, gió đông rét ngặt rét nghèo... tất cả đều hiện diện trong thi ca. Tôi nghĩ, có lẽ, trong muôn loài và hiện tượng thì gió về bản chất gần với thi sĩ hơn cả, vì sự phóng túng và cả những vô thường của gió.
...
 

Một lần lên Lũng Cú

12/01/2023 lúc 14:50

  





G





iữa tháng 9/2011, mấy anh em cựu chiến binh - Cục Kỹ thuật Phòng không rủ nhau ngược lên Hà Giang, một chuyến đi thật bổ ích và kỳ thú. Tôi nhận ra được một điều: “Trong cuộc đời, bạn hãy lên với mảnh đất cao nguyên ấy ít nhất một lần”. Lên với Hà Giang là lên với Lũng Cú - nơi địa đầu Tổ quốc, là lên với cao nguyên đá Đồng Văn - nóc nhà Việt Nam.
...
 

Trầu quế

12/01/2023 lúc 14:50

 





T





ừ bé tôi đã thấy mẹ tôi nghiện trầu, ở góc vườn đã có giàn trầu lúc nào cũng xanh tốt. Loại trầu này lá dày không to, gân lá nổi, ngọn lá nhọn cong. Lá vừa tới ăn cay nồng, lá lốm đốm vàng ăn cay ngọt, đấy là Trầu Quế. Giàn trầu ấy được trồng từ ngày mẹ tôi về làm dâu. Nghe nói bố tôi đã lên tận Chèm xin về ươm cho mẹ.
..............
 

Tò he thương nhớ

12/01/2023 lúc 14:50

 





K





hông biết tự bao giờ, nghề nặn tò he thân thương đã ra đời và gắn bó thân thuộc với người dân thôn Bích La Đông như máu thịt. Dưới bàn tay tài hoa của những “nghệ nhân” nông dân thực thụ nơi đây, những con tò he đủ hình thù, dáng vẻ, màu sắc ra đời, làm xao xuyến tâm hồn biết bao thế hệ người làng và khách du xuân qua vùng đất này mỗi dịp tết đến xuân về...
 .............
 

Miền cát xanh

12/01/2023 lúc 14:50

 
                                       Thuở từ bờ Bắc trông sang
                                  Cát Sơn ơi! Cả miền Nam đó rồi.
           





N





hà thơ Xuân Hoàng đã bồi hồi thốt lên nỗi niềm xúc động bằng câu thơ ấy khi đặt chân đến Cát Sơn - xã Trung Giang sau những năm Quảng Trị giải phóng. Đã qua rồi một thuở địch ngăn sông cấm tuyến, dân đôi bờ không được qua lại giao lưu, cùng đi một chợ, cùng sang một đò từ thuở xa xưa. Đã lùi xa những tháng năm phải sống cảnh bị đè nén áp bức, uất ức, ngột ngạt trong lòng địch: “Gần gia đình mà không được gặp, thấy quân thù mà không được bắn” (Thơ Chế Lan Viên). Đây là một miền quê nằm ở bờ Nam Cửa Tùng - nơi cuối nguồn của dòng sông Bến Hải hòa nhập vào biển Đông. Xã Trung Giang thuộc huyện Gio Linh, một thời là vùng đất của miền Nam máu lửa trong nỗi niềm thao thức của nhân dân các xã đối diện bên kia dòng sông là Vĩnh Quang, Vĩnh Giang thuộc huyện Vĩnh Linh ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chỉ cách nhau một dòng sông mà ngót hai mươi năm đất nước cắt chia, Trung Giang thuộc quận Trung Lương do Mỹ - ngụy lập ra để dễ bề cai quản, kìm kẹp hà khắc. Miền cát hoang lạnh bởi thép gai của quân thù vây bủa, nhức nhối lòng người. Thép gai vây bủa xóm làng nhưng làm sao giam hãm được trái tim yêu thương, khát vọng độc lập tự do của người dân xứ cát miền Nam một lòng trung kiên với Đảng? Cách một dòng sông mà bên Nam bên Bắc. Hai nửa yêu thương chỉ cách nhau mấy nhịp chèo khua mà đằng đẵng chuỗi tháng năm dài đợi chờ mỏi mòn, khắc khoải:
             ...
 

« 6263646566 »

Tạp chí số cũ
Câu chuyện du lịch
tư tưởng Hồ Chí Minh

Thời tiết

Quảng Trị

Hiện tại

26°

Mưa

22/03

25° - 27°

Mưa

23/03

24° - 26°

Mưa

24/03

23° - 26°

Mưa

Nguồn: Weathers Underground
Gốm sứ Tâm An